[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,010
Động cơ
552,877 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Thì thế :D
Tôi sẽ cố gắng để cân bằng :D
Chiến tranh mà không có tí tình yêu thì lạnh lùng, khô khan lắm. Cuộc đời lính chiến không có loáng thoáng hình bóng người phụ nữ thì cũng buồn.

Hồi năm 1977 sau khi các đại đội nữ được giải quyết xuất ngũ hết. Cả trung đoàn 531 của tôi hầu như không còn bóng phụ nữ. Ở giữa rừng giáp biên giới Lào vài tháng thì được lệnh hành quân vào Tây Ninh. Ngồi trên xe ra đến Khe Sanh mới thấy loáng thoáng bóng phụ nữ trên đường. Lính tráng trên xe xôn xao : " Ơ, chúng mày ơi con gái kìa" 😂.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 13:
TRỰC THĂNG UH-1H CHẠY SANG TRUNG Q....

Tút 1/ Tóm tắt sự kiện.


Trong khi chiến sự vẫn rất căng thẳng trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung, dịp Quốc khánh Trung Q..... 1/10/1981, Việt Nam bàng hoàng bởi vụ cướp máy bay trực thăng chiến đấu, được biên chế ngay tại Sở chỉ huy của quân chủng Không quân ở sân bay Bạch Mai, làm nhiệm vụ cấp cứu-trinh sát.

Chuyện là thế này:

Sáng sớm ngày 30/9/1981, lực lượng bảo vệ sân bay Bạch Mai không thấy chiếc máy bay trực thăng UH-1H số hiệu 576 và đã báo động mất máy bay.

Táo tợn hơn, sau khi cất cánh khỏi sân bay Bạch Mai, chiếc máy bay này còn đàng hoàng hạ cánh xuống phường Phúc Xá thuộc địa bàn quận Ba Đình đón thêm người rồi mới bay thẳng đi Trung Q...., trước sự bất ngờ hoàn toàn của lưới lửa phòng không dày đặc thời chiến.

Tác giả chính của vụ cướp máy bay này là Thiếu úy Kiều Thanh Lục, ngoài ra còn có sự trợ giúp của một số sỹ quan, cán bộ quân chủng Không quân (cùng trốn theo sang Trung Q....) trong đó đáng chú ý có một người là cựu sỹ quan không lực VN c...h.... được thu dung phục vụ tạm thời trong quân chủng.

Dựa vào chi tiết này, phán đoán ban đầu là chiếc máy bay đã bay ra hạm đội 7 của Hoa Kỳ (lúc đó Việt Nam vẫn coi Hoa Kỳ là kẻ thù nguy hiểm nhất). Ngay lập tức, toàn bộ các đồng chí diện “thu dung” bị đặt dưới chế độ giám sát đặc biệt, kể cả ‘đồng chí từng lái máy bay ném bom dinh Độc Lập’.

Chỉ sau khi N.....hân Dân Nh......ật Báo đăng chi tiết về vụ cướp máy bay và Bắc Kinh tổ chức họp báo quốc tế rầm rộ với Kiều Thanh Lục, Dương Văn Lợi, Hoàng Xuân Đoàn và Lê Ngọc Sơn (phi hành đoàn) thì Việt Nam mới ngã ngửa ra rằng chiếc máy bay đang ở trong tay Trung Q.....

Sau thất bại quân sự năm 79, Trung Q..... cố thổi phồng vụ này lên, nâng tầm quan trọng ngang vụ “lão thành cách mạng Đ......ng C.... S VN” Hoàng Văn Hoan bỏ trốn, đặc biệt lại đúng dịp 32 năm Quốc khánh Trung Quốc (1/10/1981).

Bắc Kinh gọi đây là máy bay đặc dụng biên chế riêng phục vụ Bộ Chí.....nh tr.....ị của “tập đoàn L.....ê D.......uẩn”.

Những ngày sau, không những “lãnh tụ” Hoàng Văn H......oan mà ngay cả Triệu Tử Dương (Chủ tịch TQ) cũng đích thân tiếp 10 người đi trên máy bay.


Thậm chí còn có tin, nếu Trung Quốc thành lập “chính phủ” Hoàng Văn H......oan lưu vong thì những người trên sẽ được Bắc Kinh cơ cấu vào các chức vụ quan trọng như bộ trưởng Quốc phòng, Tư lệnh Không quân.

Vậy, Trung Q.......uốc đã ‘biên’ về sự kiện này như thế nào. Xin xem hồi sau sẽ rõ.

++++ Hình minh hoạ:

10 người vượt thoát bằng trực thăng UH 1 từ phi trường Bach Mai, Hà Nội.


1723165668671.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
Chiến tranh mà không có tí tình yêu thì lạnh lùng, khô khan lắm. Cuộc đời lính chiến không có loáng thoáng hình bóng người phụ nữ thì cũng buồn.

......
Tôi khổ lắm. Cơ khổ.
Tôi sẽ bộc bạch, trong các số tiếp theo, bạn hiền ơi :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 13:
TRỰC THĂNG UH-1H CHẠY SANG TRUNG QUỐC


Tút 2/ Tài liệu tuyên truyền của quân Trung Quốc xâm lược:


Chi tiết được tài liệu Trung Quốc đăng tải tuyên truyền, là trang báo ảnh mạng "Đồ Khố" - dưới tiêu đề tuyên truyền "Phi công đội bay Việt Nam bỏ trốn sang Trung Quốc vì bất mãn với LD/1981” đăng tải.

年越南飞行员驾机投奔中国:我对黎笋不满/: “1981 niên Việt Nam phi hành viên giá cơ đầu bôn Trung Quốc: Ngã đối Lê Duẩn bất mãn".

Ảnh 1: Hồi 8 giờ 51 phút (7 giờ 51 phút giờ Hà Nội) ngày 30/9/1981, một chiếc trực thăng quân sự UH-1H của Việt Nam đã đáp xuống một khoảnh ruộng tại huyện Đại Tân thuộc Khu tự trị Tráng tộc Quảng Tây, mang theo cơ trưởng là thiếu úy không quân Việt Nam Kiều Thanh Lục, chuẩn úy cơ giới hàng không Hoàng Xuân Đoàn, chuẩn úy cơ giới hàng không đã phục viên Lê Ngọc Sơn, kỹ sư hàng không Dương Văn Lợi cùng 10 người khác. Nhóm người này đã tự nguyện giao nộp vũ khí theo hướng dẫn của bộ đội biên phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và lực lượng dân quân, giải thích rằng do bất mãn với sự thống trị của tập đoàn LD mà phải bỏ trốn sang Trung Quốc để xin tị nạn chính trị. Nhóm 10 người này đã được chuyển tới Bắc Kinh ngay sau đó. Ngày 8/10, trang nhất Nhân dân nhật báo đã chạy tin vắn công khai sự kiện này ra khắp thế giới: "Phản đối sự thống trị đen tối của tập đoàn ********* LD, Kiều Thanh Lục cùng 10 người khác đã lên máy bay rời khỏi Việt Nam trốn sang Trung Quốc mưu cầu tự do, hạnh phúc và đã được giới chức hữu quan nước ta tiếp nhận".

1981年9月30日上午8时51分 (河内时间7时51分),一架越南军用UH-1H直升机降落在我国广西壮族自治区大新县一块农田里,机上走下来越南空军少尉飞行员乔清陆、越南空军准尉、空中机械师黄春团、退役准尉空中机械师黎玉山和建筑工程师杨文利等10人。他们向闻讯赶来的中国人民解放军边防部队和民兵主动交出了武器,并说明自己是因为不满黎笋集团的统治,才驾机投奔中国而来的,希望能够在中国政治避难。很快他们一行10人被送到北京。10月8日,人民日报头版发表简讯 "反对黎笋反动集团的黑暗统治 乔清陆等十人驾机逃离越南到我国 表明追求自由和幸福的来意后受到我有关方面的接待",向全世界公开了此一事件。


1723166738427.png



Ảnh 2: Theo nguồn tin nhanh khai thác từ Việt Nam, nhóm người trên bị cáo buộc phạm tội giết người ở Việt Nam nên tìm cách trốn qua Trung Quốc để tránh tội. Nhân dân nhật báo số ra ngày 16/10 đăng tin "Cơ quan hữu quan nước ta đã căn cứ vào pháp luật Trung Quốc hiện hành để cho Kiều Thanh Lục cùng 10 người đi kèm được phép cư trú trong nước". Chiều ngày 16/10, cả bốn người Kiều Thanh Lục, Hoàng Xuân Đoàn, Lê Ngọc Sơn và Dương Văn Lợi đã dự buổi chiêu đãi với các phóng viên nước ngoài để giải thích lý do bỏ trốn và nội tình trong nước tại Việt Nam, cũng như tình huống Việt Nam xâm chiếm CPC. Chiều ngày 20/10, lão thành ĐCSVN Hoàng Văn Hoan đã hội kiến với nhóm của Kiều Thanh Lục. Trong hình là ba phi hành viên Việt Nam đứng chụp hình trước máy bay.



越南国内迅速作出反映,指责上述人员在越南犯了杀人罪,为了逃避法律的制裁所以逃亡中国。10月16日人民日报刊发消息 "我有关部门根据中国法律规定 允许乔清陆等十人在我国居留"。10月16日下午,乔清陆、黄春团、黎玉山、杨文利4人在北京举行中外记者招待会,说明逃离越南的原因,并介绍了越南国内的形势,越南侵略柬埔寨等情况。10月20日下午,越南共产党元老黄文欢会见了乔清陆一行。图为三位越南飞行员在飞机前合影

1723166783841.png

Ảnh 3: Hà Nội là khu vực có hệ thống phòng không hoàn thiện nhất Việt Nam, với hệ thống trinh sát phòng không hoàn bị và tiên tiến nhất cả nước cấu thành từ thế trận trinh sát nhiều chiều toàn phương vị và mọi độ cao. Khu vực Đông Bắc Việt Nam được bố trí một hệ thống phòng không không quân rất nghiêm mật. Thế mà Kiều Thanh Lục xuất phát từ sân bay trực thăng Bạch Mai tại Hà Nội, rồi bay hơn 130 km trên không phận Việt Nam mà vẫn không bị bắn rơi, cuối cùng cũng tới được đất Trung Quốc. Phải nói đây là kỳ tích hàng đầu trong lịch sử các chuyến bay của thế giới.

河内是越南防空体系最为完善的地区,拥有全国最先进、最完备的防空探测系统,构成了全方位、全高度的立体探测网。越东北也是越南空军-防空军部署最严密的地区。但乔清陆等人驾驶直升机从河内的白梅机场起飞,在越南境内飞行了130公里,却未被越军击落,最后在中国境内成功着陆,堪称世界飞行史上的一个奇迹。


1723166806470.png



Ảnh 4: UH-1H 576 và phi hành đoàn tại Đại Tân (TQ) sáng sớm 30/9/1981


1723166828697.png




Ảnh 5: Ba mươi năm đã qua, chiếc máy bay trực thăng UH-1 từng được viên phi công Việt Nam khởi nghĩa dùng để trốn chạy sang Trung Quốc vào năm 1981 hiện đang nằm trong bảo tàng (Bảng tàng hàng không Trung Quốc tại Bắc Kinh).

30年过去了,博物馆(北京的中国航空博物馆)内停放着的1981年越南飞行员起义投奔中国时驾驶的UH-1直升飞机。

1723166855072.png


VẬY, CÒN NHỮNG GÌ CHƯA ĐƯỢC BIẾT ĐẾN ?????
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
2,859
Động cơ
440,122 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Dồi, dồi, dồi :D

Sẽ chiến tranh nhiều luôn đây :D

Nhà cháu 'bốt' nốt vài bài, rồi chấm dứt luôn tình ái đây, mà không có tiếc nuối.
Bởi chuyện tình ái, nhà cháu cũng chỉ có một tí tẹo- tí tì ti, so với angkorwat hay DKeyboard ;):(;)

Nhà cháu sẽ đan xen bốt chiến tranh và ái tình, để cho các bác đỡ chán ngán :D
Cụ cứ tiếp tục chủ đề "tình quân dân" đi ạ
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 13:
TRỰC THĂNG UH-1H CHẠY SANG TRUNG QUỐC



Tút 3/ Bình luận về hiện vật bảo tàng:


Oài.

Câu chuyện ‘chiếc trực thăng UH-1H phản bội, thực ra, đây là chuyện hình sự, nhưng qua tuyên truyền của quân Trung Quốc xâm lược, câu chuyện hình sự này, đã được hô biến thành ‘chuyện chính trị’.

Và, chiếc trực thăng UH-1H ‘phản bội’, nay vẫn được Trung Quốc trưng bầy trong bảo tàng.

1723174968084.png


Ấy thế nhưng, chiếc Mig 19 (J6) của Trung Quốc rơi ở Hà Nam Ninh, trước có trưng bầy ở Bảo tàng Cột Cờ, nay được cất đi rồi.

Chẳng ra làm sao cả.

1723174992012.png



1723175005646.png



Xin các cụ xem hồi sau, để biết người trong cuộc đã kể gì, về sự kiện đó.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 13:
TRỰC THĂNG UH-1H CHẠY SANG TRUNG QUỐC


Tút 4/ Chuyện kể của người trong cuộc:


Ông Dương Văn Lợi – chính là người tổ chức chuyến chạy trốn bằng trực thăng UH-1H kể rằng:

a/ Tình tiết chạy trốn:

“…Mọi người dự tính chạy trốn sang Hồng Kông, nhưng run rủi thế nào, lại lạc sang đất Trung Quốc, chứ mọi người không hề có ý định đầu quân cho Tầu…”

Tuy lạc lối sang Tầu, nhưng sau đó, phần lớn mọi người đều tiếp tục chạy trốn sang các nước G7 khác. Và từ khi biết ý định của tốp người trên chiếc UH – 1H là không có ý định ở lại Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc đã lập tức trở mặt.

Chuyến vượt thoát gian nan với những tình tiết bất ngờ được ông Dương Văn Lợi ghi lại trong tập sách Hà Nội Báo Động Đỏ, quyển một đã xuất bản và quyển hai chưa viết xong. Ông Lợi kể như sau:

“…Lúc mà tôi đi là ở Hà Nội báo động ba ngày, nội bất xuất ngoại bất nhập. Tôi qua bên Tàu thì được bên đó cho biết đó là cuộc báo động lớn nhất của c…ng s….n Hà Nội…”

….. …..

“…nhờ bà con móc nối, lại thêm sự hỗ trợ của người em là sĩ quan công an của chế độ mới, ông Dương Văn Lợi làm quen với một số phi công bộ đội chuyên lái trực thăng đang chờ ngày ra tòa vì tội buôn lậu. Mọi người thảo kế hoạch cướp máy bay trốn đi…”

“….Khi thấy kế hoạch trốn đi từ Tân Sơn Nhất không thành, mọi người chuyển hướng ra phía Bắc….

Cuối cùng anh phi công chánh người Nghệ An và có em tôi là sĩ quan công an V N (bây giờ đang ở bên Nhật Bản), cho biết phi trường Bạch Mai chấm được, thì mới bắt đầu đi tìm mua không bàn với bình điện. Bời khi mà máy bay đậu tại phi trường Bạch Mai thì nó gỡ hết bình điện, gỡ hết không bàn, lúc đó thì phải đi tìm mua. Mãi tới 5 tháng sau thì mới tìm được cái bình điện, có tuổi đã 10 năm, mà khi ra Hà Nội sạc vẫn mạnh như thường.

Chiếc trực thăng đó là của anh phi công tại Hà Nội đại khái lái giỏi nhất. Anh phi công đó ngày 30 tháng Chín phải ra hội đồng kỷ luật, anh nói cuối tháng Chín mà không đi thì coi như bỏ hết. Chiếc trực thăng UH 1 đó của Bộ Ch….ính Tr….ị đi mà.

…..

Đến giờ G của ngày 30 tháng Chín, dự dịnh cất cánh vào lúc 4 giờ sáng không thành với những pha gây cấn đến thót tim. Theo sắp đặt, phi công chính và phi công phụ vào phi trường Bạch Mai bằng cửa chính. Phía ông Dương Văn Lợi mang theo hai con trai, người em ruột và một người cháu.

…Đã cam kết là không cho đàn bà đi nhưng khuya đó anh phi công đem cô hôn thê của anh ta, cô đó lại cho một người bạn nữa đi theo. Thấy hai cô gái tôi chưng hững rồi, nhưng máy bay của người ta tôi đâu có từ chối được, mà để lại thì cũng nguy hiểm, thành ra có 10 người.

Phi trường Bạch Mai chỉ có 3 chiếc trực thăng thôi, tôi định cất cánh là đúng 4 giờ sáng. Hai người vô cửa chính là anh phi công chính và phi công phụ vì còn công tác ở đó, tới hết tháng chín mới ra hội đồng kỷ luật. Nhóm của tụi tôi thì đợi tại cầu Long Biên, tôi, 2 cô gái, 2 đứa nhỏ với một thằng cháu.

Một anh đem bình điện thì phải đi giao thông hào, nhưng khi vô đó ban đêm mà chiếc máy bay UH 1 của mình nó nhỏ hơn chiếc MI 8 của Nga, ban đêm tối thui anh đi lố. Hai người vô trước đợi hoài không thấy bình điện, đợi đến 5 giờ là buổi sáng trại gia bình họ tập thể dục mà vẫn chưa thấy bình vô. Tới khi anh này trở ra, cắt hàng rào kẽm gai đưa cái bình điện vô rồi thì mừng quá.


Đó là thời gian mà phi trường Bạch Mai được lệnh canh gác cẩn mật do trước đó hai tuần đã xảy ra vụ một thiếu úy an ninh quân đội Bắc Việt tình nghi cướp trực thăng nhưng không may bị chận bắt trở lại.

Cho nên sau đó mỗi chiếc trực thăng đều có một anh lính gác đạn lên nòng. Không ngờ cái anh lính gác đó lại là em chú bác gì với anh phi công chính, ảnh mới nói tao vô sửa soạn máy bay để sáng đưa các thủ trưởng đi công tác sớm. Sẵn có cây sắt khoảng 3 gang thì làm sao mà nó đội nón sắt mà đập ngay cần cổ cho nó ngất xỉu được? Thì người anh mới mời nó hút thuốc, bật hộp quẹt đưa ra thì ảnh cứ kéo kéo cho người này cúi đầu xuống thì anh phi công phụ đập anh lính gác một cây cho xỉu rồi đưa bình điện lên ráp.

Không may vừa ráp xong thì người lính gác tỉnh dậy và bỏ chạy nhưng lại không kêu được tiếng nào. Thế là hai người phi công cố rượt theo và đánh cho anh ta ngất đi một lần nữa.

Xong rồi lên trực thăng mà trời đang tối, mở công tắc một cái thì cái đèn trên bảng điều khiển nó sáng như một cái thành phố, cho nên anh cơ phó giựt đứt sợi dây liền, tối thui luôn, rồi bắt đầu cho máy chạy. Không ngờ cánh quạt ở trên cột sợi dây cáp mà không ai để ý. Anh cơ phó nhảy lên cởi giây cáp xong rồi xuống bật lại cho máy nổ, từ đó xuống cầu Long Biên đón tụi tôi liền, đón 6 người….”

Chiếc trực thăng UH 1 bốc lên cao, trực chỉ hướng Hồng Kông như đã tính toán, nhưng:

“…Bay hai tua trở lại thì vẫn thấy thành phố Hà Nội. Phi công mới nói: ‘chết rồi, không thấy “không bàn”, thì đi không được’. Hên là người cơ phó sực nhớ có hộp quệt, mới quẹt lên rồi để ngay trên cái không bàn, bắt đầu mới đi tiếp….”

b/ Đến Bắc Kinh:

Run rủi thế nào chiếc UH 1 lại đáp xuống một nơi ở Quảng Tây của Trung Quốc thay vì Hồng Kông. Thời gian đó, điểm trùng hợp là nhóm của ông Dương Văn Lợi và chiếc UH 1 đến Trung Quốc chỉ sau vụ ông Hoàng Văn Hoan, một đ….ảng v….iên c….ng s….n cao cấp Việt Nam, bỏ trốn qua Trung Quốc không lâu. Đây cũng là thời kỳ mà mối quan hệ Việt Trung không còn mặn nồng, vì thế Bắc Kinh muốn lợi dụng sự kiện chiếc UH 1 và 10 người trốn từ Việt Nam sang để tuyên truyền chống Hà Nội. Đó cũng là lý do những người mới đến được đưa về Bắc Kinh và được tiếp đãi trọng thể như khách quí.

“…Họ cho một đại đội gác cái máy bay, đưa tụi này về tỉnh, nói là tụi này chống tập đoàn Lê Duẩn. Một tuần lễ sau Bắc Kinh cho một chiếc máy bay đặc biệt rước tụi tôi về Bắc Kinh luôn. Họ tưởng tụi tôi đi như vậy thì sẽ tị nạn tại Bắc Kinh. Tôi còn nhớ họ cho ông thứ trưởng Ngoại Vụ và thứ trưởng Bộ Công An lên chấp nhận cho tụi tôi đến Trung Quốc….”

Sau một thời gian, khi nghe những người trong nhóm trình bày ý muốn gặp đại diện của Liên Hiệp Quốc ở Bắc Kinh để xin đi tị nạn tại một quốc gia khác, sự tiếp đón nồng hậu của Trung Quốc giảm hẳn.

c/ Trốn khỏi Trung Quốc

Hai năm rưỡi sau, từ Bắc Kinh gia đình ông Dương Văn Lợi được đưa về Liễu Châu với khuyến cáo nếu không muốn ở lại Trung Quốc thì phải vào sống trong trại tị nạn.

Tại Liễu Châu, làm quen với một số người Việt từ Hà Nội hoặc Hải Phòng trốn qua Hồng Kông rồi bị bắt trả về Trung Quốc, ông Dương Văn Lợi gom góp tiền bạc để dành nhờ họ mua một chiếc thuyền cũ. Quyết định của ông là phải đi khỏi Hoa Lục và lần này bằng đường biển:

Đó là chuyến vượt biển đầy trắc trở, tàu thì cũ nên hết hư cái này đến hỏng cái khác. Trên đường đi, ông Lợi kể là ông thấy cả 40 thuyền lớn nhỏ đi ngang mà không chiếc nào dừng lại, cho đến khi được tàu Liên Xô vớt trong một cơn bão.

“…Tàu Liên Xô vớt thì tôi nói tôi người Đài Loan, đi đánh cá bị bão. Lên đó thì phải nói bằng tiếng Anh không thôi. Tàu Liên Xô cho hai người thợ máy xuống sửa, nếu sửa không được thì họ kéo mình vô bờ nhưng tôi biết vô là mình bị bể vì họ sẽ đưa qua tòa đại sứ gần nhất….”

Thế là ông Dương Văn Lợi cố thuyết phục bên tàu Liên Xô cho chiếc thuyền nhỏ của ông tiếp tục cuộc hải hành. Cuối cùng, tàu cập vào một đảo nhỏ của Philippines là Dalupiri….Sau đó, mọi người được bốc về Manila, tiếp đến chuyển thẳng vào trại tị nạn Palawan.

Tại Palawan, ông Dương Văn Lợi xin đi định cư ở Canada. Nhưng do do thủ tục khám sức khỏe để nhập cư Canada quá nhiêu khê và quá lâu, sẵn phái đoàn Pháp chấp nhận cho đi dễ dàng và nhanh hơn, ông Dương Văn Lợi quyết định đi Pháp. Đó là năm 1985. Mười người vượt biển trên chiếc tàu của ông còn ở lại Palawan và chỉ đến Pháp nhiều năm sau đó.

“…Gia đình tôi qua Pháp, em tôi là Dương Văn Báu đi sau tôi vài năm. Nó trốn từ Bắc Kinh, ra biển gặp tàu Nhật vớt và tị nạn ở Nhật Bản cách đây cũng khá lâu rồi….

Còn hai vợ chồng Lục là phi công chánh thì ở lại Bắc Kinh và bây giờ làm ăn giàu có lắm. Anh phi công phụ tên Sơn cũng ở tại Bắc Kinh. Còn một anh cơ phó cũng trốn từ Bắc Kinh qua tị nạn ở Canada, đó là anh Đoàn….”

+++++ẢNH MINH HỌA

10 người vượt thoát bằng trực thăng UH 1 từ phi trường Bach Mai, Ha Nội, ông Dương Văn Lợi đứng thứ 6 từ trái qua.
1723175680445.png


-Hình Ông Dương Văn Lợi khi đến Paris

1723175714847.png
 

7years

Xe điện
Biển số
OF-438258
Ngày cấp bằng
19/7/16
Số km
2,290
Động cơ
241,726 Mã lực
Tuổi
49
Vụ này e chỉ thắc mắc là sao biết trực thăng đã nạp đầy dầu... hay quy trình là lúc nào cũng phải nạp đầy cả 3 chiếc, mà có chọn lựa gì không hay chiếc nào cũng cũng sẵn sàng hết...
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
Vụ này e chỉ thắc mắc là sao biết trực thăng đã nạp đầy dầu... hay quy trình là lúc nào cũng phải nạp đầy cả 3 chiếc, mà có chọn lựa gì không hay chiếc nào cũng cũng sẵn sàng hết...
Thời chiến tranh, máy bay trực cấp cứu và trinh sát, nên được tiếp dẩu đầy, bạn à ;)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
Cụ Kiều Thanh Lục này sau sang Đông Âu làm ăn buôn bán. Hay lang thang mấy chợ người Việt bên Tiệp.
Hôm nay tôi mới biết thông tin này đấy. Tưởng Kiều Thanh Lục vẫn đang ở TQ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
"Tềnh iu và chiến tranh
Mùa xuân và bão tố....."

Đây là nhời của bài hát của ta, không phải nhà cháu tự bịa :D
Vậy bốt xong 1 tút về chiến tranh...dồi, nhà cháu lại làm quả 'dân vận' một tí, cho đỡ khô khan :D
 

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,010
Động cơ
552,877 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Hôm nay tôi mới biết thông tin này đấy. Tưởng Kiều Thanh Lục vẫn đang ở TQ.
Hắn sang Đông Âu từ những năm 9x cụ ạ. Buôn bán chung với vợ chồng một người bạn thân của tôi.
Năm ngoái ông bạn cũng kể về vụ này trên Facebook nhưng không hiểu vì sao viết dở lại gỡ hết. Tôi đang tìm lại để giúp người bạn già đoạn kết.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 12:
GÓC KHUẤT ÁI TÌNH (tiếp)



Tút 4: TRÊN QUÂN CẢNG CÓ CHIẾC KHĂN MẦU TÍM


Đợt ấy, hạm tầu cập quân cảng Quảng Khê, ở sông Gianh-Quảng Bình, làm công tác tiếp liệu.

Theo lệnh hải trình, tầu sẽ neo ở quân cảng hơn một tuần, khá là nhiều thời gian.

Tuổi thanh niên vốn bồng bột và biết bao khát khao tìm hiểu. Bởi thế, chỉ sau nửa ngày neo ở cảng, chàng sỹ quan trẻ của hạm tầu, đã biết ngay rằng, ở thôn Thanh Giang, gần quân cảng, có lớp học bổ túc văn hóa mở vào buổi tối, do cô giáo trẻ tên là Phương, vửa mới tốt nghiệp sư phạm 10+2 đứng lớp.

Chẳng cần chờ đợi lâu, đến buổi tối thứ hai neo ở quân cảng sông Gianh, chàng lính trẻ đã thay bộ quần áo sỹ quan, bằng bộ quân phục chiến sỹ có giải yếm sọc trắng xanh huyền thoại, lò dò đi vào sân kho hợp tác thôn Thanh Giang, đến lớp của cô Phương, xin ghi danh học bổ túc văn hóa lớp 2.

Không biết có phải là do những giải đuôi dài bay bay, trên chiếc mũ chiến sỹ Hải quân đã làm cô giáo trẻ măng xinh đẹp xiêu lòng, hay do sỹ số của lớp vắng quá, mới có vài cô bác lớn tuổi, nay thêm chàng lính lớ ngớ, thì lớp học mới có tầm chục người, nên chàng lính trẻ nhanh chóng được nhận vào lớp và xếp ngay lên bàn đầu, trong lớp học là cái nhà kho để nông cụ, không có cánh cửa.

Anh chàng lính trẻ, có cuốn vở, vốn là cuốn sổ công tác, chẳng thấy ghi chép gì, chỉ thấy mở to cặp mắt thao láo lên nhìn cô.

Trong gian nhà kho tối mờ, chỉ được soi sáng bằng mấy ngọn đèn dầu, mà có bóng đèn thì lành, có bóng đèn bị vỡ và được dán bằng giấy bản, nhưng lớp học dường như luôn sáng bừng lên. Ánh sáng ấy, như tỏa ra từ người thiếu nữ có mái tóc dài, cặp mắt nâu tròn long lanh trên khuôn mặt trái xoan- trắng hồng, xinh xinh.

Buổi tối học bổ túc văn hóa thứ nhất, cũng là buổi tối thứ hai trên quân cảng sông Gianh, trôi qua bình yên như làn gió mát Quảng Bình.

Nhưng cuộc đời đâu luôn đẹp như mơ. Đến buổi tối học văn hóa thứ tư, cô giáo nghiêm nghị ra lệnh:

-Anh bộ đội, hết giờ học ở lại, để nghe tôi hỏi vài điều.

Mừng nhiều hơn lo, người lính hớn hở mong hết giờ học, hơn cả mong kẻng cơm.

Rồi cũng đến lúc cô giáo tra khảo:

-Sao không thấy anh ghi chép gì, mà nom mặt mũi của anh, cũng khá là sáng sủa, mà lại lười thế.

Người lính ấp úng:

-Thì tôi bỏ học lâu qúa, nên chẳng còn nhớ được gì.

Cô giáo nghiêm nghị:

-Thế thì anh làm được cái gì !!!

Trúng tủ rồi, chàng lính trẻ gần như thầm thì:

-Tôi biết hát ạ.

Cô giáo không còn nghiêm nghị, mà đã trở về hiền lành, non tơ, mọng nước, đúng với con gái 19 tuổi Quảng Bình:

-Thế anh hát đi.

Và trên dòng sông Gianh khi ấy, có lẽ lần đầu tiên, người con gái 19 trăng tròn, được nghe bài hát Nga: Chiều hải cảng.

-“…Thành phố xinh xắn mến yêu ơi

Ngày mai ta sẽ lướt khơi xa.

Làn sóng thúc hối ta,

Biển khơi đón chúng ta,

Trên bờ khăn xanh thắm vẫy chào ta…”




Giai điệu mượt mà, lời của bài hát dịu dàng, như vờn vào gió biển, như hòa vào sóng nước sông Gianh, và có thể còn ngân mãi, nếu không có tiếng tút tút báo hiệu 9 giờ đêm, nghe thoang thoảng trong làn gió đêm hè.

Cô gái xinh xinh như giật mình, khi chàng lính trẻ chào tạm biệt, để trở lại hạm tầu.

Và câu hỏi cuối cùng của cô gái, mà người lính hải quân còn nhớ là:

- Trên bến cảng, cứ nhất định phải là khăn quàng mầu xanh à, anh ơi.

Và một câu trả lời đầy tinh nghịch của chàng lính trẻ, học trò ‘giả hiệu’ là:

-Khăn mầu gì mà trả được, miễn đừng là khăn trắng !!!!

+++

Thế rồi, quân lệnh lúc nào mà chẳng bất ngờ.

Sáng hôm sau, hạm tầu nhận lệnh ra khơi.

Và đã rất nhiều chục năm, con tầu ấy và người lính trẻ, không có dịp quay trở lại bến cảng ngày xưa.

Có điều, nghe kể lại rằng: sau khi tầu các anh nhổ neo, ngoài cổng quân cảng Quảng Khê, suốt gần hai tuần liền, chiều nào cũng có một thiếu nữ, quàng chiếc khăn mầu tím, đứng rất lâu, hướng cái cái nhìn ra phía khơi xa.

Hỡi em gái nơi rừng dừa đan lưới, đã từng cười với anh hải quân trên tầu, em chắc đã lấy chồng và có nhiều con lâu rồi.

Và chàng lính hải quân trẻ năm xưa, người lính học trò bổ túc văn hóa lớp 2 năm ấy, tin rằng, trong tất cả các con của em, em sẽ đặt tên cho một người con gái là Hải, và một người con trai tên là Quân.

Người lính ấy vẫn tin rằng, tình yêu với những người lính Hải quân ở trong lòng em, và trong người dân Quảng Bình, sẽ vẫn là mạch tình cảm dài mãi, như dòng sông Gianh quê em.

+++ Hình minh hoạ:
-Tôi trong một hải trình trên biển Đông

02 duoi chien ham.jpg


Tình cảm nhân dân với người lính Hải quân

Vá áo lính Hải quân.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

angkorwat

Xe container
Người OF
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
5,010
Động cơ
552,877 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
1000000361.jpg
1000000362.jpg
1000000364.jpg
1000000365.jpg
1000000363.jpg
1000000366.jpg
1000000367.jpg
1000000368.jpg

Tìm được phần cuối chụp màn hình cho các cụ xem tạm để biết thêm thông tin về vụ cướp trực thăng 1981.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
1000000361.jpg
1000000362.jpg
1000000364.jpg
1000000365.jpg
1000000363.jpg
1000000366.jpg
1000000367.jpg
1000000368.jpg

Tìm được phần cuối chụp màn hình cho các cụ xem tạm để biết thêm thông tin về vụ cướp trực thăng 1981.
Cái tư liệu của bạn lính angkorwat , nó là dạng tiẻu thuyết ..dồi :D
Mà đã là tiểu thuyết, sẽ có các hư cấu, kiểu như là:
- 'cô nàng núng nính - thở hổn hển - rồi ngã vật ra" :D

Ấy nhưng mà, viết như tiểu thuyết sẽ rất cuốn người đọc.
Còn viết kiểu chiến lệ như của tôi, khô khan lắm, may ra thì được vài cụ trong ọp-phơ đọc thôi.
Cơ khổ ;):D;)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 12:
GÓC KHUẤT ÁI TÌNH


Tút 5: Đêm trước ngày về


Quyết định giải ngũ đã nhận.

Bữa cơm liên hoan cũng đã xong.

Thế nhưng, Baoleo vẫn chưa thể phi thẳng về nhà ngay.

Nguyên do là tại cái thời 8x ấy, từ đơn vị baoleo về nhà, xe khách chỉ có các chuyến chạy buổi sáng. (..)

Khi còn đội mũ, đeo sao, thì còn hét ra oai sờ (..).

Đi tranh thủ về nhà, là có thể ngự xe ôtô của đơn vị, thậm trí, còn được đi ké cả trực thăng của thượng tướng.

Nhưng lúc này, Baoleo chỉ còn là một tay thị dân, duy nhất, và lạc lõng ngay trong doanh trại nhà binh, vốn vài giờ trước đây, là của nhà cháu.

Sáng mai, mới có thể bắt xe khách về nhà.

Đầu giờ chiều cuối cùng trong quân doanh, Baoleo làm các thủ tục thanh toán lần chót.

Chiều xuống dần.

Sau khi đi chào hỏi mấy nhà dân, gần đơn vị xong, Baoleo chợt nhớ ra 1 việc cuối. Đó là trả sách cho thư viện.

Buổi chiều mùa đông se lạnh.

Mới 5 giờ chiều, chuẩn bị vào giờ cơm tối, mà mặt trời đã khuất sau các làn mây mỏng xám chì, và chìm dần sau dẫy đồi thông.

Một mầu trắng sữa huyền, dâng tràn bao phủ quân doanh.

Trời không còn sáng, nhưng cũng chưa tối hẳn, để có cớ, bật mấy ngọn đèn vàng, trong phòng đọc sách của đơn vị.

Baoleo cầm cuốn “Núi đồi và thảo nguyên”, bước vào phòng thủ thư.

Một mùi hương lan đất, dịu dàng, như làm mênh mông thêm không gian bé nhỏ của căn phòng.

Một cặp mắt nâu, trong veo, hàng mi dài, mềm mại, như làm sâu thêm đôi mắt nâu tròn, lúc nào cũng long lanh ánh nước.

- Sáng mai, anh đi từ lúc chưa báo thức, phải không?

- Rõ, HL à.


Baoleo nửa đùa, nửa nghiêm trang, trả lời cô bé thủ thư, dân Núi Đèo, mới học hết 10. Biết một chút tiếng Nga, đủ để biết danh từ có 6 cách.

Baoleo đưa trả cho cô bé HL quyển sách.

HL không cầm cuốn sách, mà nắm lấy bàn tay nhà cháu:

-Tí nữa, khi có kẻng sinh hoạt đơn vị, anh lên đây, em nhờ tí nhé.

HL chỉ hơi nghiêng khuôn mặt lên, nhìn nhà cháu, đủ để cho Baoleo nhận thấy một nửa giọt nước, đang trực lăn ra ngoài bờ mi cong, dài.

Ánh mắt nâu, không chớp e lệ và và khẽ chìm xuống như mọi khi. Mà như sáng bừng lên tia lửa lân tinh đêm nào.

Baoleo dường như cũng cảm thấy có 1 ánh chớp, vừa vụt lên, trong ánh hoàng hôn trắng mờ.

+++++ Hình minh hoạ

451418160_26287440877536039_1536108390221860914_n.jpg




Các chiến sỹ nữ của tôi, trong ngày gập lại sau 35 năm.
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,282
Động cơ
173,034 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 12:

GÓC KHUẤT ÁI TÌNH



Tút 3: Đêm đầy giông bão


Cái đêm hôm ấy, là một đêm của tháng 2 năm 1982, vừa mới ra Tết năm Nhâm Tuất được vài ngày.

Khi ấy, thiếu uý Báo nhân được quyết định điều về đơn vị mới, và có 2 ngày để làm thủ tục thanh toán và di chuyển.

Buổi tối cuối cùng, Dung hẹn thiếu uý đi dạo lần cuối trên bờ sông Đà.

Thực ra cũng chẳng có cuộc đi bộ nào, mà Dung chọn ngay bãi cát gần nơi phà Đúng, để ngồi ngắm nhìn cảnh công trình Thuỷ điện thi công về đêm.

Con sông Đà tối đen, chẳng nom thấy con sông hiền hoà thơ mộng tí nào. Mà chỉ thấy con sông đen ngòm, đúng như cụ Nguyên Tuân đã tả trong ‘Tuỳ bút sông Đà’, cụ gọi nó là ‘sông Đen’.

Suốt buổi ngồi ngắm dòng sông Đen ấy, Dung không nói gì. Nàng chỉ lặng yên ngồi sát bên, để mái tóc buông dài che lấp đôi quân hàm thiếu uý.

Bất chợt, Dung cầm lấy bàn tay thiếu uý, luồn vào trong ngực nàng.

Thiếu uý Báo đột nhiên run rẩy, hơi thở trở nên dồn dập, gấp gáp.

Huyết áp, nhịp tim, và thân nhiệt của thiếu uý tăng vọt lên cỡ 45 độ C.

Mồ hôi thiếu uý toát ra như tắm. Trái đất hình như cũng đang dừng quay.

Thiếu uý có cảm giác nhẹ bẫng, không trọng lượng bềnh bồng, rơi mãi, rơi mãi vào vô cùng. Trí não nổ bùng một phát như cầu chì nổ tung khi đoản mạch.

Thiếu uý như hoá đá. Chân, tay, và nói chung – toàn bộ cơ thể như hoá đá, lạnh ngắt như người đã chết được mươi ngày.

Dung chợt thẳng thốt kêu lên:

-Trời ơi. Anh bị cảm lạnh hay sao thế. Để em đưa anh đến quân y nhé.

Đến trạm xá của Tổng, thiếu uý được y sỹ cho uống nước gừng nóng không có đường, và mấy viên thuốc chống sốt rét.
Sáng hôm sau, xe đưa thiếu uý về đơn vị mới. Và hình bóng Dung xa dần.

Sau này, do hoàn cảnh xô đẩy, và để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của Đ….ảng và cách m…..ạng giao phó, thiếu uý còn bị nhiều phen kinh hoàng hơn nhiều lần, cái tình huống mà bị Dung cầm lấy bàn tay, luồn vào trong ngực nàng.

Nhưng cảm giác nhẹ bẫng, không trọng lượng bềnh bồng, rơi mãi, rơi mãi vào vô cùng. Trí não nổ bùng một phát như cầu chì nổ tung khi đoản mạch, và nói chung – toàn bộ cơ thể như hoá đá, lạnh ngắt như người đã chết được mươi ngày – thì chỉ có duy nhất một lần trong đời.


Số của tôi, còn là khổ dài dài, như tiếp tục sẽ kể ở trong Thớt này.

Hình minh hoạ là 1 cái hình cóp trên mạng.
May cụ angkorwat động viên nên mới tòi ra thêm được tí này. Đúng là lính Hà thì phải thế. Em hóng các phen kinh hoàng hơn nhiều lần do hoàn cảnh xô đẩy sau này :D:D:D

Nhưng...rõ là đồ máu lạnh. Em đồ rằng mợ Dung sau này sẽ bẩu thế. Luồn thế rồi mà chẳng nóng lên tẹo nào, lại còn lạnh toát đi.

Nghĩ cũng tội mợ ấy. Bày mưu tính kế bao nhiêu lâu, gặp phải ông đầu đất chẳng chịu hiểu nên chẳng chịu làm gì. Tới lúc bí quá rồi phải chủ động làm tới, mà gặp đúng ông không những đầu đất mà còn máu lạnh.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,692
Động cơ
356,802 Mã lực
May cụ angkorwat động viên nên mới tòi ra thêm được tí này. Đúng là lính Hà thì phải thế. Em hóng các phen kinh hoàng hơn nhiều lần do hoàn cảnh xô đẩy sau này :D:D:D

Nhưng...rõ là đồ máu lạnh. Em đồ rằng mợ Dung sau này sẽ bẩu thế. Luồn thế rồi mà chẳng nóng lên tẹo nào, lại còn lạnh toát đi.

Nghĩ cũng tội mợ ấy. Bày mưu tính kế bao nhiêu lâu, gặp phải ông đầu đất chẳng chịu hiểu nên chẳng chịu làm gì. Tới lúc bí quá rồi phải chủ động làm tới, mà gặp đúng ông không những đầu đất mà còn máu lạnh.

Cơ khổ.
Số tôi khổ về đường chị em.
Bác cứ chịu khó đọc thêm các đoạn về sau.
Càng về sau càng khổ.
Mà khổ đến tận ngày hôm nay, khi đang gõ phím những dòng này cơ :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top