GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 17: MÁY BAY MỸ ĐẨY – CỨU NHAU, TRÊN VÙNG TRỜI BẮC VIỆT.
1/Dẫn chuyện:
Đây là một câu chuyện ly kỳ về vụ: ‘Hai máy bay F4 của Mỹ đã đẩy cứu nhau, sau khi bị bắn trọng thương trên bầu trời nhà máy gang thép Thái Nguyên, thoát khỏi không vực Bắc Việt’.
Về phía chính phủ Mỹ, họ đã phải mất tới 22 năm để điều tra, xác minh, rồi cuối cùng -> mới công nhận sự thật, và cũng phải sau 22 năm, hai tổ bay F4 này, mới được công nhận thành tích, và được tặng thưởng Huân chương.
2/ Câu chuyện ly kỳ:
Ngày 10-3-1967, trong khi không kích nhà máy gang thép Thái Nguyên, 2 chiếc F-4C thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật số 433, Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 8 (433 TFS, 8 TFW) của KQ Mỹ xuất phát từ căn cứ Ubon, Thái Lan bị trúng đạn cao xạ của VN và đều bị rò rỉ nhiên liệu.
Chiếc F-4C số 63-7653 do đại úy Earl D. Aman và Robert W. Houghton lái nhanh chóng bị cạn nhiên liệu khi vẫn còn trên vùng trời miền Bắc.
Phi công lái chiếc còn lại là đại úy Robert J. Pardo và trung úy Steven A. Wayne quyết định lái chiếc F-4C số 64-0839 để đẩy máy bay của đồng đội đi tiếp.
Ban đầu Pardo định tì mũi máy bay vào khoang chứa dù hãm của Aman, sau đó là kê lưng đỡ vào bụng máy bay của Aman nhưng đều không thành công.
Cuối cùng thì Pardo quyết định đẩy bằng cách tì mặt kính buồng lái của mình vào móc hãm chiếc F-4 kia.
Mặc dù thường xuyên bị trượt và máy bay của Pardo phải tắt động cơ bên trái bị cháy, 2 chiếc F-4 này đã lết được thêm khoảng 120-130km trong 20 phút, sau đó cả 2 tổ bay nhảy dù trong lãnh thổ Lào và được giải cứu.
Việc để mất máy bay đã gây ra tranh cãi trong các cấp chỉ huy KQ Mỹ về vấn đề thưởng phạt, cuối cùng thì đến năm 1989 cả 4 phi công trong sự kiện này dã được tặng huân chương Sao Bạc.
Chiếc F-4C 64-0839 trước đó ngày 6-1-1967 đã được Phi đoàn tiêm kích chiến thuật số 555, Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 8 (555 TFS, 8 TFW) sử dụng để "cài bẫy" và bắn hạ chiếc MiG-21 của Trung đoàn không quân 921 do phi công Mai Văn Cương điều khiển.
3/Ghi nhận của lịch sử:
Cho tới nay, lịch sử KQ Mỹ ghi nhận 2 vụ máy bay chiến đấu cánh bằng dìu máy bay bị hư hại ra khỏi không phận khu chiến: Vụ thứ nhất là trường hợp 2 chiếc F-86 diễn ra năm 1952 và vụ thứ hai chính là trường hợp 2 chiếc F-4C này.
Bản thân KQ Mỹ, với sự cẩn trọng và logic tối đa, họ cũng không chấp nhận ngay giải trình của 2 tổ bay F-4C trong trường hợp này. Thậm chí phi công của 2 tổ bay F-4C còn đối mặt với nguy cơ ra tòa án binh vì làm tổn thất quân dụng vũ khí. Mặc dù 2 tổ bay được tìm cứu thành công nhưng cả 2 máy bay đều bị phá hủy (do rơi) sau khi ra đã ra khỏi vùng chiến sự.
Vụ việc được nhiều cấp xới đi xới lại thẩm tra, đánh giá về kỹ năng lái, kỹ thuật hàng không, tình huống chiến đấu, lời khai của các bên, dữ liệu khách quan, máy tính mô phỏng bay, v.v, bởi các phi công cựu binh và cấp chỉ huy chiến đấu, phụ trách kỹ thuật mặt đất.
Cuối cùng, họ đã chấp nhận giải trình của phi công 2 tổ bay, với những tình tiết của sự kiện "Pardo's Push" như được nêu trong bài báo.
Sau 22 năm, tổ bay Pardo mới được công nhận thành tích và đã được tặng thưởng huân chương Sao Bạc cho sự dũng cảm trong nhiệm vụ nhờ vụ này.
ẢNH THAM KHẢO
H1: Tranh vẽ 2 chiếc F4 trên bầu trời nhà máy gang thép Thái Nguyên ngày 10-03-1967
View attachment 8689192
H2: Tranh vẽ 2 chiếc F4 sau khi bị trúng đạn cao xạ trên bầu trời nhà máy gang thép Thái Nguyên ngày 10-03-1967, đang bị rò rỉ nhiên liệu, bay trên không vực miền Bắc VN.
View attachment 8689199
H3: Tranh vẽ 2 chiếc F4 đang đẩy nhau trên bầu trời Lào.
View attachment 8689201
H4: Ảnh thực chiếc F-4C 64-0839 do đại úy Robert J. Pardo lái, trước khi bị rơi ngày 10-03-1967.
View attachment 8689202
H5: Ảnh thực tổ bay chiếc F-4C 64-0839 của đại úy Robert J. Pardo, trước khi bị rơi ngày 10-03-1967.
View attachment 8689203
H6: Ảnh thực Đại úy Robert J. Pardo ngày nay, bên bức tranh mô tả chiến tích của mình, tại Bảo tàng không quân Mỹ.
View attachment 8689206
H7: Đây là đoạn clip được dựng lại, mô phỏng vụ Pardo's Push.