- Biển số
- OF-320235
- Ngày cấp bằng
- 19/5/14
- Số km
- 1,791
- Động cơ
- 361,171 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 12:
GÓC KHUẤT ÁI TÌNH
Tút 6: Đêm hôm ấy
Kẻng báo sinh hoạt buổi tối vang lên, Baoleo bước nhanh vào phòng họp chi đoàn đơn vị.
Chẳng có bộ sơ vin nào, nên nhà cháu vẫn mặc quân phục, chỉ có điều không còn đội mũ, đeo sao nữa mà thôi.
Hôm nay, đặc biệt là các cô chiến sỹ, quậy không thể tả.
Nào là bắt ghi lưu bút, nào là bắt nhà cháu hát hò.
Phải vận hết 12 thành công lực, nhà cháu cũng gân cổ, ‘hét’ đủ 3 bài hát theo yêu cầu.
May mà tay Vang, trợ lý chính trị, chợt nhớ ra:
-Thôi, để anh Baoleo về chuẩn bị quân tư trang. Còn chúng ta, tiếp tục họp, triển khai nội dung nghị quyết chi đoàn tháng này.
Rời phòng họp, Baoleo lần bước theo con đường có hàng cây long não 2 bên, để về nơi nghỉ.
Một giọt sương đêm, từ vòm cây long não, chợt rơi thẳng vào cổ áo nhà binh.
Rùng mình se lạnh, baoleo nhà cháu chợt nhớ ra lời hẹn với cô bé HL ban chiều.
Baoleo quay ngược lên Nhà chỉ huy, qua sân cột cờ, đến cửa phòng thư viện.
Cửa phòng thư viện đã đóng. Đèn đã tắt. Chỉ có làn gió biển thổi vào 2 cánh cửa khép hờ.
Lẫn trong hương vị mặn mòi của biển cả, nhà cháu như cảm nhận được mùi hương hoa ngâu, mùi lan đất, mùi lá xả chen lẫn hương hoa cỏ tranh, lan toả ra, từ hàng hiên của căn phòng.
Lại gần, nhà cháu nhận ra, không phải là bộ nữ quân phục quen thuộc. Mà là 1 tà áo trắng, điểm lấm tấm những chấm hoa xanh li ti, và mái tóc xuôn dài, đang tựa hững hờ bên hàng hiên, hướng cặp mắt nâu tròn, ra phía biển.
-May mà anh không quên, lời em nhờ.
HL không quay lại, nhưng dường như cũng biết nhà cháu đang đến gần.
Không chờ nghe nhà cháu nói gì, HL quay người:
-Anh có còn thời gian, ra vườn hoa Thanh Niên, mà anh thiết kế không?
Cũng chẳng chờ nghe nhà cháu nói có hay không, cô bé quay nhanh ra phía vườn hoa.
Thiết tưởng, cũng phải nói qua, về cái vườn hoa này 1 chút.
Có lần, Lữ trưởng vỗ vai nhà cháu và nói: Baoleo này, thanh niên các cậu nên làm 1 cái vườn hoa, để có chỗ mà giải trí tinh thần.
Quân lệnh như sơn. Baoleo cho triển khai ngay cái vườn thanh niên đó.
Vườn hoa nằm ngay trước mặt nhà Ban chỉ huy, có bảng thi đua, có vài cái ghế đá. Đặc biệt, là có 2 ngọn đèn pha, bắc từ 2 bên hông nhà chỉ huy, chiếu rọi sáng vườn hoa. Để tối tối, các thủ trưởng có thể nhìn rõ từng cánh hoa. Và thanh niên, nếu đến ngồi ghế đá, có thể đọc được báo Đ….ảng.
Như một cái máy, nhà cháu đi theo HL, một cách vô thức.
Vào đến vườn hoa, HL không ngồi xuông ghế đá, mà đứng lại, cạnh bảng tin.
-Anh có thích ngắm biển đêm không?
HL ngước nhìn nhà cháu. Làn mi cong dài, nhưng cũng không che được ánh phản chiếu của 2 ngọn đèn pha, trong cặp mắt nâu, long lanh, ngấn nước.
-Ờ, thì cũng....
Nhà cháu lúng búng đáp, không rõ nghĩa.
-Ngày mai, anh về rồi, chỉ có biển sẽ ở lại, ở rất xa anh. Anh sẽ không còn nhìn thấy biển đâu. Anh ra ngồi phía sau bảng tin này đi, anh sẽ nhìn thấy biển, và những gì của biển, anh nhé.
HL vòng ra phía sau bảng tin trước, nhà cháu vô thức, bước theo sau.
HL ngồi, tay vân vê làn đăng ten ở gấu quần sa tanh đen, nhưng đôi mắt nâu, lại ngẩng lên nhìn nhà cháu, dường như không chớp.
Ngồi xuống bên cạnh, nhà cháu không chỉ cảm nhận thấy hương thơm hoa ngâu trên mái tóc của cô bé. Mà còn như cảm nhận thấy hương cốm nồng say, phía bên trong tà áo trắng, điểm lấm tấm những chấm hoa xanh li ti.
Nhà cháu căng mắt nhìn ra phía trước.
Đêm thượng tuần, trời tối đen. Chẳng thể nhìn thấy làn nước đại dương trong xanh. Chỉ cảm thấy những sợi tóc mềm, vờn quanh cổ áo, thoang thoảng mùi hương hoa cỏ tranh.
Cũng không nhìn thấy vệt sao băng phía cuối trời, chỉ cảm thấy tay mình, đang được ủ trong hơi ấm của mùi cốm trinh nguyên.
Lại lờ mờ đoán rằng, sương xuống nhiều quá. Nhưng sao chỉ ướt mỗi một bên vai áo quân phục, chỗ HL tựa vào. Còn vai áo bên kia, lại khô cong?
Tiếng HL thì thầm, dịu dàng như sóng biển:
-Ngày mai, anh sẽ về với vòng tay thiết tha
-Em sẽ đến sau cùng
-Lặng soi trong mắt người xưa ấy
-Lời không nói-là lời ở lại
-Còn mọi điều
-Theo gió cuốn, sẽ bay xa....
Nhà cháu lắp bắp:
- Ờ, rồi anh sẽ về thăm lại đơn vị. Thăm lại mọi người và anh em, cơ mà.
Giọng HL như mờ đi trong sóng biển, và vai áo phía HL tựa vào, vẫn như có những giọt sương nóng- ấm, nhẹ nhàng đậu xuống một bên vai. Và bên vai đó, dường như, bắt đầu có vài vết răng hạt lựu, mịn -mờ:
-Xa nhau, rơi áo em rồi
Để cho người ở, đứng ngồi không yên
Biết rằng đến hẹn, khó lên
Chín lần hẹn, mười lần quyên. Chắc rồi.
Xa nhau, rơi aó em rồi.
Nói ư –không được
Thôi người - cứ đi.
+++++ Hình minh hoạ:
P.S.
Sau đêm ấy, tôi có gửi về hòm thư của đơn vị, mấy câu văn vần cho HL, xin trích 1 đoạn:
“..Tạm biệt em, một thời rất đẹp
Áo lính sờn, nhưng trán ngập ước mơ
Nơi một thời anh tập tọng làm thơ
Bởi bối rối trước cái nhìn là lạ
Nơi mùa đến, bỗng hóa thành nỗi nhớ
Nơi một thời anh từng gọi tên em….”
Cái nhà có các cửa sổ hình chữ nhật, là hội trường hội họp của đơn vị, nơi nhà cháu có buổi họp cuối cùng, trong cái đêm giải ngũ.
Còn ngôi nhà lấp ló phía sau, có các cửa sổ hình vòm, là nơi có phòng thư viện của cô bé chiến sỹ HL.
Sau 35 năm, ở cái hình này, vị trí tôi chụp ảnh, chính là Thư viện của cô bé mặc chiếc áo có những bông hoa nhỏ, đêm hôm tôi chia tay đơn vị.
Vị trí có khoanh tròn, là nơi đôi trẻ, đã ngồi ngắm biểm đêm hôm ấy.
Là nơi mà một bên vai áo quân phục của một người, ướt sũng nước như là có mưa rơi.
Là nơi mà một bên vai của một người, in chi chít những dấu răng mịn mờ của ai đó. Còn nơi ô chữ nhật mầu đỏ, hồi ấy là biển. Bây giờ bị san lấp và phân lô bán nền…dồi.
Thớt 12:
GÓC KHUẤT ÁI TÌNH
Tút 6: Đêm hôm ấy
Kẻng báo sinh hoạt buổi tối vang lên, Baoleo bước nhanh vào phòng họp chi đoàn đơn vị.
Chẳng có bộ sơ vin nào, nên nhà cháu vẫn mặc quân phục, chỉ có điều không còn đội mũ, đeo sao nữa mà thôi.
Hôm nay, đặc biệt là các cô chiến sỹ, quậy không thể tả.
Nào là bắt ghi lưu bút, nào là bắt nhà cháu hát hò.
Phải vận hết 12 thành công lực, nhà cháu cũng gân cổ, ‘hét’ đủ 3 bài hát theo yêu cầu.
May mà tay Vang, trợ lý chính trị, chợt nhớ ra:
-Thôi, để anh Baoleo về chuẩn bị quân tư trang. Còn chúng ta, tiếp tục họp, triển khai nội dung nghị quyết chi đoàn tháng này.
Rời phòng họp, Baoleo lần bước theo con đường có hàng cây long não 2 bên, để về nơi nghỉ.
Một giọt sương đêm, từ vòm cây long não, chợt rơi thẳng vào cổ áo nhà binh.
Rùng mình se lạnh, baoleo nhà cháu chợt nhớ ra lời hẹn với cô bé HL ban chiều.
Baoleo quay ngược lên Nhà chỉ huy, qua sân cột cờ, đến cửa phòng thư viện.
Cửa phòng thư viện đã đóng. Đèn đã tắt. Chỉ có làn gió biển thổi vào 2 cánh cửa khép hờ.
Lẫn trong hương vị mặn mòi của biển cả, nhà cháu như cảm nhận được mùi hương hoa ngâu, mùi lan đất, mùi lá xả chen lẫn hương hoa cỏ tranh, lan toả ra, từ hàng hiên của căn phòng.
Lại gần, nhà cháu nhận ra, không phải là bộ nữ quân phục quen thuộc. Mà là 1 tà áo trắng, điểm lấm tấm những chấm hoa xanh li ti, và mái tóc xuôn dài, đang tựa hững hờ bên hàng hiên, hướng cặp mắt nâu tròn, ra phía biển.
-May mà anh không quên, lời em nhờ.
HL không quay lại, nhưng dường như cũng biết nhà cháu đang đến gần.
Không chờ nghe nhà cháu nói gì, HL quay người:
-Anh có còn thời gian, ra vườn hoa Thanh Niên, mà anh thiết kế không?
Cũng chẳng chờ nghe nhà cháu nói có hay không, cô bé quay nhanh ra phía vườn hoa.
Thiết tưởng, cũng phải nói qua, về cái vườn hoa này 1 chút.
Có lần, Lữ trưởng vỗ vai nhà cháu và nói: Baoleo này, thanh niên các cậu nên làm 1 cái vườn hoa, để có chỗ mà giải trí tinh thần.
Quân lệnh như sơn. Baoleo cho triển khai ngay cái vườn thanh niên đó.
Vườn hoa nằm ngay trước mặt nhà Ban chỉ huy, có bảng thi đua, có vài cái ghế đá. Đặc biệt, là có 2 ngọn đèn pha, bắc từ 2 bên hông nhà chỉ huy, chiếu rọi sáng vườn hoa. Để tối tối, các thủ trưởng có thể nhìn rõ từng cánh hoa. Và thanh niên, nếu đến ngồi ghế đá, có thể đọc được báo Đ….ảng.
Như một cái máy, nhà cháu đi theo HL, một cách vô thức.
Vào đến vườn hoa, HL không ngồi xuông ghế đá, mà đứng lại, cạnh bảng tin.
-Anh có thích ngắm biển đêm không?
HL ngước nhìn nhà cháu. Làn mi cong dài, nhưng cũng không che được ánh phản chiếu của 2 ngọn đèn pha, trong cặp mắt nâu, long lanh, ngấn nước.
-Ờ, thì cũng....
Nhà cháu lúng búng đáp, không rõ nghĩa.
-Ngày mai, anh về rồi, chỉ có biển sẽ ở lại, ở rất xa anh. Anh sẽ không còn nhìn thấy biển đâu. Anh ra ngồi phía sau bảng tin này đi, anh sẽ nhìn thấy biển, và những gì của biển, anh nhé.
HL vòng ra phía sau bảng tin trước, nhà cháu vô thức, bước theo sau.
HL ngồi, tay vân vê làn đăng ten ở gấu quần sa tanh đen, nhưng đôi mắt nâu, lại ngẩng lên nhìn nhà cháu, dường như không chớp.
Ngồi xuống bên cạnh, nhà cháu không chỉ cảm nhận thấy hương thơm hoa ngâu trên mái tóc của cô bé. Mà còn như cảm nhận thấy hương cốm nồng say, phía bên trong tà áo trắng, điểm lấm tấm những chấm hoa xanh li ti.
Nhà cháu căng mắt nhìn ra phía trước.
Đêm thượng tuần, trời tối đen. Chẳng thể nhìn thấy làn nước đại dương trong xanh. Chỉ cảm thấy những sợi tóc mềm, vờn quanh cổ áo, thoang thoảng mùi hương hoa cỏ tranh.
Cũng không nhìn thấy vệt sao băng phía cuối trời, chỉ cảm thấy tay mình, đang được ủ trong hơi ấm của mùi cốm trinh nguyên.
Lại lờ mờ đoán rằng, sương xuống nhiều quá. Nhưng sao chỉ ướt mỗi một bên vai áo quân phục, chỗ HL tựa vào. Còn vai áo bên kia, lại khô cong?
Tiếng HL thì thầm, dịu dàng như sóng biển:
-Ngày mai, anh sẽ về với vòng tay thiết tha
-Em sẽ đến sau cùng
-Lặng soi trong mắt người xưa ấy
-Lời không nói-là lời ở lại
-Còn mọi điều
-Theo gió cuốn, sẽ bay xa....
Nhà cháu lắp bắp:
- Ờ, rồi anh sẽ về thăm lại đơn vị. Thăm lại mọi người và anh em, cơ mà.
Giọng HL như mờ đi trong sóng biển, và vai áo phía HL tựa vào, vẫn như có những giọt sương nóng- ấm, nhẹ nhàng đậu xuống một bên vai. Và bên vai đó, dường như, bắt đầu có vài vết răng hạt lựu, mịn -mờ:
-Xa nhau, rơi áo em rồi
Để cho người ở, đứng ngồi không yên
Biết rằng đến hẹn, khó lên
Chín lần hẹn, mười lần quyên. Chắc rồi.
Xa nhau, rơi aó em rồi.
Nói ư –không được
Thôi người - cứ đi.
+++++ Hình minh hoạ:
P.S.
Sau đêm ấy, tôi có gửi về hòm thư của đơn vị, mấy câu văn vần cho HL, xin trích 1 đoạn:
“..Tạm biệt em, một thời rất đẹp
Áo lính sờn, nhưng trán ngập ước mơ
Nơi một thời anh tập tọng làm thơ
Bởi bối rối trước cái nhìn là lạ
Nơi mùa đến, bỗng hóa thành nỗi nhớ
Nơi một thời anh từng gọi tên em….”
Cái nhà có các cửa sổ hình chữ nhật, là hội trường hội họp của đơn vị, nơi nhà cháu có buổi họp cuối cùng, trong cái đêm giải ngũ.
Còn ngôi nhà lấp ló phía sau, có các cửa sổ hình vòm, là nơi có phòng thư viện của cô bé chiến sỹ HL.
Sau 35 năm, ở cái hình này, vị trí tôi chụp ảnh, chính là Thư viện của cô bé mặc chiếc áo có những bông hoa nhỏ, đêm hôm tôi chia tay đơn vị.
Vị trí có khoanh tròn, là nơi đôi trẻ, đã ngồi ngắm biểm đêm hôm ấy.
Là nơi mà một bên vai áo quân phục của một người, ướt sũng nước như là có mưa rơi.
Là nơi mà một bên vai của một người, in chi chít những dấu răng mịn mờ của ai đó. Còn nơi ô chữ nhật mầu đỏ, hồi ấy là biển. Bây giờ bị san lấp và phân lô bán nền…dồi.