[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)

(4): Tham chiến ở Lào.



Tút 6: Những chuyến bay đêm thả dù cho chiến trường miền Nam – Khi chưa có đường mòn HCM cho xe cơ giới:



“Ngày đó, chúng tôi đi chỉ đeo mỗi băng đỏ có ngôi sao để lấy ký hiệu nhận biết, hai con dao trong ống tay và hai khẩu súng ngắn (mỗi khẩu 12 viên đạn)” - cựu chiến binh Trương Thanh Phú (72 tuổi, Bắc Giang) cho biết.

Để tránh bị radar Mỹ phát hiện từ ngoài biển, các chuyến bay tiếp tế đều phải bay ở độ cao thấp, khoảng 500m, có lúc hạ xuống chỉ 300m.

“Bay thấp gió đưa đi ít hơn, thời gian thả hàng nhanh hơn. Đặc biệt, những kiện hàng nặng như pháo rơi xuống ở độ cao thấp tỉ lệ an toàn cao hơn. Nếu đưa máy bay lên 2.000m, ngoài biển máy bay Mỹ và các chiến hạm quan sát thấy sẽ tìm cách tiêu diệt ngay. Cứ phải bay sát triền núi. Biết độ cao của đỉnh núi như thế nào thì nâng lên cách 500m. Phải nói kỹ thuật bay của phi công mình ngày ấy rất tốt và rất dũng cảm, bản lĩnh mới dám bay như vậy” - người sĩ quan kỳ cựu của lực lượng dù cho biết.

Các chuyến bay đều diễn ra trong bí mật, bay dọc Trường Sơn rồi mới tạt sang Lào. Nếu bay ban ngày phải chọn lúc thời tiết xấu, mưa mù mới đi để tránh địch phát hiện. Nhưng nhiều chuyến bay thường phải cất cánh vào ban đêm, bắt đầu từ lúc 19 giờ.

-“Mỗi đêm đi 4-5 chuyến, có đêm tới 10 chuyến. Mỗi chuyến chỉ kéo dài khoảng 90 phút hoặc hơn một tí chứ không được lâu hơn. Máy bay Mỹ sẽ phát hiện và truy đuổi. Có lần tui về đến Hương Khê (Hà Tĩnh) thì máy bay Mỹ phát hiện, kèm mình khiếp lắm. Bọn tui phải lẩn xuống đi ra biển về đến Quỳnh Lưu (Nghệ An) ra Ninh Bình về Hà Nội” - ông Tấn kể.

-“Có lần chúng tôi đến đường 9 Nam Lào bắt đầu qua sông Gianh xâm nhập đường mòn Hồ Chí Minh thì gặp pháo của nó - ông Trương Thanh Phú nhớ lại - Ngày đó mỗi chuyến bay là một lần ra trận. Mình rất hay gặp loại AD-7 của nó bám theo.

Phòng không của mình biết nên radar luôn theo dõi, khống chế nó.

Tổ bay của tôi từng bị AD-7 ép tí chết. Thả hàng xong rồi, khi về đến cung đường cuối cùng của đường 9, phòng không của mình phát hiện một chiếc AD-7 bám theo. Chúng tôi phải vòng sang đèo Phulanhích (nằm giữa Quảng Bình của Việt Nam và tỉnh Khăm Muộn của Lào) đi gần sát xuống vách núi lẩn mất. Hôm đó nó chỉ ép chứ không bắn vì không mang hai khẩu 20 li không đối không ở chân phụ. Bữa đó nó mang thì chúng tôi chết hết”.

-“Có tổ bay bị nó vừa ép sát bên sườn vừa để tránh pháo phòng không của mình. Khi pháo phòng không ép được nó thì nó lên cao ép đè mình xuống núi. Mình phải hạ độ cao, khi xuống còn... 100m thì rơi tự do, khi xuống thấp gặp dòng đối lưu kéo tụt máy bay xuống. Có tổ bay hi sinh hết vì bay thấp, mà lại bay ban đêm nên đâm vào núi. Máy bay mình hồi đó cũ chứ đâu có hiện đại như bây giờ...” - đại tá Dương Tuấn Kiệt xót xa kể.

(Còn tiếp..)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)

(4): Tham chiến ở Lào.


Tút 7: Chính sử
về ‘Những chuyến bay đêm thả dù cho chiến trường miền Nam’:

+++ Bình luận của Baoleo, về lời kể của các cụ cựu binh dù:

Qua năm tháng, lúc nhớ lúc quên, nhiều cụ cựu binh đã nói quá lên, lâm ly thêm vào các câu chuyện chiến đấu.

Vậy nên, nghe lời các cụ kể, phải hết sức tỉnh táo để tìm ra sự thật và tính lo-gic trong câu chuyện các cụ kể.

Nhà cháu xin đưa tư liệu chính sử, về ‘Những chuyến bay đêm thả dù cho chiến trường miền Nam’, như sau:


1/ Việc thả hàng:

a/ Theo ‘Cuốn Ðường Hồ Chí Minh - khát vọng độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc - Nhà Xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội- 2010’:

-“ Những thắng lợi của quân và dân Lào-Việt trong xuân hè 1961 đã góp phần tạo bước ngoặt có tính chiến lược của tuyến vận tải quân sự 559 - đường TS, "lật cánh" sang tây TS... Ðến đầu tháng 5, một tuyến đường giao liên hành quân mới được hình thành, bắt đầu từ Vít Thù Lù (cao điểm 592) chạy ngang qua động Vàng Vàng, vượt biên giới sang bản Tà Ha (cao điểm l034) thuộc đất bạn, vượt sông Sê Pôn qua Sa Ði, Mường Noọng vào tới La Thạp... Chiến dịch giải phóng đường số 9 thắng lợi, chúng tôi tính ngay tới mở một trục dọc nối đường 12 với đường số 9... Cũng theo đề nghị của chúng tôi, sau khi liên quân Lào - Việt giải phóng Sê Pôn, Thà Khống, Tiểu đoàn công binh Sư đoàn 325 đã sửa chữa sân bay Thà Khống, bảo đảm cho máy bay vận tải của ta hạ cánh được...

......Cũng từ đó, được chuyên gia Liên Xô giúp đỡ, không quân vận tải của ta từ sân bay Vinh và sân bay Ðồng Hới chở hàng sang hạ cánh tại sân bay Thà Khống, hoặc thả dù hàng xuống Mường Thìn..., nên kết thúc năm 1961, Ðoàn 559 đã chuyển được một khối lượng hàng hóa khá lớn vào chiến trường: giao cho Khu 5 hơn 250 tấn vũ khí, hơn 50 tấn hàng dân dụng, tạo được chân hàng ở khu vực đường số 9 hơn 30 tấn; đưa đón bảo đảm cho gần tám nghìn cán bộ vượt TS vào chiến trường...”

(‘Chúng tôi’ Ở đây là cụ Võ Bẩm, thiếu tướng, Tư lệnh Đoàn 559 đời đầu – chú giải của Baoleo).

b/ Theo ‘Lịch sử Dẫn đường không quân’:


-“ Để chi viện cho miền Nam, ngày 6 tháng 5 năm 1959, Tổng Quân ủy triệu tập hội nghị liên tịch bàn kế hoạch xây dựng tuyến đường vận chuyển Bắc Nam và quyết định cuối tháng 7 năm 1959 phải đưa đoạn đường ô tô từ Đường 1 (nam Quảng Bình) lên Vít Thù Lù (tây-tây nam Lệ Thủy 23km) vào hoạt động. Nhưng trong tháng 7, một trận lũ lớn phá hỏng hầu hết nền đường, cầu cống của đoạn đường huyết mạch này.

Trung đoàn không quân 919 được Bộ Tổng Tham mưu giao nhiệm vụ khẩn cấp thả hàng tiếp tế cho đồng bào và bộ đội mở đường chiến lược Trường Sơn tại khu vực Vít Thù Lù.

Bãi thả hàng tại Vít Thù Lù rất nhỏ, bốn bề là núi cao bao bọc. Trung đoàn 919 dùng IL-14 thả thử chuyến hàng không dù đầu tiên ở độ cao 800m, nhưng do hướng gió và tốc độ gió trong thung lũng thay đổi đột ngột, nên các kiện hàng đều rơi tản mạn, không vào được bãi. Trung đoàn quyết định chuyển ngay sang sử dụng An-2.

Ngày 15 tháng 9 năm 1959, 3 tổ bay và 2 máy bay cơ động vào Đồng Hới. Trong tổ bay thứ nhất: lái chính Lê Văn Quyền, lái chính Nguyên Xuân Lịch ngồi ghế lái phụ, dẫn đường trên không Đinh Huy Cận; tổ bay thứ hai: lái chính Lê Năng, dẫn đường trên không Lê Thế Hưng và tổ bay thứ ba: lái chính Nguyễn Xuân Tình, dẫn đường trên không Phạm Thanh Tâm.

Lái chính Phan Như Cẩn (các cụ xem thêm bài AN-2 để biết thêm về anh Cẩn - Baoleo) chịu trách nhiệm chung, sẵn sàng thay thế các lái chính khác khi cần thiết và bay thử chuyến đầu tiên vào ngày 16 tháng 9 năm 1959.

Phương án dẫn bay được đưa ra là: trên hướng tiến nhập vào bãi, qua đỉnh núi thấp nhất, có độ cao 500m, thu hết tay ga, rồi giảm thật nhanh độ cao xuống 100m (thấp nhất không dưới 50m), đến đúng cự ly dự tính, các kiện hàng sẽ được đẩy xuống.

Phải bay từ ba đến bốn vòng mới có thể thả hết hàng, vừa tốn thời gian và nhiên liệu, lại rất nguy hiểm và dễ gây tai nạn. Nhờ có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thiết kế thành công giá thả hàng, không cần người đẩy chỉ cần rút chốt là các kiện hàng sẽ thả hết một cách nhanh chóng.

Sau hai tuần bay liên tục, 60 tấn hàng gồm các dụng cụ, phương tiện máy móc, lương thực, kể cả thực phẩm tươi sống và rau xanh đã được thả chính xác xuống bãi Vít Thù Lù. Các đơn vị mở đường Trường Sơn nhận được sự chi viện kịp thời, phấn khởi, hăng hái, tiếp tục mở đường chi viện cho tiền tuyến lớn. Trong chiến dịch này, dẫn đường trên không đã hiệp đồng chặt chẽ với các thành phần trong tổ bay, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đội bay An-2 được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba….’’.

2/ Việc máy bay địch cản phá máy bay vận tải của ta:

Theo báo Quân đội nhân dân:
-“ Cuối năm 1960, Đinh Tôn cùng một số huấn luyện viên bay và toàn bộ học viên bay Khóa 1, Trường Không quân được điều về Trung đoàn Không quân vận tải 919, bay chuyển loại sang các máy bay vận tải do Liên Xô viện trợ. Tôn được đưa về Phi đội máy bay vận tải Li-2. Và, cũng chỉ phải trải qua 3 vòng bay kiểm tra trên máy bay mới, Tôn đã được chuyên gia bay Xô-viết phê chuẩn cho bay đơn. Anh nhanh chóng được biên chế vào phân đội bay giúp nước bạn Lào.

Phát huy truyền thống đoàn kết chiến đấu Việt-Lào trong kháng chiến chống Pháp trước đây, toàn Trung đoàn Không quân vận tải 919 nêu cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng: "Đánh địch mà tiến, mở đường mà bay!": Súng đại liên Ka-li-nốp đồng loạt được lắp lên hai bên hông máy bay sẵn sàng nhả đạn không chiến với máy bay tiêm kích địch mở đường bay tới đích.

Một lần xuyên mây bay ra, Tôn bỗng phát hiện một chiếc chiến đấu cơ địch lao đến từ phía bên phải, đang liệng vòng bay chéo sang tiếp cận máy bay anh.

Tôn phán đoán nhanh: "Nếu cứ tiếp tục bay thẳng địch dễ bám đuôi tấn công". Anh lệnh ngay cho Trần Nam, sĩ quan kỹ thuật máy kiêm xạ thủ nổ súng chặn đánh địch, đồng thời ngoặt gấp máy bay sang phải bay đối đầu với tên địch. Tốc độ tiếp cận của cả hai bên cộng lại nhanh vùn vụt. Tên giặc lái chắc không chịu nổi ngón đòn căng thẳng vội kéo thốc máy bay lên cao bỏ chạy.

Trận nổ súng đầu tiên trên trời cao và dũng mãnh đối đầu với máy bay tiêm kích địch hôm ấy đã nêu một tấm gương sáng trong toàn trung đoàn về ý chí quyết tâm làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả: "Đánh địch mà tiến, mở đường mà bay!....".

(Đại tá, phi công, Anh hùng LLVTND Đinh Tôn là một trong những phi công chiến đấu hàng đầu của Không quân ta. Sau thời gian lái máy bay vận tải, ông Tôn đã chuyển loại sang lái Mig-21 và đã bắn rơi 4 máy bay Mỹ- chú thích của Baoleo)

= = > Nhà cháu luôn đưa thông tin 2 chiều và có kiểm chứng, để các cụ thuận tiện tra khảo thông tin.

+++ HÌNH MINH HỌA

Hiện vật trong Bảo tàng về:
Dù, súng đạn, lương thực, thuốc men được thả xuống chiến trường Lào từ năm 1961.

06.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
I/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)


(5): Thành lập Lữ đoàn nhẩy dù 305.

Đề dẫn:


Tháng 6-1961, thượng tướng - tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã đến dự lễ thành lập Lữ đoàn dù 305, với nòng cốt là sư đoàn 305 bộ đội khu 5 tập kết. Lữ 305 đóng tại phố Vôi (Lạng Giang, Bắc Giang).

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh (khi đó là thượng tá) là chính ủy. Lữ đoàn trưởng là đại tá Nguyễn Chí Điềm (tư lệnh binh chủng đặc công sau này) – khi đó mang quân hàm trung tá.

Với sự giúp đỡ của các chuyên gia nhảy dù Liên Xô (5 chuyên gia), Lữ đoàn dù tập trung sức lực nhằm nhanh chóng xây dựng lữ đoàn dù 305 lớn mạnh. Khu vực huấn luyện của Lữ 305 là ở tại khu vực Bắc Giang với các bãi nhảy lớn (Buộm - huyện Lạng Giang, Chũ - huyện Lục Ngạn).

Hàng vạn lượt nhảy dù đã được tiến hành an toàn trên các loại máy bay An-2, Li-2, IL-14 và cả trên khinh khí cầu lớn.

Tút 7: Thành lập lữ đoàn

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh kể:

- “Đầu năm 1961 tôi và anh Điềm (lúc đó là trung tá Nguyễn Chí Điềm – Tuan Bim) lên gặp thiếu tướng - phó tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn nhận nhiệm vụ”.

Khi gọi lữ đoàn trưởng và chính ủy Lữ đoàn dù 305 đến giao nhiệm vụ, thiếu tướng, Phó tổng tham mưu trưởng Lê Trọng Tấn đã khẳng định:

-“Về kỹ thuật chúng ta hoàn toàn dựa vào sự giúp đỡ của bạn, nhưng về chiến thuật và nghệ thuật chiến dịch của binh chủng dù, ta phải dựa vào điều kiện cụ thể của mình, vào thực tiễn cuộc chiến đấu đã, đang và sẽ xảy ra ở chiến trường miền Nam”.

Anh Tấn nói:

-“Từ lâu Tổng quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh đã nghĩ tới, nay mới chính thức quyết định thành lập binh chủng dù, lấy Sư đoàn bộ binh 305 của Liên khu 5 tập kết ra Bắc làm nòng cốt. Đây là việc làm nằm trong định hướng xây dựng quân đội ta trở thành quân đội chính quy hiện đại, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam. Đây là một binh chủng hoàn toàn mới với chúng ta”.

Khi cụ Tấn hỏi Chỉ huy Lữ 305 có ý kiến gì không, cả hai chỉ huy đã xin phép khi triển khai cụ thể có gì lúng túng sẽ xin ý kiến thủ trưởng vì mọi thứ còn mới quá, chưa hình dung được điều gì sẽ xảy ra để thắc mắc trao đổi.

Tháng 6-1961, thượng tướng - tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng đã huấn thị, khi về dự lễ thành lập Lữ đoàn dù 305, đóng tại phố Vôi (Lạng Giang, Bắc Giang), đã huấn thị:

-“Bộ Quốc phòng quyết định chuyển Sư đoàn bộ binh 305 thành Lữ đoàn dù 305 là tạo sức mạnh thép cho miền Nam”.

-“Tất cả các đơn vị nhảy dù của quân đội các nước trên thế giới bao giờ cũng là đơn vị thiện chiến đứng đầu trong các đơn vị bộ binh. Nó là đơn vị được tuyển chọn có chất lượng nhất, được huấn luyện toàn diện, kỹ càng nhất; có phương tiện và kỹ thuật vận động cơ động nhanh nhất, bất ngờ nhất; có sức đột kích mạnh nhất, chiến đấu sâu trong trung tâm địch; tạo nên thế tiến công mạnh mẽ cho lực lượng chủ lực giành thắng lợi”.


Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, năm 1961 đeo quân hàm thượng tá, là chính ủy đầu tiên của Lữ đoàn dù 305 khi lữ đoàn đặc biệt này thành lập đầu năm 1961 với sự giúp đỡ của năm chuyên gia nhảy dù Liên Xô.

Lữ đoàn trưởng là trung tá Nguyễn Chí Điềm (sau này, cụ là Đại tá - tư lệnh binh chủng đặc công).

Đây là lữ đoàn dù đầu tiên và duy nhất đến thời điểm hiện tại của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lữ đoàn trưởng Điềm và chính ủy Khánh bắt tay xây dựng kế hoạch dài hạn, nhưng trước mắt tập trung triển khai đợt huấn luyện kỹ thuật nhảy dù cá nhân đạt yêu cầu cao. Đây là điều kiện tiên quyết để chuyển sang các đợt huấn luyện tiếp sau cao hơn, phức tạp hơn. Họ phải làm gấp rút để đến cuối năm 1962 hoàn thành kế hoạch huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật dù trong chiến đấu binh chủng hợp thành cho toàn lữ đoàn.

+++ Hinh minh hoạ
-Cụ Nguyễn Nam Khánh.

(Những năm 1984-1985, khi cụ Khánh là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Baoleo tôi đã có nhiều dịp được phục vụ cụ)


1722302281136.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)
(5): Thành lập Lữ đoàn nhẩy dù 305.


Tút 8: Vốn liếng ban đầu: Chỉ với một khinh khí cầu


Lữ đoàn dù chuyển từ Bắc Ninh về Lạng Giang (Bắc Giang) đóng quân, tập kết huấn luyện tại các bãi nhảy lớn: sân bay Kép, Buộm (Lạng Giang), Chũ (Lục Ngạn)...

-“Yêu cầu về tư tưởng, tinh thần của bộ đội dù rất cao. Không có lòng dũng cảm thì không nhảy dù được” - đại tá Dương Tuấn Kiệt khẳng định.

Để giải quyết sự băn khoăn lo lắng ban đầu, chính ủy Nguyễn Nam Khánh đã xung phong nhảy dù lần thứ nhất ngay đợt đầu. Và cụ được ghi vào ‘Ghi-nét’ của VN là người có quân hàm cao cấp đầu tiên dám nhẩy dù.

(Bắt đầu từ thượng tá là cán bộ cao cấp – được ăn ‘tiểu táo’ – Baoleo),


+++ Hình minh hoạ:

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh (hàng ngồi, thứ ba từ phải sang) và các cựu binh lực lượng dù họp mặt vào năm 1998.

02.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)

(5): Thành lập Lữ đoàn nhẩy dù 305.


Tút 9: Công tác huấn luyện


Đại tá kỳ cựu Lữ đoàn dù 305 Dương Tuấn Kiệt (81 tuổi, Đà Nẵng) vẫn không quên được khung cảnh nhộn nhịp mỗi lần đi huấn luyện.

Hàng trăm chiếc dù được chở từ kho ở sân bay Kép ra bãi nhảy. Cái kho có mấy nghìn chiếc dù vì có khi nhảy tiểu đoàn rất đông, hàng ngàn người.

-“Toàn bộ dù mình học đều của Liên Xô tặng. Liên Xô cử năm chuyên gia sang giúp đỡ giảng dạy, theo dõi động tác. Máy bay họ cũng lái vì lúc đó mình chưa có phi công. Mỗi lần nhảy là một lần thử thách. Không bầm dập, trẹo tay, bong gân, không đau ê ẩm thì không phải là bộ đội dù. Có bữa đang lơ lửng trên trời, gió lớn kéo lên cây hoặc làm quấn dây dù, không điều khiển tới đích nhảy được, rớt xuống đất bầm dập khiếp lắm” .

Ông Kiệt mỉm cười khi nhớ lại.


Nếu huấn luyện bằng máy bay ngay, như An-2, thì bộ đội chưa quen, chưa bình tĩnh, nên năm 1964 Liên Xô đưa sang Việt Nam một quả khinh khí cầu lớn.

-“Có khinh khí cầu, bộ đội mình nhảy để làm quen với độ cao trước rồi mới lên các máy bay vận tải nhảy cho chuẩn xác, an toàn hơn” - ông Kiệt nói. Ngày ấy ông Kiệt là giáo viên chính phụ trách đội nhảy khinh khí cầu.

Địa điểm nhảy dù từ khinh khí cầu là dốc Sàn (Bắc Giang), sau tận dụng cả sân bay Chũ để nhảy.

Mỗi lần huấn luyện, quả khinh khí cầu bên dưới treo một thùng sắt vuông, có cửa như máy bay, chở 6-8 người. Quả khinh khí cầu nối với một xe dưới đất bằng cuộn dây thép dài 600-800m, tùy theo bài nhảy rộng hay hẹp mà độ dài dây khác nhau. Khi giáo viên hô, lần lượt từng người nhảy xuống mang theo vũ khí (một khẩu AK đã lắp một băng đạn, phía trước đeo thêm bốn băng đạn và một balô trang bị cá nhân sau lưng).

“Khẩu súng AK của lính dù không có báng gỗ mà dùng báng gấp bằng sắt, được tách làm hai phần” - ông Kiệt cho biết. “Nhảy xong, xe kéo dây cáp lại, hạ khinh khí cầu xuống để tốp khác lên nhảy”.

Lữ đoàn có sáu tiểu đoàn, cứ thay nhau tập vì phương tiện tập lúc đó quá ít, chỉ có một quả khinh khí cầu Liên Xô tặng” - ông Trần Quang Minh (76 tuổi, quê Quảng Ngãi, hiện sống ở TP Nha Trang) cho biết.

++++ Hình minh hoạ:

Lính dù Lữ 305, Lên máy bay AN-2, chuẩn bị nhảy dù.

01.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)

II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)

(5): Thành lập Lữ đoàn nhẩy dù 305.


Tút 9: “Tiểu đội cò mồi”


Ông Đàm Trọng (78 tuổi, quê Phú Yên, hiện sống ở Hà Nội) nhớ lại những ngày đầu mới huấn luyện lính trên máy bay An-2 ở độ cao 1.000m: “Nhiều cậu đứng ở cửa máy bay từ trên không 1.000m nhìn xuống đã... rớt tim. Lần đầu thì nhắm mắt nhảy. Rơi xuống cứ tuồn tuột, tuồn tuột, thế là sợ. Lần thứ hai hầu hết chiến sĩ không dám nhảy, nằm bẹp ngay trước cửa máy bay! Động viên cỡ nào cũng không chịu nhảy vì sợ... dù không mở!”.

Ngày ấy thượng sĩ Đàm Trọng là trung đội trưởng trung đội công binh dù. Người cựu binh này là một trong những cán bộ dù được đào tạo cấp tốc trong nước năm 1961. Ông đùa bảo mình đạt “kỷ lục thế giới” vì được huấn luyện chỉ trong...12 ngày (từ 27-2 đến 10-3-1961) để huấn luyện lại cho anh em trong trung đội công binh dù (thuộc Lữ đoàn dù 305). “Chúng tôi phải huấn luyện sâu, nhiều hơn bộ binh vì mang thêm vũ khí, khí tài. Chỉ riêng bọc bộc phá đã 10kg, chưa kể súng, đạn... Tập luyện vất vả là thế nhưng việc quán triệt tư tưởng còn vất vả bội phần. Bộ đội đặc biệt nên phải giáo dục kỹ, làm công tác tư tưởng khổ lắm. Nhưng lạ cái là những anh nào nông dân lại dũng cảm. Anh trí thức lại rất nhát” - ông Trọng cười bảo.

Trong khi đó, ở đội khinh khí cầu, giáo viên chính phụ trách đội nhảy khinh khí cầu Dương Tuấn Kiệt thì nghĩ ra một “diệu kế”: đến ĐH Thể dục thể thao ở Bắc Ninh tuyển 12 cô về, huấn luyện thành đội vận động viên dù. “Mấy cô khoái lắm - ông Kiệt kể - Cô Hồng, cô Loan, cô Nhung... cô nào cũng xinh. Hồi đó chúng tôi hay gọi vui là tiểu đội “cò mồi” để nhử, để khích mấy anh nhà ta nhảy đấy. Mỗi lần dạy mấy anh, chúng tôi để mấy cô nhảy trước - nhử mấy ảnh. Mấy anh xấu hổ quá, chịu nhảy rồi nhảy ào ào”.

NOTE:
Sẽ có đến 2 'tút' về 'đội dù mồi' - ngày xưa và ngày nay -được đăng trong các số sau
:D:D:D

+++ Hình minh hoạ:

-Đây là ‘Đội nhẩy dù mồi’ ở các thời kỳ trước năm 2000. Riêng ảnh ‘Đội nhẩy dù mồi’ thời những năm 2000, sẽ được đưa cho trong các bài sau.

05.jpg


06.jpg


07.jpg


08.jpg





-Nếu còn chú lính dù nào nhát gan không dám nhẩy, thì ‘dẫn dù’ sẽ đạp chú ấy ra khỏi cửa máy bay.
(‘Dẫn dù’ là thuật ngữ để chỉ những người huấn luyện viên đứng ở cửa máy bay, chịu trách nhiệm về đợt thả dù hôm đó).

09.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)

II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)

(5): Thành lập Lữ đoàn nhẩy dù 305.


Tút 9: Thao trường đổ mồ hôi – Chiến trường bớt đổ máu


Những người lính dù ngày ấy được nhảy trên các loại máy bay, từ máy bay vận tốc dưới 200km/giờ như An-2 đến trên 200km/giờ như Li-2, IL-14 (nhảy trong chiến đấu và nhảy dài).

“Máy bay Li-2 của Liên Xô chở một lần cả trung đội, thả dù trắng cả cánh đồng Buộm.

Ở sân bay Chũ còn huấn luyện mỗi lần cả một tiểu đoàn khi nhảy ở đội hình chiến đấu. Có lần dùng cả ba biên đội chín chiếc máy bay IL-14 để huấn luyện. Có khi đến 12 chiếc IL-14!

Trong lực lượng dù hầu hết là anh em miền Nam, huấn luyện để về lại miền Nam chiến đấu nên ai cũng luyện tập rất chăm chỉ, tập trung” - ông Trần Quang Minh (76 tuổi, quê Quảng Ngãi, hiện sống ở TP Nha Trang) nhớ lại.

Dựa vào lý thuyết của Liên Xô, ban huấn luyện Lữ đoàn dù 305 nghiên cứu vận dụng rồi đưa ra các bài nhảy nâng cao ở mọi địa hình (rừng núi, đồi, sông, hồ rồi ra biển), mọi thời tiết (trời mù, mưa), nhảy cả đêm và những độ cao khác nhau.

Ông Bùi Xuân Dưỡng (78 tuổi, TP Đà Nẵng) cho biết: “Giáo viên huấn luyện chúng tôi phải “thí nghiệm” nhảy trước hàng chục lần. Thấy an toàn mới đưa bộ đội đi nhảy. Mang vác cái gì cũng phải thí nghiệm trước”.

“Mỗi lần đưa anh em lên máy bay nhảy là đêm đó tui không ngủ được vì lo. Mỗi lần bay phải đảm bảo an toàn cho cả hàng trăm con người căng thẳng lắm”, đại tá Dương Tuấn Kiệt tâm sự.

Lữ đoàn dù 305 đã tổ chức rất nhiều đợt nhảy dù nâng cao như nhảy phân đội trinh sát xuống khe, thung lũng hẹp vùng Nghĩa Lộ (Yên Bái), nhảy xuống đồi Lục Ngạn (Bắc Giang).

Có khi máy bay chở bộ đội từ Kép ra hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc), hồ Đầm Nậu (Phú Thọ) thả.

Có bữa cho bộ đội nhảy xuống rừng Hữu Lũng (Lạng Sơn), lái dù sao cho dù đừng mắc lên cây.

Nặng nề nhất là bài nhảy ban đêm ở rừng núi. Bao gồm các đợt đêm xuống vùng đồi Lục Ngạn (Bắc Giang). Nhảy phân đội trinh sát xuống khe, thung lũng hẹp vùng Nghĩa Lộ (Yên Bái).

Bài nhảy nguy hiểm thứ hai là nhảy độ cao thấp để tránh các tầm quan sát của địch. Mỗi người phải mang khí tài hàng chục ký nhảy ở độ cao 700m, còn 200-300m nữa tiếp đất mới bung dù để đảm bảo bí mật. “Nhảy độ cao thấp thì yêu cầu phải xử lý nhanh. Nếu vội vàng tiếp đất sớm quá sẽ gãy tay gãy chân. Nhưng nếu dù không mở, xử lý không kịp là chết ngay” - ông Kiệt nói.

Từ năm 1962-1964, Lữ đoàn dù 305 đã huấn luyện từ tổ ba người đến cấp tiểu đội và trung đội chiến đấu. Bộ đội dù đã diễn tập trên mặt đất ở cấp tiểu đoàn, lữ đoàn chiến đấu bằng các hình thức chiến thuật: phòng ngự, tiến công, phản công.

Đặc biệt năm 1962, bộ đội dù đã diễn tập cấp tiểu đoàn nhảy dù trên chín máy bay Li-2 đánh chiếm đầu cầu bến vượt sông tại Bắc Ninh, Hải Dương; phối hợp đảm bảo cho sư đoàn 308 vượt sông chiến đấu.

“Các chuyên gia Liên Xô khen: bộ đội Việt Nam tập luyện đơn giản nhưng lên máy bay là nhảy được. Liên Xô cũng có người sợ không dám nhảy chứ không phải riêng Việt Nam đâu. Các chuyên gia Liên Xô đánh giá: hầu hết các nước trên thế giới khi huấn luyện nhảy dù đều có tử vong. Riêng Việt Nam chưa có ai thương vong”, ông Bùi Xuân Dưỡng cho biết.

+++ HÌNH ẢNH MINH HỌA

-Lính dù Lữ 305 tập luyện, tung người ra khỏi cửa máy bay AN-2, để bung dù trên không gian xanh thẳm.

03.jpg


- Lính dù 305 lên máy bay IL-14, chuẩn bị đổ bộ theo chiều thẳng đứng.

04.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:

LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)

II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)

(6): Cuộc Diễn tập cuối năm 1961



Cuối năm 1961, Lữ đoàn 305 đã thực hành nhảy dù đội hình lớn, trong một cuộc Diễn tập hiệp đồng các binh chủng quy mô lớn nhất từ trước đến tận nay.

Đề cương của cuộc diễn tập, là:

Lục lượng bộ đội dù thuộc Lữ đoàn dù 305 với hơn 200 bộ đội dù trên 9 máy bay Li-2 đánh chiếm đầu cầu bến vượt sông tại khu vực Bắc Ninh, Hải Dương, với đề mục:

- “Sư đoàn bộ binh tăng cường được trang bị một phần cơ giới tiến công quân địch phòng ngự ở đồng bằng, hành tiến vượt sông bằng sức mạnh đánh sâu vào phòng tuyến của địch”.

Tút 1: Sư đoàn ‘Anh cả đỏ’ 308 xuất quân:

Sư đoàn 308 tập kết ở phía bắc sông Đuống (Bắc Ninh), hành quân chiếm lĩnh trận địa, tiến công vượt sông bằng sức mạnh ở đoạn sông Thái Bình, phía tây thị trấn Nam Sách, tấn công tiêu diệt địch và chiếm thị trấn Nam Sách.

Sư đoàn 308 là sư đoàn điểm, được Bộ ưu ái cho đóng vai làm ‘quân đỏ’.

Sư đoàn tập kết ở phía bắc sông Đuống (Bắc Ninh), hành quân chiếm lĩnh trận địa, tiến công vượt sông bằng sức mạnh ở đoạn sông Thái Bình, phía tây thị trấn Nam Sách, tấn công tiêu diệt địch và chiếm thị trấn Nam Sách.

Đoạn đường phải hành quân dài khoảng 30km.

Đơn vị diễn tập làm ‘quân đỏ’ là sư đoàn 308, được tăng cường một tiểu đoàn ô tô vận tải để chở quân, một đại đội xe tăng T34 (8 chiếc), một tiểu đoàn pháo 122 đầy đủ, một đại đội pháo chống tăng, một tiểu đoàn cao xạ 37mm, một đơn vị công binh cầu đường chủ yếu bắc hơn 200m cầu qua sông Đuống cho cơ giới qua sông, một đơn vị công binh phà cơ giới để triển khai chỗ bộ binh và xe tăng vượt sông Thái Bình chiến đấu. Ngoài ra, một phân đội thông tin, hậu cần, vận tải tăng cường thêm cho trung đoàn, tất cả đều phải cơ giới hóa cả.

Cục Quân huấn ước tính có khoảng hơn 600 xe cơ giới, từ mô tô đến xe tăng, xe lội nước, hơn 130 khẩu pháo các loại “tiến công tuyến phòng ngự lâm thời của địch” trên một chính diện rộng 8km, sâu 20km.

Phương án chiến đấu là 11 giờ ngày N, sư đoàn bắt đầu hành quân.

Đi đầu là tiểu đoàn 8 thuộc trung đoàn 102, đại đội xe tăng, đơn vị cao xạ, thông tin, sở chỉ huy trung đoàn 102, đơn vị công binh phà cơ giới. Bảo đảm đúng 15 giờ có mặt ở hữu ngạn sông Thái Bình. Đoạn vượt sông chiến đấu ở phía tây thị trấn Nam Sách, từ ga Lạc Đạo rẽ vào 2km đến bờ sông.

Đúng giờ xuất phát không biết từ đâu ra, mà khi bắt đầu xuất phát vượt sông Đuống bằng cầu phao công binh bỗng xuất hiện những chiếc xe chở các vị tham quan diễn tập của các binh chủng, các ban ngành của Chính phủ, tranh thủ vượt sông và đi trước, cho nên đội hình xuất phát ban đầu từ sông Đuống đã hơi lộn xộn.

Đến 12 giờ 30 phút thì bộ phận đi đầu của trung đoàn mới đến Cẩm Giàng, quãng đường đi được chưa đến 20km.

Sau đó đơn vị xe tăng cũng đến Cẩm Giàng.

Các loại xe chở bộ binh, súng 12,7mm, súng cối đi theo, cao xạ, xe tăng... đều có mặt ở Cẩm Giàng và ……. cứ như thế mạnh ai chen lên được là phóng đi nhưng rút cục đều tắc ở thị trấn Cẩm Giàng.

Lúc này ở thị trấn Cẩm Giàng, dân đứng xem rất đông. Mặc dù ở Cẩm Giàng đã bố trí một trạm điều chỉnh giao thông và theo kế hoạch cho ai đi trước, đi sau để điều chỉnh, nhưng bộ phận này không làm nổi. Xe cộ, bộ đội, dân đông đặc thị trấn Cẩm Giàng.

Để bảo đảm cuộc hành quân có trật tự, đồng chí Sư đoàn trưởng Vũ Yên tự thân ra đứng trên một xe tải la hét, quát tháo và ra lệnh cho từng bộ phận.

Đến 15 giờ thì nút Cẩm Giàng mới tương đối thoát. Nhưng một sự cố khác lại xảy ra nữa là:

- không hiểu thế nào, mà khi thoát khỏi thị trấn Cẩm Giàng một đoạn, thì đơn vị đi đầu lại là xe tăng T34.

Mà xe tăng đã đi trước thì không ai chen lên trước được vì đường hẹp.


Đến 18 giờ, khi trời sẩm tối thì đơn vị đầu tiên đến ga Lạc Đạo.

Ở đây có một trạm điều chỉnh để rẽ ra sông Thái Bình.

Cục Quân huấn và Tổng đạo diễn, phải giữ đơn vị xe tăng lại nhường đường cho phân đội công binh gồm 3 xe lội nước bánh xích cỡ lớn, một phân đội phà (lắp được 2 phà), một đại đội pháo bắn thẳng vào trước, nhưng cũng phải đến 19 giờ, các phân đội này mới vào đến bờ sông Thái Bình vì đường bị lún, phần lớn là loại xe nặng, nhất là 3 xe lội nước bánh xích đi trước phá nát hết đường nên các loại xe bánh lốp đi sau vất vả lắm mới vào được bờ sông, tốc độ chậm hơn đi bộ.

+++ Hình minh hoạ:

Bác Hồ và Đại tướng thăm bộ đội diễn tập năm 1957
1722319468116.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)

(6): Cuộc Diễn tập cuối năm 1961


Tút 2: Lực lượng nhẩy dù:


Theo phương án chiến đấu thì 16 giờ có một Tiểu đoàn của Lữ 305 nhảy dù, sẽ đổ bộ theo phương thẳng đứng, xuống phía tây Nam Sách, đánh chiếm đầu cầu, bảo đảm 17 giờ, tiểu đoàn phái bộ binh của Sư 308 đi trước, vượt sông đánh chiếm bãi đổ bộ.

Khoảng 15 giờ, Tổng đạo diễn đang trên đường từ Cẩm Giàng đến bờ sông Thái Bình thì bắt đầu phát hiện mấy chiếc máy bay LI-2 bay đến khu vực nhảy dù vòng mấy lần rồi lại bay về sân bay Kép.

Đến 16 giờ 20 phút, lại bay trở lại và khoảng 2 trung đội nhảy dù xuống đúng khu vực quy định, trong khi chủ lực còn chưa có đơn vị nào đến được bờ sông Thái Bình.

Mãi sau khi diễn tập kết thúc cũng không hiểu ai ra lệnh cho máy bay lần đầu không nhảy dù mà quay trở lại.

Đồng chí Vũ Lăng, người chỉ đạo trực tiếp cuộc diễn tập, rất tức giận vì máy bay không nhảy dù đúng thời gian quy định mà quay trở lại.

Cục Quân huấn đoán rằng có thể do đồng chí trợ lý không quân trong Ban chỉ đạo thấy bộ đội còn lâu mới đến sông Thái Bình nên phát ra lệnh này.

Đơn vị nhảy dù đợi mãi không thấy bộ binh, họ vẫn chiếm vị trí quy định và bắt đầu làm công tác dân vận để giải quyết hậu cần tại chỗ cho anh em.

Nhân dân Nam Sách thấy tận mắt bộ đội nhảy dù, thôi thì bất chấp mọi sự cấm đoán, ngăn chặn đã được báo từ trước mà ào ào ra chỗ bãi nhảy dù để xem, reo hò, vỗ tay.

Anh em nhảy dù được đón tiếp niềm nở, ân cần, đầy đủ khi xuống đất.

(-Nghe giang hồ đồn: tầm 17 con gà và nhiều chục trứng gà, kèm theo nhiều rau cải, đã hy sinh anh dũng).

++++ Hình minh hoạ:

Một cuộc đổ bộ theo chiều thẳng đứng trong chiến tranh thế giới 2.

1722320501002.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)

II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)

(6): Cuộc Diễn tập cuối năm 1961


Tút 3: Thực hành diễn tập theo kế hoạch


Trong đêm đó, Cục Quân huấn lo nhất là cho xe tăng và pháo phòng tăng vượt sông.

Trời tối đen, không được bật đèn, chỉ được dùng đèn pin để điều khiển xe tăng và pháo xuống phà.

Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua an toàn.

Đến 20 giờ thì phân đội bộ binh đầu tiên mới sang sông và gặp phân đội dù lúc 21 giờ.

Tuy đã quá chậm trễ so với thời gian tác chiến quy định, nhưng trong đêm đó, bộ đội và xe tăng cũng đánh chiếm tiêu diệt quân địch ở thị trấn Nam Sách vào lúc 2 giờ sáng hôm sau.

Bộ đội chạy rậm rịch, tiến theo mục tiêu nhiệm vụ đã quy định. Nhưng do chưa thuộc địa hình nên hỏi nhau đường về Hải Dương là phía nào, đường ra phà Bính là ở đâu và lập tức được đồng bào chỉ dẫn ngay.

Hóa ra đồng bào vẫn không ngủ, vẫn xem bộ đội diễn tập.

Thỉnh thoảng một phát pháo hiệu xanh đỏ vụt lên trời, làm sáng rõ vùng quê trong đêm khuya lạnh lẽo.

Đến 3 giờ sáng thì cuộc diễn tập chấm dứt, các đơn vị về vị trí tập kết quy định.

Các đơn vị xe tăng và xe bánh xích tập kết dọc trên đường hướng ra đường 5 phía nam thị trấn Nam Sách, rồi sau mấy ngày được tàu hỏa cõng về đơn vị.

++++ Hình minh hoạ:

Bộ đội xe tăng với nhân dân địa phương, đoàn kết như cá với nước

1722321073475.png
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,100
Động cơ
220,258 Mã lực
(-Nghe giang hồ đồn: tầm 17 con gà và nhiều chục trứng gà, kèm theo nhiều rau cải, đã hy sinh anh dũng).
Tập đổ bộ nhảy dù gì mà mới có mấy tiếng đã phải ăn đồ tươi. Không đánh nhau thật thì cũng phải bắt lính ra nằm hố cho muỗi đốt chứ. Đáng lẽ đã có thể tự hào viết sử là không có con gà nào bị thiệt hại trong lần đổ bộ này.
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
Tập đổ bộ nhảy dù gì mà mới có mấy tiếng đã phải ăn đồ tươi. Đáng lẽ đã có thể tự hào viết sử là không có con gà nào bị thiệt hại trong lần đổ bộ này.
Nhất trí cao.
Tôi sẽ đề nghị sửa sử :D
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)

II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)

(6): Cuộc Diễn tập cuối năm 1961


Tút 4: Tổng kết – Rút kinh nghiệm


Sau cuộc diễn tập thì cụm từ “sự cố Cẩm Giàng” đã được đặt tên cho cuộc diễn tập đó.

Ở thị trấn Cẩm Giàng, khi bộ đội ta hành tiến, giao thông bị tắc nghẽn, thứ tự hành quân bị đảo lộn.

Cái nút Cẩm Giàng chắn lại toàn bộ đội hình của sư đoàn 308, làm thời gian tác chiến bị sai lệch khoảng 7-8 tiếng đồng hồ so với phương án tác chiến.

Sau diễn tập, thủ trưởng Bộ Tổng tham mưu, cũng như thủ trưởng Cục khoa học quân sự, đề nghị Cục Quân huấn xuống các đơn vị thu thập ý kiến để báo cáo thủ trưởng Bộ.

Nói chung, rất nhiều ý kiến khác nhau nhưng tựu trung lại là khen ít, chê nhiều.

-Có ý kiến cho rằng cuộc diễn tập quá tốn kém, quá máy móc, giáo điều, có nên làm như vậy không?

-Có ý kiến nêu: tác chiến hiệp đồng binh chủng của ta nên cụ thể là thế nào?

-Có ý kiến cho là đánh như vậy thương vong sẽ lớn!

-Có ý kiến lại nói quân đội ta cứ đôi chân, súng trường, mọi thứ trên vai thì đi đâu cũng đến và chiến đấu địa hình nào cũng được!

-Nhưng cũng có loại ý kiến cho là có làm thì mới thấy vấn đề, chứ cứ để trong kho thì biết làm sao khi cần đến!...


Sau khi tổng hợp ý kiến, đồng chí Vũ Lăng và một số cán bộ được đồng chí Lê Trọng Tấn, lúc bấy giờ là Phó Tổng tham mưu trưởng phụ trách công tác huấn luyện, gọi lên báo cáo.

Cục Quân huấn cũng hồi hộp để chờ nghe ý kiến phán quyết của thủ trưởng Bộ.

Sau khi nói vài chuyện qua loa ngoài lề, khi đề cập đến “sự cố Cẩm Giàng” thì đồng chí Tấn cười khà khà thoải mái.

Thực tình lúc ấy mọi người mới thấy đỡ căng thẳng. Rồi đồng chí Tấn bắt đầu nói tiếp:

-“Tôi nghe hết ý kiến của cán bộ các đơn vị phát biểu rồi. Ý kiến của cán bộ các đơn vị phát biểu là tốt, ta cần nghiên cứu kỹ lưỡng. Tôi nêu một số ý kiến để các đồng chí về suy nghĩ, nghiên cứu, biên soạn tài liệu để chỉ đạo toàn quân huấn luyện cho tốt:

Một là, cuộc diễn tập vừa qua là rất bổ ích. Qua diễn tập, chúng ta phát hiện rất nhiều vấn đề cụ thể để sau này các cấp, các binh chủng, quân chủng nghiên cứu rút ra những vấn đề thiết yếu trong chiến đấu sau này.

Hai là, phải khẳng định một vấn đề là tác chiến sau này sẽ là tác chiến hiệp đồng các binh chủng, còn quân chủng thì cần nghiên cứu riêng, Bộ sẽ chỉ đạo sau. Nói thế là vì quân đội ta hiện có trang bị vũ khí gì, loại gì thì phải nghiên cứu để sử dụng sao cho có hiệu quả.

Ba là, cần nên nhớ đối tượng tác chiến sau này là kẻ địch rất mạnh, nhiều binh khí kỹ thuật hiện đại hơn ta gấp nhiều lần, kể cả binh chủng và cả quân chủng như không quân, hải quân cũng được sử dụng với quy mô lớn. Điều này các cơ quan nghiên cứu về địch cần nghiên cứu cụ thể hơn. Vì vậy trong chiến đấu ta không thể lấy số lượng mà tính với địch được. Và cũng không thể công khai dùng binh khí kỹ thuật chọi với địch được. Hơn nữa điều kiện bảo đảm của ta còn yếu, sơ sài nên rất khó khăn trong sử dụng cho nên phải suy nghĩ cho kỹ.

Vấn đề khá quan trọng nữa là vấn đề giao thông. Qua diễn tập các đồng chí đã thấy đấy. Không có đường thì làm sao cơ động được các binh chủng. Mà đường cơ động thì trong chiến đấu không thể chạy trên quốc lộ được, phải kín đáo, hơn nữa phải nhiều đường cơ động. Không có đường thì không thể nói là sử dụng các binh chủng trong tác chiến hiệp đồng, vì ta không thể triển khai được lực lượng”.


Cuối cùng đồng chí Lê Trọng Tấn chốt lại một vấn đề.

-Chúng ta nên nhớ là dù có các binh chủng tham gia chúng ta cũng phải quán triệt những vấn đề chỉ đạo tác chiến của Bộ, truyền thống đánh giặc của ta, biết lấy ít thắng nhiều, biết phát huy hiệu quả tối đa của từng binh chủng trong tác chiến hiệp đồng, tiêu diệt nhiều địch và ta ít thương vong, ít tổn thất...


Qua những ý kiến của đồng chí Lê Trọng Tấn, sau này trong chiến tranh chống Mỹ, chúng ta đã sử dụng các binh chủng một cách có hiệu quả và ngày càng phát triển, nhất là trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975.

Qua chiến đấu thực tế, chúng ta đã biết cách sử dụng các binh chủng một cách thích hợp, tùy theo từng đối tượng tác chiến, địa hình từng khu vực, khả năng đảm bảo từng chiến trường để sử dụng có hiệu quả cao nhất, tiết kiệm, bí mật bất ngờ.

+++ (Bài viết được Baoleo Trích từ: Kỷ niệm sâu sắc về công tác tham mưu chiến lược- NXB Quân đội nhân dân- 2003). ++++

+++ Hình minh hoạ:

Qua bao gian nan, quân đội ta đã trưởng thành trong hiệp đồng binh chủng, làm nên thắng lợi Mùa xuân 1975.
1722321817037.png


1722321838301.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)


(7): Lữ đoàn dù trong năm 1962

1/ Huấn luyện binh chủng chuyên ngành:


Năm 1962, ngoài huấn luyện nhảy dù cơ bản tại bãi nhảy, Lữ đoàn đã chuẩn bị và tổ chức nhảy nâng cao trình độ trên các địa hình phức tạp và thời tiết khác nhau:

-Nhảy dù xuống nước tại các hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc), hồ Đầm Nậu (huyện Tam Nông, Phú Thọ),

-Nhảy đêm xuống vùng đồi Lục Ngạn (Bắc Giang),

-Nhảy phân đội trinh sát xuống khe, thung lũng hẹp vùng Nghĩa Lộ (Yên Bái),

-Nhảy dù xuống rừng Hữu Lũng (Lạng Sơn).

-Mùa hè năm 1962, Lữ đoàn dù tiến hành nhảy dù thực tập lần đầu trên vùng đất bãi Yên Lãng ven bờ Bắc sông Hồng thuộc Phúc Yên, Vĩnh Phúc.


2/ Tham dự Đại hội thể thao các nước XHCN lần 2 (SKDAII - 1962) tại Tiệp Khắc:

Đội nhảy dù gồm 19 đồng chí được chọn từ lữ đoàn dù 305 (l5 đồng chí) tiểu đoàn trinh sát 174, Cục 2, Bộ Tổng tham mưu (3 đồng chí) và Câu lạc bộ thể thao Tổng cục Thể dục thể thao (l đồng chí) do đồng chí thượng úy Bùi Duy Trinh là đội trưởng.

Thi đấu nhảy dù có 3 môn được tổ chức tại thành phố Brno, Tiệp Khắc từ ngày 8 - 10-9-1962.

Môn thứ nhất là thi nhảy dù trúng đích từ độ cao 1500m, rơi tự do 20 giây; môn thứ 2 là nhảy dù trúng đích từ độ cao 1000m, rơi tự do 3 giây, và môn thứ 3 là nhảy dù tập thể với trang bị và chạy 20km. Mỗi môn thi với mỗi nước được cử 5 vận động viên.

Đoàn Việt Nam đăng ký tham dự cả 3 môn.

Ngày thứ nhất thi đấu với môn thứ nhất có yêu cầu kỹ thuật tổng hợp nhảy dù cao hơn: Nhảy dù từ độ cao 1500m, rơi tự do 20 giây, tư thế rơi phải giữ đúng theo hướng bay, tự mở dù rồi điều khiển dù tiếp đất trúng đích là tâm chữ thập. Kết quả đội Việt Nam đoạt giải 3 sau 2 đội Tiệp Khắc và Liên Xô.

Hai môn thi đấu các ngày tiếp theo đội Việt Nam đều xếp hạng thứ 4.

Môn thứ 3 là nhảy dù tập thể với 5 vận động viên được trang bị ba lô 10kg, vũ khí mang theo là trung liên và tiểu liên, lựu đạn, chạy qua nhiều địa hình, dọc đường phải thực hiện các nội dung bắn súng và ném lựu đạn trúng đích, mang vác thương binh về đích, cự ly chạy là 20km. Về bắn súng đội Việt Nam đạt điểm cao nhất.

Chiều ngày thứ hai, ban tổ chức kết hợp buổi lễ khai mạc ngày hội hàng không Tiệp Khắc đã trao giải thưởng nhảy dù. Trước sự chứng kiến của hàng vạn khán giả, quan khách và nhà báo Tiệp Khắc và quốc tế:

- 5 vận động viên Việt Nam gồm các đồng chí Trình (đội trưởng), Dưỡng, Đó, Ngạc và Trường bước lên bục nhận Huy chương Đồng của môn thi đấu thứ nhất, cờ đỏ sao vàng của Việt Nam được kéo lên bay phần phật cùng cờ của hai nước bạn Tiệp Khắc và Liên Xô.

Trong chiều nắng đẹp đó, tất cả các anh em đều xúc động, tự hào với cảm giác như mơ vì đã đạt được thành tích cao ngay lần đầu Việt Nam "đọ cánh" với các đội bạn Đông Âu và Liên Xô có trình độ kỹ thuật khá điêu luyện và có nhiều kinh nghiệm thi đấu nhảy dù quốc tế.

Đây cũng là phần thưởng xứng đáng cho ý chí gian khổ tập luyện của các vận động viên Việt Nam cùng với sự giúp đỡ tận tình của các bạn Tiệp Khắc. Tất cả cácvận động viên Việt Nam thi đấu với tinh thần hết sức tự tin, tự chủ, quyết tâm cao. Đây cũng là lần đầu tiên các vận động viên thể thao Việt Nam ra thi đấu quốc tế đạt được giải tập thể có huy chương.



3/ Ngày Quốc khánh 2-9- 1962:

Bộ đội dù đã biểu diễn chào mừng và ra mắt nhân dân Thủ đô tại khu vực sân bay Gia Lâm.



++++ Hình minh hoạ:

Hoạt động của bộ đội dù

04.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)


(8): Lữ đoàn dù trong các năm 1962- 1963



Liên tiếp trong các năm 1961 - 1962 , lữ 305 đã tổ chức thả dù tiếp tế đáp ứng nhu cầu cần chi viện rất lớn cho bộ đội Pa thét Lào, quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, quân dù "Coong Le" sau đảo chính lật đổ phái ********* cực hữu thân Mỹ.

Trong hai năm 1962 - 1963 ta còn cử cán bộ của Lữ dù 305 (đồng chí Hồ Sĩ Tấn) sang huấn luyện quân dù Coong Le và thực hành nhảy dù biểu diễn trong ngày tết Lào chào mừng thắng lợi của Chính phủ hòa hợp dân tộc Lào.

Trong thời gian này đã có các đơn vị thả dù tiếp tế của Liên Xô hỗ trợ tham chiến, phối hợp thả dù hàng hóa bằng các máy bay An-2, An – 14, An-12 và trực thăng.

Trong suốt quá trình phục vụ chiến đấu chiến trường Lào đã thả hàng triệu tấn vũ khí, khí tài, lương thực an toàn đến tay các đơn vị chiến đấu.


+++ Hình minh hoạ:

Hoạt động của bộ đội dù

03.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)

II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)


(9): Lữ đoàn dù trong năm 1964


Năm 1964 - Nhảy dù chào mừng ngày Quốc tế lao động 1-5-1964 tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng:

Trong đợt nhảy dù chào mừng ngày Quốc tế lao động 1-5-1964 tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng một tai nạn đã xảy ra, toàn bộ kíp lái một máy bay An-2 thả dù cùng một lính nhảy dù đã hy sinh.

Cánh quạt của chiếc An-2 bay thả dù đội hình phía sau do phi công Tình là lái chính đã va quệt vào cánh bên phải của chiếc An-2 bay phía trước do phi công Cẩn là lái chính và bị gãy văng đi.

Tất cả bộ đội nhảy dù trên chiếc máy bay này đều được lệnh thoát ra ngoài. Trong máy bay còn lại hai chỉ huy thả dù. Một người tên Trinh kịp thoát ra khi máy bay vừa chúi xuống, mở dù và tiếp đất an toàn. Người thứ hai tên Thao tuy có mở dù nhưng không kịp và đã hy sinh gần sát chỗ chiếc máy bay An-2 cắm xuống đất.

+++ Hình minh hoạ:

Hoạt động của bộ đội dù

05.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)


(10): Lữ đoàn dù từ năm 1964 cho đến trước khi bị giải tán vào năm 1967:


Tút 1: Tổng quan


Sau năm 1963, Bộ Quốc phòng điều một số cán bộ kỹ thuật dù về quân chủng không quân để phát triển thêm một số trung đoàn và sư đoàn bay chiến đấu.

Trước tình hình chiến tranh có nhiều thay đổi và yêu cầu mới của cách mạng miền Nam, ngày 24-3-1967 Đại tướng Võ Nguyên Giáp - bộ trưởng Bộ Quốc phòng - ký quyết định chuyển nhiệm vụ và chấn chỉnh lữ đoàn dù 305 để tổ chức thành Bộ tư lệnh Đặc công.

Đại tá Nguyễn Chí Điềm - lữ đoàn trưởng lữ đoàn dù 305 - trở thành tư lệnh Bộ tư lệnh Đặc công.

Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất do Mỹ tiến hành, một số đơn vị của lữ đoàn dù 305 đã sáng tạo phương thức đánh máy bay địch bằng... bóng phòng không và khinh khí cầu gắn mìn định hướng.

Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, một số đơn vị dù thực hiện một phương thức mới để đánh máy bay địch là sử dụng khinh khí cầu gắn mìn định hướng. Với sự giúp đỡ của Bộ Tổng tham mưu, Viện nghiên cứu KH-KT quân sự, cơ quan Tổng cục Hậu cần, kỹ thuật, quả khinh khí cầu lớn thường chở bộ đội nhảy dù được vận dụng để chế tạo các bóng chứa khí hyđrô. Có hai loại bóng khí hyđrô: Loại 30m3 và loại 50m3 được gắn mìn định hướng, bóng được giữ bằng dây cước ny lông và thả ở độ cao trên dưới 1000m.

Khinh khí cầu được thả để tạo thành các bãi chướng ngại vật trên không giống như bãi chông mìn trên trời nhằm chống lại chiến thuật bay thấp luồn lách theo các cửa sông, dải núi rừng vào đánh lén các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế như cầu giao thông quan trọng trên miền Bắc nước ta.

Hoạt động này hiệp đồng cùng với các quân binh chủng khác như ra đa, tên lửa phòng không trong việc phát hiện và chủ động đánh máy bay địch có hiệu quả hơn.

Kết quả của cách đánh máy bay bằng cách thả khinh khí cầu đã gây bất ngờ và hoảng sợ cho không quân địch. Theo một số thông tin thì có 3 máy bay phản lực Mỹ bị vướng nổ và rơi.

Ngày 8-2-1967 một máy bay AD 6 bất ngờ bị lao vào bóng khinh khí cầu có gắn mìn định hướng tại bãi khinh khí cầu được thả tại huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Chiếc máy bay này bị nổ tung và rơi tại Cửa Đáy, Ninh Bình.

Một chiếc khác ở dọc sông Hồng (1966) và một ở bắc Sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị (1966).

+++ Hình minh hoạ:

Hoạt động của bộ đội dù

09.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,822
Động cơ
362,129 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)

(10): Lữ đoàn dù từ năm 1964 cho đến trước khi bị giải tán vào năm 1967:


Tút 2: Chi tiết Đánh máy bay bằng mìn


1/ Những bãi bóng phòng không:

“Khi Mỹ đưa máy bay ra đánh phá miền Bắc, để tránh radar của ta phát hiện, máy bay địch chuyển qua bay đêm và bay ở độ cao thấp, có lúc cách mặt nước sông Hồng chỉ hơn 50m! Vào gần Hà Nội, chúng bất ngờ ngóc đầu dậy nâng độ cao, thả bom. Radar của ta không phát hiện được, đến khi địch vào gần mới biết. Khi đó thì các loại pháo của mình không làm gì được”, đại tá Dương Tuấn Kiệt cho biết.

Khi đó ông Kiệt là đội trưởng đội khinh khí cầu.

Người đội trưởng trẻ măng chợt nhớ lại bộ phim giới thiệu về lịch sử khinh khí cầu của Liên Xô. “Người Nga đã dùng khinh khí cầu chống máy bay bay thấp của phát xít Đức để không quân và pháo cao xạ tiêu diệt. Trong cuộc họp của Bộ tư lệnh Quân chủng phòng không không quân, tôi nói về sáng kiến này của Liên Xô và gợi ý: mình có áp dụng được không? Phó tư lệnh khen ý này, gọi tôi lên gặp riêng. Nhưng giờ mình lấy đâu ra khinh khí cầu? Hỏi Liên Xô thì họ nói đất nước họ đã hòa bình nên loại phòng không trong thời chiến không còn. Tôi nhớ lúc đó Bộ Công nghiệp nhẹ đã sản xuất được nilông để làm áo mưa loại dày, giữ được độ kín nên đề xuất làm bóng phòng không. Mình nông dân, biết lõm bõm vậy thôi”, đại tá Kiệt nhớ lại.

Lập tức, Bộ Công nghiệp nhẹ được giao nhiệm vụ sản xuất gấp hàng loạt loại bóng đặc biệt này.

Quả lớn nhất có đường kính hơn một sải, có khả năng kéo được 4kg trên không.

-“Chúng tôi phải tính toán thế nào để dây thép có thể kéo lên được đến độ cao 400m. Lúc đầu kéo thử, bóng chỉ lên là là. Sau mình nghĩ ra dùng sợi cước của ngư dân đường kính lớn hơn sợi cước thường. Đoạn dưới làm bằng cước để dây nhẹ bớt. Đoạn trên từ vài trăm mét trở lên làm toàn dây thép. Máy bay chạm vào, dứt khoát là rơi chứ không thoát đâu được”, ông Kiệt cho hay.

Ông Kiệt và chính trị viên đội khinh khí cầu Vũ Cung cùng phụ trách kỹ thuật và hai xe bơm khí.

Từ khi có ý tưởng, chỉ trong ba tháng, trận địa đã được triển khai tại những nơi máy bay Mỹ hay bay thấp như cửa sông, cửa biển hoặc chặn ngay từ những hướng đánh vào như Hải Phòng, Uông Bí (Quảng Ninh)... “Chúng tôi thả mấy chục bãi bóng, từ Nam Định, Vũ Thư (Thái Bình), Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương...

Hai xe điều chế khí hydro lôi đi hết bãi này đến bãi kia để bơm khí vào bóng, thả. Bóng phòng không mình màu xanh da trời để địch không phát hiện. Bãi ít nhất cũng 200 - 300 quả. Bãi rộng nhất ở Thái Bình tới 500 - 700 quả! Dân không biết có chuyện chi mà lạ thế. Chúng tôi nhờ dân quân giúp thả cùng. Dân quân toàn con gái. Mỗi trục thả dây có hai cô phụ trách. Con trai đi chiến trường hết rồi. Vất vả lắm” - đại tá Kiệt nhớ lại.

Bóng tạo thành lưới phòng không vây trên trời, bảo vệ phía tây và phía đông nam miền Bắc. Tháng 1-1967, bộ đội dù đã lập công khi một máy bay địch rơi trực tiếp ở Bát Tràng. Ông Kiệt kể: “Nó cắt ngang qua phần dây thép, kéo dây đi một đoạn dài đứt mất một nửa. Phi công Mỹ không kịp nhảy dù”.

-“Sau mình còn đánh bằng khinh khí cầu gắn mìn định hướng”, ông Kiệt cho biết.

Đó là ý tưởng của cán bộ kỹ thuật dù Bùi Duy Trinh.

Trong kho còn mấy quả khinh khí cầu lớn để huấn luyện dù (loại 1.000m3) do Liên Xô tặng. Nhưng muốn tạo thành lưới phòng không phải là loại quả nhỏ hơn với số lượng lớn.

Nhiệm vụ này được giao cho Viện Khoa học kỹ thuật quân sự VN.

Còn những cán bộ, chiến sĩ trong đội công binh dù thì gấp rút nghiên cứu chế tạo mìn phù hợp để khi kích nổ ở độ cao 1.000m trên không, mảnh vỡ của mìn còn văng cao lên trên không thêm 700m.

+++ (Baoleo vẫn còn nhớ các quả bóng phòng không, được neo và thả ở đê La Thành, chỗ khu chuyên gia Kim Liên, cạnh làng làng Kim Liên của Baoleo tôi, những năm 1967 – 1968 không). +++

2/ Gian khổ ngày xưa không tính được:

Ông Đàm Trọng (Hà Nội) kể:

-“Cứ chỗ nào nó bay thấp, không quân không bắn được là điều mình đến - Hồi đó tôi phụ trách một đại đội đi đánh luồn. Đại đội tôi đi rất nhiều nơi, thả suốt từ ngày 21-9-1966 đến 1-10-1966 tại Ba Vì, Hà Tây, Quốc Oai, Chương Mỹ, Hoài Đức, Sơn Tây xuống dọc Ninh Bình rồi đến biển Nam Hà (Nam Định ngày nay), Thủy Nguyên (Hải Phòng) về Uông Bí (Quảng Ninh).

Ở Uông Bí nó bay luồn từ ngoài biển vào để mình không bắn được. Còn ở Thủy Nguyên thì mình bố trí đón lõng máy bay nó đi dọc theo sông.

6g sáng anh em đã bố trí xong bãi thả khinh khí cầu. Mỗi đại đội phụ trách 50 - 60 quả, cứ 200 - 300m có một quả, thả xen kẽ theo hướng địch hay đi.

Gian khổ ngày xưa không tính được. Đi thả vất vả lắm. Đại đội phải gánh guồng bóng, dây, mìn, khinh khí cầu, hệ thống quay tời... đi bộ từ tỉnh này qua tỉnh nọ. Có đồng chí trên vai nặng 60kg nhưng vẫn phải đến địa điểm đúng thời gian quy định. Ăn cơm, nằm ngủ cũng ngoài trời. Một quả có 3 - 4 người canh gác tại chỗ. Có cái tời để thả lên, kéo xuống và bơm thêm khí.

Nguy hiểm nhất là ở Quảng Ninh. Vùng này nhiều khoáng sản, sấm sét nhiều, khinh khí cầu hay tự nổ. Khi gió mùa đông bắc về, lúc mưa gió anh em kéo xuống thì sét cũng từ trên không theo đường dây dẫn điện xuống, luồng điện đi vào lớn quá, bộ đội bị điện giật ngã hết”.

-“Rất nhiều tốp máy bay của địch khi phát hiện khinh khí cầu là quay đầu lại, nếu liều lĩnh chui vô là chết ngay. Còn nếu nâng tầm bay cao lên thì gặp tên lửa và pháo cao xạ của ta”, ông Trọng cười. Bằng cách này, chúng ta đã đánh rơi ba chiếc máy bay địch: một chiếc chuồn dọc sông Hồng, một chiếc ở Vĩnh Linh (Quảng Trị) năm 1966, một chiếc ở Ninh Bình (1967).


Người cựu chiến binh hào hứng kể về chiếc máy bay AD6 bị rơi ngay cửa sông Đáy (Ninh Bình) do chính đại đội ông phụ trách:

-“Đúng 10g10 ngày 6-2-1967 chúng tôi nghe tiếng động cơ rít gầm đến gần.

Hôm đó mây mù che khuất tầm nhìn nhưng nghe tiếng chiếc máy bay rít ngay trên đầu. Đúng dây bố trí khinh khí cầu.

Chúng tôi thấy một quả cầu lửa nổ tung trên trời. Máy bay đã vướng dây, bị chập mạch điện. Sợi dây cước loại 3 ly (có lực kéo khoảng 204kg) và đường dây điện bố trí quả mìn ngả về hướng tây. Thân cánh máy bay kéo xước một đường dài trên dây bố trí.

Tôi về huyện Yên Khánh báo cáo tỉnh đội và lữ đoàn dù 305.

10g ngày 8-2-1967, tỉnh đội thông báo đại đội 15, lữ đoàn dù 305 đã góp phần cùng Ninh Bình hạ một máy bay AD6 tại cửa sông Đáy. Đây là chiếc thứ 1.680 của cả nước và là chiếc thứ 57 của Ninh Bình”, ông Trọng nói.

----- ----- ---

Bình luận của Baoleo:

-Chính sử thì chỉ ghi nhận có một chiếc rơi ở Ninh Bình ngày 6-2-1967, và được ghi công cho lính dù.

-Riêng Baoleo, minh xác và quả quyết rằng, đúng là có 1 chiếc máy bay, đã bị lính dù, dùng mìn đánh rơi, ở Yên Khánh – Ninh Bình, là thật.

Lý do là: quãng năm 201x, Baoleo tôi đã đánh xe về quê một người bạn, ở Yên Mô – Yên Khánh-Ninh Bình. Trong bữa cơm ở quê, nói chuyện với các cụ ở quê Yên Mô về chiến tranh, các cụ vô cùng hào hứng kể về sự tích có chiếc máy bay, bị ‘khinh khí cầu’ của ta, ‘dật giây cáp’ làm rơi, ngay trên cửa sông quê nhà.

Nhà cháu xin đưa tấm hình của chuyến về quê đó.

Hôm nay nói chuyện về lính dù bắn rơi máy bay bằng mìn, thì ký ức ấy hiện về đậm nét.

Chứ bản thân cái chuyến đi đó, ấn tượng đậm nét nhất với nhà cháu, là: con đườn từ quốc lộ 10, rẽ về Yên Mô, là quá kinh khủng. Ai lại, suốt hơn 30 ki-lô-mếch, con đường chỉ bé đến mức: bốn bánh xe ô tô của nhà cháu, chỉ có 2/3 là ở trên mép đường bờ ruộng, còn 1/3 bánh xe, là rơi vào ruộng mạ. Kinh thặc.


------ ------

HÌNH ẢNH MINH HỌA

-Đại tá Dương Tuấn Kiệt - người chỉ huy lính dù đi lập các bãi bóng phòng không.

n1.jpg


-Đại tá Đàm Trọng, người Hà Nội.

n2.jpg


-Những trang ghi chép của đại tá Đàm Trọng về những tháng ngày đi thả khinh khí cầu chống máy bay Mỹ.

n3.jpg


-Cung đường và địa hình của huyện Yên Khánh.

n4.jpg


Con xế của Baoleo ở Yên Khánh

n5.jpg
 
  • Vodka
Reactions: XPQ
Thông tin thớt
Đang tải
Top