[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 14: CÂU CHUYỆN MỘT ĐÊM BẮN RƠI 2 MÁY BAY ĐỊCH


Tút 1: Theo chính sử:


Có lẽ chưa có một phi công nào trên thế giới có thể lập nên một kỷ lục kỳ diệu và phi thường như Đại tá, Anh hùng phi công Lâm Văn Lích (Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 923): lái máy bay MIG 17 trong đêm tối trên bầu trời tỉnh Hòa Bình, chưa đầy 2 phút đã bắn hạ hai máy bay AD-6 của Không lực Mỹ…

…Đêm đó, Trung đoàn tổ chức mừng sinh nhật Đảng ngày 3-2-1966 nên mọi người tập trung hết lên hội trường làm lễ. Còn Lâm Văn Lích và một số cán bộ, chiến sĩ chuyên gia kỹ thuật khác thì đang ca trực ban, với tinh thần sẵn sàng chiến đấu. Bỗng Sở chỉ huy báo động có máy bay địch đang xâm phạm vùng trời. Các bộ phận chuyên môn tác chiến khẩn trương chuẩn bị mọi thứ cho MIG 17 xuất kích.

….Do bay đêm phải tuyệt đối giữ bí mật, nên Sở Chỉ huy mặt đất dẫn bay bằng tín hiệu rada trên màn hình buồng lái, nhưng chỉ khi đến cận mục tiêu mới được mở rada quan sát, tránh địch phát hiện. Nếu là đánh ban ngày, bằng mắt thường phi công có thể phát hiện máy bay địch trong cự ly 10km, nhưng bay đêm tất cả lệ thuộc vào đèn chiếu và rada…


…. Khi bay qua vùng trời Mộc Châu (Sơn La), ông nhận thông báo từ Sở Chỉ huy: máy bay địch đang ở cự ly khoảng 8km, Lâm Văn Lích mới bật màn hình rada theo dõi…..

.....Phi công Lâm Văn Lích cùng MIG 17 không bật đèn, lầm lũi phía sau lưng chúng và lập tức tăng tốc tiếp cận. Khi khoảng cách còn 600m, Lâm Văn Lích ngắm mục tiêu giữa hai ánh đèn đuôi, cánh nhấp nháy của chiếc máy bay bên trái bóp cò… Luồng đạn trúng đích, máy bay địch nổ tung trên bầu trời, vụt lên một quầng lửa sáng khổng lồ, quay cuồng, tả tơi trong màn đêm tối mịt.

Chiếc máy bay địch bên phải thấy đồng bọn bị tiêu diệt nên rất kinh hoàng, hoảng hốt quay đầu chạy trốn, nhưng vẫn bật đèn tín hiệu… Phi công Lâm Văn Lích nghiêng cánh MIG 17 bay vòng, tăng hết tốc lực đuổi theo. Khi áp sát mục tiêu trong tầm ngắm, một lần nữa Lâm Văn Lích lại bóp cò nhả đạn pháo thẳng vào buồng lái máy bay địch khiến máy bay chúng nổ tung. Thêm một quầng lửa đỏ rực trên bầu trời đêm tối ở phía Tây tỉnh Hòa Bình rơi xuống đất…….

Cụ Lâm Văn Lích năm 1966

1723423661117.png


Note:

Loại Mig 17 cụ Lích bay trên đó, là hàng hiếm của không quân ta thời bấy giờ.

Cụ thể, loại máy bay Mig 17 mà cụ Phạm Ngọc Lan và cụ Trần Hanh, đi không chiến ở Hàm Rồng ngày 03 và 04 tháng 04 năm 1965, là Mig 17 A – Loại Mig 17 thế hệ đầu tiên.

Còn Mig 17 cụ Lích bay đi đánh trận 03/02/1966, là loại Mig 17 xịn xò, có tái đốt nhiên liệu và radar. Đó là MiG-17PF.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 14: CÂU CHUYỆN MỘT ĐÊM BẮN RƠI 2 MÁY BAY ĐỊCH



Tút 2: Trận đánh đêm 3/2/1966 so sánh với tài liệu phân tích trận đánh của Không quân Mỹ:


1/ Theo ghi chép của ta, trận đánh đêm 3/2/1966 phi công Lâm Văn Lích bắn rơi tại chỗ 2 máy bay bay chậm của địch. Dưới đây là bản dịch hồ sơ của Không quân Mỹ về trận đánh này. So sánh thấy rõ sự trùng khớp giữa lời kể của phi công Lâm Văn Lích với nhật ký chiến đấu của phi công Mỹ.

Phi công Lâm Văn Lích kể suýt va chạm máy bay địch trong đêm tối, phi công Mỹ cũng kể thấy MiG vọt qua sát ngay cạnh đến mức nhìn thấy cả phi công và ngôi sao đỏ. Phi công Lâm Văn Lích kể bắn 2 lần 2 chiếc, phi công Mỹ số 1 và số 2 đều kể bị bắn ở hướng đuôi 6:30 và 7:30.

Phi công Lâm Văn Lích thấy địch bùng cháy rơi xuống. Thực ra đó là F-4 bật tăng lực ngoặt cơ động tránh đạn, giữa trời đêm không thể nhìn rõ nên phán đoán sai.

P/S:
- Tài liệu ta cuốn Lịch sử dẫn đường Không quân thì ghi trận đánh này ngày 3.2; Cuốn Lịch sử Trung đoàn 923 và Lịch sử Quân chủng Không quân không thấy nói. Cuốn Lịch sử Trung đoàn 921 thì ghi trận đánh diễn ra vào đêm 5/2.

2/Theo tư liệu của Mỹ và các phân tích:

Phần này sẽ được biên tập dưới dạng hình ảnh.

Lích 1.jpg


Lích 2.jpg


(Còn tiếp)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 14: CÂU CHUYỆN MỘT ĐÊM BẮN RƠI 2 MÁY BAY ĐỊCH


Tút 2: Trận đánh đêm 3/2/1966 so sánh với tài liệu phân tích trận đánh của Không quân Mỹ:


(Tiếp theo)
1723429576009.png


1723429599108.png


Tốp 2 chiếc EF-10B trinh sát điện tử dẫn đầu ngoặt trái 90 độ ra biển đề kéo đội hình quay về

1723429629160.png


(Còn nữa)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 14: CÂU CHUYỆN MỘT ĐÊM BẮN RƠI 2 MÁY BAY ĐỊCH

Tút 2: Trận đánh đêm 3/2/1966 so sánh với tài liệu phân tích trận đánh của Không quân Mỹ:


(Tiếp theo - 2)

Vừa kết thúc vòng phải 90 độ thì F4 số 1 BLUE thấy bị MiG bắn từ hướng đuôi 6:30 giờ.

1723433313719.png


Số 2 sau đó thấy trong radar 3 mục tiêu. Đuổi theo mục tiêu đối phương đang vừa bay vừa làm động tác cơ động phòng tránh (evasive), bay về hướng 60 độ.

1723433349977.png


Số 3 và số 4 thấy số 1 hộ bị miG tấn công liền làm 1 vòng 360 độ. Khi vừa hết vòng tròn thì thấy 3 mục tiêu trong radar, khả năng là F4 số 1 và số 2 và chiếc MiG 17. Số 3 và 4 đuổi theo mục tiêu về hướng Đông Bắc rồi dừng đuổi do đã gần trận địa tên lửa đã biết từ trước và do dầu đã cạn. Các máy bay bay về.

1723433386093.png
 

Otozin

Xe hơi
Biển số
OF-28293
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
115
Động cơ
485,614 Mã lực
Một vài hình ảnh của chiéc Mig 17pf, hiện dang ở viện bảo tàng không quân Đức

Mig 17pf1.jpg
Mig 17pf2.jpg
Mig 17pf3.jpg
Mig 17pf5.jpg
Mig 17pf4.jpg



MiG-17PF

Sải cánh, m 9,60

Chiều dài máy bay, m 11,68

Chiều cao máy bay, m 3,80

Diện tích cánh, m2 22,60



Động cơ loại 1 TRD VK-1F

Lực đẩy tối đa, kN(kgf):

đốt sau 1 x 33,10 (3380)

không đốt sau 1 x 25,50 (2600)

Tốc độ tối đa, km/h: 1121

Phạm vi thực tế, km 1160

Trần thực tế, m: 15850

Tối đa. hoạt động quá tải 8

Phi hành đoàn, người 1

Vũ khí: 3 pháo 23 mm NR-23 với 100 viên đạn

tải trọng chiến đấu - lên tới 500 kg trên 4 điểm treo
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 15: TRẬN ĐÁNH PHÒNG KHÔNG HY HỮU TRONG CHIẾN TRANH.


Ngày nay, ai đi qua Bảo tàng Không quân ở đường Trường Chinh, đều ngó thấy một con F 4 còn khá nguyên vẹn, nằm phơi mình bên sát hàng rào.

Ngắm nhìn chiếc chiến đấu cơ phản lực ‘con ma’ này, không có nhiều người biết đến một câu chuyện khá là hy hữu trong chiến tranh Việt Nam.

1/ Lai lịch chiếc F-4:

Đây là chiếc máy bay tiêm-cường kích đa năng của Hải quân Mỹ.

Ký hiệu định danh là F-4B, tên lóng là ‘Con Ma’. Có số hiệu là 153001 / NH 201 , thuộc phi đoàn VF-114 'Aardvarks' trên tầu sân bay USS Kitty Hawk (Kít-ti-hốc) CVA-63.

Tổ bay cuối cùng trên chiếc F-4B này gồm 2 người. Một là đại úy cơ trưởng Charles Everett (Ev) Southwick quê ở Fairbanks, Alaska ngồi ghế trước. Và hai là trung úy sỹ quan hoa tiêu Jack Rollins ngồi ở ghế sau.

Quay trở lại ngày 14/05/1967.

Khi ấy, chiếc F-4B - ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201 của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và Jack Rollins, nhận nhiệm vụ cường kích, đeo rốc-két ZUNI, làm nhiệm vụ chế áp cao xạ phòng không, để yểm trợ cho cường kích A-4 Xì-cai-hốc, cũng thuộc tầu sân bay USS Kitty Hawk (Kít-ti-hốc) CVA-63, lao vào đánh cầu Hàm Rồng.

Để cho tốp cho cường kích A-4 Xì-cai-hốc đeo bom, ném đúng mục tiêu cầu Hàm Rồng, tốp cường kích chế áp cao xạ phòng không F-4B, trong đó có chiếc đeo số hiệu 153001 / NH 201 của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và Jack Rollins, đã xà thấp để lao rốc-két vào trận địa phòng không của ta.

Không may (hay may thay), do bay quá thấp, chiếc F-4B - ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201 của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và Jack Rollins, đã bị chính mảnh nổ văng của chính loạt rốc-két ZUNI do máy bay bắn ra, văng trúng động cơ.

Chiếc máy bay mất điều khiển, cứ theo đà lao, lừ đừ bay thấp xuống.

Đại úy cơ trưởng Charles Everett (Ev) Southwick và trung úy sỹ quan hoa tiêu Jack Rollins lập tức nhấn nút bung dù.

Cả hai phi công lập tức bị bắt làm tù binh và cùng được trao trả vào ngày 04/03/1973.

Còn chiếc máy bay, cứ lừ đừ lao xuống và cuối cùng, trượt bụng bên bãi cát sông Mã anh hùng (hix). Còn nguyên vẹn hình hài, không rách rời chắp vá.

Trải qua bao nắng mưa giãi dầu, cùng thói làm ăn cẩu thả của ta, chiếc F-4B - ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201 thoạt đầu được trưng bày trong bảo tàng Phòng Không, cũng ở đường Trường Chinh, và bây giờ, ‘nó’ được di dời đến Bảo tàng Không quân ở đường Trường Chinh, nằm phơi mình bên sát hàng rào. Thân tàn ma dại.

2/ Số phận ly kỳ của đại úy cơ trưởng Charles Everett (Ev) Southwick:

Bản thân đại úy cơ trưởng Charles Everett (Ev) Southwick cũng có 1 số phận chớ trêu.

Ấy là vào ngày 24/04/1967, chỉ trước chuyến bay cuối cùng của chiếc Con Ma 153001 / NH 201 có đúng 20 ngày, khi ấy, đại úy cơ trưởng Charles Everett (Ev) Southwick cầm lái con F-4B có số hiệu là 153000 / NH-210 (chênh với con nằm bên hàng rào đường Trường Chinh, đúng 1 số. Hị hị), cũng thuộc phi đoàn VF-114 'Aardvarks' trên tầu sân bay USS Kitty Hawk (Kít-ti-hốc) CVA-63; với sỹ quan hoa tiêu James "Jim" W. Laing ngồi ở ghế sau.

Ngày 24/04/1967 ấy, chiếc F-4B có số hiệu là 153000 / NH-210 do tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và James "Jim" W. Laing điều khiển, có nhiệm vụ bay tiêm kích, đánh nhau với MIG 17 trên đỉnh không vực sân bay Kép. Sau một hồi quần vòng kịch chiến với không quân Bắc Việt Nam, chiếc F-4B của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và James "Jim" W. Laing đã bắn rơi được 1 chiếc MIG 17 của ta.

Nhưng liền ngay sau đó, chiếc F-4B này của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và James "Jim" W. Laing, đã bị hỏa lực phòng không mặt đất của ta bắn trúng vào bình nhiên liệu.

Chiếc F-4B này cố bay thoát, nhưng do hết nhiên liệu và không được tiếp liệu kịp thời, tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và James "Jim" W. Laing đã phải nhẩy dù, bỏ máy bay và được cứu thoát.

Sau đó, James "Jim" W. Laing trong 1 phi vụ khác vào ngày 21/05/1967, cũng đã bị bắn rơi và bị bắt làm tù binh.

Còn Charles Everett (Ev) Southwick thì bị bắt vào ngày 14/05/1967 như câu chuyện đã kể bên trên.

Kỷ niệm tròn 37 năm ngày bị bắn rơi, năm 2014, tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và Jack Rollins đã về thăm chiến trường xưa là cầu Hàm Rồng –Thanh Hóa và người bạn đã từng gắn bó với mình, chiếc F-4B - ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201, giờ đây được trưng bày ven hàng rào.

3/ Bức tranh đẹp:

Cảm kích trước câu chuyện hy hữu trong chiến tranh Việt Nam của chiếc F-4B - ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201, họa sỹ Robert Bailey đã tái hiện lại sự kiện này bằng 1 bức tranh, như các bác sẽ thấy trong hình minh họa.

Hiện nay, bức tranh này chỉ còn đúng 100 bản sao gốc, trong đó có 5 bản có chữ ký tươi của tác giả, là còn được bán trên thương trường. Gía gốc là 175 US/ tranh, chưa kèm chi phí vận chuyển.

Bác nào có nhã hứng sưu tầm, xin liên hệ với nhà cháu. Tiền hoa hồng, nhà cháu chỉ xin cốc bia thôi. Hi hi.

4/ Đính chính cho sai sót của truyền thông:

Câu chuyện hay ho là vậy.

Thế nhưng ở đây:

http://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/xac-chet-toan-thay-cua-tiem-kich-my-f4-o-vn-144315.html

Người ta nói là ‘bị quân dân Thanh Hóa bắn rơi ngày 12/5/1967’.


Tuy nhiên, ngày 12/05/1967, trên toàn thế giới, chỉ có 1 chiếc F-4 bị rơi thôi.

Đó lại là chiếc F-4C Phantom II của Không quân Mỹ (USAF), có số đăng ký 63-7614, thuộc phi đoàn 366 TFW đóng ở Đà Nẵng, do đại tá Norman Carl Gaddis điều khiển. Trong trận không chiến với MIG 17 trên đỉnh không vực sân bay Hòa Lạc, đại tá Norman Carl Gaddis đã bị trung úy phi công Ngô Đức Mai của ta bắn rơi.

Đây lại là 1 câu chuyện nổi tiếng khác, người ơi.

HÌNH MINH HỌA

-Hình 1: con F 4, nằm phơi mình bên sát hàng rào của Bảo tàng Không quân ở đường Trường Chinh.

1723510721744.png


-Hình 2: Ảnh đại úy Charles Everett (Ev) Southwick được trao trả ở sân bay Gia Lâm năm 1973.

1723510756112.png


-Hình 3: bức tranh của họa sỹ Robert Bailey, tái hiện lại sự kiện.

Trong bức tranh, chiếc ở tiền cảnh là con F-4B - ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201 của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và Jack Rollins; đằng sau chiếc này, trên đỉnh cầu Hàm Rồng, là 2 chiếc cường kích A-4 Xì-cai-hốc đeo bom, đang ném bom mục tiêu cầu Hàm Rồng; còn 1 chiếc khác, phía bên phải tấm hình, là 1 chiếc F-4B - ‘Con Ma’ khác, trong cùng biên đội với con F-4B, số hiệu 153001 / NH 201, nhận nhiệm vụ cường kích, đeo rốc-két ZUNI, làm nhiệm vụ chế áp cao xạ phòng không.

1723510795344.png
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,789 Mã lực
Không may (hay may thay), do bay quá thấp, chiếc F-4B - ‘Con Ma’, số hiệu 153001 / NH 201 của tổ bay Charles Everett (Ev) Southwick và Jack Rollins, đã bị chính mảnh nổ văng của chính loạt rốc-két ZUNI do máy bay bắn ra, văng trúng động cơ.
Em thấy chi tiết này hơi vô lý. Vì MB phản lực có xuống thấp cũng phải hàng trăm mét. Sao mảnh văng với tới được?
Có chú F111 có radar chuyên dụng mới lướt được ở tầm 50m, chứ F4 đang bổ nhào xuống làm sao xuống thấp thế được?!
Em xem thêm thông số của Rocket Zuni thấy cũng nhỏ, đường kính 127mm, đầu nổ chỉ khoảng 21kg. Tầm xuyên thép của mảnh văng khoảng 9m, như vậy nếu không xuyên thì mảnh văng cũng chỉ bay tầm vài chục m đổ lại thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
Em thấy chi tiết này hơi vô lý. Vì MB phản lực có xuống thấp cũng phải hàng trăm mét. Sao mảnh văng với tới được?
Có chú F111 có radar chuyên dụng mới lướt được ở tầm 50m, chứ F4 đang bổ nhào xuống làm sao xuống thấp thế được?!
Em xem thêm thông số của Rocket Zuni thấy cũng nhỏ, đường kính 127mm, đầu nổ chỉ khoảng 21kg. Tầm xuyên thép của mảnh văng khoảng 9m, như vậy nếu không xuyên thì mảnh văng cũng chỉ bay tầm vài chục m đổ lại thôi.
Con F-4 này đang trên đà lao xuống.
Trong chiến trận, máy bay kể cả của ta lẫn của định, kể cả từ thời đại chiến thế giới 1 đến ngày hôm nay (tháng 08/2024), chuyện máy bay lao xuống thấp và không kịp kéo lên, dẫn đến tai nạn, là chuyện quá bình thường.
Con F-4 trên, ham lao xuống đánh, nên xà thấp và ăn mảnh của chính Rocket Zuni - Đây mới là trường hợp hi hữu và được ghi vào sử sách. Không phải là trường hợp bình thường.
Bạn hiền Ngo Rung ơi :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 16:

MỘT SỐ CÂU CHUYỆN CÂU CHUYỆN CƯỚP MÁY BAY THÀNH CÔNG


Tút 1: Cướp vận tải cánh bằng C 47:




Vụ cướp máy bay quân sự đầu tiên gây chấn động lúc bấy giờ là việc cướp chiếc máy bay C47 ở trung đoàn 918 ngày 22-3-1978.

Tác giả của vụ cướp này là thượng úy Đinh Công Giểng, phi công của trung đoàn 918, người Quảng Ninh, và viên trung tá phi công của chế độ VNCH Lại Đắc Ngọc.

++++ Lời kể của thượng tá Nguyễn Chí Cự, 79 tuổi, nguyên phó trung đoàn trưởng trung đoàn 918 (bây giờ là lữ đoàn 918:

"Anh Ngọc là phi công của lực lượng không lực VNCH, là trưởng phòng huấn luyện của không lực VNCH. Sau giải phóng, mình trưng dụng ảnh làm giáo viên huấn luyện lái C47.

Số nhân viên trưng dụng từ chế độ cũ ở trung đoàn 918 chỉ có 10 người, là phi công và cơ giới.

Riêng ở phi đội C47 chỉ có một mình anh Ngọc. Còn anh Giểng trước khi bay C47 là phi công bay An2.

Anh Giểng cùng lập kế hoạch với anh Ngọc cướp máy bay đi nước ngoài"


++++ Tình tiết:

Sáng 22-3-1978, chiếc máy bay C47 cất cánh từ căn cứ Tân Sơn Nhất đi sân bay Quản Long (Cà Mau) để bay huấn luyện theo kế hoạch. Máy bay đã được nạp đầy xăng vì chuyến bay đó sẽ huấn luyện bay vòng kín.

Khi đến sân bay Quản Long, nhân lúc cơ giới chính tên Mận và cơ giới phụ tên Nghị đang đi chợ thì thượng úy Giểng, phi công lái phụ của trung tá Ngọc, thông báo động cơ máy bay bị trục trặc, đề nghị giám đốc sân bay Cà Mau cho bay thử lại.

Thượng tá Nguyễn Chí Cự kể tiếp:

"Theo nguyên tắc, phải có cơ giới trên không đi cùng thì mới được phép bay. Nhưng lúc đó cả hai anh cơ giới đều đang đi chợ.

Chắc cũng không ngờ đến chuyện cướp máy bay nên giám đốc sân bay Cà Mau đồng ý, nhưng rồi họ bay mất luôn. Hôm đó tôi đang trực chỉ huy bay ở căn cứ Tân Sơn Nhất, nghe anh em ở Cà Mau báo về là C47 bị mất tích, tôi bàng hoàng, nghĩ ngay đến chuyện hai người ấy cướp máy bay ra nước ngoài vì từ Cà Mau bay ra biển, chỉ cần 3 phút là tách khỏi đất liền"


Chiếc C47 đã bay qua Thái Lan rồi sau đó sang Singapore. Vụ này đã gây tác hại trực tiếp tới sức chiến đấu và tâm lý của đội ngũ phi công, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình trung đoàn 918 lúc đó.

+++ Hình minh hoạ một chiếc C 47

c47.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 16: MỘT SỐ CÂU CHUYỆN CÂU CHUYỆN CƯỚP MÁY BAY THÀNH CÔNG


Tút 2: Cướp trực thăng UH 1:


Cũng trong năm 1978, ngoài vụ cướp chiếc C-47, còn có vụ cướp trực thăng UH 1 ở Cần Thơ.

Một phi công chế độ cũ tên Nguyễn Văn Hai được giữ lại làm giáo viên UH-1 cho các chiến sĩ lái mới.

Hai cố tỏ ra trung thành... Song mặt khác, ông ta bố trí vợ con bí mật đến một địa điểm trên đường từ phi trường Trà Nóc đến Rạch Giá, chờ đợi.

Khi thời cơ tới, trên chiếc trực thăng nạp đầy dầu có thêm thùng dầu phụ, tổ lái 3 người, gồm phi công Nguyễn Văn Hai và 2 chiến sĩ học viên, ông ta nổ máy.

Chiếc máy bay vừa nhấc lên khỏi mặt đất, Hai nói to vào micro: “Máy bay có tiếng kêu”.

Lập tức chiếc UH-1 được hạ cánh và hai học viên xuống kiểm tra phía sau đuôi máy bay theo chỉ dẫn của ông ta.

Chỉ chờ có vậy, Hai tăng tốc độ, máy bay bốc lên nhanh chóng, rời phi trường giữa sự bàng hoàng của hai học viên và đài chỉ huy.

Ông ta bay đến địa điểm đã hẹn với vợ con, chở họ thẳng sang Thái Lan, sau đó qua Mỹ.

+++ Hình minh họa một chiếc trực thăng UH 1.


Vietnamese-Air-Force-Huey-MRD-1422530129.jpg







 
  • Vodka
Reactions: XPQ

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 16: MỘT SỐ CÂU CHUYỆN CÂU CHUYỆN CƯỚP MÁY BAY THÀNH CÔNG


Tút 3:

CHIẾC C-130 CHẠY SANG SINH - VÀ SỐ PHẬN MỘT PHI CÔNG SUÝT ANH HÙNG

1/ Dẫn chuyện:


Khi hồi tưởng lại phi công tài hoa Tiêu Khánh Nha, báo chí ngày nay, đã từng viết, có đoạn:

“…..Trước khi chính thức làm nhiệm vụ tiếp quản sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 13.5.1975, đại úy Lê Tiến Phước đã bay Li-2 theo sau chiếc IL-18 số hiệu VN-195 chở Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng... vào thăm miền Nam và dự đại lễ mừng ngày thống nhất (15.5.1975). ………. Giữa tháng 5.1975, khi đang bay vận tải vào Nha Trang thì ông Phước được Lữ đoàn 919 gọi về Gia Lâm làm đoàn trưởng, dẫn đầu đoàn 40 người vào tiếp quản sân bay Tân Sơn Nhất. “Lúc ấy mới biết mình sẽ được lái loại máy bay to, hiện đại C-130 của Mỹ để lại" - ông Phước kể………

Vào sân bay Tân Sơn Nhất, đại úy Phước chia ngay 4 tổ lái máy bay C-130 do 4 cơ trưởng phụ trách gồm: Lê Tiến Phước, Lê Văn Quyền, Nguyễn Đức Hiền, Tiêu Khánh Nha……”


Ôi, thượng úy - cơ trưởng C-130 Tiêu Khánh Nha, một người lính trong vô vàn những người lính có số phận bi hùng, dịp này, sau hàng chục năm, đã lại được nhắc tên.

Nhà cháu xin biên một vài dòng thông tin, về thân phận bi hùng của người lính Tiêu Khánh Nha.


Tiêu Khánh Nha là thiếu sinh quân miền Nam tập kết ra Bắc. Sau khi được cử đi học bay bên Liên Xô, T.K. Nha trở về bay Li-2 , nằm trong lứa những phi công đầu tiên của không quân Việt Nam, đóng quân ở sân bay Gia Lâm.

Năm 1975 trở về miền Nam, chuyển loại sang bay C-130, như đại úy- trung đoàn phó đầu tiên của trung đoàn 918 Lê Tiến Phước đã nhớ lại.

‘Lịch sử dẫn đường không quân’ khi viết về chiến tranh biên giới Tây Nam, cái tên Tiêu Khánh Nha được nhắc đến khá nhiều trong những trận ném bom quân Pol Pot bằng C-130.

Hãy xem, ‘Lịch sử dẫn đường không quân’, đã viết về T.K. Nha như thế nào.


2/ Trích Lịch sử dẫn đường không quân:

“…….Tuy ban ngày, quân địch bị F-5 và A-37 đánh cả trên Đường 1 và tại bến phà Niếc Lương, nhưng lực lượng của chúng vẫn phải tiếp tục dồn về đây. Tối 3/1/1979, Bộ chỉ huy chiến dịch yêu cầu không quân giáng một đòn nữa vào bến phà Niếc Lương. Nhiệm vụ này được giao cho Trung đoàn 918.

Vào lúc 22h, Trung đoàn 918 cho 1 chiếc C-130 xuất kích từ Biên Hòa. Mặc dù thời tiết xấu nhiều mây nhưng kíp trực ban dẫn đường Sư đoàn 372 đã kịp thời phối hợp cùng với dẫn đường trên không đưa máy bay ta vào đúng đường bay dự tính.

Khi tới gần mục tiêu, lái chính Tiêu Khánh Nha giữ máy bay bay bằng ổn định đúng độ cao, tốc độ và hướng bay chiến đấu; dẫn đường trên không Đặng Văn Lự tập trung quan sát lấy phần tử ngắm. Chiếc C-130 ném luôn một loạt hết 40 quả bom MK-81-250 xuống bến phà. Sau khi bay qua mục tiêu, lái chính cho máy bay vòng lại, nhìn xuống dưới thấy nhiều đám cháy bùng lên dữ dội.

Chỉ tính riêng ngày 3/1/1979, từ Svay Riêng đến Nek Luong và tại núi Xôm, Không quân ta đã xuất kích với tần suất rất cao tích cực đánh địch. F-5 xuất kích 29 lần/ chiếc, A-37 24 lần/chiếc và 1 lần/chiếc C-130. Tất cả các chuyến bay đều đánh trúng mục tiêu được giao, vào đúng thời gian quy định, gây thiệt hại nặng nề cho quân Khơ Me đỏ.

Những đòn chủ động, đón trước của không quân ta đánh vào các lực lượng rút lui của địch đã góp phần quan trọng làm mất đi khả năng dồn quân về phòng thủ cho Phnôm Pênh. Nhờ đó Quân đoàn 4 có điều kiện thuận lợi để vào giải phóng Phnom Penh ngày 7/1/1979……

………Trong 3 ngày 14, 15 và 16 tháng 2 năm 1979, A-37 cùng với F-5 tập trung đánh các mục tiêu ở khu vực Chhuk (đông bắc Cam Pốt 38km). Tại đây, địch lợi dụng địa hình rừng núi sát đường 3, đường 34 và 35, đã thu gom được khá nhiều lực lượng, chuẩn bị chuyển quân để đánh xuống Cam Pốt và đánh lên Ta Keo. Ta sử dụng 2 lần/chiếc A-37 chuyển tiếp chỉ huy, 10 lần/chiếc A-37 và 4 lần/chiếc F-5 đánh trúng các điểm đóng quân quan trọng của địch. Kíp trực ban dẫn đường ở Cần Thơ đã xử lý hiệu quả 2 tình huống: dẫn 1 biên đội A-37 vào ném bom bay bằng khi phi công báo cáo trên mục tiêu mây 10 phần và dẫn 1 đôi F-5 không phát hiện mục tiêu, làm vòng chờ ở phía trên để quan sát điểm nổ của đôi F-5 bay sau, rồi mới cho vào công kích.

Cũng trong thời gian trên, ngày 11 tháng 2 năm 1979, 3 đôi bay F-5: Dương Bá Kháng-Nguyễn Văn Trọng, Phạm Hy-Mai Văn Sách và Nguyễn Văn Kháng-Nguyễn Thăng Thắng đánh trúng 3 mục tiêu được giao ở Pva Sát (Pô Xát) tây bắc Kông Pông Chnăng 85km.

Ngày 14 tháng 2 năm 1979, tổ bay C-130 do lái chính Tiêu Khánh Nha chỉ huy, trong đó có dẫn đường trên không Vũ Mạnh cất cánh từ Biên Hòa đánh địch tập trung ở ngã ba sông Cô Công. Tại khu vực mục tiêu thời tiết xấu, trong lần tính toán ném bom thứ nhất, dẫn đường trên không Vũ Mạnh cảm thấy chưa đạt yêu cầu đã chủ động đề nghị xin vòng lại và quyết tâm tính toán bảo đảm thật chính xác mới thực hiện ném bom….”

(Còn tiếp)


++++ Hình minh hoạ:

Hoa tiêu cắt bom trên chiếc C-130, đang ngắm mục tiêu trên đất K, chuẩn bị cắt bom.

01-C130 Tiêu Khanh Nha -hoa tiêu bom.jpg

 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
Tút 3:

CHIẾC C-130 CHẠY SANG SINH - VÀ SỐ PHẬN MỘT PHI CÔNG SUÝT ANH HÙNG


(Tiếp theo)

3/ Nguồn cơn của sự ra đi:


T.K. Nha đạt nhiều thành tích nên được đề nghị phong anh hùng, trong quá trình thẩm tra lý lịch, ‘trên’ cho rằng anh là người gốc Hoa, do cái họ Tiêu Thanh…của anh, mặc giầu T.K. Nha đã nói: ‘đến ngay cả bố tui, cũng chả biết ông cụ cố có phải là gốc gác Tầu hay không’. Câu chuyện bắt đầu từ đó.

Hãy hình dung, đang thét ra lửa, sáng sáng đến cơ quan lính gác đứng nghiêm bồng súng rốp rốp chào, thì một sáng, vẫn những thằng lính gác ấy, cấm cửa anh, với một lời khẩn khoản: ‘lệnh cấp trên, chú thương chúng cháu thì dừng ngoài cổng này’.

Bị cho nghỉ ngang, đơn vị lại dứt khoát không cấp bất cứ thứ giấy tờ gì để anh ra ngoài kiếm sống. Phải đặt trong bối cảnh mấy chục năm trước mới thấy, đấy là những cách dồn anh và gia đình vào cửa khó.

Trong hoàn cảnh đó, T.K. Nha đã chọn cách ra đi.
Câu chuyện ra đi của T.K. Nha cũng là 1 sự kiện ầm ĩ vào thời điểm 1979.


4/ Tình tiết chiếc máy bay C-130 ra đi:

Ngày 24/11/1979, Tiêu Khánh Nha cùng với 1 người đồng mưu là Mr. Trương Văn Ẩm (một nhân viên trong ngành kỹ thuật hàng không làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, được giữ lại trong Cục Kỹ thuật Không quân sau năm 1975), đã dùng chiếc C130 đang được sửa chữa tại nhà xưởng ở Tân Sơn Nhất, bay sang Sinh-ga-po.

Kế hoạch cho một cuộc vượt thoát bằng cách cướp chiếc máy bay quân sự C130, đang được ông Ẩm phụ trách sửa chữa ở sân bay Tân Sơn Nhất, được lập ra chớp nhoáng. Mọi dự trù về xăng nhớt, an ninh, phòng không đều được bàn tính chi ly chỉ vỏn vẹn trong 3 ngày.

Mr. Ẩm kể lại giây phút vượt thoát:

“ ….Khoảng 11 giờ bắt đầu tôi cho anh em quay máy. Khi vừa quay máy được chút xíu, khoảng 5 phút thì có 2 anh bộ đội kéo một chiếc máy bay loại C119 đi ngang ‘taxi way’(đường di chuyển nội bộ trong khu vực sân bay), dừng lại ngay giữa đường, đứng đó là mình không bay ra vô được nữa. Chiếc máy bay đó lớn lắm .……”

Sau đó không lâu, mọi việc suôn sẻ:

“Tôi sắp xếp xong đàng hoàng thì quay máy, khoảng 5 phút sau, nhìn ra phía hàng rào vẫn không thấy gia đình ông Nha đâu hết”.
Trong giây phút căng thẳng, không thấy gia đình phi công Tiêu Khánh Nha xuất hiện, thì 1 tốp bộ đội chạy đến khiến mọi người chết đứng. Hóa ra là người trong gia đình phi công Nha “ăn theo”, mặc đồ lính, xé rào chạy về hướng máy bay. Cuối cùng 13 người có mặt trong phi hành đoàn bất đắc dĩ và chiếc C130 bắt đầu lăn bánh. Mọi việc diễn ra rất nhanh, chiếc C130 đã cất cánh ngay tại sân đỗ của sân bay Tân Sơn Nhất, không chạy ra đường băng, rời mặt đất bay sang Singapore. Lúc đó là 2 giờ chiều ngày 24/11/1979


“La bàn thì không có, bị hư. Bản đồ không có. Chúng tôi theo cách hồi xưa được học địa lý, ra bờ biển Vũng Tàu thì theo bờ biển đi thôi. Trời xấu quá, tối và mưa nên phải bay lên cao. Bay lên cao khoảng 5,7, 10 phút lại xuống. Xuống lần thứ 4 thì chúng tôi thấy cái mỏm của Malaysia. Qua Malaysia thì sẽ đến Singapore. Chúng tôi học địa lý, chúng tôi biết. Bay khoảng 10 phút thì lên lại. Xuống trở lại thì thấy cảng của Singapore đèn đuốc sáng. Chúng tôi nói: đúng Singapore phía trước rồi..”

Sau đó, cả 13 người trên chiếc C-130 đào thoát, đều xin tị nạn và đã định cư tại Hoa Kỳ từ đó tới nay.

Như vậy, rõ ràng là .TK. Nha chả có tý liên quan gì tới Trung Quốc, như ‘trên’ đã nghi ngờ.

5/ Chi tiết câu chuyện ra đi, theo lời kể của Mr. Ẩm:

Vào ngày 24/11/1979, một cuộc không tặc máy bay quân sự C130 vô tiền khoáng hậu tại sân bay Tân Sơn Nhất của một nhóm 13 người trốn chạy khỏi VN gây chấn động thế giới. Họ là ai? Cuộc vượt biên bằng máy bay này ra sao? Ông Trương Văn Ẩm, người lên kế hoạch cuộc không tặc kể lại câu chuyện sau 36 năm:

“Không có động cơ nào hết bởi vì năm 1975 tôi đã sắp xếp đầy đủ, sẵn sàng chỗ máy bay cho ông già bà già, cho vợ con đi mà cuối cùng bà già với anh em cương quyết không đi. Tôi không đi được thì tôi nghĩ không bao giờ đi nữa”.

Ông Trương Văn Ẩm, một nhân viên trong ngành kỹ thuật hàng không làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, được giữ lại trong Cục Kỹ thuật Không quân sau năm 1975 bắt đầu câu chuyện kể của mình về động cơ nào khiến ông đi đến quyết định trở thành một tên không tặc đối với chính phủ VN lúc bấy giờ.

Tuy cuộc sống của ông và gia đình không còn được sung túc như thời VNCH nhưng vẫn tốt sau khi Sài Gòn đổi tên thành TP. HCM. Ông Ẩm không hề manh nha nghĩ đến một cuộc ra đi nào sau khi cả gia đình quyết định ở lại VN. Thế nhưng, một chuyến công tác ra Hà Nội đầu tiên và cũng là cuối cùng đã tác động ít nhiều đến cuộc không tặc định mệnh trong cuộc đời ông:

“Đùng một cái vào ngày mùng 2 tháng 9, lễ Quốc khánh năm 1979, tối đang ở nhà coi ti vi với bà con lối xóm thì ông thủ trưởng lái xe jeep ra, đi với mấy người lính, nói với tôi rằng anh có lệnh phải đi công tác Hà Nội. Từ hồi 1975 khi tôi ở lại dù có yêu cầu đi Hà Nội mấy lần nhưng tôi không muốn đi. Không biết tại sao động lực nào xui khiến lần này tôi đi liền. Nhiệm vụ của tôi, thứ nhất là tôi phải coi một chiếc máy bay C30 bị hư lâu rồi mà không sửa được. Nhiệm vụ thứ hai là tôi phải vào Cục Kỹ thuật Không quân, thuộc Bộ Tư lệnh Không quân để thuyết trình những hoạt động máy bay của Mỹ trong này cho mấy ông lớn ngoài đó nghe. Tôi ra Hà Nội, tôi coi thì chiếc máy bay không bị hư hỏng nặng, chỉ bị hư nhẹ thôi nhưng vì mấy người không có kinh nghiệm. Tôi lên coi máy, tôi hỏi rồi tôi chỉ anh em làm có nửa tiếng đồng hồ xong”.

Nhiệm vụ thứ nhất đã hoàn thành nhanh chóng và đến giờ vào Cục Kỹ thuật để thuyết trình.

Thế nhưng ông bị anh lính gác cổng không cho vào thuyết trình vì cách ăn mặc miền Nam không đúng theo tiêu chuẩn quy định.

Thượng úy trực ban cũng không thể can thiệp cho vào để ông làm tròn nhiệm vụ thứ 2 được giao.

Vì nguyên nhân này mà ông Ẩm có thời gian tham quan Hà Nội, được tận mắt thấy cảnh đời sống thường nhật của người dân Hà thành, kể cả những trí thức trở về từ các nước Đông Âu.

Do thời tiết bị bão, không có máy bay về lại miền Nam, ông Trương Văn Ẩm quyết định về thăm cố hương Thái Bình, nơi ông di cư từ hồi 8, 9 tuổi. Họ hàng gần xa đều đến đông đủ tay bắt mặt mừng. Trong thời gian 3 ngày thăm viếng, lời khuyên ngắn gọn của người cậu ruột ám ảnh ông Trương Văn Ẩm:

“Cậu tôi nói là tôi phải đi, không được ở lại…..”.

Rồi buổi gặp mặt tình cờ với phi công Tiêu Khánh Nha đã khiến ông Trương Văn Ẩm đi đến quyết định cho một chuyến vượt biên bằng máy bay quân sự sau khi nghe chia sẻ của Thượng úy “chế độ mới” này:

Sau chiến tranh biên giới năm 1978, tôi mang họ Tiêu, họ nói tôi gốc Tàu mà tôi có biết ông cố nội tôi có phải Tàu không. Nhưng bây giờ họ muốn tôi ra khỏi sân bay, không cho tôi được phép đi tới gần máy bay, chờ họ cho về vườn thôi”.

Kế hoạch cho một cuộc vượt thoát bằng cách cướp chiếc máy bay quân sự C130 đang được ông Ẩm phụ trách sửa chữa ở sân bay Tân Sơn Nhất được lập ra chớp nhoáng. Mọi dự trù về xăng nhớt, an ninh, phòng không đều được bàn tính chi ly chỉ vỏn vẹn trong 3 ngày.

“Nếu đi đúng giờ giấc thì mình cất cánh rồi thì F5 Biên Hòa chưa cất cánh. Lý do khi nghe báo động dưới này thì phải gọi lên phòng tác chiến trên đó. Phòng tác chiến phải kiểm tra tới, kiểm tra lui. Đúng thì mới ra lệnh xuống Phòng hành quân và Phòng hành quân mới ra lệnh cho phi công ra máy bay thì mất khoảng 10 đến 15 phút. Thời gian nói chuyện với nhau cũng mất 5,10 phút rồi. Khoảng 25 đến 30 phút máy bay mới cất cánh được mà mình cất cánh 15 phút thì đã mất tiêu rồi”.

Kế hoạch bị trì hoãn, thay vì xuất phát vào giờ G ngày thứ Tư thì mãi đến giờ cơm trưa ngày thứ Bảy, nhóm người trong tổ nhân viên kỹ thuật hàng không của ông Ẩm và 1 bộ đội canh gác máy bay trên mặt đất bị khống chế bắt đầu giây phút trở thành không tặc:

“Khoảng 11 giờ bắt đầu tôi cho anh em quay máy. Khi vừa quay máy được chút xíu, khoảng 5 phút thì có 2 anh bộ đội kéo một chiếc máy bay loại C119 đi ngang ‘taxi way’(đường di chuyển nội bộ trong khu vực sân bay), dừng lại ngay giữa đường, đứng đó là mình không bay ra vô được nữa. Chiếc máy bay đó lớn lắm”.

Theo kế hoạch, vợ chồng và 2 đứa con nhỏ của phi công Tiêu Khánh Nha sẽ xé hàng rào chạy vào sau khi nghe tiếng 4 động cơ chiếc C130 được khởi động. Nếu trục trặc xảy ra thì các động cơ sẽ bị tắt. Đây là tín hiệu cho gia đình phi công này không được di chuyển tiếp cận máy bay. Do bị chiếc C119 chắn ngang, 4 động cơ bị tắt trong khi ông Ẩm đang cố gắng tìm cách giải quyết thì phi công Tiêu Khánh Nha không làm theo kế hoạch:

“Ông Nha nóng ruột, chun hàng rào chạy vô. Ông cứ hỏi, tôi nói anh cứ đi ra đi, ăn cơm xong rồi liên lạc sau. Anh đi ra khỏi đây đi. An ninh, Bảo vệ mà thấy anh với tôi nói chuyện là phiền phức”.

Sau đó không lâu, mọi việc suông sẻ:

“Tôi sắp xếp xong đàng hoàng thì quay máy khoảng 5 phút sau, nhìn ra phía hàng rào vẫn không thấy gia đình ông Nha đâu hết”.

Trong giây phút căng thẳng không thấy gia đình phi công Tiêu Khánh Nha xuất hiện thì 1 bộ đội chạy đến khiến mọi người chết đứng. Hóa ra là người trong gia đình phi công Nha “ăn theo”, mặc đồ lính, xé rào chạy về hướng máy bay. Cuối cùng 13 người có mặt trong phi hành đoàn bất đắc dĩ và chiếc C130 bắt đầu lăn bánh sau 2 giờ chiều ngày 24/11/1979.

“Vừa lái thẳng chiếc máy bay tới ngang Ga Hàng không Việt Nam, chỗ Đài kiểm soát là tống ga cất cánh lên liền quẹo về hướng Cát Lái. Lúc đầu định đi qua Biên Hòa rồi đi thẳng ra Vũng Tàu nhưng phút chót lại đổi ý. Khi cất cánh lên được rồi thì bay về hướng Thủ Thiêm. Bay khoảng 10 phút là chúng tôi thấy biển đến Vũng Tàu là bắt đầu lên cao. Anh em mừng ôm nhau khóc. Chúng tôi khóc trong máy bay vậy đó”.

Dường như kế hoạch được trót lọt, không gặp trở ngại nào từ lực lượng phòng không VN. Thế nhưng, thời tiết buổi chiều ngày thứ Bảy định mệnh là một thách thức cho nhóm không tặc bao gồm 2 trẻ em:

“La bàn thì không có, bị hư. Bản đồ không có. Chúng tôi theo cách hồi xưa được học địa lý, ra bờ biển Vũng Tàu thì theo bờ biển đi thôi. Trời xấu quá, tối và mưa nên phải bay lên cao. Bay lên cao khoảng 5,7, 10 phút lại xuống. Xuống lần thứ 4 thì chúng tôi thấy cái mỏm của Malaysia. Qua Malaysia thì sẽ đến Singapore. Chúng tôi học địa lý, chúng tôi biết. Bay khoảng 10 phút thì lên lại. Xuống trở lại thì thấy cảng của Singapore đèn đuốc sáng. Chúng tôi nói đúng Singapore phía trước rồi”.

Bay khoảng 10 phút là chúng tôi thấy biển đến Vũng Tàu là bắt đầu lên cao. Anh em mừng ôm nhau khóc. Chúng tôi khóc trong máy bay vậy đó.


Cất cánh được êm xuôi. Thế hạ cánh thì thế nào:

“Chúng tôi bật liên lạc. Chúng tôi không có tần số nên liên lạc không được. Không có ai trả lời hết thành ra chúng tôi phải đáp bằng tín hiệu gọi là MCC quốc tế. Chúng tôi lắc cánh 3 lần. Bật đèn xanh chớp rồi lắc cánh 3 lần. Khi lắc cánh 3 lần thì chúng tôi nhìn thấy Đài Kiểm soát của sân bay Singapore chớp đèn đỏ. Như vậy đã nhận được tín hiệu của mình nhưng đèn đỏ là không được đáp”.

Và chiếc C130 đáp xuống sân bay Singapore một cách an toàn. Mọi người được yêu cầu chờ trên máy bay, được cung cấp thức ăn và được chở đi vệ sinh. Sau vài giờ đồng hồ, cảnh sát Singapore nói rằng sẽ cho máy bay dẫn đường bay qua Philippines. Đoàn người nhất quyết không đồng ý và khẩn thiết xin được gặp nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Singapore.

Nhóm 13 người được giữ lại Singapore. Ngày Chủ Nhật hôm sau được làm việc với cảnh sát của đảo quốc Sư Tử. 2 ngày kế tiếp được gặp nhân viên Hoa Kỳ:

“Trong ngày khai báo thứ Hai và thứ Ba, có một ông Mỹ là Đại úy. Ông nói thẳng ông là CIA. Ông nói chuyện với tôi bằng tiếng Việt Nam như người Việt Nam vậy. Ông nói chào mừng chúng tôi. Ông nói rằng ‘mấy anh đi làm náo loạn không những Tòa Bạch Ốc, Ngũ Giác Đài, mà náo loạn cả nước Mỹ và thế giới. Chúng tôi nhận các anh nhưng chúng tôi không tin tưởng bởi chúng tôi còn đặt nghi vấn có chuyện sắp xếp của Việt Nam cho các anh đi. Thành ra tôi đang ở Đức nhưng được lệnh về gấp gặp các anh”.

Kết quả là cả 13 người được quy chế tị nạn chính trị và sẽ được định cư ở Hoa Kỳ. Trả lời câu hỏi “mọi người mong muốn điều gì sau khi nhận được kết quả này”, ông Trương Văn Ẩm ước ao được đặt chân đến Mỹ trước ngày Noel sắp đến. Điều mong ước tưởng chừng không tưởng ấy được đáp ứng. Trong khi mọi người hài lòng với món quà một bộ đồ và đôi giày ba-ta mới chuẩn bị lên đường qua Mỹ đón Noel chỉ trong vòng 1 tuần thì người bộ đội “con tin” lại xin được quay về VN. Dù mọi người khuyên can thế nào thì anh lính cụ Hồ vẫn không thay đổi quyết định:

“Nó khóc lóc nói ba em già 70 tuổi, nếu cho em về nhìn ba em một cái rồi chết cũng được”.

Sau đó, nước CHXHCNVN mở phiên tòa xét xử khiếm diện, tuyên án tử hình đối với Thượng úy phi công Tiêu Khánh Nha, ông Trương Văn Ẩm và những người còn lại bị tuyên từ 20 đến 35 năm tù giam.

Cuộc đời mới ở Hoa Kỳ của 12 người thoắt đó đã nửa thế kỷ với nhiều đổi thay.

Sau khi đến Mỹ không lâu, 1 người trong nhóm bị bạo bệnh. Tro cốt của người này được gửi về cho gia đình qua đường bưu điện. Thế nhưng tên họ của người đã khuất mang “tội phản quốc” nên bị gửi trả ngược lại Hoa Kỳ.

Nhưng mấy năm sau, 1 thành viên khác trong nhóm trở về VN lại được chào đón.

6/ Những câu chuyện đồn thổi về việc chuyến bay cuối cùng của Tiêu Thanh Nha:

6.1/ Hôm đó, theo kế hoạch, Tiêu Khánh Nha lấy trộm chiếc C130 đang sửa chữa tại nhà sửa chữa (hangar), mà có kế hoạch bay thử sau khi sửa. Mọi việc đã chuẩn bị xong, lượng dầu đã nạp đầy đủ cho một chuyến bay đường dài, có cả dự trữ dùng để xử lý những trường hợp bất trắc ở trên không.


Đêm trước ngày bay thử, Tiêu Khánh Nha đã bí mật cắt hàng rào bảo vệ tiếp giáp khu dân cư với hangar. Mờ sáng hôm đó, ông ta bí mật dắt vợ con, dỡ hàng rào vào hangar và ngồi chờ ở một gian nhà bỏ hoang gần nơi chiếc C130 đậu.


7 giờ 30, như thường lệ, một sĩ quan cơ giới trực ban cùng một chiến sĩ lái xe điện vào nạp điện, nổ máy. Khi tiếng động cơ nổ, Tiêu Khánh Nha liền dắt vợ con lên máy bay.

Người sĩ quan cơ giới không trông thấy, bởi ông ngồi trên ghế lái chính. Lúc này, một thiếu úy cơ giới chế độ cũ được giữ lại làm việc cho hangar (chồng một nghệ sĩ cải lương nổi tiếng miền Nam) bước lên máy bay, tiến đến khống chế người sĩ quan cơ giới. Tiêu Khánh Nha cũng rút súng ngắn, dùng vũ lực buộc viên sĩ quan cơ giới rời ghế rồi nhanh chóng tăng tốc độ vòng quay và ra lệnh cho xe điện tháo dây. Mọi việc diễn ra rất nhanh, chiếc C130 rời mặt đất bay sang Singapore.

6.2/ Tiêu Khánh Nha cùng vợ và hai con được các chị cantin xưởng máy bay giấu trong bếp. Tới gần giờ phi thường trốn tiếp bên bờ rào gần hanga, mé mạn Gò vấp bây giờ.

Tiêu Khánh Nha đã cất cánh ngay tại sân đỗ của sân bay Tân Sơn Nhất, không chạy ra đường băng.

Có lệnh máy bay quân sự đuổi theo bắn hạ được thực thi. Thế nhưng, bình thường, một phi công quân sự từ trên giường nhảy xuống, đóng đầy đủ lệ bộ bùng nhùng áo quần mũ mãng và sẵn sàng trong buồng lái, chỉ mất 9 phút. Lần ấy, chuông báo động hỏng ...cầu chì gần 20 phút.

Tiêu Khánh Nha hạ cánh an toàn xuống sân bay Sing ga po.

Toàn bộ kíp trực hôm ấy và toàn bộ tổ bay cùng Tiêu Khánh Nha, đều bị kỷ luật.


6.3/ Anh Nha giờ đã lớn tuổi, rất muốn quay về Việt Nam thăm quê hương một lần trước khi chết nhưng bản án tử hình khiếm diện trước kia vẫn còn đó. Nên mọi việc đều chưa thành.


7/ Câu chuyện về người lính xin trở về Việt Nam sau khi chiếc C-130 chạy trốn:

Trong khi những người đào tẩu chuẩn bị lên đường qua Mỹ trong vòng một tuần nữa thì anh bộ đội bị đánh ngất khi nhóm Tiêu Khánh Nha lấy cắp máy bay C-130 (tên Tạo, là tân binh người Nam Định) nằng nặc đòi quay về Việt Nam. Dù dù ai khuyên can thế nào anh vẫn không thay đổi quyết định.

Khi phát hiện chiếc C-130 nổ máy, lẽ ra phải gọi thêm đồng đội hay báo cáo ngay cho cấp trên, anh Tạo lại chạy đến ngay trước mũi máy bay chất vấn, ngăn cản... nên bị đánh ngất rồi đưa lên máy bay. Khi tỉnh lại, biết chuyện gì đã xảy ra, anh Tạo chửi mắng, thóa mạ những kẻ cướp máy bay là "bọn phản quốc".


Khi máy bay hạ cánh ở Singapore, hai vợ chồng Tiêu Khánh Nha xin lỗi anh Tạo vì buộc phải làm liên lụy đến anh rồi khuyên anh đi cùng. Anh Tạo kiên quyết đòi quay lại Việt Nam. Tiêu Khánh Nha nhờ Đại sứ quán Hoa Kỳ bảo vệ Tạo, khi nào Việt Nam cử người sang nhận lại máy bay thì thu xếp cho Tạo về cùng. Sau đó cùng vợ móc hết số tiền, vàng mà mình mang theo để gửi tặng anh Tạo.

Ít lâu sau, Việt Nam cử người sang đưa máy bay về.

Với người chiến sĩ trẻ tên Tạo, việc đòi quay về Việt Nam của anh khiến người ta không thể tin được vì trong khi không ít người tìm cách vượt biên để được đến Mỹ thì anh lại từ chối. Đã ngần ấy năm trôi qua, chưa ai nghe gì về số phận của người chiến sĩ ấy...


ẢNH THAM KHẢO:


-Chiếc 002 nổi tiếng với những chiến công và nỗi buồn. Trưa ngày 24-11-1979 thượng uý phi đội trưởng phi đội C-130 Tiêu Khánh Nha đã cướp chiếc 002 và bay qua Singapore. Thượng uý Tiêu Khánh Nha là một phi công giỏi gan dạ đã bay chiến đấu tại chiến trường K rất nhiều và đang được đề nghị phong anh hùng. Tuy nhiên khi chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, người ta cho anh là người gốc Hoa (họ Tiêu) nên anh bị cắt bay.

02- C130 Tiêu Khanh Nha -chiec 002 chạy đi Sinh.png



-Chiếc 004 chính là máy bay do Tiêu Khánh Nha lái chính khi tham gia ném bom trên chiến trường K. Máy bay C-130, số hiệu 004 đã tham gia 13 trận ném bom và sau này được vinh danh với 13 ngôi sao chiến công.

04- C130 Tiêu Khanh Nha -chiec 004 do Nha lái với 13 ngôi sao chien công.png


05- C130 Tiêu Khanh Nha.jpg


03 - C 130 và 13 sao.jpg



Chiếc C-130 có số hiệu 003.

Chiếc này đã được quân ta, hoán cải để trở thành máy bay vận tải hành khách của Hàng không Việt Nam. Chiếc 003 được sơn màu trắng với mục đích lắp ghế khách hàng để bay chở khách.

Chuyến bay đầu tiên, sau khi cải trang thành máy bay Hàng không dân dụng, là chuyến bay chở toàn toàn bộ Đảng viên ưu tú, trong đoàn Đại biểu là thành viên tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 4 tại Hà Nội, năm 1976, của Sài Gòn và các tỉnh Đồng băng sông Cửu Long.

Điều rất vui là cơ trưởng-lái chính chuyến bay lịch sử, chở toàn bộ Đảng viên ưu tú này, là do một trung tá phi công của quân lục VNCH cầm lái.

06 - C130 Tiêu Khanh Nha-chiếc 003 hàng không 1.jpg


07- C130 Tiêu Khanh Nha-chiếc 003 hàng không 2.jpg



Mr. Trương Văn Ẩm, một thợ máy C-130 tài hoa, đã chuẩn bị và lấy máy bay, ra đi với Tiêu Khánh Nha. (Ảnh chụp mới đây ở Mỹ)


09- C130 Tiêu Khanh Nha-Mr. Am.jpg
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,287
Động cơ
172,904 Mã lực
Em vừa làm việc với một bạn họ Tiêu hôm kia. Thanh niên trẻ, cởi mở, sảng khoái, và rất giỏi, mới ra trường vài năm thôi đã trở thành giám đốc bộ phận nghiên cứu ở VN của một tập đoàn quốc tế lớn. Và không ngần ngại giải thích họ Tiêu là họ người Hoa :D
Nhận vơ tí khi đọc thấy họ Tiêu.

GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH


01-C130 Tiêu Khanh Nha -hoa tiêu bom.jpg
Em đã thấy cái ảnh này từ lâu lẩu lầu lâu rồi, có khi là từ khi Bảo Tàng Không Quân mới mở cửa. Và từ bấy đến giờ vẫn thắc mắc là bom chất thế kia thì các anh ấy cắt bom thế nào.
 

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
Em vừa làm việc với một bạn họ Tiêu hôm kia. Thanh niên trẻ, cởi mở, sảng khoái, và rất giỏi, mới ra trường vài năm thôi đã trở thành giám đốc bộ phận nghiên cứu ở VN của một tập đoàn quốc tế lớn. Và không ngần ngại giải thích họ Tiêu là họ người Hoa :D
Nhận vơ tí khi đọc thấy họ Tiêu.



Em đã thấy cái ảnh này từ lâu lẩu lầu lâu rồi, có khi là từ khi Bảo Tàng Không Quân mới mở cửa. Và từ bấy đến giờ vẫn thắc mắc là bom chất thế kia thì các anh ấy cắt bom thế nào.
Thả cả mâm (pallet) bomb qua cửa hầm hàng sau kiểu như trận năm 1982 không quân Anh đánh Argentina
IMG_1403.jpeg
IMG_1404.jpeg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
Em đã thấy cái ảnh này từ lâu lẩu lầu lâu rồi, có khi là từ khi Bảo Tàng Không Quân mới mở cửa. Và từ bấy đến giờ vẫn thắc mắc là bom chất thế kia thì các anh ấy cắt bom thế nào.

Thả cả mâm (pallet) bomb qua cửa hầm hàng sau kiểu như trận năm 1982 không quân Anh đánh Argentina
Vận tải C 130 của ta, ném bom theo kiểu lắp ray, tương tự như AN-26, kiểu như thế này

thả bom 1.jpg


thả bom 2.jpg



thả bom 3.jpg


Riêng AN-26, ta còn dùng mấu gắn bom có sẵn, để lắp bom:

thả bom 4.jpg


thả bom 5.jpg


Xin mời các cụ tham khảo ạ.
 

Chepomdua

Xe buýt
Biển số
OF-421128
Ngày cấp bằng
7/5/16
Số km
859
Động cơ
221,643 Mã lực
Em vừa làm việc với một bạn họ Tiêu hôm kia. Thanh niên trẻ, cởi mở, sảng khoái, và rất giỏi, mới ra trường vài năm thôi đã trở thành giám đốc bộ phận nghiên cứu ở VN của một tập đoàn quốc tế lớn. Và không ngần ngại giải thích họ Tiêu là họ người Hoa :D
Nhận vơ tí khi đọc thấy họ Tiêu.



Em đã thấy cái ảnh này từ lâu lẩu lầu lâu rồi, có khi là từ khi Bảo Tàng Không Quân mới mở cửa. Và từ bấy đến giờ vẫn thắc mắc là bom chất thế kia thì các anh ấy cắt bom thế nào.
Đội C130 này nguyên bản không phải là thả bom. Ta cải tiến để oánh pốt, thả kiểu rải thảm. Giật phát là cả mấy giá bom lần lượt lao ra ngoài.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,791
Động cơ
361,171 Mã lực
Đội C130 này nguyên bản không phải là thả bom. Ta cải tiến để oánh pốt, thả kiểu rải thảm. Giật phát là cả mấy giá bom lần lượt lao ra ngoài.
Đúng rồi bạn, như tôi đã còm ở ngay phía trên ấy.
Cảm ơn bạn đã còm ~o)
 

Cucumin

Xe điện
Biển số
OF-803153
Ngày cấp bằng
23/1/22
Số km
2,036
Động cơ
112,567 Mã lực
Tuổi
48
Bom của Mỹ nhìn khí động học và uy lực thật, không hiểu sao Liên Xô và Nga thiết kế bom nó không có hình dáng khí động học nhìn như cái thùng thuốc nổ. Thời xưa hỏi một bác thì bảo thiết kế kiểu Nga thì có nhiều thuốc nổ hơn bù lại sự chính xác, không biết có đúng không các CỤ nhỉ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top