[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,163 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 3:
KHÔNG CHIẾN MỸ - TRUNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM)


Tút 1: Ngày 9/4/1965
:

Cuộc đụng độ đầu tiên diễn ra giữa 4 máy bay tiêm kích bom F-4B Phantom II của Hải quân Mỹ và 4 máy bay tiêm kích J-5 (phiên bản MiG-17 do Trung Quốc chế tạo) của Trung Quốc trên vùng trời gần đảo Hải Nam.

1/ Theo phía Mỹ:

Biên đội 2 chiếc F-4B thuộc Phi đoàn tiêm kích số 96 (VF-96) “Fighting Falcons”, Không đoàn không quân hạm số 9 (CVW-9) của Hải quân Mỹ trên tàu sân bay USS Ranger (CV-61) lúc này đang trong quá trình nhận chuyển giao nhiệm vụ tuần phòng cảnh giới (BARCAP) trên vịnh Bắc Bộ từ 2 chiếc F-4B khác, đã bị J-5 của Trung Quốc tấn công. (J-5 là máy bay do Trung Quốc chế tạo, theo thiết kế của Mig-17 của Liên Xô).

Kết quả là chiếc F-4B số 151403 bị bắn rơi sau khi đã bắn hạ 1 chiếc J-5, cả 2 phi công là Trung úy Terence Meredith Murphy và Thiếu úy Ronald James Fegan đều thiệt mạng.

2/ Theo phía Trung Quốc:

Cuộc đụng độ xảy ra vào 8 giờ 20 sáng sau khi 2 tốp máy bay Mỹ xâm phạm vùng trời Trung Quốc.

Khi Trung đoàn 24, Sư đoàn 8 Không quân Hải quân Trung Quốc cho 4 chiếc tiêm kích J-5 cất cánh từ sân bay Lăng Thủy trên đảo Hải Nam lên ngăn chặn, các F-4B đã khai hỏa trước và bắn tổng cộng 6 đến 7 tên lửa.

Trong quá trình cơ động quần vòng, một chiếc F-4B trong nỗ lực nhằm bắn chiếc J-5 của phi công Lý Đại Vân đã vô tình phóng tên lửa AIM-7 trúng máy bay của đồng đội. Cả 4 máy bay Trung Quốc đều hạ cánh an toàn.

+++ Ảnh minh hoạ:

Đây là ảnh chiếc F-4B số 151403 của Hải quân Mỹ bị bắn rơi ngày 9/4/1965.

n 1.jpg
 

Leanh65

Xe container
Biển số
OF-375348
Ngày cấp bằng
27/7/15
Số km
8,861
Động cơ
318,378 Mã lực
Mình cứ hay quan điểm là phi công thường to cao nhưng đúng ra các phi công vóc dáng đều trung bình theo chuẩn người Âu vì to cao quá thì lòng khòng thành ra buồng lái quá cỡ. Nhất là tàu bay chiến đấu thì cái buồng lái bé tí.
Đúng rồi. Hồi lớp 9 em bị tuyển vào pc và vượt qua vòng khám đầu tiên cũng đâu có cao to. Chỉ vừa tầm thước 1, 66m và cân đối thôi.
 
Biển số
OF-814996
Ngày cấp bằng
29/6/22
Số km
1,705
Động cơ
72,188 Mã lực
Mình cứ hay quan điểm là phi công thường to cao nhưng đúng ra các phi công vóc dáng đều trung bình theo chuẩn người Âu vì to cao quá thì lòng khòng thành ra buồng lái quá cỡ. Nhất là tàu bay chiến đấu thì cái buồng lái bé tí.
tc ng việt là cao to nhưng với ng âu mẽo là trunh bình. máy bay thiết kế cho âu mẽo not ng viet.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,163 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 3:
KHÔNG CHIẾN MỸ - TRUNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM)


Tút 2: Ngày 20/9/1965
:

Tiêm kích F-104C Starfighter số 56-0883 thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật số 436 (436 TFS), Không đoàn chiến thuật số 479 (479 TFW) của Không quân Mỹ phối thuộc cho Không đoàn chiến thuật số 6252 (6252 TFW) xuất phát từ Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ tuần phòng đã bay lấn vào vùng trời đảo Hải Nam.

Lúc 11 giờ 28, Trung đoàn 10, Sư đoàn 4 Không quân Hải quân Trung Quốc xuất kích 2 tiêm kích J-6 (phiên bản MiG-19 do Trung Quốc chế tạo) do phi công Cao Tường và Hoàng Phượng Sinh lái lên đánh chặn.

Cao Tường tiếp cận và khai hỏa trúng chiếc F-104C ở cự ly 300m.

Đại úy phi công Phillip Eldon Smith nhảy dù bị dân quân Trung Quốc bắt làm tù binh và đến ngày 15-3-1973 mới được trao trả.

Tổn thất của Không quân Mỹ còn không dừng lại ở đó khi 2 chiếc F-104C khác của Phi đoàn 436 trong quá trình bay tìm kiếm phi công Smith đã đâm vào nhau, tuy nhiên cả 2 phi công đều nhảy dù và được giải cứu.
+++ Ảnh minh hoạ:

-Chiếc máy bay F-104C Starfighter số 56-0883 của Không quân Mỹ bị bắn rơi ngày 20-9-1965 qua gun camera của máy bay Trung Quốc.

n 2.jpg



-Đại úy phi công Phillip Eldon Smith của Không quân Mỹ bị Trung Quốc bắt làm tù binh.

n 3.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,163 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 3:
KHÔNG CHIẾN MỸ - TRUNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM)



Tút 3: Ngày 5/10/1965:

1/ Theo phía Trung Quốc:


Lúc 12 giờ 35 máy bay tác điện tử RA-3D của Mỹ xâm phạm không phận Quảng Tây, Trung Quốc.

Biên đội 4 chiếc J-6 thuộc Trung đoàn 25, Sư đoàn 9 Không quân Trung Quốc xuất kích từ Long Châu do các phi công Trương Vận Bảo, Tôn Bính Quân, Trương Chân Phương và Ông Kế Xương lái lần lượt tấn công và đã bắn hạ chiếc RA-3D sau 55 giây chiến đấu.

2/Theo phía Mỹ:

Phía Mỹ không công nhận mất bất cứ chiếc RA-3 nào trong ngày hôm đó.



 

Mc Bia

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-835564
Ngày cấp bằng
17/6/23
Số km
3,056
Động cơ
28,098 Mã lực
Em có ông chú cận vệ của 1 vip nào đấy. Không bao giờ kể bất kỳ chuyện gì. Em vẫn nhớ năm 84 ông ý về thăm nhà còn vẫn súng với dao găm cất trên nóc tủ. Bao trận rượu cạy răng cũng chả nói gì. Chỉ biết có người khác kể lại là ông ý tham gia những trận cuối vào SG. 1 mình đâm 5 mạng. Giải ngũ về nhà ruộng vườn, có dăm lần các xăm trổ (bà o chơi họ) đến bị ông ý lùa cả đám vào góc vườn. Em đã có lần chứng kiến chỉ khua tay chân như dọn nhà nhưng hội kia bết bát.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,163 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 3:
KHÔNG CHIẾN MỸ - TRUNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM)


Tút 4: Ngày 12/4/1966
:

1/Theo phía Mỹ:

Máy bay tiếp dầu KA-3B số 142653 thuộc Phi đoàn cường kích hạng nặng số 4 (VAH-4) “Fourrunners“, Không đoàn không quân hạm số 11 (CVW-11) của Hải quân Mỹ sau khi bảo dưỡng ở căn cứ Subic, Phillipines trên đường trở về tàu sân bay USS Kitty Hawk (CVA-63) đã bay lạc vào khu vực bán đảo Lôi Châu lúc 13 giờ 10.

Bất ngờ, phi cơ bị không quân Trung Quốc tấn công.

Chiếc KA-3B bốc cháy đâm xuống biển, cả 4 thành viên phi hành đoàn là Thiếu tá William Albert Glasson, Trung úy Larry Micheal Jordan, Thượng sĩ Reuben Beaumont Harris và Hạ sĩ nhất Kenneth Ward Pugh đều thiệt mạng.

2/ Theo phía Trung Quốc:

Biên đội gồm 2 chiếc J-6 thuộc Trung đoàn 76, Sư đoàn 26 Không quân Trung Quốc do phi công Dương Kiện Toàn và Lý Lai Hy lái được lệnh xuất kích đánh chặn.

Lý Lai Hy tiếp cận và khai hỏa ở cự ly 300m.

Máy bay quân thù bốc cháy và rơi xuống biển.

+++ Ảnh minh hoạ:

Máy bay KA-3B Skywarrior s/n 142653 của Hải quân Mỹ trong một phi vụ tiếp dầu năm 1965.


n 4.jpg
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,263
Động cơ
897,034 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 3:
KHÔNG CHIẾN MỸ - TRUNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM)


Tút 2: Ngày 20/9/1965
:

Tiêm kích F-104C Starfighter số 56-0883 thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật số 436 (436 TFS), Không đoàn chiến thuật số 479 (479 TFW) của Không quân Mỹ phối thuộc cho Không đoàn chiến thuật số 6252 (6252 TFW) xuất phát từ Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ tuần phòng đã bay lấn vào vùng trời đảo Hải Nam.

Lúc 11 giờ 28, Trung đoàn 10, Sư đoàn 4 Không quân Hải quân Trung Quốc xuất kích 2 tiêm kích J-6 (phiên bản MiG-19 do Trung Quốc chế tạo) do phi công Cao Tường và Hoàng Phượng Sinh lái lên đánh chặn.

Cao Tường tiếp cận và khai hỏa trúng chiếc F-104C ở cự ly 300m.

Đại úy phi công Phillip Eldon Smith nhảy dù bị dân quân Trung Quốc bắt làm tù binh và đến ngày 15-3-1973 mới được trao trả.

Tổn thất của Không quân Mỹ còn không dừng lại ở đó khi 2 chiếc F-104C khác của Phi đoàn 436 trong quá trình bay tìm kiếm phi công Smith đã đâm vào nhau, tuy nhiên cả 2 phi công đều nhảy dù và được giải cứu.
+++ Ảnh minh hoạ:

-Chiếc máy bay F-104C Starfighter số 56-0883 của Không quân Mỹ bị bắn rơi ngày 20-9-1965 qua gun camera của máy bay Trung Quốc.

n 2.jpg
Cái ảnh này không phải F4.
F4 có cánh sau liền thân, hơi cụp. Cái máy bay trong ảnh này cánh sau ở trên cánh đuôi giống như Mig17 . Mig 17 không mang tên lửa, mà chỉ có pháo, hình ảnh là tên lửa nổ gần đuôi máy bay.
Chắc là nhầm ảnh do máy bay Mỹ chụp!
 
Chỉnh sửa cuối:

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,163 Mã lực
Cái ảnh này không phải F4.
F4 có cánh sau liền thân, hơi cụp. Cái máy bay trong ảnh này cánh sau ở trên cánh đuôi giống như Mig17 (và cả Mig 19 tầu). Mig 17 và Mig 19 đều không mang tên lửa, mà chỉ có pháo, hình ảnh là tên lửa nổ gần đuôi máy bay.
Chắc là nhầm ảnh do máy bay Mỹ chụp!
Ảnh này là con F-104C Starfighter số 56-0883 của Không quân Mỹ bị bắn rơi ngày 20-9-1965, qua gun camera của máy bay Trung Quốc, chứ có phải là F4 gì đâu, bạn hiền ơi.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,163 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 3:
KHÔNG CHIẾN MỸ - TRUNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM)


Tút 5: Ngày 12/5/1966:


Không quân Mỹ thông báo, máy bay F-4C, số hiệu 64-0660, đã bắn rơi 1 máy bay Mig của Trung Quốc trong một trận không chiến trên bầu trời Vân Nam, gần biên giới Lào Cai.


Trung Quốc không đưa thông tin về trận đánh này.

+++ Ảnh minh hoạ:

Đây là chiếc F-4C được sử dụng để bắn rơi 1 MiG của KQ TQ, ngày 12/5/1966.

n 5.jpg
 

thinhduybao

Xe điện
Biển số
OF-80171
Ngày cấp bằng
14/12/10
Số km
2,774
Động cơ
439,374 Mã lực
Nơi ở
hoa thanh quế
tc ng việt là cao to nhưng với ng âu mẽo là trunh bình. máy bay thiết kế cho âu mẽo not ng viet.
Đợt sân bay Sao vàng nhận Su 30, em có ngồi uống bia với một kỹ sư và một phi công của Sukhoi sang bàn giao . Tay kỹ sư thì to cao còn tay phi công cũng chỉ tầm 1,68-1,70 m thôi.
 
Biển số
OF-814996
Ngày cấp bằng
29/6/22
Số km
1,705
Động cơ
72,188 Mã lực
Đợt sân bay Sao vàng nhận Su 30, em có ngồi uống bia với một kỹ sư và một phi công của Sukhoi sang bàn giao . Tay kỹ sư thì to cao còn tay phi công cũng chỉ tầm 1,68-1,70 m thôi.
Vâng. đó là ngày xưa thôi. Chứ bây chừ thể hình tb nam giới của VN là 1m,75.
Thực ra phải 1m78 mới đúng nhưng nam giới khu vực nông thôn thấp quá kéo tỷ lệ lại.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,163 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 3:
KHÔNG CHIẾN MỸ - TRUNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM)


Tút 6: Ngày 9/9 và 17/9/1966
:

Theo phía Trung Quốc, các máy bay J-6 thuộc Sư đoàn 18 Không quân do phi công Cao Tú Minh và Cao Trường Cát lái đã bắn bị thương cường kích F-105 của Không quân Mỹ trên vùng trời Đông Hưng, Quảng Tây.

Phía Mỹ không có thông tin về những trận đụng độ này.



Tút 7: Ngày 24/4/1967:

1/ Theo phía Trung Quốc:

Lúc 17 giờ 09, tốp 2 chiếc F-4B Phantom II của Hải quân Mỹ xâm phạm vùng trời Quảng Tây.

Một chiếc bị pháo cao xạ bắn rơi.

Chiếc còn lại trong quá trình thoát ly đã bị biên đội 4 máy bay J-5 thuộc Trung đoàn 78, Sư đoàn 26 Không quân Trung Quốc truy kích và bị phi công Tống Nghĩa Dân bắn hạ bằng 3 loạt đạn, bốc cháy đâm xuống biển.

2/Thông tin phía Mỹ:

Phía Mỹ không xác nhận tổn thất này.

Theo họ, chiếc F-4B duy nhất bị bắn rơi trong ngày hôm đó là F-4B số 153000 thuộc Phi đoàn tiêm kích số 114 (VF-114) "Aardvarks", Không đoàn không quân hạm số 11 (CVW-11) xuất kích từ tàu sân bay USS Kitty Hawk (CVA-63).

Chiếc F-4B này làm nhiệm vụ tuần phòng khống chế mục tiêu (TARCAP) để yểm hộ cho các biên đội vào đánh sân bay Kép và Hòa Lạc. Trên thực tế chiếc F-4B trên bị pháo cao xạ của Việt Nam bắn bị thương, sau đó bị phi công Nguyễn Văn Bảy của Trung đoàn tiêm kích 923 KQNDVN bắn hạ, 2 phi công nhảy dù và được giải cứu.

 

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,423
Động cơ
59,321 Mã lực
Cụ xem tóm tắt nhanh B52 tập kích hà nội xem thía lào nhé? Kênh này nhiều tóm tắt hay đấy:

Theo 1 nguồn tin em biết thì để đánh B52 chúng ta dựa khá nhiều vào các dàn Rada đặt bí mật bên Lào. Vì khi B52 vào gần đến không phận VN mới gây nhiễu. Nên các rada đặt bên Lào bắt khá chính xác.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,163 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 3:
KHÔNG CHIẾN MỸ - TRUNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM)


Tút 8: Ngày 26/6/1967:

1/Thông tin phía Mỹ:


Chiếc tiêm kích F-4C Phantom II số 63-7577 thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật số 390 (390 TFS) “Blue Boar”, Không đoàn chiến thuật số 366 (366 TFW) Không quân Mỹ ở căn cứ Đà Nẵng đang hộ tống 1 chiếc F-4 khác trên hành trình từ căn cứ Clark, Phillipines đến Đà Nẵng.

Khi bay gần không phận Hải Nam, đã bị Trung Quốc tấn công.

Phi hành đoàn gồm Thiếu tá J. C. Blandford và Trung úy J. M. Jarrvis nhảy dù và được trực thăng của Hải quân Mỹ giải cứu.

2/Theo phía Trung Quốc:

Tốp F-4C này đã nhiều lần xâm phạm vùng trời đảo Hải Nam, nên đến 16 giờ 58, biên đội 2 chiếc J-6 thuộc Trung đoàn 16, Sư đoàn 6 Không quân Hải quân do phi công Vương Trụ Thư và Lã Kỷ Lương lái được lệnh cất cánh.

Tốp J-6 tấn công khi chiếc F-4C đang ở phía nam đảo Hải Nam khoảng 40km. Chiếc F-4C bị trúng nhiều phát đạn pháo 30mm từ cả 2 máy bay J-6 ở cự ly 200-250m và đâm xuống biển ở khu vực phía nam cảng Du Lâm.


+++ Ảnh minh hoạ:

F-4C Phantom II số 63-7577 của Không quân Mỹ bị bắn rơi ngày 26-6-1967.

n 6.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,163 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 3:
KHÔNG CHIẾN MỸ - TRUNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM)


Tút 9: Ngày 21/8/1967:


Biên đội 3 cường kích A-6A Intruder thuộc Phi đoàn cường kích số 196 (VA-196) “Main Battery”, Không đoàn không quân hạm số 14 (CVW-14) xuất phát từ tàu sân bay USS Constellation (CVA-64) vào đánh ga Đông Anh.

Chiếc A-6A chỉ huy số 152638 bị Tiểu đoàn 63, Trung đoàn tên lửa 236 của Việt Nam bắn rơi tại chỗ, 2 chiếc còn lại trong quá trình thoát ly đã bay lạc lên phía bắc và xâm phạm không phận Trung Quốc lúc 13 giờ 10.

Theo tín hiệu radar do Hải quân Mỹ thu được, tốp A-6A này vượt qua biên giới 17km thì bị 4 chiếc J-6 thuộc Trung đoàn 52, Sư đoàn 18 Không quân Trung Quốc đánh chặn trên vùng trời Ninh Minh, Quảng Tây. Chỉ trong 1 phút 30 giây, cả 2 chiếc A-6A mang số 152625 và 152627 đều bị phi công Trần Phong Hà và Hàn Thụy Giai bắn hạ, rơi xuống khu vực Đông Hưng và Ninh Minh.

Trong số 4 phi công Mỹ, chỉ có Đại úy Robert James Flynn nhảy dù và bị bắt làm tù binh, sau đó được trao trả ngày 15/3/1973, số còn lại gồm Thiếu tá Jimmy Lee Buckley, Trung úy Dain Vanderlin Scott và Trung úy Forrest George Trembley đều thiệt mạng.

+++ Ảnh số 7:

Đại úy phi công Robert James Flynn của Hải quân Mỹ bị Trung Quốc bắt làm tù binh.

n 7.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,163 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 3:
KHÔNG CHIẾN MỸ - TRUNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM)


Tút 10: Ngày 14/2/1968:


Cường kích A-1H Skyraider số 134499 thuộc Phi đoàn cường kích số 25 (VA-25) “Fist of the Fleet”, Không đoàn không quân hạm số 15 (CVW-15) của Hải quân Mỹ trên tàu sân bay USS Coral Sea (CVA-43) hộ tống 1 máy bay tác chiến điện tử EA-1F thuộc Phi đoàn cảnh báo hạm số 13 (VAW-13) trên đường từ căn cứ Subic, Phillipines trở về tàu sau bảo dưỡng.

Trong quá trình bay, tốp A-1 đã bay chệch lên phía bắc, lấn vào vùng trời phía đông đảo Hải Nam và bị 2 chiếc tiêm kích J-5 thuộc Trung đoàn 18, Sư đoàn 6 Không quân Hải quân Trung Quốc đánh chặn.

Kết quả là phi công Trần Vũ Lục bắn rơi chiếc A-1H, Trung úy phi công Joseph Patrick Dunn nhảy dù nhưng sau đó mất tích và được cho là đã thiệt mạng.

+++ Theo phía Trung Quốc thì phi công Vương Thuận Nghĩa bắn rơi chiếc EA-1F, tuy nhiên phía Mỹ không công nhận và cho biết chiếc EA-1F này hạ cánh an toàn ở Đà Nẵng.

+++ Ảnh số 8:

A-1H số 134499 của Hải quân Mỹ bị bắn rơi ngày 14/2/1968.

Ảnh trên camera của máy bay Trung Quốc.

n 8.jpg
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,286
Động cơ
172,904 Mã lực
Tiêm kích F-104C Starfighter số 56-0883 thuộc Phi đoàn tiêm kích chiến thuật số 436 (436 TFS),

-Chiếc máy bay F-104C Starfighter số 56-0883 của Không quân Mỹ bị bắn rơi ngày 20-9-1965 qua gun camera của máy bay Trung Quốc.

n 2.jpg
Cái ảnh này không phải F4.
F4 có cánh sau liền thân, hơi cụp. Cái máy bay trong ảnh này cánh sau ở trên cánh đuôi giống như Mig17 . Mig 17 không mang tên lửa, mà chỉ có pháo, hình ảnh là tên lửa nổ gần đuôi máy bay.
Chắc là nhầm ảnh do máy bay Mỹ chụp!
Bác Baoleo cũng viết đây là F104 chứ không phải F4 mà. Chiếc máy bay trong hình đúng là F104 rồi.

Điều thú vị là chiếc này và chiếc A-1H dưới đây đều đang thả móc bắt dây hãm khi bị bắn hạ. Cả hai trường hợp đều là máy bay Mẽo đi 'lạc' vào không phận TQ.
Việc thả móc bắt dây hãm, theo em lý giải, là việc phi công Mẽo ra tín hiệu không tham chiến, hay là không có ý định/chủ ý đánh nhau. Em đoán là phi công Mẽo, khi thấy Mig TQ dí sau đít, đã hiểu là bay vào nhầm không phận và ra tín hiệu không gây chiến/không tham chiến, do họ không có thời gian để thiết lập liên lạc hoặc không có khả năng liên lạc, hoặc không có khả năng hiểu nhau trực tiếp khi trao đổi. Vì là Mẽo nên họ không để để TQ ép hạ và bắt máy bay, nên không ra tín hiệu theo kiểu giảm tốc độ, thả càng hạ cánh, mà vẫn giữ tốc độ và cố gắng bay thoát, chỉ thả móc bắt dây hãm để ra tín hiệu. Thả móc bắt dây hãm gây ảnh hưởng tối thiểu tới vận tốc và khả năng cơ động (so với thả cánh tà) để vừa ra tính hiệu vừa chạy. Phía TQ thì vẫn thấy chạy tít mù nên bem luôn.
Trong cả hai trường hợp, phía Mẽo không có ý chí chiến đấu mà chỉ chạy. Trường hợp A-1H, phi công còn không kịp vứt thùng dầu phụ. Trường hợp F104 chắc bị bất ngờ nên không chạy kịp, chứ Mig-19 tuổi tôm mà đuổi kịp F104.

(Các máy bay của không quân mỹ vẫn có những chiếc được trang bị móc bắt dây hãm để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. F104 Starfigher là máy bay siêu âm, cánh mỏng, ngắn, bé, nên tốc độ hạ cánh cao, và được trang bị móc bắt dây hãm)

Cường kích A-1H Skyraider số 134499 thuộc Phi đoàn cường kích số 25 (VA-25) “Fist of the Fleet”, Không đoàn không quân hạm số 15 (CVW-15)

A-1H số 134499 của Hải quân Mỹ bị bắn rơi ngày 14/2/1968.

Ảnh trên camera của máy bay Trung Quốc.

n 8.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,163 Mã lực
Bác Baoleo cũng viết đây là F104 chứ không phải F4 mà. Chiếc máy bay trong hình đúng là F104 rồi.

Điều thú vị là chiếc này và chiếc A-1H dưới đây đều đang thả móc bắt dây hãm khi bị bắn hạ. Cả hai trường hợp đều là máy bay Mẽo đi 'lạc' vào không phận TQ.
Việc thả móc bắt dây hãm, theo em lý giải, là việc phi công Mẽo ra tín hiệu không tham chiến, hay là không có ý định/chủ ý đánh nhau. Em đoán là phi công Mẽo, khi thấy Mig TQ dí sau đít, đã hiểu là bay vào nhầm không phận và ra tín hiệu không gây chiến/không tham chiến, do họ không có thời gian để thiết lập liên lạc hoặc không có khả năng liên lạc, hoặc không có khả năng hiểu nhau trực tiếp khi trao đổi. Vì là Mẽo nên họ không để để TQ ép hạ và bắt máy bay, nên không ra tín hiệu theo kiểu giảm tốc độ, thả càng hạ cánh, mà vẫn giữ tốc độ và cố gắng bay thoát, chỉ thả móc bắt dây hãm để ra tín hiệu. Thả móc bắt dây hãm gây ảnh hưởng tối thiểu tới vận tốc và khả năng cơ động (so với thả cánh tà) để vừa ra tính hiệu vừa chạy. Phía TQ thì vẫn thấy chạy tít mù nên bem luôn.
Trong cả hai trường hợp, phía Mẽo không có ý chí chiến đấu mà chỉ chạy. Trường hợp A-1H, phi công còn không kịp vứt thùng dầu phụ. Trường hợp F104 chắc bị bất ngờ nên không chạy kịp, chứ Mig-19 tuổi tôm mà đuổi kịp F104.

(Các máy bay của không quân mỹ vẫn có những chiếc được trang bị móc bắt dây hãm để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. F104 Starfigher là máy bay siêu âm, cánh mỏng, ngắn, bé, nên tốc độ hạ cánh cao, và được trang bị móc bắt dây hãm)
Cảm ơn các thông tin bổ xung của bạn nhé ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,792
Động cơ
361,163 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 3:
KHÔNG CHIẾN MỸ - TRUNG TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM)


Tút 11: Tổng kết:


Vụ không chiến ngày 14/2/1968 được coi là vụ đụng độ cuối cùng giữa máy bay Mỹ và Trung Quốc trong thời gian chiến tranh Việt Nam.


1/ Tổng cộng, phía Trung Quốc công bố là đã có 12 chiếc máy bay của Mỹ bị bắn hạ. và 4 chiếc khác bị hư hại.
Tổng số lần xuất kích đánh chặn của Không quân Trung Quốc là 2.138 lần xuất kích.


2/ Việt Nam hân hoan đón chào thắng lợi của người bạn chiến đấu anh em, khăng khít như môi với răng.
Mỗi lần Trung Quốc loan tin có không chiến với Mỹ, là báo chí cách mạng Việt Nam lại ra hân hoan và cổ vũ.

Hình minh hoạ:
Báo Quân đội nhân dân, số 2416, ra ngày 16/02/1968, đăng tin:
-Việt Nam hân hoan đón chào thắng lợi của người bạn chiến đấu Trung Quốc anh em.

n 9.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top