[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Thần thoại thì bao giờ cũng liêu trai :D
Kiểu như ô tô của Nga, tốn xăng - nhưng khoẻ hơn ô tô Mỹ ấy :D
Ô tô Nga không khỏe hơn mà đòi hỏi trình độ thợ gia công chế tạo không cao như bên Mỹ, xe chấp nhận hỏng trên đường nhưng cũng có thể sửa trên đường không phải kéo về xưởng chuyên dụng. Triết lý này áp dụng từ khẩu A K , xe Mo lo tova đến xe Min khơ.
Nước Mỹ chưa bao giờ phải kê bục gỗ để trẻ em và phụ nữ lên đứng máy tiện, máy khoan làm đồ đánh địch nên họ khác là thường.
Haizza, đồng hồ Liên Xô méo hơn đồng hồ Thụy Sĩ là chuyện ai cũng biết mà.
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Cái này không chém lung tung được. Hình dáng khí động học như ta thường quen thuộc chỉ phù hợp/ tối ưu với một dải tốc độ nhất định. Ngoài dải tốc độ này thì hình dạng tối ưu nhất cho khí động học sẽ khác đi. Điều này liên quan tới dải sóng/ khí nén sinh ra ở đầu mũi phương tiện khi di chuyển và thay đổi hình dạng của dải sóng/ khí nén này khi tốc độ thay đổi.
Ví dụ đầu các tên lửa đạn đạo của Liên Xô/ Nga, hay một số loại của Mỹ thì đầu nó tròn, tù tù chứ không thuôn nhọn. Theo lẽ thường ta hiểu thì cái kiểu tròn tù tù đấy không khí động học tẹo nào, mặc dù mấy cái tên lửa này tăng tốc vượt âm trong bầu khí quyển.
Ngoài ra còn liên quan tới dải hoạt động của bom. Bom thả ở tốc độ máy bay bà già thì ảnh hưởng khí động học khác với bom thả ở tốc độ cận âm hay siêu âm. Bom thả độ cao thấp cần sức cản cao (high drag) khách với bom thả ở độ cao lớn. Rồi bom mang trong khoang máy bay khác với bom treo ở cánh.
Nói tới bom treo cánh lại phải tính đến nhiễu không khí ảnh hưởng tới dòng khí đi qua cánh máy bay, xong lại liên quan tới loại giá treo bom và loại máy bay. Ví dụ Su-25 không bay siêu âm thì lại khác với yêu cầu cho dòng Su-27.
Tóm lại là...phức tạp.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Nói chung việc thiết kế bôm mà phải dùng đến kiến thức Ô phở thì lúc ấy từ Ai phôn đến nắp thùng rác đã được dùng trước đó để chan tương đổ mẻ vào nhau vì bên ngoài xúi giục, như Syria và U cà cho thấy.
Cho nên tóm lại là không hiểu sao cái thớt này lại ở quán cà phê mà không ở bên bôx quân sự.
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Bom của Mỹ nhìn khí động học và uy lực thật, không hiểu sao Liên Xô và Nga thiết kế bom nó không có hình dáng khí động học nhìn như cái thùng thuốc nổ. Thời xưa hỏi một bác thì bảo thiết kế kiểu Nga thì có nhiều thuốc nổ hơn bù lại sự chính xác, không biết có đúng không các CỤ nhỉ.
Tùy loại bom và cách quăng bom. Kết cấu khí động học chủ yếu dùng cho bom lắp tại giá treo trên cánh để giảm ảnh hưởng đến khí động học của máy bay mang vác. Bom lắp trong thân kín thì không cần, cứ làm sao chế tạo đơn giản, rẻ tiền là được.
Nhiều bom khi thả còn phải dùng dù để hãm cho chậm bớt lại đấy.
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Nói chung việc thiết kế bôm mà phải dùng đến kiến thức Ô phở thì lúc ấy từ Ai phôn đến nắp thùng rác đã được dùng trước đó để chan tương đổ mẻ vào nhau vì bên ngoài xúi giục, như Syria và U cà cho thấy.
Cho nên tóm lại là không hiểu sao cái thớt này lại ở quán cà phê mà không ở bên bôx quân sự.
Box quân sự mang tính kỹ thuật nhiều hơn. Ở đây đa số bàn về sự kiện, thỉnh thoảng đá tí kỹ thuật thôi.
 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Sự kiện chiến tranh chống Mỹ thì để các vị chuyên chống Mỹ quan tâm, tức là box qs. Chỗ cà phê này lo làm ăn, đang hóng Mỹ công nhận thị trường mà. Theo em là lạc đề.
Xời, cái vụ công nhận TT thì hóng làm gì. Tan cuộc rồi, không câu nhử được gì thì lượn nhá :))
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,320
Động cơ
267,458 Mã lực
Sự kiện chiến tranh chống Mỹ thì để các vị chuyên chống Mỹ quan tâm, tức là box qs. Chỗ cà phê này lo làm ăn, đang hóng Mỹ công nhận thị trường mà. Theo em là lạc đề.
Ý cụ là thôi tuyên truyền, "hãy để ngày ấy lụi tàn" hả?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 17: MÁY BAY MỸ ĐẨY – CỨU NHAU, TRÊN VÙNG TRỜI BẮC VIỆT.

1/Dẫn chuyện:


Đây là một câu chuyện ly kỳ về vụ: ‘Hai máy bay F4 của Mỹ đã đẩy cứu nhau, sau khi bị bắn trọng thương trên bầu trời nhà máy gang thép Thái Nguyên, thoát khỏi không vực Bắc Việt’.

Về phía chính phủ Mỹ, họ đã phải mất tới 22 năm để điều tra, xác minh, rồi cuối cùng -> mới công nhận sự thật, và cũng phải sau 22 năm, hai tổ bay F4 này, mới được công nhận thành tích, và được tặng thưởng Huân chương.

2/ Câu chuyện ly kỳ:

Ngày 10-3-1967, trong khi không kích nhà máy gang thép Thái Nguyên, 2 chiếc F-4C thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật số 433, Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 8 (433 TFS, 8 TFW) của KQ Mỹ xuất phát từ căn cứ Ubon, Thái Lan bị trúng đạn cao xạ của VN và đều bị rò rỉ nhiên liệu.

Chiếc F-4C số 63-7653 do đại úy Earl D. Aman và Robert W. Houghton lái nhanh chóng bị cạn nhiên liệu khi vẫn còn trên vùng trời miền Bắc.

Phi công lái chiếc còn lại là đại úy Robert J. Pardo và trung úy Steven A. Wayne quyết định lái chiếc F-4C số 64-0839 để đẩy máy bay của đồng đội đi tiếp.

Ban đầu Pardo định tì mũi máy bay vào khoang chứa dù hãm của Aman, sau đó là kê lưng đỡ vào bụng máy bay của Aman nhưng đều không thành công.

Cuối cùng thì Pardo quyết định đẩy bằng cách tì mặt kính buồng lái của mình vào móc hãm chiếc F-4 kia.

Mặc dù thường xuyên bị trượt và máy bay của Pardo phải tắt động cơ bên trái bị cháy, 2 chiếc F-4 này đã lết được thêm khoảng 120-130km trong 20 phút, sau đó cả 2 tổ bay nhảy dù trong lãnh thổ Lào và được giải cứu.

Việc để mất máy bay đã gây ra tranh cãi trong các cấp chỉ huy KQ Mỹ về vấn đề thưởng phạt, cuối cùng thì đến năm 1989 cả 4 phi công trong sự kiện này dã được tặng huân chương Sao Bạc.

Chiếc F-4C 64-0839 trước đó ngày 6-1-1967 đã được Phi đoàn tiêm kích chiến thuật số 555, Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 8 (555 TFS, 8 TFW) sử dụng để "cài bẫy" và bắn hạ chiếc MiG-21 của Trung đoàn không quân 921 do phi công Mai Văn Cương điều khiển.


3/Ghi nhận của lịch sử:

Cho tới nay, lịch sử KQ Mỹ ghi nhận 2 vụ máy bay chiến đấu cánh bằng dìu máy bay bị hư hại ra khỏi không phận khu chiến: Vụ thứ nhất là trường hợp 2 chiếc F-86 diễn ra năm 1952 và vụ thứ hai chính là trường hợp 2 chiếc F-4C này.

Bản thân KQ Mỹ, với sự cẩn trọng và logic tối đa, họ cũng không chấp nhận ngay giải trình của 2 tổ bay F-4C trong trường hợp này. Thậm chí phi công của 2 tổ bay F-4C còn đối mặt với nguy cơ ra tòa án binh vì làm tổn thất quân dụng vũ khí. Mặc dù 2 tổ bay được tìm cứu thành công nhưng cả 2 máy bay đều bị phá hủy (do rơi) sau khi ra đã ra khỏi vùng chiến sự.

Vụ việc được nhiều cấp xới đi xới lại thẩm tra, đánh giá về kỹ năng lái, kỹ thuật hàng không, tình huống chiến đấu, lời khai của các bên, dữ liệu khách quan, máy tính mô phỏng bay, v.v, bởi các phi công cựu binh và cấp chỉ huy chiến đấu, phụ trách kỹ thuật mặt đất.

Cuối cùng, họ đã chấp nhận giải trình của phi công 2 tổ bay, với những tình tiết của sự kiện "Pardo's Push" như được nêu trong bài báo.

Sau 22 năm, tổ bay Pardo mới được công nhận thành tích và đã được tặng thưởng huân chương Sao Bạc cho sự dũng cảm trong nhiệm vụ nhờ vụ này.


ẢNH THAM KHẢO

H1: Tranh vẽ 2 chiếc F4 trên bầu trời nhà máy gang thép Thái Nguyên ngày 10-03-1967

1723773010503.png


H2: Tranh vẽ 2 chiếc F4 sau khi bị trúng đạn cao xạ trên bầu trời nhà máy gang thép Thái Nguyên ngày 10-03-1967, đang bị rò rỉ nhiên liệu, bay trên không vực miền Bắc VN.

1723773051293.png



H3: Tranh vẽ 2 chiếc F4 đang đẩy nhau trên bầu trời Lào.

1723773089230.png





H4: Ảnh thực chiếc F-4C 64-0839 do đại úy Robert J. Pardo lái, trước khi bị rơi ngày 10-03-1967.

1723773113579.png


H5: Ảnh thực tổ bay chiếc F-4C 64-0839 của đại úy Robert J. Pardo, trước khi bị rơi ngày 10-03-1967.

1723773142868.png



H6: Ảnh thực Đại úy Robert J. Pardo ngày nay, bên bức tranh mô tả chiến tích của mình, tại Bảo tàng không quân Mỹ.

1723773169490.png


H7: Đây là đoạn clip được dựng lại, mô phỏng vụ Pardo's Push.

 

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
463
Động cơ
10,588 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 17: MÁY BAY MỸ ĐẨY – CỨU NHAU, TRÊN VÙNG TRỜI BẮC VIỆT.

1/Dẫn chuyện:


Đây là một câu chuyện ly kỳ về vụ: ‘Hai máy bay F4 của Mỹ đã đẩy cứu nhau, sau khi bị bắn trọng thương trên bầu trời nhà máy gang thép Thái Nguyên, thoát khỏi không vực Bắc Việt’.

Về phía chính phủ Mỹ, họ đã phải mất tới 22 năm để điều tra, xác minh, rồi cuối cùng -> mới công nhận sự thật, và cũng phải sau 22 năm, hai tổ bay F4 này, mới được công nhận thành tích, và được tặng thưởng Huân chương.

2/ Câu chuyện ly kỳ:

Ngày 10-3-1967, trong khi không kích nhà máy gang thép Thái Nguyên, 2 chiếc F-4C thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật số 433, Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 8 (433 TFS, 8 TFW) của KQ Mỹ xuất phát từ căn cứ Ubon, Thái Lan bị trúng đạn cao xạ của VN và đều bị rò rỉ nhiên liệu.

Chiếc F-4C số 63-7653 do đại úy Earl D. Aman và Robert W. Houghton lái nhanh chóng bị cạn nhiên liệu khi vẫn còn trên vùng trời miền Bắc.

Phi công lái chiếc còn lại là đại úy Robert J. Pardo và trung úy Steven A. Wayne quyết định lái chiếc F-4C số 64-0839 để đẩy máy bay của đồng đội đi tiếp.

Ban đầu Pardo định tì mũi máy bay vào khoang chứa dù hãm của Aman, sau đó là kê lưng đỡ vào bụng máy bay của Aman nhưng đều không thành công.

Cuối cùng thì Pardo quyết định đẩy bằng cách tì mặt kính buồng lái của mình vào móc hãm chiếc F-4 kia.

Mặc dù thường xuyên bị trượt và máy bay của Pardo phải tắt động cơ bên trái bị cháy, 2 chiếc F-4 này đã lết được thêm khoảng 120-130km trong 20 phút, sau đó cả 2 tổ bay nhảy dù trong lãnh thổ Lào và được giải cứu.

Việc để mất máy bay đã gây ra tranh cãi trong các cấp chỉ huy KQ Mỹ về vấn đề thưởng phạt, cuối cùng thì đến năm 1989 cả 4 phi công trong sự kiện này dã được tặng huân chương Sao Bạc.

Chiếc F-4C 64-0839 trước đó ngày 6-1-1967 đã được Phi đoàn tiêm kích chiến thuật số 555, Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 8 (555 TFS, 8 TFW) sử dụng để "cài bẫy" và bắn hạ chiếc MiG-21 của Trung đoàn không quân 921 do phi công Mai Văn Cương điều khiển.


3/Ghi nhận của lịch sử:

Cho tới nay, lịch sử KQ Mỹ ghi nhận 2 vụ máy bay chiến đấu cánh bằng dìu máy bay bị hư hại ra khỏi không phận khu chiến: Vụ thứ nhất là trường hợp 2 chiếc F-86 diễn ra năm 1952 và vụ thứ hai chính là trường hợp 2 chiếc F-4C này.

Bản thân KQ Mỹ, với sự cẩn trọng và logic tối đa, họ cũng không chấp nhận ngay giải trình của 2 tổ bay F-4C trong trường hợp này. Thậm chí phi công của 2 tổ bay F-4C còn đối mặt với nguy cơ ra tòa án binh vì làm tổn thất quân dụng vũ khí. Mặc dù 2 tổ bay được tìm cứu thành công nhưng cả 2 máy bay đều bị phá hủy (do rơi) sau khi ra đã ra khỏi vùng chiến sự.

Vụ việc được nhiều cấp xới đi xới lại thẩm tra, đánh giá về kỹ năng lái, kỹ thuật hàng không, tình huống chiến đấu, lời khai của các bên, dữ liệu khách quan, máy tính mô phỏng bay, v.v, bởi các phi công cựu binh và cấp chỉ huy chiến đấu, phụ trách kỹ thuật mặt đất.

Cuối cùng, họ đã chấp nhận giải trình của phi công 2 tổ bay, với những tình tiết của sự kiện "Pardo's Push" như được nêu trong bài báo.

Sau 22 năm, tổ bay Pardo mới được công nhận thành tích và đã được tặng thưởng huân chương Sao Bạc cho sự dũng cảm trong nhiệm vụ nhờ vụ này.


ẢNH THAM KHẢO

H1: Tranh vẽ 2 chiếc F4 trên bầu trời nhà máy gang thép Thái Nguyên ngày 10-03-1967

View attachment 8689192

H2: Tranh vẽ 2 chiếc F4 sau khi bị trúng đạn cao xạ trên bầu trời nhà máy gang thép Thái Nguyên ngày 10-03-1967, đang bị rò rỉ nhiên liệu, bay trên không vực miền Bắc VN.

View attachment 8689199


H3: Tranh vẽ 2 chiếc F4 đang đẩy nhau trên bầu trời Lào.

View attachment 8689201




H4: Ảnh thực chiếc F-4C 64-0839 do đại úy Robert J. Pardo lái, trước khi bị rơi ngày 10-03-1967.

View attachment 8689202

H5: Ảnh thực tổ bay chiếc F-4C 64-0839 của đại úy Robert J. Pardo, trước khi bị rơi ngày 10-03-1967.

View attachment 8689203


H6: Ảnh thực Đại úy Robert J. Pardo ngày nay, bên bức tranh mô tả chiến tích của mình, tại Bảo tàng không quân Mỹ.

View attachment 8689206

H7: Đây là đoạn clip được dựng lại, mô phỏng vụ Pardo's Push.

Về phía ta có ghi nhận bắn rơi hai chiếc F4 này không cụ?
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Về phía ta có ghi nhận bắn rơi hai chiếc F4 này không cụ?
Theo số liệu của Không quân ta thì không thấy ghi.
Còn số liệu của bên Phòng không hay của Dân quân, hay của Bộ Tổng, thì tôi không có bảng tổng kết đầy đủ, bạn à.
 

Dao tuan Vu

Xe tải
Biển số
OF-8930
Ngày cấp bằng
27/8/07
Số km
498
Động cơ
539,604 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 7:
TỰ VỆ HÀ NỘI BẮN RƠI F111 VÀ CÁC CÂU CHUYÊN XUNG QUANH ĐÓ



Tút 2: Lực lượng ‘chủ lực’ - bắn rơi máy bay ném bom F-111 đêm 22/12/1972:


(Lời kể của người trong cuộc-CCB trắc thủ Radar Trần Quốc Khánh – nguyên chiến sỹ đài Radar Col.9A của đại đội 197 pháo cao xạ 57mm, trung đoàn 260 (đoàn Sông Thương), sư đoàn 361 Phòng không Hà Nội).

Ngày 20/12, đại đội chúng tôi cơ động về trận địa ở cánh đồng làng Điền Xá (cách kênh thoát nước sân bay Đa Phúc khoảng 200m). Ở vị trí gần đầu phía Tây sân bay.

Ngay từ sáng, Trung úy Hanh (vốn trưởng thành từ một trắc thủ Radar kỳ cựu, phụ trách khí tài của Trung đoàn, tôi không còn nhớ chính xác họ của anh) được Thủ trưởng Trung đoàn cử xuống đơn vị tôi trực tiếp nắm tình hình, tìm cách giúp đỡ Radar Col.9A bắt được tín hiệu của máy bay F-111A.

Đến chiều ngày 22/12, đơn vị làm công tác chuẩn bị chiến đấu xong, không khí vui vẻ, chúng tôi lại mang chè ra pha, uống (trong những ngày căng thẳng này để tỉnh táo, chống buồn ngủ).

Vào khoảng gần 22 h00, kẻng báo động vào cấp 1 vang lên, toàn trận địa vào vị trí chiến đấu, tiếng hô “xong!” vang khắp trận địa. Lệnh Trung đoàn chỉ thị quay pháo và máy hướng 12 (hướng Phúc Yên, Việt Trì. Sóng nhiễu khá nặng và sóng địa vật về nhiều do phía này núi cao nhiều. Sau khi quay Parabol “sục sạo” khoảng 10 phút, chợt tôi thấy một tia sáng mảnh như đầu tăm hơi sáng trên đỉnh màn hiện sóng sơ lược lóe sáng, đèn hiện sóng chính xác nổi lên hình sóng mục tiêu chỉ nhô cao hơn sóng địa vật một chút, nhưng kinh nghiệm và cảm giác đã mách bảo đó đúng là mục tiêu. Tôi lập tức hô to: “4A bắt được mục tiêu” (4A là mật danh của Radar); bên cạnh là trắc thủ số 1, anh Đồng Văn Liên cũng kịp thời dừng lại và điều chỉnh chính xác lại góc tà và phương vị của mục tiêu bay vào.

Sau khi điều chỉnh cho rõ, tôi xác định đúng là mục tiêu và hô: “cự ly 21 000” (tức là 21 km, chúng tôi thường nói ngắn) cùng lúc đó anh Liên cũng xác định rõ và hô : “4A bắt được mục tiêu cự ly 21 cây”; trắc thủ số 3 là anh Nghị (một sinh viên khoa vô tuyến ĐHBK) thông báo “cao độ 600 m”.

Mọi người trong đài Radar đều phấn khích, nhưng yên tĩnh.

Khi mục tiêu vào đến 16000, tôi điều chỉnh thật chính xác và bật công tắc cho máy vào chế độ theo dõi tự động, anh Liên cũng liền bật chế độ tự động, chúng tôi vẫn tiếp tục thông báo phẩn tử toạ độ mục tiêu cho Đại đội trưởng bên sở chỉ huy.

Cùng lúc đó trong cáp nghe cá nhân vang lên tiếng đại đội trưởng Thuyến hô to ‘So kim 4A”

(xin nói thêm về thao tác đánh bằng phần tử khí tài, khi đánh đêm hay thời tiết xấu bao giờ toàn trận địa pháo cũng phải bám sát với Radar để đảm bảo cho phần tử bắn chính xác và thống nhất)

Khi mục tiêu vào 12km, đại đội trưởng Thuyến hô to hạ phần tử, “Phẩn tử Radar”, lúc này vang lên tiếng hô “2B xong!” (2B là mật danh của Máy chỉ huy, đo xa Quang học 3m, kiêm máy tính) và tiếng hô của các khẩu đội (K) pháo: “K1 xong, K2 xong….K3 xong,…. K6 xong!”

Mục tiêu tiếp tục bay vào, tín hiệu sáng rõ, ổn định, cự ly giảm dần …10000, 9000, 8000, 7000, 6000, 5000, 4000. Đến 3500m thì C trưởng hô “Bắn”! cả trận địa vang rền tiếng súng, song mục tiêu tiếp tục bay vảo 1500m, “Bắn!” tiếng C trưởng lại vang lên, cả trận địa lại vang tiếng súng loạt hai …

Trên màn hiện sóng của trắc thủ số 2 và số 1 đều mất mục tiêu, tôi và anh Liên cùng hô to “4A mất mục tiêu”; số 3 là anh Nghị cũng báo độ cao 300; cùng lúc đó trong cáp thoại tôi nghe tiếng anh Phú A trưởng và các trắc thủ 2B hô to “máy bay cháy, bay ra hướng 32”; tại trận địa cũng nghe anh em pháo thủ hô to “máy bay cháy rồi, bay về hướng Hà Nội” !

Sáng ngày 23 Trung úy Hanh tập hợp các thông tin và về Trung đoàn bộ sớm để báo cáo. Tiểu đội Radar cũng được lệnh báo cáo tỷ mỉ trận đánh và đăng ký phần tử cho Đại đội trưởng Thuyến báo cáo cho Thủ trưởng Trung đoàn.

Chiều muộn Đại đội trưởng Thuyến và chính trị viên thông báo: Theo thông báo của trên, Đại đội chúng ta đã bắn rơi 1 chiếc F.111A , máy bay bị rơi ở vùng đất phụ cận Hòa Bình. Cả đơn vị hân hoan vui mừng.

Nhưng đến trưa hôm sau (trưa ngày 24/12) đại đội lại báo lại, theo thông báo của trên: ”mặc dù đơn vị ta đã bắn rơi máy bay địch, nhưng vì lý do chính trị, trên công nhận cho Tự vệ Hà Nội bắn rơi F111A (!) còn chúng ta sẽ chỉ được thưởng một con bò” ! Nghe thông tin như vậy chúng tôi cũng hơi buồn, song ngày đó chúng tôi cần thịt bò hơn, nên cũng vui vẻ.

+++++ Hình minh hoạ:

Một đơn vị pháo cao xạ 57 ly trong kháng chiến chống Mỹ

03.jpg
Em thích nhất câu cuối “ …… cần thịt bò hơn “ . Giống bài hát các cụ dân quân bắn rơi máy bay ở Hoằng Hoá, Thanh Hoá: Huân chương không lấy đâu, các cụ cần thịt Trâu…dễ chia.
 

DKeyboard

Xe buýt
Biển số
OF-863085
Ngày cấp bằng
8/7/24
Số km
543
Động cơ
43,095 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
224 Quang Trung Phường 10 Quận Gò Vấp TPHCM
Chuyện gì có nơi chốn ở chỗ ấy, nói chuyện chống Mỹ chỉ thấy nhầm, thấy hỏng, thấy đồ nhà thua xa đồ tư bản thì cái nói ấy là phản tuyên truyền, tự lui về góc riêng mà nói nhỏ cùng nhau những cái sai yếu đối phương đang mong biết ấy là hơn.
Thớt đang hay, nhai ngay cục sạn.....Cạn lời.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,652
Động cơ
293,653 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH

Thớt 17: MÁY BAY MỸ ĐẨY – CỨU NHAU, TRÊN VÙNG TRỜI BẮC VIỆT.

1/Dẫn chuyện:


Đây là một câu chuyện ly kỳ về vụ: ‘Hai máy bay F4 của Mỹ đã đẩy cứu nhau, sau khi bị bắn trọng thương trên bầu trời nhà máy gang thép Thái Nguyên, thoát khỏi không vực Bắc Việt’.

Về phía chính phủ Mỹ, họ đã phải mất tới 22 năm để điều tra, xác minh, rồi cuối cùng -> mới công nhận sự thật, và cũng phải sau 22 năm, hai tổ bay F4 này, mới được công nhận thành tích, và được tặng thưởng Huân chương.

2/ Câu chuyện ly kỳ:

Ngày 10-3-1967, trong khi không kích nhà máy gang thép Thái Nguyên, 2 chiếc F-4C thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật số 433, Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 8 (433 TFS, 8 TFW) của KQ Mỹ xuất phát từ căn cứ Ubon, Thái Lan bị trúng đạn cao xạ của VN và đều bị rò rỉ nhiên liệu.

Chiếc F-4C số 63-7653 do đại úy Earl D. Aman và Robert W. Houghton lái nhanh chóng bị cạn nhiên liệu khi vẫn còn trên vùng trời miền Bắc.

Phi công lái chiếc còn lại là đại úy Robert J. Pardo và trung úy Steven A. Wayne quyết định lái chiếc F-4C số 64-0839 để đẩy máy bay của đồng đội đi tiếp.

Ban đầu Pardo định tì mũi máy bay vào khoang chứa dù hãm của Aman, sau đó là kê lưng đỡ vào bụng máy bay của Aman nhưng đều không thành công.

Cuối cùng thì Pardo quyết định đẩy bằng cách tì mặt kính buồng lái của mình vào móc hãm chiếc F-4 kia.

Mặc dù thường xuyên bị trượt và máy bay của Pardo phải tắt động cơ bên trái bị cháy, 2 chiếc F-4 này đã lết được thêm khoảng 120-130km trong 20 phút, sau đó cả 2 tổ bay nhảy dù trong lãnh thổ Lào và được giải cứu.

Việc để mất máy bay đã gây ra tranh cãi trong các cấp chỉ huy KQ Mỹ về vấn đề thưởng phạt, cuối cùng thì đến năm 1989 cả 4 phi công trong sự kiện này dã được tặng huân chương Sao Bạc.

Chiếc F-4C 64-0839 trước đó ngày 6-1-1967 đã được Phi đoàn tiêm kích chiến thuật số 555, Không đoàn tiêm kích chiến thuật số 8 (555 TFS, 8 TFW) sử dụng để "cài bẫy" và bắn hạ chiếc MiG-21 của Trung đoàn không quân 921 do phi công Mai Văn Cương điều khiển.


3/Ghi nhận của lịch sử:

Cho tới nay, lịch sử KQ Mỹ ghi nhận 2 vụ máy bay chiến đấu cánh bằng dìu máy bay bị hư hại ra khỏi không phận khu chiến: Vụ thứ nhất là trường hợp 2 chiếc F-86 diễn ra năm 1952 và vụ thứ hai chính là trường hợp 2 chiếc F-4C này.

Bản thân KQ Mỹ, với sự cẩn trọng và logic tối đa, họ cũng không chấp nhận ngay giải trình của 2 tổ bay F-4C trong trường hợp này. Thậm chí phi công của 2 tổ bay F-4C còn đối mặt với nguy cơ ra tòa án binh vì làm tổn thất quân dụng vũ khí. Mặc dù 2 tổ bay được tìm cứu thành công nhưng cả 2 máy bay đều bị phá hủy (do rơi) sau khi ra đã ra khỏi vùng chiến sự.

Vụ việc được nhiều cấp xới đi xới lại thẩm tra, đánh giá về kỹ năng lái, kỹ thuật hàng không, tình huống chiến đấu, lời khai của các bên, dữ liệu khách quan, máy tính mô phỏng bay, v.v, bởi các phi công cựu binh và cấp chỉ huy chiến đấu, phụ trách kỹ thuật mặt đất.

Cuối cùng, họ đã chấp nhận giải trình của phi công 2 tổ bay, với những tình tiết của sự kiện "Pardo's Push" như được nêu trong bài báo.

Sau 22 năm, tổ bay Pardo mới được công nhận thành tích và đã được tặng thưởng huân chương Sao Bạc cho sự dũng cảm trong nhiệm vụ nhờ vụ này.


ẢNH THAM KHẢO

H1: Tranh vẽ 2 chiếc F4 trên bầu trời nhà máy gang thép Thái Nguyên ngày 10-03-1967

View attachment 8689192

H2: Tranh vẽ 2 chiếc F4 sau khi bị trúng đạn cao xạ trên bầu trời nhà máy gang thép Thái Nguyên ngày 10-03-1967, đang bị rò rỉ nhiên liệu, bay trên không vực miền Bắc VN.

View attachment 8689199


H3: Tranh vẽ 2 chiếc F4 đang đẩy nhau trên bầu trời Lào.

View attachment 8689201




H4: Ảnh thực chiếc F-4C 64-0839 do đại úy Robert J. Pardo lái, trước khi bị rơi ngày 10-03-1967.

View attachment 8689202

H5: Ảnh thực tổ bay chiếc F-4C 64-0839 của đại úy Robert J. Pardo, trước khi bị rơi ngày 10-03-1967.

View attachment 8689203


H6: Ảnh thực Đại úy Robert J. Pardo ngày nay, bên bức tranh mô tả chiến tích của mình, tại Bảo tàng không quân Mỹ.

View attachment 8689206

H7: Đây là đoạn clip được dựng lại, mô phỏng vụ Pardo's Push.

Không quân đào tạo giỏi thật cụ nhỉ. Mình đi cái xe máy mà thò 1 chân đẩy xe khác còn loạng choạng . Nói 2 cái phản lực toan cõng nhau rồi lại đủn nhau trên không thì quá cao bồi điều khiển ngựa.
Tay lái siêu đẳng.
Gan dạ cũng không vừa .
Cực kỳ hiểu về chi tiết t kế, khả năng giới hạn của máy bay mình lái.
Tinh thần đồng đội đỉnh cao.
Có hôm em đọc về vụ Acgentina tổ chức cho không quân tập luyện ném bom tàu tên lửa Anh trong vụ tranh chấp đảo . Họ có 1 số phi công có thể bay phản lực trên vùng đồi cỏ mà dấu vết của cỏ cây để lại trên bụng máy bay. Em đoán nói cỏ chứ chắc cũng phải tầm cây lau hay gì đó cao vài m và nếu .. nhưng nếu bài viết không nói quá thì thực sự cao thủ ( nếu em nhớ không bị lầm thì họ bay 900km/h hay bay cận âm gì đó - cái này em ko nhớ chắc chắn ). Họ tập cho nhiệm vụ bay thấp trên mặt nc để né rada của tàu Anh.
Em mang chuyện đọc này thắc mắc với 1 anh bạn là cựu pilot Mic 21 sau anh chuyển loại gì đó thì anh ngẫm 1 lúc rồi nói . VN anh cho rằng có 1 số lượng pilot cũng có thể làm đc việc đó. Không biết ông anh có tự tin thái quá vể đồng đội ông ấy không nữa .
 

Dodge Ram

Xe điện
Biển số
OF-566248
Ngày cấp bằng
26/4/18
Số km
3,009
Động cơ
183,943 Mã lực
Không quân đào tạo giỏi thật cụ nhỉ. Mình đi cái xe máy mà thò 1 chân đẩy xe khác còn loạng choạng . Nói 2 cái phản lực toan cõng nhau rồi lại đủn nhau trên không thì quá cao bồi điều khiển ngựa.
Tay lái siêu đẳng.
Gan dạ cũng không vừa .
Cực kỳ hiểu về chi tiết t kế, khả năng giới hạn của máy bay mình lái.
Tinh thần đồng đội đỉnh cao.
Có hôm em đọc về vụ Acgentina tổ chức cho không quân tập luyện ném bom tàu tên lửa Anh trong vụ tranh chấp đảo . Họ có 1 số phi công có thể bay phản lực trên vùng đồi cỏ mà dấu vết của cỏ cây để lại trên bụng máy bay. Em đoán nói cỏ chứ chắc cũng phải tầm cây lau hay gì đó cao vài m và nếu .. nhưng nếu bài viết không nói quá thì thực sự cao thủ ( nếu em nhớ không bị lầm thì họ bay 900km/h hay bay cận âm gì đó - cái này em ko nhớ chắc chắn ). Họ tập cho nhiệm vụ bay thấp trên mặt nc để né rada của tàu Anh.
Em mang chuyện đọc này thắc mắc với 1 anh bạn là cựu pilot Mic 21 sau anh chuyển loại gì đó thì anh ngẫm 1 lúc rồi nói . VN anh cho rằng có 1 số lượng pilot cũng có thể làm đc việc đó. Không biết ông anh có tự tin thái quá vể đồng đội ông ấy không nữa .
Xưa em có nghe giai thoại phi công ta trong lúc huấn luyện bay dưới dây điện Chèm, xong về bị phê bình kỷ luật?!
Nếu quả thật như vậy thì cũng khủng đấy chứ!
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
15,406
Động cơ
552,008 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Xưa em có nghe giai thoại phi công ta trong lúc huấn luyện bay dưới dây điện Chèm, xong về bị phê bình kỷ luật?!
Nếu quả thật như vậy thì cũng khủng đấy chứ!
Chiến hĩu của ông cụ nhà em là con trai cụ NDT trong lúc bay huấn luyện thì không biết do tình huống kỹ thuật hay sơ suất bay phạm vào vùng trời Ba Đình, kéo cao tí thì thất tốc ngay trên hồ Trúc Bạch. Bị kỷ luật xuống đất làm cơ giới và về sau chú ấy đi nước ngoài định cư luôn đến giờ. Các phi công ta hiếm khi cao hứng biểu diễn lắm vì giờ bay hạn chế, khí tài quý giá trách nhiệm quán triệt nặng nề. Đa số là các tình huống kỹ thuật ngoài ý muốn thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,869
Động cơ
471,210 Mã lực
Không quân đào tạo giỏi thật cụ nhỉ. Mình đi cái xe máy mà thò 1 chân đẩy xe khác còn loạng choạng . Nói 2 cái phản lực toan cõng nhau rồi lại đủn nhau trên không thì quá cao bồi điều khiển ngựa.
Tay lái siêu đẳng.
Gan dạ cũng không vừa .
Cực kỳ hiểu về chi tiết t kế, khả năng giới hạn của máy bay mình lái.
Tinh thần đồng đội đỉnh cao.
Có hôm em đọc về vụ Acgentina tổ chức cho không quân tập luyện ném bom tàu tên lửa Anh trong vụ tranh chấp đảo . Họ có 1 số phi công có thể bay phản lực trên vùng đồi cỏ mà dấu vết của cỏ cây để lại trên bụng máy bay. Em đoán nói cỏ chứ chắc cũng phải tầm cây lau hay gì đó cao vài m và nếu .. nhưng nếu bài viết không nói quá thì thực sự cao thủ ( nếu em nhớ không bị lầm thì họ bay 900km/h hay bay cận âm gì đó - cái này em ko nhớ chắc chắn ). Họ tập cho nhiệm vụ bay thấp trên mặt nc để né rada của tàu Anh.
Em mang chuyện đọc này thắc mắc với 1 anh bạn là cựu pilot Mic 21 sau anh chuyển loại gì đó thì anh ngẫm 1 lúc rồi nói . VN anh cho rằng có 1 số lượng pilot cũng có thể làm đc việc đó. Không biết ông anh có tự tin thái quá vể đồng đội ông ấy không nữa .
Làm được hay không ngoài trình pilot còn phụ thuộc vào khả năng, tính dễ điều khiển của từng loại máy bay, điều kiện khí tượng... VD hai phi cơ sêm sêm nhau là con f5 và con mig21, con f5 dễ điều khiển hơn.
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,652
Động cơ
293,653 Mã lực
Xưa em có nghe giai thoại phi công ta trong lúc huấn luyện bay dưới dây điện Chèm, xong về bị phê bình kỷ luật?!
Nếu quả thật như vậy thì cũng khủng đấy chứ!
Em cũng được nghe câu chuyện Phi công Mỹ bay chui qua gầm cầu nào đó. Ko nhớ đc nghe là cầu Long Biên hY cầu nào nữa.
 

catking113

Xe container
Biển số
OF-46017
Ngày cấp bằng
9/9/09
Số km
5,007
Động cơ
944,156 Mã lực
Sự kiện chiến tranh chống Mỹ thì để các vị chuyên chống Mỹ quan tâm, tức là box qs. Chỗ cà phê này lo làm ăn, đang hóng Mỹ công nhận thị trường mà. Theo em là lạc đề.
Ngáo ngơ, đây là sự kiện lịch sử, ko phải kỹ thuật quân sự. Chỗ cafe cũng ko phải nơi chuyên bàn về làm ăn.
 

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
:))
Xưa em có nghe giai thoại phi công ta trong lúc huấn luyện bay dưới dây điện Chèm, xong về bị phê bình kỷ luật?!
Nếu quả thật như vậy thì cũng khủng đấy chứ!
Bay bằng thì quả ấy bình thường, kỷ luật là chính xác vì vi phạm an toàn bay khi khu vực ấy đã biết có giới hạn tĩnh không.
Chỉ gan dạ chứ chưa phải nội dung khó. Vì có điểm mốc vị trí máy bay sẽ tiếp cận đến trên kính ngắm quang. Vị trí ấy nằm trên địa tiêu thì chả va chạm được.
Nay em đi xem airshow - chú dân sự này bay Mig17 trình diễn nhào lộn + bay thấp dọc phi đạo - chỗ này mà có dây điện là cũng cắt dây như vụ Chèm. Thanh niên này tập bay từ năm 12 tuổi.
:))



IMG_1513.jpeg

Em cũng được nghe câu chuyện Phi công Mỹ bay chui qua gầm cầu nào đó. Ko nhớ đc nghe là cầu Long Biên hY cầu nào nữa.
Cầu Hàm Rồng - Thanh Hoá.
Nhưng em chưa tìm được chi tiết phi công Mỹ nào chui được qua tĩnh không 15m cầu này. Nên khả năng là các cụ nhà mình hoa mắt tả nhầm
IMG_1505.jpeg
IMG_1474.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuankhoi001

Xe tải
Biển số
OF-816773
Ngày cấp bằng
31/7/22
Số km
463
Động cơ
10,588 Mã lực
Xưa em có nghe giai thoại phi công ta trong lúc huấn luyện bay dưới dây điện Chèm, xong về bị phê bình kỷ luật?!
Nếu quả thật như vậy thì cũng khủng đấy chứ!
Con trai cụ Nguyễn Duy Trinh lái máy bay sạt đường dây điện ở Việt Trì. Tay này nhảy dù, bị kỷ luật ngóc đầu không được mấy chục năm. Sau vượt biên sang Hong Kong, rồi định cư ở Pháp.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top