[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Mấy cái quả núi này theo đường chim bay đến thị trấn Lương Sơn còn xa hơn đến sân bay dã chiến Miếu Môn hồi đó, nhưng không có đường vào nên pháo phòng không tự hành 14ly5 của bộ đội chỉ tham gia dọc đường 21 (đường Hồ Chí Minh). Nhưng lực lượng dân quân tự vệ của cả huyện được huy động vào đó tìm phi công chứ không chỉ 1 bản.
Ngay cũng dùng súng 12ly7 bắn vào cái trực thăng lúc nó đỗ xuống, nhưng tự vệ nhà máy ông già em không được ghi công, vì cùng lúc đó có mấy khẩu cùng bắn. Bò với lẵng hoa được thưởng chung cho dân quân tự vệ huyện.
Và thời gian diễn ra chỉ 2 - 3 ngày thôi không lâu như thông tin bác đưa. Khi đi xem tên phi công đầu tiên bị bắt tụi em đã biết cả cái vụ buồng lái rơi xuống. Về nhà em đã thấy ông già bảo tự vệ nhà máy được huy động đi bắt phi công. Tối lúc các chú ấy về nói với ông già em chưa ngủ, sáng sớm ngủ dậy đã thấy ông già về nói tự vê lại đi tìm phi công tiểp vì cái trực thăng đã bị rơi gần biên giới, chưa cứu được. Gần chiều tối thấy họ về bảo bắt được rồi (tên phi công bắt sau em không được nhìn thấy, nhưng được nhìn thấy cái buồng lái F111 được cẩu đi).

Hi hi :D

Đành để hôm nào có việc lên Hoà Bình, tôi sẽ phải đến Ban chỉ huy quân sự để cùng với họ, đến toà soạn Báo, và yêu cầu đính chính vậy :D:D:D
 

thanhtrung052

Xe tăng
Biển số
OF-174986
Ngày cấp bằng
4/1/13
Số km
1,493
Động cơ
372,621 Mã lực
Cảm ơn cụ với những tư liê chưa đc dọc ở đâu ntn
 

DKeyboard

Xe buýt
Biển số
OF-863085
Ngày cấp bằng
8/7/24
Số km
543
Động cơ
43,095 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
224 Quang Trung Phường 10 Quận Gò Vấp TPHCM
Trong chiến tranh, phi công luôn được coi là những Hiệp sỹ trên không. Trên trời, khi không chiến, một mất một còn, nhưng khi đối phương sa cơ phải nhảy dù, hình như có luật ngầm là không được bắn vào dù hoặc nhắm bắn phi công đang nhảy dù. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ. Đang sẵn thớt về PKKQ, anh Baoleo có thể tổng hợp những trường hợp " no-fairplay "( em tạm dịch bồi như vậy ) của cả hai bên trong cuộc đọ sức giữa KQ Mỹ và KQ VN không. Em cám ơn anh nhiều ạ.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Trong chiến tranh, phi công luôn được coi là những Hiệp sỹ trên không. Trên trời, khi không chiến, một mất một còn, nhưng khi đối phương sa cơ phải nhảy dù, hình như có luật ngầm là không được bắn vào dù hoặc nhắm bắn phi công đang nhảy dù. Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ. Đang sẵn thớt về PKKQ, anh Baoleo có thể tổng hợp những trường hợp " no-fairplay "( em tạm dịch bồi như vậy ) của cả hai bên trong cuộc đọ sức giữa KQ Mỹ và KQ VN không. Em cám ơn anh nhiều ạ.
Để rồi thư thư, tôi sẽ biên về vấn đề này nhé.
Nhưng ở 'thớt MIG 19', hình như tôi đã biên việc phi công Mig-19 của ta, bị bắn vào dù ở trên không thì phải, DKeyboard à ;)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 11:

CÂU CHUYỆN VỀ VỤ TRỰC THĂNG MI-4 MẤT TÍCH NĂM 1960

Tút 1: Mở đầu



Trong ‘Bảo tàng Phòng không –Không quân’ ở đường Trường Chinh – Hà Nội có một một bức tranh mang tựa đề:

-Họp chi bộ Đảng trên đất địch

Bức tranh này kể về câu chuyện một chiếc trực thăng MI-4 của ta, đã mất tích năm 1960.

Câu chuyện này được coi là một kỳ tích của Không quân Việt Nam.

Vậy câu chuyện thế nào?


Câu chuyện theo chính sử:

Ngày 15 tháng 12 năm 1960, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trực tiếp giao nhiệm vụ cho Cục trưởng Cục Không quân và tổ bay Mi-4 đi đón khách đặc biệt ở Sen Sủn, cách Văng Viêng 25km, giáp biên giới Lào - Thái về Hà Nội.

Chuyến bay này đặc biệt, vì nó liên quan đến việc thành lập chính phủ hòa hợp dân tộc ba phái do hoàng thân Xu-pha-na Phu-ma làm thủ tướng – có lợi cho Việt Nam ta.

Khách đặc biệt là ngài Ki-nim Phôn-sê-na (sau này là Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ hòa hợp dân tộc ba phái do hoàng thân Xu-pha-na Phu-ma làm thủ t ướng) và đồng chí Chu Huy Mân - Đoàn trưởng Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào.

Trung đoàn không quân 919 điều ngay 1 máy bay vận tải Il-14 sang Sầm Nưa, mang theo xăng dầu để bảo đảm cho Mi-4, còn tổ bay Mi-4: lái chính Phạm Đình Cường-lái chính Hoàng Trọng Khai ngồi ghế lái phụ-dẫn đường trên không Lương Nhật Nguyễn-cơ giới trên không Lê Văn Lạo, sẵn sàng chờ lệnh.

Đặc biệt, chuyến bay còn có kèm theo 5 cán bộ chiến sỹ tình báo-đặc công làm nhiệm vụ đặc biệt, mà chẳng ai trong tổ bay được biết. Đến ngày hôm nay, cũng chẳng ai biết.

Do thời tiết xấu, 11 giờ 30 phút ngày 16 tháng 12 năm 1960, Mi-4 mới cất cánh từ Gia Lâm và đến Sầm Nưa lúc 14 giờ 30 phút.

Sau khi kiểm tra và nạp dầu, Mi-4 bay tiếp theo kế hoạch.

Sau đó, trực thăng MI-4 mất tích.


Sau khi mất liên lạc với Mi-4, Cục Không quân quyết định sử dụng An-2 tiếp tục làm nhiệm vụ.

Ngày 21 tháng 12 năm 1960, tổ bay An-2: lái chính Phan Như Cẩn-dẫn đường trên không Hoàng Cần-cơ giới trên không Trần Văn Nam-thông tin trên không Hồ A cất cánh, có kèm theo một chủ nhiệm dẫn đường bay giỏi của không quân Liên Xô đi kèm.



Tại điểm cuối của đường bay, tổ bay phải vòng đi vòng lại nhiều lần mới xác định được điểm hạ cánh và đón được khách đặc biệt, trong đó có ngài Ki-nim Phôn-sê-na (sau này là Bộ trưởng Ngoại giao trong chính phủ hòa hợp dân tộc ba phái do hoàng thân Xu-pha-na Phu-ma làm thủ tướng) và đồng chí Chu Huy Mân - Đoàn trưởng Đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào.

Tổ bay An-2 trở về Gia Lâm an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

+++ Hình minh hoạ:

Một chiếc MI-4 thời 196x

MI 4 1.jpg
 

Otozin

Xe hơi
Biển số
OF-28293
Ngày cấp bằng
3/2/09
Số km
115
Động cơ
485,614 Mã lực
MiG-21R (E-7R, loại 94R, loại 03) là máy bay được trang bị thùng chứa thống nhất có thể tháo rời với thiết bị trinh sát hình ảnh và điện tử. Việc phát triển máy bay trinh sát dựa trên MiG-21 bắt đầu từ đầu những năm 60. Người ta đặt thiết bị trinh sát dưới thân máy bay trong một thùng treo nhỏ gọn, thùng chứa có thể thay thế được, điều này đã mở rộng phạm vi của các phương tiện điện tử, quang học và kỹ thuật. Nguyên mẫu đầu tiên của E-7/8 được chế tạo trên cơ sở MiG-21PF. Máy bay trinh sát nối tiếp dựa trên MiG-21PFM. Mục đích của máy bay là chụp ảnh chiến thuật ngày đêm và trinh sát điện tử từ độ cao thấp và trung bình.



Một thùng chứa thiết bị đặc biệt đã được lắp đặt dưới thân máy bay MiG-21R trên một giá đỡ được thiết kế hợp lý đặc biệt. Các container được lắp đặt thay cho PTB chứa các thiết bị sau:



“D” - để trinh sát chụp ảnh ban ngày - máy ảnh để chụp ảnh phối cảnh 2 x AFA-39, máy ảnh để chụp ảnh thông thường 4 x AFA-39, máy ảnh khe AFA-5;

“N” - để trinh sát chụp ảnh ban đêm - máy ảnh UAFA-47, 188 hộp mực chụp ảnh chiếu sáng.

“R” - để trinh sát điện tử - thiết bị “Romb-4A” và “Romb-4B”, camera AFA-39 để điều khiển;

trạm gây nhiễu hoạt động "Lilac";

thiết bị lấy mẫu không khí;

thiết bị chuyển tiếp thông tin âm thanh trong phạm vi VHF.

Các cuộc thử nghiệm bay của container đã được thực hiện:

với thiết bị trinh sát truyền hình TARK và đường truyền thông tin tới điểm mặt đất;

với thiết bị trinh sát suốt ngày đêm "Shpil" có khả năng chiếu sáng khu vực vào ban đêm bằng chùm tia laze và đường truyền thông tin;với thiết bị trinh sát hồng ngoại "Prostor"
Mig21r.jpg

Một bình xăng bổ sung có dung tích 340 lít được lắp phía sau cabin trên một chiếc Gargrot mở rộng. Đối với hai giá treo vũ khí, hai giá treo thùng nhiên liệu bên ngoài dung tích 490 lít đã được bổ sung. Các thiết bị còn lại tương ứng với phiên bản MiG-21PFM. Ban đầu, máy bay được trang bị động cơ R-11F2S-300, được thay thế bằng động cơ tiên tiến hơn trong quá trình nâng cấp.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
MiG-21R (E-7R, loại 94R, loại 03) là máy bay được trang bị thùng chứa thống nhất có thể tháo rời với thiết bị trinh sát hình ảnh và điện tử. Việc phát triển máy bay trinh sát dựa trên MiG-21 bắt đầu từ đầu những năm 60. Người ta đặt thiết bị trinh sát dưới thân máy bay trong một thùng treo nhỏ gọn, thùng chứa có thể thay thế được, điều này đã mở rộng phạm vi của các phương tiện điện tử, quang học và kỹ thuật. Nguyên mẫu đầu tiên của E-7/8 được chế tạo trên cơ sở MiG-21PF. Máy bay trinh sát nối tiếp dựa trên MiG-21PFM. Mục đích của máy bay là chụp ảnh chiến thuật ngày đêm và trinh sát điện tử từ độ cao thấp và trung bình.



Một thùng chứa thiết bị đặc biệt đã được lắp đặt dưới thân máy bay MiG-21R trên một giá đỡ được thiết kế hợp lý đặc biệt. Các container được lắp đặt thay cho PTB chứa các thiết bị sau:



“D” - để trinh sát chụp ảnh ban ngày - máy ảnh để chụp ảnh phối cảnh 2 x AFA-39, máy ảnh để chụp ảnh thông thường 4 x AFA-39, máy ảnh khe AFA-5;

“N” - để trinh sát chụp ảnh ban đêm - máy ảnh UAFA-47, 188 hộp mực chụp ảnh chiếu sáng.

“R” - để trinh sát điện tử - thiết bị “Romb-4A” và “Romb-4B”, camera AFA-39 để điều khiển;

trạm gây nhiễu hoạt động "Lilac";

thiết bị lấy mẫu không khí;

thiết bị chuyển tiếp thông tin âm thanh trong phạm vi VHF.

Các cuộc thử nghiệm bay của container đã được thực hiện:

với thiết bị trinh sát truyền hình TARK và đường truyền thông tin tới điểm mặt đất;

với thiết bị trinh sát suốt ngày đêm "Shpil" có khả năng chiếu sáng khu vực vào ban đêm bằng chùm tia laze và đường truyền thông tin;với thiết bị trinh sát hồng ngoại "Prostor"
Mig21r.jpg

Một bình xăng bổ sung có dung tích 340 lít được lắp phía sau cabin trên một chiếc Gargrot mở rộng. Đối với hai giá treo vũ khí, hai giá treo thùng nhiên liệu bên ngoài dung tích 490 lít đã được bổ sung. Các thiết bị còn lại tương ứng với phiên bản MiG-21PFM. Ban đầu, máy bay được trang bị động cơ R-11F2S-300, được thay thế bằng động cơ tiên tiến hơn trong quá trình nâng cấp.
Cảm ơn bác về thông tin của Mig 21 R.
Đặc biệt là hình ảnh của nó.
Rất hiếm ảnh của Mig 21R trên cõi mạng.
Mời bác cà phê nhé ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 11:
CÂU CHUYỆN VỀ VỤ TRỰC THĂNG MI-4 MẤT TÍCH NĂM 1960



Tút 2: Hồi ức của cơ trưởng Phạm Đình Cường (1/3)

….

Tôi nhìn vào đồng hồ, lúc này là 17.40, ngày 16 tháng 12 năm 1960.

Từ trên cao nhìn xuống mặt đất đã nhá nhem, sương phủ lờ mờ trên các đỉnh núi.

Theo ước tính thời gian, máy bay đã đến khu vực hạ cánh, nhưng vì bay ở độ cao trên ba nghìn mét, lại không có phương tiện chỉ huy từ mặt đất, chẳng có sông Mê Kông nào cả, mà đường quốc lộ số 13 cũng không thấy, chỉ có một con đường lạ.

Lúc trước đã hiệp đồng không nhận ra địa điểm thì hạ cánh xuống khu vực đường quốc lộ số 13, đốt một đụn khói làm tín hiệu bắt liân lạc.

Tôi cho chiếc Mi-4 hạ thấp độ cao, mặt đất hiện rõ hơn, có một cái sân bóng, máy bay lượn thêm một vòng nhỏ nữa rồi mới từ từ đáp xuống. Tất cả đoàn chưa biết đây là đâu? Trong phi hành của chúng tôi có bốn, cộng thêm năm hành khách tổng cộng thành chín người.

Mở cửa bước xuống đất tôi nhận ra đây không phải đất Lào, phía trên sân bóng có một cột cờ, treo một lá cờ gạch chéo, tôi nhận định đây là đất Thái Lan.

Thấy có chiếc máy bay lạ hạ cánh xuống, nhiều người kéo nhau ra xem, họ đã quây kín xung quanh chúng tôi.

Rất may cho chúng tôi, trong đoàn có một người biết tiếng Thái, anh ta nhanh trí nói với họ: "Chúng tôi bay từ Pắc Xế đi Pắc San, đến đây vì trời tối nên phải hạ cánh để hỏi đường rồi đi ngay".

Không có ai chỉ huy cả, chúng tôi nhận thấy rõ sự nguy hiểm, chốc nữa thôi tất cả sẽ bị bắt, tôi đã được quán triệt rất kỹ, tuyệt đối không để rơi vào tay địch, không được xưng khai, và không mang theo giấy tờ, tài liệu nào hết. Tôi bảo anh em nhanh chóng lên máy bay thoát khỏi vùng nguy hiểm. Ngay lập tức không ai nói với ai, máy bay khởi động rồi cất cánh bay ngược lại theo hướng MK30 độ.

Tôi là phi công đã được đào tạo lái máy bay IL-14 hai động cơ tại Liên Xô, chuyển về đoàn 919 cấp trên giao cho tôi bay loại trực thăng Mi-4.

Bay trong điều kiện đêm tối anh em rất lo lắng, ngay cả đồng chí Khai lái phụ cũng chưa gặp tình huống này bao giờ, nhưng tôi đã từng bay IL-14 ban đêm nên yên tâm hơn. Bay được một đoạn chừng hai mươi phút trên địa hình rừng núi, trời tối đen như mực không có điểm nào làm vật chuẩn, tôi không xác định được tọa độ, bắt buộc phải hạ cánh để tránh va vào núi. Tôi bật đèn pha soi xuống mặt đất, phát hiện có một khoảng đất rộng, máy bay từ từ hạ cánh xuống, kim đồng hồ chỉ 18.20 (ngày 16 tháng 12 năm 1960).

Tôi tắt khóa điện cho động cơ dừng hẳn, rất có thể rơi vào tay địch.

Vì tôi là lái chính quyết định số phận của mọi người, anh em trong đoàn nghe theo lệnh tôi như một người chỉ huy, tôi phân công mỗi người một việc, canh gác xung quanh máy bay, hủy toàn bộ giấy tờ có liên quan đến chuyến bay, riêng tấm bản đồ phải để lại.

Dân quanh đó bắt đầu kéo nhau đến xem, tôi cử hai đồng chí biết tiếng đến liên hệ với họ, hỏi xem khu vực này thuộc địa phận nước nào? Qua một hồi trao đổi được biết; buổi chiều chúng tôi vừa hạ cánh xuống sân bóng của trường huấn luyện cảnh sát Thái Lan, đây vẫn thuộc đất của họ.


Đang giữa thời chiến sự, quân đội Thái Lan đối địch với lực lượng cách mạng Lào, chúng tôi bay đi để bắt liên lạc với lực lượng cách mạng Lào, máy bay hạ cánh trên đất này khác nào vào khu rừng có nhiều cọp dữ.

Tất cả đoàn ai cũng lo lắng, chúng tôi đã cầm chắc trong tay hơn nửa phần chết, hi vọng sống là nhỏ nhoi, đang chưa biết sử trí sa sao? Nhưng phán đoán thì chưa có lực lượng vũ trang nào của Thái Lan đánh hơi thấy, đây là những người dân hiếu kỳ ra xem, chúng tôi nói với họ tránh xa chiếc máy bay, chúng tôi đang bay đi Pắc San, đến đây trời tối quá đành phải hạ cánh xuống nghỉ, ngày mai lại tiếp tục.

Lát sau dân về hết, tôi giao cho nhiệm vụ thông tin liên lạc cùng cơ yếu đánh "Mooc" báo về Bộ tổng tham mưu, nói rõ tình hình đang bị lạc. Viết đến bốn bức điện phát đi nhưng chẳng nhận được sự hồi âm nào cả, bặt vô âm tín, phương tiện duy nhất chúng tôi mang theo là chiêc máy 15W. Núi rừng trả lời là sự im phăng phắc, màn đêm sâu hun hút đến vô tận, đêm đầu tiên không ai chợp mắt nổi, chỉ cần một tiếng động nhỏ là tất cả lại dật mình, chỉ mong cho trời nhanh sáng.

+++++ Hình minh hoạ:

Một chiếc MI-4 bay trên rừng Lào

M2.jpg
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,333
Động cơ
899,618 Mã lực
Trong trận này, Pháo 57 bắn theo phần tử do ra-đa cung cấp.
Mặt khác, không có chuyện máy bay 'ăn 1 quả đạn pháo' đâu.
Thông thường, pháo phòng không bắn đến 1 tầm cao nhất định theo phần tử, thì sẽ nổ để văng ra các mảnh đạn.
Và máy bay chết là do ăn mảnh đạn, chứ không phải do 'bị quả đạn bắn trúng'.

Việc máy bay 'bị ăn 1 quả đạn' rồi chết, thường là do các vũ khí tầm thấp của phòng không, dùng loại đạn xuyên thôi.

Để lúc nào thư thư, tôi sẽ biên về việc bắn pháo phòng không, vì tôi chỉ huy bắn pháo 37 loại 2 nòng cũng khá. Thời đó, giáo viên của tôi vẫn bẩu rằng:
-Chúng mày ra chỉ huy sau này, phải huấn luyện được lính 'coi như mù chữ đi', bắn được máy bay phản lực :D :D :D

À, mà làm ly cà phê sáng đã, bạn hiền coolpix8700 ơi ~o)
Pháo thì gần như không cần trúng máy bay mà chỉ cần sóng nổ hay mảnh, nhưng quả đạn phải nổ được gần cái máy bay. Khi máy bay phía trước điểm nổ thì khoảng cách có thể xa hơn 1 chút do mảnh đạn chủ yếu văng về phía trước...
Nhưng do cái F111 thời gian về sau chỉ bay cực thấp và thời gian nó bay tới cũng rất nhanh, ngày đó cây cối, nhất là các lũy tre ở vùng nông thôn còn rất nhiều nên radar rất khó phát hiện ra nó (để tính được phần tử cho pháo bắn).
Bay như mấy trực thăng mà tụi IS ở Syria đất khá thoáng với 14ly5 hay 12ly7 còn chẳng kịp khua để bắn theo nó khi nó bay thấp. Nếu F111 không vài đêm liền bay theo hành trình cố định thì các cụ nhà ta cũng gác súng nhìn nó oanh tạc (tính năng chính của nó)!
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Pháo thì gần như không cần trúng máy bay mà chỉ cần sóng nổ hay mảnh, nhưng quả đạn phải nổ được gần cái máy bay. Khi máy bay phía trước điểm nổ thì khoảng cách có thể xa hơn 1 chút do mảnh đạn chủ yếu văng về phía trước...
Nhưng do cái F111 thời gian về sau chỉ bay cực thấp và thời gian nó bay tới cũng rất nhanh, ngày đó cây cối, nhất là các lũy tre ở vùng nông thôn còn rất nhiều nên radar rất khó phát hiện ra nó (để tính được phần tử cho pháo bắn).
Bay như mấy trực thăng mà tụi IS ở Syria đất khá thoáng với 14ly5 hay 12ly7 còn chẳng kịp khua để bắn theo nó khi nó bay thấp. Nếu F111 không vài đêm liền bay theo hành trình cố định thì các cụ nhà ta cũng gác súng nhìn nó oanh tạc (tính năng chính của nó)!
Tôi đã viết rồi, trận này pháo 57 là bắn theo phần tử ra-đa.
Tuy nhiên, không phải cứ có phần tử ra-đa là bắn rơi ngay. Nếu như thế thì thế giới tuyệt chủng máy bay từ lâu ..dồi.
Pháo phòng không bắn rơi máy bay đang bay, ngoài yếu tố có dẫn bắn bằng ra-đa, thì còn hằng hà sa số các yếu tố khác.
À, mà pháo phòng không ngắm bắn máy bay bay ngang (không phải là bổ nhào thẳng xuống đầu mình), thì bao giờ cũng là bắn đón, tức là bắn phía trước máy bay, coolpix8700 nhé ;) ;) ;)
Vậy nên, việc bắn rơi con F 111 này, ngoài các yếu tố kỹ thuật, còn có cả yếu tố ...tâm linh nữa cơ ;) ;) ;)
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 11:
CÂU CHUYỆN VỀ VỤ TRỰC THĂNG MI-4 MẤT TÍCH NĂM 1960


Tút 2: Hồi ức của cơ trưởng Phạm Đình Cường (2/3)


Ngày hôm sau, mới 05.00 ánh sáng bắt đầu le lói, nhưng trời đất vẫn còn mù sương, tầm nhìn còn bị hạn chế, cả đoàn rất nóng lòng muốn cất cánh nhưng điều kiện thời tiết không cho phép, nếu không nhanh chóng thì rất có thể địch biết tin đến bắt sống, mỗi giây phút kéo dài là nỗi sợ lại nhân lên cấp số nhân.

Mãi đến 07.00 sương mù bắt đầu tan, nhưng ngoài trời vẫn còn lạnh cóng, máy bay khó khởi động, phải nổ máy động cơ ba mươi phút mới cất cánh được.

Khi máy bay đã bốc lên, tôi không dám nâng độ cao, chỉ bay là là với khoảng cách mặt đất 300 mét, vì càng nâng độ cao càng tốn xăng, đồng hồ báo đã chỉ ở vạch đỏ.

Bay được khoảng năm phút đồng hồ đo xăng báo động mức nguy hiểm, mối đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng cả đoàn, nhìn xuống dưới mặt đất chẳng có vị trí nào để hạ cánh cả, tôi vẫn liều lĩnh cho máy bay tiếp tục tiến, sự sống và cái chết của chúng tôi cân bằng nhau, thêm một đoạn nữa tôi thấy có một dải đất bằng, nhưng không thể hạ cánh được vì cây cối mọc lởm chởm, nếu có hạ cánh rồi cũng chẳng có cơ hội bay tiếp. Trong suy nghĩ của tôi bắt đầu nảy sinh nhiều toan tính, một ý nghĩ táo bạo lóe sáng trong đầu.

Chiếc máy bay như con chuồn chuồn đuối sức, cánh quạt quay chậm dần, toàn thân đè lên đám cây kêu răng rắc, cánh quạt chém lá bay tứ tung, kết thúc là một tiếng "khực", một cảm giác khủng khiếp, đồ đạc trong máy bay loảng xoảng, người ngồi trong dúi dụi, giây phút ấy diễn ra trong chốc lát rồi trả lại bình yên, nhưng mặt mũi ai nấy cũng đều tái xanh. Anh em chúng tôi bỏ máy bay, mang đồ đoàn mở cửa bước ra. Vẫn đang ở đất Thái. Từ đâu đó năm người chĩa súng thẳng vào chúng tôi:

- Thăng môt dưn kôông! (Tất cả đứng yên).

Mặt mũi bọn họ đằng đằng sát khí, những họng súng đen ngòm sẵn sàng khạc lửa thẳng vào mặt chúng tôi. Như hiểu ý nhau, tất cả chín anh em ngoan ngoãn đứng dậy giơ hai tay lên quá đầu. Không khí bớt căng thẳng, họ bớt cảnh giác hơn.

- Chúng tôi đi khảo sát địa chất, máy bay bị hết xăng rơi xuống đây.

Chúng tôi nói bằng tiếng Thái.
Nhóm người giãn ra, họ bỏ súng xuống, tôi ra hiệu cho một đồng chí đốt máy bay. Nhiên liệu trong khoang máy chỉ còn dính đáy, phải thò tấm vải bông vào thùng thấm, nhóm người kia nhìn nhau ngơ ngác, họ chẳng biết gì.

Tôi châm thuốc hút, rồi tiện đà mời họ hút thêm, thái độ họ thân thiện hơn. Trong lúc đang chuyện trò, chúng tôi nháy nhau chuần bị cướp súng, tất cả hiểu ý định, trà trộn giáp lá cà với họ thành từng nhóm nhỏ, chỉ cần hiệp đồng đúng thời cơ. Không chần chừ, tôi hô lớn một tiếng, năm người thổ dân bị đè nghiến xuống đất.

Từ lúc nãy, mảng bông tẩm xăng được vứt sẵn trong buồng lái, chúng tôi châm lửa rồi cùng nhau mang súng bỏ chạy. Không ai nói câu nào, chúng tôi cúi đầu chạy một mạch, đằng sau có tiếng nổ lớn, xác máy bay đã tan tành, không biết năm người dân kia làm gì? Chúng tôi cứ thế chạy thẳng vào rừng sâu.

(Thực ra, máy bay trực thăng còn nguyên vẹn – Chú thích của Baoleo)

Khi đã xa lắm rồi, không ai còn đủ sức chạy tiếp, cả đoàn nằm vật xuống dưới tán một bụi cây lớn. Chuyến bay đó rất gấp, chúng tôi không kịp chuẩn bị gì, trước đó tôi được thủ trưởng giao cho nhiệm vụ bay đến Xẻn Xum phía bắc Viên Chăn, cách bờ sông Mê Kông khoảng hai mươi kilomet, ngoài ra tôi chẳng biết gì hơn.

Họ chỉ nói với tôi, đây là nhiệm vụ đặc biệt! Đảng và nhà nước tin tưởng đồng chí…Cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng nói thế.

Thực ra nhận nhiêm vụ tôi rất lo, điều kiện đảm bảo nhiên liệu cho máy không có, quãng đường lại quá xa, phải chăng đây là một chuyến bay cảm tử? Tôi được chỉ huy gọi lên quán triệt liên tục, đến gần giờ bay tôi mới biết chuyến bay đó có bốn người cùng đơn vị, thêm năm người khách nữa nhưng không biết họ là ai.

Ăn cơm trưa song chúng tôi cùng ra máy bay, mang theo ba chiêc địa bàn, bốn chiếc bình tông đựng nước uống, một khẩu súng tiểu liên AK, lương thực chẳng có gì, một ai đó trong đoàn mua được năm chiếc bánh chưng, năm người khách lạ đi cùng có mang theo hai hộp sữa, một ít bánh bicquy.

Ở trong khu rừng chúng tôi bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn, nhiều quan điểm khác nhau, có người bảo cứ hành quân theo đường quốc lộ, người khác lại bảo vào dân hỏi đường và xin lương thực. Tất cả những ý kiến đó đều không khả thi, đây là vùng đất địch. Cuối cùng mọi vấn đề đều được thống nhất, trong đoàn của chúng tôi có chín, tám người là Đảng viên, một người là đoàn viên ưu tú, chi bộ lâm thời được thành lập, đồng chí Đạt có thâm niên lâu hơn được đề cử làm bí thư, tôi làm phó bí thư.

Chúng tôi thống nhất phương trâm, "Chết đống còn hơn sống một". Đói quá có anh em bắt đầu lả đi, nhưng lương thực quá ít ỏi không dám dùng hết, đành phải cắt một miếng bánh chưng nhỏ cho ăn, phần còn lại phải để dành những ngày tiếp theo.

Chúng tôi lại bắt đầu đi. Sông Mê Kông nằm ở phía đông, buổi sáng mặt trời mọc ở hướng đó, buổi chiều lăn phía sau lưng. Rừng ở Thái Lan không rậm lắm, chủ yếu là cây khôộc và nhiều loại cây khác nữa, người khỏe thay phiên nhau dìu người yếu. Cứ vậy chúng tôi hành quân về phía sông Mê Kông.

Đi được một quãng khá xa thì bất ngờ nghe tiếng nổ lớn, tất cả anh em tản ra nằm rạp xuống, hóa ra là một khẩu súng kíp anh em cướp được của thổ dân bị nảy cò nổ, may mắn không ai bị dính đạn. Sau tiếng nổ ấy chúng tôi lại tiếp tục chạy, sợ nhỡ địch nghe thấy súng ập đến bao vây. Lúc ấy đang là mùa đông, buổi chiều thời tiết ấm hơn, mùa này rừng cũng chẳng có loại hoa quả gì có thể ăn được, không thể tiếp tục đi mãi khi bụng đói tóp teo, chúng tôi tản ra tìm bất cứ loại gì đút vào miệng sống qua ngày.

Sau một giấc ngủ mê mệt, khí lạnh tràn về khắp khu rừng, chúng tôi tỉnh giấc lại giữa mà đên tối om om, bầu trời bắt đầu hiện đầy sao. Bỗng dưng tôi khát khao sự sống đến thê? Cả nhà (vợ, con) không ai biết tôi đang ở đâu, tôi không kịp thông báo chuyến đi này, hình ảnh những đứa con đang ríu rít vui đùa khiến tôi ứa nước mắt, nếu tôi chết thì chúng sẽ sống ra sao? Anh Đạt cũng tỉnh từ lúc nào, đang ngồi trầm tư nghĩ ngợi bên gốc cây. Chúng tôi túm tụm lại thành một nhóm. Cơn khát lại kéo về dày vò, một đồng chí nữa lại lả đi. Cuộc hành trình của chúng tôi theo tinh thần của nghị quyết chi bộ. Để đảm bảo ăn dè sẻn số lương thực mang theo, chúng tôi bầu một đồng chí làm quản lý, phân phối tiêu chuẩn ăn mỗi người một bữa chỉ được một nhúm bicquy, một cái bánh chưng phải chia ra thành chín xuất, tính như thế cũng chỉ đảm bảo được hai ngày, riêng hai hộp sữa phải để dành khi đến bờ sông Mê Kông ăn để lấy sức vượt. Giữa rừng sâu không có một dấu chân người, tất cả bốn bi đông nước không còn lấy một giọt, xung quanh không có dòng suối nào cả, không thê kiếm nước ở đâu uống qua cơn khát, một đồng chí đã quá yếu không dậy được. Chúng tôi không thể ngồi nhìn nhau chết dần trên đường về, không còn cách nào khác đành phải đái ra lấy nước đổ vào mồm đồng đội.

Đi trong rừng nhìn thấy dây củ mài mọc mà không có cách nào đào lên được, trong tay chúng tôi chẳng có gì, mấy khẩu súng kíp cướp được cũng đành phải bỏ lại vì không đủ sức mang theo.

Thật may mắn anh em trong đoàn chúng tôi có một người cầm bật lửa, dọc đuờng đi hễ cứ tìm được thứ gì ăn được là anh em cùng nhau kiếm, kể cả những loại cây thú rừng ăn nham nhở cũng hái bỏ vào ống nứa non nấu.

Một hôm chúng tôi qua mảnh nương cũ của dân bỏ lại, lấy được bí đỏ ăn no nê một bữa, thế rồi ba hôm sau không kiếm được thứ gì nên người mệt mỏi vô cùng, lê từng bước trong rừng, cứ đi được năm đến mười phút lại phải nghỉ giải lao hàng tiếng. Lúc đứng dậy mắt hoa đom đóm, đầu óc choáng váng, một đống chí không biết ăn phải quả dại nên ngộ độc; mặt tái xanh, hôn mê, nôn mửa, chân tay run lật bật tưởng chết nhưng qua khỏi. Dọc đường đi gian khổ cũng có một vài đồng chí nảy sinh tư tưởng muốn vào nhà dân xin cơm, nhưng nghị quyết chi bộ đã quán triệt nên nhất nhất phải nghe.


Thêm một ngày là sức lực chúng tôi thêm kiệt quệ, phải vượt qua nhiều địa hình hiểm trở, đường cao, dốc thẳm. Tôi còn nhớ một hôm gặp dãy núi đá rất cao, người bình thường cũng khó lòng để vượt qua. Thế mà chúng tôi những người sức lực đã yếu, chi bộ phải chụm lại bàn bạc. Lúc đầu chúng tôi đi vòng quanh hình chữ Z nhưng suốt một ngày không lên đến mỏm, cuối cùng phải quyết tâm leo. Nhích từng bước một chúng tôi cồng kênh nhau, nếu chẳng may ai trượt chân ngã xuống coi như đã mặc niệm. Thế rồi cũng lên được đỉnh, không ai bị sơ xuất.

Rồi có một đồng chí bị đi kiết, người rũ rượi không đủ sức đi tiếp, rút súng ngắn định tự sát: "Thôi các đồng chí cứ đi tiếp, chúng ta phải trở về với tổ quốc. Còn tôi…"

Tôi lại phải kể tiếp, mỗi đồng chí chúng tôi trước lúc lên máy bay đã giắt sẵn trong người một khẩu súng ngắn. Lúc ấy tinh thàn quyết tâm lại chỗi dậy, anh em xúm lại, nhìn đồng đội thoi thóp mà nước ứa đầy hai khóe mắt. "Thà chết đống còn hơn sống một" Cả đoàn lại đứng lên dìu dắt nhau đi bằng được.

Nhìn trên bản đồ quân sự, chúng tôi ước tính chỉ đi bộ khoảng hai hoặc ba ngày là đến bờ sông Mê Kông, nhưng đã trải qua chín ngày vẫn chưa tới nơi. Vào một buổi chiều, khi mặt trời đã chuẩn bị chìm xuống dãy núi phía sau, phía trước mặt xuất hiện một cánh đồng rộng, tôi nghĩ thầm là sắp đến bờ sông. Cánh đồng đó rất rộng, xung quanh nhà dân mọc lên san sát, chúng tôi không thể ngang nhiên vượt qua đó được. Anh em ngồi lại đó quan sát kỹ lưỡng. Thế là chúng tôi nghỉ lại ở một mép rừng, trong bản có tiếng chó sủa nhiều, phía xa có ánh đèn pha, mọi người bắt đầu thấy lo, lúc chiều đột nhiên gặp một số người dân, có thể đã bị lộ, địch đang tiến hành truy kích. Phương án của chúng tôi vạch ra: Tất cả nằm bất động, cử hai người cảnh giới, phải vượt qua cánh đồng trong đêm nay. Đợi mãi đên 01.00 chúng tôi mới bắt đầu thực hiện, lúc này có sương xuống chó không thể đánh hơi người. Trước lúc lên đường bắt tất cả mọi người phải cởi giầy. Tôi đã quen đi giầy, da bàn chân mỏng như tờ giấy, dẫm lên gốc cây bàn chân cảm thấy nhói buốt, chẳng hiểu thế nào mà tôi đã cùng đồng đội đi suốt đoạn đường dài hai tiếng không nghỉ. Đêm trên đồng tối mờ mịt, bản đồ và địa bàn không thể đối chiếu với bên ngoài được, nhìn lên bầu trời có vì sao Bắc đẩu, chòm Đại hùng tinh, Tiểu hùng tinh cùng chùm sao Chiến sĩ rất sáng, chúng tôi căn vật chuẩn vào đỉnh núi phía sau và ngọn cây phía trước để hành quân. Đến gần sáng thì chúng tôi đến một khu rừng.

Đây có lẽ là một cuộc thoát hiểm hiếm có trong chiến tranh, đã là ngày thứ mười chúng tôi sống trong nỗi sợ hãi, cái đói, khát cứ liên tục dày vò, không còn đủ sức mà tiếp tục, bờ sông Mê Kông đang vẫy gọi chúng tôi tiến đến. Khu vực này địch rất có thể ập đến bất cứ lúc nào, đã kiệt sức quá rồi nhưng không thể quên cảnh giới. Tối hôm sau chúng tôi lại tiếp tục vượt qua một rừng tranh, thêm hai người nữa mệt quá bị ngất đi, nhưng ước vọng lớn nhất của chúng tôi là nhìn thấy bờ sông Mê Kông, đã mười ngày trôi qua mà vẫn chưa nhìn thấy gì, niềm thất vọng lan ra khắp cả đoàn.

Ngày hôm đó chúng tôi gặp một người dân, họ đến gần hỏi chuyện:
- Các ngài đang đi đâu?
- Chúng tôi là đoàn địa chất của chính phủ. Từ đây đến Vang Sa Phông có xa không? Người trong đoàn biết tiếng Thái nói.

- Đường lên huyện và ra bờ sông bằng nhau, đi bộ mất khỏang một ngày.

Họ nói thế và mời chúng tôi vào bản nhưng phải từ chối. Đợi họ đi khuất rồi chúng tôi lần vào rừng sâu.

Sau cuộc gặp gỡ chúng tôi đã mừng thầm, nhẩm tính chắc chỉ đi bộ thêm ba ngày nữa. Nhưng thực tế không phải như vậy, chúng tôi đi hơn năm ngày nữa mới đến bờ sông, sức chúng tôi đã quá kiệt quệ mất rồi, đi bộ chừng mười lăm phút phải nghỉ mất hàng tiếng đồng hồ, gặp gì ăn nấy. Những khi gặp được một con suối chúng tôi nghỉ lại cả buổi, anh em nào khỏe thì xuống mò ốc bắt cua, nhái nấu để ăn, lúc đó không ai còn biết ghê tởm điều gì hết.

Mười lăm ngày trôi qua là một cuộc đấu tranh vô cùng ác liệt, sáng sớm ngày thứ mười bảy tôi thức dậy rất sớm, lợi dụng sương mù dày đặc tranh thủ men theo con đường nhỏ đi thám thính xem có phải bờ sông không. Đúng như dự tính bờ sông Mê Kông đang ở ngay trước mặt tôi. Lúc đầu chúng tôi nghi ngờ nhưng mang bản đồ đối chiếu với thực địa thì quả thật đúng như vây. 09.00 rồi mà sương mù vẫn bao phủ khắp mặt nước, bờ sông đoạn này hai bên có rừng cây rậm rạp và các tảng đá to. Chúng tôi ngồi ở đó quan sát sang phía bờ sông bên kia.

Đến lúc này chỉ cần vượt sang bên kia sông là sự sống của chúng tôi có nhiều hi vọng. Nhưng không thể nôn nóng mà liều lính rơi vào tay địch. Trong đoàn lại nảy sinh nhiều ý kiến, có ngời bảo lợi dụng thuyền của dân, ý kiến khác cho rằng thế là nguy hiểm, thỉnh thoảng lại có thuyền với ca nô chạy qua đoạn sông chúng tôi đang ngắm.

Nhiều ý kiến đề xuất nên chủ trương chính của chúng tôi vẫn dùng thuyền để vượt sông, e rằng dùng bè chuối một số anh em yếu không đủ sức bơi. Chúng tôi phân công nhau thành nhiều nhóm. Đồng chí Đạt cùng hai người nữa ra mép sông trinh sát và lấy nước cho anh em. Ở dưới sông có năm người dân đang đóng bè nứa, tổ trinh sát thương lượng để họ chở bè nứa qua sông nhưng không được, đồng chí Đạt bào về cần khẩu súng AK, bộ phận sau chuẩn bị mang hành lý lên bè sang sông. Lúc ấy đã là 17.30, mặt sông đã nhá nhem tối. Lúc sau nghe một loạt AK, chúng tôi dồn cả về phía có tiếng nổ, nghĩ rằng tổ trinh sát đã bắn chết năm người dân để cướp bè nứa. Một cuộc đọ súng giữa ta với địch nổ ra. Họ bắn nhau dữ dội! Khi hai đồng chí trong tổ trinh sát quay lại:

- Đồng chí Đạt đâu? Tôi hỏi.
- Không biết. Một đồng chí nói rồi nằm vật xuống đất ngất đi.

Địch trên sông triển khai đội hình chiến đấu, súng của địch bốn phía bắn liên tiếp về phía bờ sông, cả đạn cối cũng nổ tung các cột nước trắng xóa. Tôi nghe thấy chúng hô hoán om xòm nhưng không biết tiếng, con đường phía sau xe tăng chạy ầm ầm. Trời đã buông màn đêm đen kịt xuống từ lúc nào, chúng tôi phải im lặng nằm tại vị trí chờ đồng chí Đạt trở lại. Chúng tôi chờ mãi cho đến 24.00 không thấy đồng chí Đạt quay lại mới tiếp tục đi. Trong suy nghĩ của tôi đoán có lẽ đồng chí ấy đã bị lạc hoặc chết vì bị lộ. Chúng tôi quay lại rừng không dám vượt sông ngay đêm ấy.

++++ Hình minh hoạ:

Một chiếc MI-4 trên đất Lào

M3.jpg
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,333
Động cơ
899,618 Mã lực
...
Vậy nên, việc bắn rơi con F 111 này, ngoài các yếu tố kỹ thuật, còn có cả yếu tố ...tâm linh nữa cơ ;) ;) ;)
Chắc là tâm linh rồi!
Khi máy bay bổ nhào và cả trận địa pháo bắn đón vào nó thì xác suất hạ cao hơn nhiều, nhất là không chỉ 1 cái, mà nhiều cái lần lượt bổ nhào. Họ chuẩn bị sẵn được đạn đã cắt ngòi định khoảng cách nổ, để khi máy bay gần đến khoảng cách đó đồng loạt bẳn lên tạo ra 1 vùng đạn pháo nổ trùm xung quanh máy bay.
Năm 1972 cái F111 bị pháo 37 bắn rơi vì nó tham gia đánh nhà ga, nơi trận địa này bảo vệ.
Còn dùng pháo bắn 1 cái F111 bay ngang qua lại khác. Thời gian để ông pháo thủ đặt ngòi, quay nòng pháo rồi đạp cò đúng thời điểm khi cả 2 (F111 và đầu đạn pháo) bay ngược chiều nhau với vận tốc gần 1000km/h (tức là 1 giây thì khoảng cách giữa chúng được rút ngắn hay giãn ra cây số rưỡi). Dù đúng hướng, nhưng quả đạn pháo chỉ có thể sát thương được F111 khi nó nổ rất gần mũi F111.
Em không phủ nhận họ có bắn và cái F111 rơi!
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Chắc là tâm linh rồi!
Khi máy bay bổ nhào và cả trận địa pháo bắn đón vào nó thì xác suất hạ cao hơn nhiều, nhất là không chỉ 1 cái, mà nhiều cái lần lượt bổ nhào. Họ chuẩn bị sẵn được đạn đã cắt ngòi định khoảng cách nổ, để khi máy bay gần đến khoảng cách đó đồng loạt bẳn lên tạo ra 1 vùng đạn pháo nổ trùm xung quanh máy bay.
Năm 1972 cái F111 bị pháo 37 bắn rơi vì nó tham gia đánh nhà ga, nơi trận địa này bảo vệ.
Còn dùng pháo bắn 1 cái F111 bay ngang qua lại khác. Thời gian để ông pháo thủ đặt ngòi, quay nòng pháo rồi đạp cò đúng thời điểm khi cả 2 (F111 và đầu đạn pháo) bay ngược chiều nhau với vận tốc gần 1000km/h (tức là 1 giây thì khoảng cách giữa chúng được rút ngắn hay giãn ra cây số rưỡi). Dù đúng hướng, nhưng quả đạn pháo chỉ có thể sát thương được F111 khi nó nổ rất gần mũi F111.
Em không phủ nhận họ có bắn và cái F111 rơi!
Tâm linh, tâm linh, và tâm linh thôi :D ~o) :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 11:
CÂU CHUYỆN VỀ VỤ TRỰC THĂNG MI-4 MẤT TÍCH NĂM 1960


Tút 3: Hồi ức của cơ trưởng Phạm Đình Cường (3/3)


Phải mất thêm hai ngày nữa chúng tôi mới tổ chức vượt sông được. Chúng tôi lê từng bước đi cách chỗ cũ khoảng mười kilomet mới đến bờ sông. Đoạn này cũng hẹp! Chỗ đấy là một cái khe nhỏ, hai bên khe có nhiều chuối rừng mọc, có cả cây đu đủ rất sai, đói quá chúng tôi thi nhau ăn, đến sau này tôi mới biết vì thế mà mình mắc chứng đau dạ dày. Quan sát thấy bờ sông vắng lặng, chúng tôi họp lại, họ phân công tôi làm bí thư chi bộ. Cả đoàn lúc này chỉ còn lại tám người, chia làm hai nhóm vượt sông, tổ chức hiệp đồng cẩn thận song xuôi đây đấy. Đúng đến 02.00 thì hai chiếc bè chuối được hoàn thành, chúng tôi chỉ có 2 con dao díp nhỏ để tiện thân chuối, còn anh em khác dùng mồm để cắn dây buộc cốn bè.

Mặt sông bồng bềnh trong sương lạnh, tất cả súng đạn cùng đồ đoàn chất lên trên, mỗi người phải lấy một sợi dây buộc mình vào bè chuối phòng mệt bị nước cuốn đi. Lờ mờ sáng thì sang đến bờ bên kia, một số anh bị ngất đi, những người khỏe hơn thì khuân vác đồ cùng cõng anh em vào trong bờ cất giấu, vừa song việc có một chiếc ca nô của địch đi tuần tiễu trên sông. Theo hiệp đồng thì bè nào sang trước ở bên trên thì đi xuôi xuống tìm bạn, bè nào phía dưới thì đi ngược lên, tôi đi ngược tìm những người bên tổ bạn nhưng không thấy, ba anh em trong tổ bị ngất đi mãi đến 15.00 mới tỉnh lại. Chúng tôi tiếp tục ngược lên phía trên tìm bạn, tối hôm ấy bắt đầu có trăng, dưới tán rừng ánh trưng soi mờ ảo, chúng tôi vẫn đi đến khoảng 21.00 thì nghe có tiếng huýt sáo, (lúc trước đã hiệp đồng gọi nhau bằng tiếng huýt, người gọi bằng một tiếng, đáp lại bằng hai tiếng). Tôi huýt lại hai tiếng, thế là anh em gặp được nhau. Đáng lẽ chúng tôi phải cười lên mới đúng. Nhưng chúng tôi chẳng nở được một nụ cười nào. Tất cả lặng đi nhìn về phía bên kia nhớ thương đồng chí Đạt.

Nếu tôi kể tiếp thì chuyện còn dài lắm, sang đất Lào chúng tôi may mắn gặp được một du kích Pa Thét, lúc đầu họ vẫn chưa tin chúng tôi là quân đội Bắc Việt, họ nghi là Phỉ của Việt Nam Cộng Hòa. Mãi về sau một người trong đoàn gặp một người bạn học hồi còn ở Trung Quốc họ mới tin, chúng tôi còn phải tiếp tục hành quân bộ hơn 300kilomet nữa, về đến cánh đồng Chum bắt được liên lạc về nước. Về sau tôi được biết đồng chí Đạt đã chết trong lần đụng độ ngày hôm ấy (Theo nguồn tin quân sự), chuyến bay đó tôi không bao quên trong ký ức…
------ ----- ----
NOTE:
Câu chuyện này phải đặt trong bối cảnh ở miền Bắc Việt Năm năm 1960. Đó là:

-Miền Bắc vừa mới ra khỏi cuộc kháng chiến chống Pháp mới được vài năm,

-Cơn bão khủng khiếp của Cải cách ruộng đất, của Cải tạo công thương còn đang làm cho miền Bắc trăn trở,

-Đời sống nhân dân còn được coi là đói kém và ngơ ngác. Việc khắc phục hậu quả chiến tranh còn chưa làm được bao nhiêu. Năm 1958 mới xây dựng lại xong cầu Việt Trì, năm 1959 mới có nước về trên hệ thông kênh Bắc Hưng-Hải.

-Trang bị của quân đội chủ yếu vẫn là vũ khí từ thời đánh Pháp. Trang thiết bị hiện đại từ nguồn Viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc chưa có là bao,

-Vân vân…..

Chúng ta nhớ lại bối cảnh đó của miền Bắc, thì mới thấy hết được, tại sao - Câu chuyện này lại được coi là một kỳ tích của Không quân Việt Nam.


+++++++ Hình ảnh minh họa:

MI-4 trong 1 lần quân ta diến tập

M5.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 11:
CÂU CHUYỆN VỀ VỤ TRỰC THĂNG MI-4 MẤT TÍCH NĂM 1960


Tút 4: Khúc vĩ thanh:


Mãi sau này, câu chuyện chiếc trực thăng mất tích mới được sáng tỏ. Đó là:

- Do gió trên cao thay đổi, lại gặp trời mù trong thời gian dài, dẫn đường trên không không phát hiện được sai lệch, nên đã bị lạc đường và tổ bay phải hạ cánh bắt buộc xuống một vùng đất lạ - chính là đất Thái Lan.
Trong tình huống hết sức khó khăn, tổ bay đã quyết định thiêu hủy trực thăng và tổ chức thành một đơn vị chiến đấu, tìm đường trở về.

-Sau 17 ngày đêm, tổ bay Mi-4 tuy không hoàn thành nhiệm vụ bay đón khách nhưng đã trở về đơn vị, mặc dù bị kẻ địch truy lùng và một người trong đoàn đã anh dũng hy sinh.

-Sau này, cả hai tổ bay An-2 và Mi-4 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm.

Và đấy là lý do mà tại sao, trong ‘Bảo tàng Phòng không –Không quân’ ở đường Trường Chinh – Hà Nội có một một bức tranh mang tựa đề:

-Họp chi bộ Đảng trên đất địch

Và câu chuyện này được coi là một kỳ tích của Không quân Việt Nam.

+++ Hình minh hoạ:

Chiếc trực thăng Mi-4 chuyên cơ của Ông Cụ. Đưa hình này lên, để Nhóm ta nhận dạng được kiểu loại máy bay

M6.jpg
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Về chiếc F111 bị pháo phòng không hay súng 14,5mm của tự vệ bắn rơi, em chém từ các post #390, 391 và 395 của cụ Baoleo để luận đơn vị bắn rơi chiếc này.

1- Vị trí (theo hướng bay của F111, tính từ khi xuất hiện ở Tam Đảo):
- F111 từ Tam Đảo bay xuống phía nam (đông nam?)
- Pháo/radar 57mm ở Điền Xá, đầu tây sân bay Đa Phúc (Nội Bài), phía nam (đông nam) so với dãy Tam Đảo và vị trí phát hiện F111.
Điền Xá là cái đoạn vừa qua ngã tư giao QL 2 và đường Thăng Long-Nội Bài, vừa cua vòng phải để vào đường sân bay, chỗ khu khách sạn nhà nghỉ các kiểu bây giờ.
- Dục Nội (không phải Đức Nội), Đông Anh phía bắc Hà Nội, cách cảng Hà Nội khoảng 17km, khớp với lời phi công Mỹ (10 miles). Vị trí này nằm ở phía Đông Nam của trận địa 57mm. F111 từ Tam Đảo phải bay qua vùng trận địa 57 mm mới tới Dục Nội
- Súng 14,5mm ở bãi sông chỗ Vân Đồn.
2- Radar pháo 57mm phát hiện F111 từ khoảng cách 21km, độ cao 600m.
- Bắn loạt 1 ở khoảng cách 3500m, loạt 2 ở 1500m, ngay sau đó mất mục tiêu ở độ cao 300m. Trình tự bắn và vị trí cho thấy pháo bắn đón đầu. Khi pháo 57mm bắn, F111 vẫn đang ở phía bắc sân bay Đa Phúc.
Theo phi công Mỹ thì
3- F111 vòng phải xuống phía Nam, thoát khỏi sự che chắn của rặng Tam Đảo - chặng cuối của hành trình là phía bắc thung lũng Tam Đảo.
- Hành trình từ Tam Đảo tới Dục Nội không thấy mô tả bị pháo bắn.
- Độ cao 300ft sau Tam Đảo - tương đương 100m.
4- Điểm tham chiếu cuối cùng là Dục Nội, tốc độ 480 mil/h, độ cao không thông báo, nhưng suy luận là đã ở mức 100m và duy trì mức này.
- Sau điểm tham chiếu này mới có mô tả về pháo cao xạ bắn.
- Không có thông báo về cảnh báo bất thường của máy bay trước khi vào công kích.
- F111 sử dụng cầu Long Biên để tham chiếu đường bay.
5- Tốc độ khi cắt bom và thoát ly là 550 mil/h. Độ cao (suy diễn) là duy trì ở 100m.
- Cảnh báo thủy lực điều khiển phụ trợ phải ngay sau khi cắt bom và đã quan sát thấy bom nổ.
- Cảnh báo cháy động cơ phải tiếp sau đó 1 phút.
- Tiếp tục thêm cảnh báo khi đã đổi hướng để thoát ly, chuẩn bị tới vùng đồi/trung du phía tây HN

Từ (1), (4), (5) thì máy bay bị bắn trúng trong giai đoạn ngay trước khi và trong khi công kích vì cảnh báo thủy lực chỉ được quan sát thấy ngay sau khi thấy bom nổ. Phi công cũng mô tả không cảm thấy cú va chạm nào (như khi có vụ nổ đạn cao xạ trên không gần máy bay). Thời điểm cảnh báo và mô tả của phi công phù hợp với vị trí và loại đạn của súng 14,5mm. Nói đúng ra thì lúc này là lúc cụ già bắn rơi máy bay bằng súng trường được. Tuy nhiên giữa hai đơn vị pháo 57mm và khẩu đội tự vệ 14,5mm, dù việc chọn khẩu đội tự vệ lúc đó có mang tính chính trị đi nữa thì đấy cũng là lựa chọn đúng như em suy luận ở trên. Các cụ pháo 57mm không có gì phải buồn nữa.

F111-721222.jpg

Em chém thêm tí:
Từ (3), chặng cuối F111 là phía bắc thung lũng Tam Đảo trước khi vòng xuống phía Nam, nên em dựng đường màu đỏ từ phía bắc Tam Đảo về Dục Nội. Tuy nhiên nếu theo đường này thì radar pháo 57mm không thể phát hiện được từ khoảng 21km do bị dãy Tam Đảo chắn, và cũng không phù hợp với khoảng cách bắn của 57mm ở (2). Do vậy đường bay từ Tam Đảo tới Dục Nội là đường màu vàng thì sẽ hợp lý hơn, phù hợp với khoảng cách bị radar phát hiện và khoảng bắn của 57mm.
(3) Vòng khỏi rặng Tam Đảo là F111 nhủi xuống thấp, độ cao còn 100m. (2) Radar pháo 57mm phát hiện F111 ở độ cao 600m ở cách 21km, mất mục tiêu ở độ cao 300m, sau khi bắn loạt 2 ở khoảng cách 1500m. Như vậy theo radar 57mm thì F111 bay suốt gần 20km mà chỉ giảm độ cao từ 600m xuống 300m. Điều này không hợp lý với kiểu bay của F111 ở địa hình không có đồi núi như trong khoảng tuyến màu vàng em vẽ trên bản đồ. Mặt khác phi công cũng mô tả độ cao bay sau khi vòng khỏi rặng Tam Đảo là 100m. Do vậy khả năng cao là radar đo cao của pháo 57mm đã đo sai, đạn pháo nổ trên cao nên phi công không ghi nhận gì về việc bị cao xạ bắn trong đoạn này - Đơn vị 57mm có đo xa quang học nhưng là đo xa, không đo cao.

Do vừa ôm địa hình và vòng phải để thoát khỏi rặng Tam Đảo nên tốc độ máy bay giảm xuống. Để chuẩn bị vào công kích, F111 tăng tốc. Ví dụ ở (4) và (5) tốc độ đã tăng từ 480 lên 550 mil/h. Việc tăng tốc đã diễn ra trong giai đoạn sau dãy Tam Đảo và có thể sử dụng tới chế độ tăng lực (afterburning). Việc các trắc thủ 57mm thấy máy bay cháy có lẽ là do thấy đuôi lửa phụt ra khi F111 bật tăng lực.

Edit: Em loại bỏ khả năng F111 bật tăng lực và trắc thủ 57mm nhìn thấy đuôi lửa tăng lực. Lý do là tốc độ máy bay dưới tốc độ siêu âm (kể cả mức 550 miles/h sau khi ném bom), chỉ trên tốc độ hành trình một chút, không cần đến tăng lực để tăng tốc. Việc tăng lực để phụt đuôi lửa làm lộ mục tiêu cũng không phù hợp với phổ bay công kích của F111. Căn cứ vàođường bay, có lẽ trắc thủ quan sát đã nhìn được thẳng vào ống đuôi phản lực của F111 và nhìn thấy ánh lửa vừa thoát ra từ buồng đốt qua turbin, hoặc nhìn thấy một thứ gì đấy khác.

Aardvark Down: former F-111 WSO tells the story of his ejection over North Vietnam during Operation Linebacker II - The Aviation Geek Club
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Về chiếc F111 bị pháo phòng không hay súng 14,5mm của tự vệ bắn rơi, em chém từ các post #390, 391 và 395 của cụ Baoleo để luận đơn vị bắn rơi chiếc này.

1- Vị trí:
- F111 từ Tam Đảo bay xuống phía nam (đông nam?)
- Pháo/radar 57mm ở Điền Xá, đầu tây sân bay Đa Phúc (Nội Bài), phía nam (đông nam) so với dãy Tam Đảo và vị trí phát hiện F111.
Điền Xá là cái đoạn vừa qua ngã tư giao QL 2 và đường Thăng Long-Nội Bài, vừa cua vòng phải để vào đường sân bay, chỗ khu khách sạn nhà nghỉ các kiểu bây giờ.
- Dục Nội (không phải Đức Nội), Đông Anh phía bắc Hà Nội, cách cảng Hà Nội khoảng 17km, khớp với lời phi công Mỹ (10 miles). Vị trí này nằm ở phía Đông Nam của trận địa 57mm. F111 từ Tam Đảo phải bay qua vùng trận địa 57 mm mới tới Dục Nội
- Súng 14,5mm ở bãi sông chỗ Vân Đồn.
2- Radar pháo 57mm phát hiện F111 từ khoảng cách 21km, độ cao 600m.
- Bắn loạt 1 ở khoảng cách 3500m, loạt 2 ở 1500m, ngay sau đó mất mục tiêu ở độ cao 300m. Trình tự bắn và vị trí cho thấy pháo bắn đón đầu. Khi pháo 57mm bắn, F111 vẫn đang ở phía bắc sân bay Đa Phúc.
Theo phi công Mỹ thì
3- F111 vòng phải xuống phía Nam, thoát khỏi sự che chắn của rặng Tam Đảo - chặng cuối của ành trình là phía bắc thung lũng Tam Đảo.
- Hành trình từ Tam Đảo tới Dục Nội không thấy mô tả bị pháo bắn.
- Độ cao 300ft sau Tam Đảo - tương đương 100m.
4- Điểm tham chiếu cuối cùng là Dục Nội, tốc độ 480 mil/h, độ cao không thông báo, nhưng suy luận là đã ở mức 100m và duy trì mức này.
- Sau điểm tham chiếu này mới có mô tả về pháo cao xạ bắn.
- Không có thông báo về cảnh báo bất thường của máy bay trước khi vào công kích.
- F111 sử dụng cầu Long Biên để tham chiếu đường bay.
5- Tốc độ khi cắt bom và thoát ly là 550 mil/h. Độ cao (suy diễn) là duy trì ở 100m.
- Cảnh báo thủy lực điều khiển ngay sau khi cắt bom và đã quan sát thấy bom nổ
- Tiếp tục thêm cảnh báo khi đã đổi hướng để thoát ly, chuẩn bị tới vùng đồi/trung du phía tây HN

Từ (1), (4), (5) thì máy bay bị bắn trúng trong giai đoạn ngay trước khi và trong khi công kích vì cảnh báo thủy lực chỉ được quan sát thấy ngay sau khi thấy bom nổ. Phi công cũng mô tả không cảm thấy cú va chạm nào (như khi có vụ nổ đạn cao xạ trên không gần máy bay). Thời điểm cảnh báo và mô tả của phi công phù hợp với vị trí và loại đạn của súng 14,5mm. Nói đúng ra thì lúc này là lúc cụ già bắn rơi máy bay bằng súng trường được. Tuy nhiên giữa hai đơn vị pháo 57mm và khẩu đội tự vệ 14,5mm, dù việc chọn khẩu đội tự vệ lúc đó có mang tính chính trị đi nữa thì đấy cũng là lựa chọn đúng như em suy luận ở trên. Các cụ pháo 57mm không có gì phải buồn nữa.

F111-721222.jpg

Em chém thêm tí:
Từ (3), chặng cuối F111 là phía bắc thung lũng Tam Đảo trước khi vòng xuống phía Nam, nên em dựng đường màu đỏ từ phía bắc Tam Đảo về Dục Nội. Tuy nhiên nếu theo đường này thì radar pháo 57mm không thể phát hiện được từ khoảng 21km do bị dãy Tam Đảo chắn, và cũng không phù hợp với khoảng cách bắn của 57mm ở (2). Do vậy đường bay từ Tam Đảo tới Dục Nội là đường màu vàng thì sẽ hợp lý hơn, phù hợp với khoảng cách bị radar phát hiện và khoảng bắn của 57mm.
(3) Vòng khỏi rặng Tam Đảo là F111 nhủi xuống thấp, độ cao còn 100m. (2) Radar pháo 57mm phát hiện F111 ở độ cao 600m ở cách 21km, mất mục tiêu ở độ cao 300m, sau khi bắn loạt 2 ở khoảng cách 1500m. Như vậy theo radar 57mm thì F111 bay suốt gần 20km mà chỉ giảm độ cao từ 600m xuống 300m. Điều này không hợp lý với kiểu bay của F111 ở địa hình không có đồi núi như trong khoảng tuyến màu vàng em vẽ trên bản đồ. Mặt khác phi công cũng mô tả độ cao bay sau khi vòng khỏi rặng Tam Đảo là 100m. Do vậy khả năng cao là radar đo cao của pháo 57mm đã đo sai, đạn pháo nổ trên cao nên phi công không ghi nhận gì về việc bị cao xạ bắn trong đoạn này - Đơn vị 57mm có đo xa quang học nhưng là đo xa, không đo cao.

Do vừa ôm địa hình và vòng phải để thoát khỏi rặng Tam Đảo nên tốc độ máy bay giảm xuống. Để chuẩn bị vào công kích, F111 tăng tốc. Ví dụ ở (4) và (5) tốc độ đã tăng từ 480 lên 550 mil/h. Việc tăng tốc đã diễn ra trong giai đoạn sau dãy Tam Đảo và có thể sử dụng tới chế độ tăng lực (afterburning). Việc các trắc thủ 57mm thấy máy bay cháy có lẽ là do thấy đuôi lửa phụt ra khi F111 bật tăng lực.
Cảm ơn bạn đã dựng lại sơ đồ trận đánh, theo như mô tả của các bên tham gia ~o)
Khái quát lại, thì có 2 đơn vị nhận bắn.
1/ Cao xạ 57 ly, khi đạn nổ sẽ văng mảnh, để chạm vào máy bay (nếu công là của cao xạ)
2/ Tiểu cao 14ly5, là loại đạn xuyên. Vậy, đạn phải xuyên/chạm trực tiếp vào máy bay, gây ra xung lực đủ mạnh, để quật ngã máy bay (nếu ghi công cho tiểu cao)

Tuy nhiên, phi công không ghi nhận có sự va chạm nào vào thân máy bay.

Vậy:
3/ Tiểu cao có thể bị loại trừ.
4/ Cao xạ có khả năng hơn, vì mảnh đạn chỉ gây ra vết xước nhỏ, dẫn đến việc máy bay, đã bay thêm được một khoảng cách nhất định, lúc đó mới gây ra được sự cố ở hệ thống thủy lực.

NHƯNG:
Có giả thiết kém oai hùng nhất, là chẳng đơn vị nào bắn trúng cả.
MÀ,
Chính là do sự cố kỹ thuật của bản thân máy bay F 111

Nên nhớ, máy bay F111 rơi, trên toàn cầu (thời 1972 hất về trước), chủ yếu là do lỗi kỹ thuật.

Vậy,
Ghi công cho tiểu cao, là phù hợp mọi nhẽ, cả về chính trị, lẫn phân chia chiến công.

Chém tí cho vui, bạn coolpix8700 , bạn hairyscary ời :D:D:D
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,325
Động cơ
267,353 Mã lực
Xin mời - Xin mời -Xin mời.
Mời bạn đọc để ủng hộ cho người lính già nhé.
Tôi như anh ca sỹ quèn, lên sân khấu hát mà không có ai nghe, nó buồn ơi là buồn :D ~o) :D
Cụ viết hơi gấp. Nhấp nhả tí cho người xem hóng...
Hóng dài cổ ra rồi cụ nhả nhả phun phun tiếp...
Gần tới cao trào cụ lại lôi ra, cho con nghiện hóng nghẹn...
Đại loại vậy là tự nhiên các hóng gơ sẽ gào lên thôi cụ. Họ sẽ đòi cụ uống thuốc xổ...
À cụ tham khảo nghệ thuật vê côn nhấp ga rà thắng của cụ đồng chí angkorwat cũng điệu nghệ lắm.
Các gái cũng mê mệt kiểu vê côn đấy lắm...😀
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Cụ viết hơi gấp. Nhấp nhả tí cho người xem hóng...
Hóng dài cổ ra rồi cụ nhả nhả phun phun tiếp...
Gần tới cao trào cụ lại lôi ra, cho con nghiện hóng nghẹn...
Đại loại vậy là tự nhiên các hóng gơ sẽ gào lên thôi cụ. Họ sẽ đòi cụ uống thuốc xổ...
À cụ tham khảo nghệ thuật vê côn nhấp ga rà thắng của cụ đồng chí angkorwat cũng điệu nghệ lắm.
Các gái cũng mê mệt kiểu vê côn đấy lắm...😀
Hay quá.
Bác góp ý hay quá.
Tôi sẽ học tập và làm theo góp ý của bác, cũng như nghệ thuật bốt bài của bạn hiền angkorwat :D ~o) :D
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Hay quá.
Bác góp ý hay quá.
Tôi sẽ học tập và làm theo góp ý của bác, cũng như nghệ thuật bốt bài của bạn hiền angkorwat :D ~o) :D

Học món này khó ah cụ anh. Không có nhiều bạn gái thì còn lâu mới nhấp nhả lung linh thế được ;))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top