[Funland] Góc Khuất Của Chiến Tranh

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,851
Động cơ
363,843 Mã lực
Dạ, em chém thôi chứ có bổ sung gì đâu :D
Cám ơn cụ để cho em nói leo chém gió ý chứ.
Cái chi tiết bạn nhận ra:

-"......Điều thú vị là chiếc này và chiếc A-1H dưới đây đều đang thả móc bắt dây hãm khi bị bắn hạ. Cả hai trường hợp đều là máy bay Mẽo đi 'lạc' vào không phận TQ.
Việc thả móc bắt dây hãm, theo em lý giải, là việc phi công Mẽo ra tín hiệu không tham chiến, hay là không có ý định/chủ ý đánh nhau....."


=> là vô cùng đắt giá.
Cảm ơn bạn rất nhiều ~o)
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,851
Động cơ
363,843 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM




Mục lục của Thớt 4:

I/ Lực lượng Đổ bộ đường không Việt Nam trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945.

1/ Chuyện về các cụ tổ của lính dù trong QĐ ND VN:


II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305.

2/ Tuyển chọn và thành lập ‘Đội đặc nhiệm dù’

3/ ‘Đội đặc nhiệm dù’ đi đào tạo tại Trung Quốc.

4/ Tham chiến ở Lào.

5/ Thành lập Lữ đoàn nhẩy dù 305.

6/ Lần “Diễn tập hiệp đồng các binh chủng quy mô lớn nhất từ 1944 đến tận 2024”

7/ Lữ đoàn dù trong năm 1962.

8/ Lữ đoàn dù trong trong các năm 1962- 1963:

9/ Lữ đoàn dù trong trong năm 1964

10/ Lữ đoàn dù từ năm 1964 cho đến trước khi bị giải tán vào năm 1967.


III/ Biên niên sử của Lực lượng nhẩy dù, từ sau khi Lữ đoàn nhẩy dù 305 bị giải tán vào năm 1967:


11/ Tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968, qua lời kể của cựu binh dù 305.

12/ Tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968, qua lời kể của phi công máy bay IL-14.

13/ Tham gia chiến trong Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979.

IV/ Hoạt động của Lực lượng nhẩy dù hôm nay:

14/ Khái quát về ‘bộ đội dù’ ngày nay.

V/ Chuyện kể thêm về Lực lượng nhẩy dù:

15/ Đội nữ ‘nhầy dù mồi’.

16/ Những người lính dù bạn tôi.

++++ Hinh minh hoạ:

Học viên dù thực hành trên đỉnh sân bay Biên Hoà – năm 2023.

1722211618096.png
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,851
Động cơ
363,843 Mã lực
GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM

I/ Lực lượng Đổ bộ đường không Việt Nam trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945
.

(1): Chuyện về các cụ tổ của lính dù trong QĐ ND VN

Tút 1:


Lính nhẩy dù là người Việt Nam thì có lịch sử từ rất lâu rồi.

Bởi ngay từ thời Đại chiến thế giới lần thứ nhất, những năm 191x của thời chiến tranh Cát-tó ấy, người Việt ta đã là phi công tiêm kích, phi công cường kích, phi công trinh sát…dồi. Thì làm lính nhẩy dù, với dân Việt ta, chỉ là ..muỗi.

Ấy thế nhưng, tiêu chí đặt ra cho loạt bài này, là lính nhẩy dù, nhưng phải là Đ…ả…ng viên Đ C S VN cơ.

Và sau đây là câu chuyện về những người lính nhẩy dù Việt Nam đời đầu tiên, theo đúng tiêu chí của ọp-phơ. Câu chuyện như sau:

--- ----

Mùa hè năm 1942, tại nhà tù đế quốc Pháp ở Ki-ra-an-ga thuộc đảo Ma-đa-gát-xơ-ca Châu Phi, tình báo nước Anh đến tuyển tù chính trị người Việt nam để đưa về Việt Nam làm nhiệm vụ thu thập tin tức và phát triển phong trào chiến tranh du kích, chuẩn bị cho quân đồng minh đánh phát xít Nhật ở Đông Dương.

Sau khi xem xét, tình báo Anh đã chọn được 7 người trong số 27 tù nhân được đề cử là:

-Hoàng Đình Giong, Dương Công Hoạt, Lê Giản, Hoàng Hữu Nam, Vũ Văn Địch ( Bí danh Trần Hiệu ), Nguyễn Văn Ngọc và Nguyễn Văn Minh. Tất cả đều là tù chính trị, trước bị Pháp giam ở nhà tù Sơn La và bị đi đầy “ biệt xứ ” sang Ma-đa-gát-xơ-ca từ năm 1941.

Đồng chí Hoàng Đình Giong và Dương Công Hoạt được đưa đến thủ đô Ma-đa-gát-xca, người Pháp làm thủ tục bàn giao cho người Anh, rồi được đưa lên chiếc thuỷ phi cơ bay đến Mun-ba-sa nước Kê-ni-na là thuộc địa của Anh ở Đông Phi. Từ đó, lại lên tầu thủy đi Bom Bay, rồi đến Can-cút-ta Ấn Độ.

Sau đó 5 người còn lại cũng đưa đến Can-cút-ta và tại đây 7 người lại gặp nhau.

Khi biết sẽ được đưa về Việt Nam, tất cả mừng vui khôn xiết, bởi ngày đi lưu đầy có ai nghĩ được trở về.

Để đưa nhóm 7 người về Việt Nam, thì phương án đổ bộ bằng đường không được quân Anh lựa chọn, vì nó có nhiều lợi thế và triển khai nhanh chóng hơn cả. Đó là do: bất ngờ, giữ được bí mật, có thể tới thẳng những vùng căn cứ ở sâu trong nội địa, nơi phong trào cách mạng và chiến tranh du kích đã phát triển mạnh, có thể bảo vệ an toàn cho các chiến sĩ nhảy dù và tiếp nhận các phương tiện vũ khí...

7 người đều được đưa đến Ra-oan-pin-di vùng núi phía Bắc Ấn Độ (nay thuộc Pa-ki-xtan) để tập nhảy dù. Tại đây, cả bảy người phải gấp rút học kỹ thuật nhảy dù - một phương pháp tác chiến còn khá mới với cả thế giới, đối với người Việt Nam, mà là Đ V, nó hoàn toàn lạ lẫm.

Với tinh thần yêu nước cháy bỏng, các chiến sĩ c…..ộng s….ản Việt Nam đang chịu án đày biệt xứ đã tranh thủ tận dụng tối đa cơ hội ngàn vàng để trở về Tổ quốc, góp sức vào cuộc đấu tranh của dân tộc đang dần tiến tới cao trào.

Toàn bộ kỹ thuật nhảy dù được huấn luyện gọn trong khoảng ba tháng.

Ngoài việc học kỹ thuật nhảy dù, kỹ thuật xử lý các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, các chiến sĩ còn phải học kỹ thuật lấy tin tức, kỹ thuật thông tin liên lạc và các kỹ năng chiến đấu cơ bản.

Cả bảy người đã hoàn thành khóa huấn luyện một cách xuất sắc. Tất cả anh em chỉ nhảy thử một lần đã đạt yêu cầu. Ðiều này gây ngạc nhiên lớn cho các sĩ quan huấn luyện người Anh.

++++ Hình minh hoạ:

Cụ Lê Giản: nhân vật nổi tiếng nhất trong số 7 cụ lính dù đời đầu.

01.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,851
Động cơ
363,843 Mã lực
Mãi không đăng được bài, vì kiểm duyệt cứ bẩu là vi phạm. Chán quá.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,851
Động cơ
363,843 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM
I/ Lực lượng Đổ bộ đường không Việt Nam trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945
.)
(1): Chuyện về các cụ tổ của lính dù trong QĐ ND VN

Tút 2:


Ngày 25/10/1944, 2 đồng chí Hoàng Đình Giong và Lê Giản được nhảy dù chuyến đầu tiên xuống địa điểm nhảy dù xuống Bản Ngần, xã Vĩnh Quang, huyện Hòa An, cách Thị xã Cao Bằng 3 cây cây số.

Tại bãi đáp dù, tình cờ gặp đồng chí Hồng Kỳ (tức Đoàn Văn Nhật), bạn tù ở Sơn La, nên cả 2 người đưa về căn cứ an toàn.

Tại căn cứ, 2 lính dù được đồng chí Vũ Anh, đại diện Tỉnh ủ......y Cao Bằng đón tiếp. Sau khi được đồng chí Vũ Anh báo cáo, B.H đã rất vui mừng và chỉ đạo giao nhiệm vụ ngay cho họ, bởi tình hình c/ mạng chuyển biến từng ngày. Đặc biệt, B.H chỉ đạo: "Giữ liên lạc thường xuyên với người Anh, xin thêm điện đài, thuốc men và vũ khí".

+++Ghi chú:

Dù sau lưng, trang bị cá nhân đeo quanh người, trước bụng là máy thu phát vô tuyến điện. Những người cs đã bí mật thay lớp xốp bảo vệ máy bằng những sách vở tài liệu đã thu thập được về cho c/ mạng.

Cả bảy chiến sĩ đều đã tiếp đất an toàn. Ðược nhân dân bao bọc, che chở nên mặc dù quân Nhật có lùng sục tìm kiếm nhưng các anh vẫn an toàn và bắt được liên lạc với tổ chức.

Việc bắt liên lạc trở lại với Bộ Tư lệnh quân Anh ở Ấn Ðộ đã có kết quả.

Sau đó, anh em ở Cao Bằng nhận được sáu dù mang máy thu thanh, thuốc men, quần áo và cả thức ăn.

Nhóm ở Hà Tây nhận được một dù vũ khí.


++++ Hình minh hoạ:

Không trung pháo đài bay B-26, loại máy bay mà các cụ lính dù đời đầu đã bay và nhẩy dù xuống lãnh thổ Việt Nam.
361-3610013_martin-b-26-marauder.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,851
Động cơ
363,843 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM
I/ Lực lượng Đổ bộ đường không Việt Nam trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945
.)
(1) Chuyện về các cụ tổ của lính dù trong QĐ ND VN



Tút 3:


Cuối tháng 11/1944, 2 đồng chí Dương Công Hoạt và Hoàng Hữu Nam nhảy dù xuống Khau Toòng, xã Đề Thám, quê hương đồng chí Hoạt.

Trong lần này, Không quân Anh còn thả hàng tiếp tế gồm radio, pin, chăn màn, quần áo, thuốc men, một số dụng cụ y tế; riêng vũ khí như ta đề nghị, người Anh trả lời sẽ gửi sau.

Và tháng 3 năm 1945, chuyến thứ 3 cho những người còn lại.

Viên Đại tá người Anh mở tấm bản đồ miền bắc Việt Nam và hỏi:

-chọn chỗ nào nhảy thích hợp nhất?

Vũ Văn Địch chỉ vào khu vực Miếu Môn, gần Ba Thá, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông, đó là quê hương của ông.

Viên sỹ quan hỏi:

-Chỗ ấy gần Hà Nội có đảm bảo an toàn không?

-Được!- Cứ xuống được đất là an toàn vì ở đâu cũng là nhân dân chúng tôi.


Mọi người cất cánh trên chiếc B26 do Phi công Ca-na-đa lái nhưng không giám hạ độ cao, sợ súng phòng không Nhật bắn nên không tìm được địa điểm quy định nhảy dù và cuối cùng lại quay về Ấn Độ.

Những ngày tiếp theo phải tổ chức những đêm bay để xác định địa điểm.


Tháng 5/1945, mọi người lại cất cánh từ sân bay Giê-ho (thuộc Băng-La-đét). Đó là một đêm sáng trăng, bay qua Mi-an-ma để giữ bí mật, tắt đèn ở cánh và đuôi, vượt độ cao 10.000 m.

Khi đèn đỏ báo chuẩn bị, đèn xanh bật sáng là tín hiệu nhảy dù, Nguyễn Văn Ngọc nhảy xuống trước bị rơi xuống nước, còn dù mắc trên ngọn tre.

Xem đồng hồ đã 3 giờ sáng, sau khi hỏi dân làng mới biết đây là làng Tiên lữ, huyện Chương Mỹ cách vị trí đã chọn khoảng 20 km, được nhân dân che chở mọi người về căn cứ an toàn.

+++ Chiếc kết có hậu:

Cả 7 chiến sỹ c....ách m.....ạng trở về đã mang theo máy móc truyền tin, vũ khí, thuốc chữa bệnh và cả số vàng đã dành dụm từ nguồn kinh phí do người Anh cấp.

Tất cả nhanh chóng hoà nhập vào cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền c....ách .m......ạng.



-Hoàng Đình Giong trực tiếp lãnh đạo cướp chính quyền ở Cao Bằng, là người chỉ huy đoàn quân nam tiến đầu tiên vào nam chiến đấu và trở thành Khu trưởng khu IX;

-Vũ Văn Địch là Cục trưởng Cục tình báo quân đội;

-Dương Công Hoạt là Bí thư Tỉnh u.......ỷ Cao Bằng;

-Lê Giản là Giám đốc nha Công an Trung ương;

-Nguyễn Văn Ngọc là giám đốc Công an Trung bộ ....

-Hoàng Hữu Nam sau này làm thứ trưởng Bộ Nội vụ…



Thế là cơ quan tình báo Anh đã có công đóng góp cho c.....ách m......ạng Việt Nam, những cán bộ tinh tú của Đ……ảng. Hị hị.

Và đây chính là những cụ lính dù Đ…..ảng v.....iên đầu tiên của quân đội ta.



+++ ẢNH MINH HỌA


Không trung pháo đài bay B-26, loại máy bay mà các cụ lính dù đời đầu đã bay và nhẩy dù xuống lãnh thổ Việt Nam.

1200px-PB4Y-2_Privateer_VP-23_in_flight.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,851
Động cơ
363,843 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)


II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305:

Tút 1: Tổng quan:



Trong những năm chống Mỹ có một lực lượng đặc biệt đã bí mật ra đời và tồn tại một thời gian ngắn. Đó là Lữ đoàn dù 305 - đơn vị dù đầu tiên và duy nhất đến nay của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lực lượng đổ bộ đường không (còn gọi là Binh chủng nhảy dù) là một trong 8 binh chủng thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam có chức năng phối hợp với các đơn vị không quân vận tải sử dụng các loại máy bay, trực thăng vận tải nhằm thực hiện các cuộc đổ bộ bằng đường không, thả dù tiếp tế hàng hóa và cả thiết giáp dù (thả dù xe cơ giới).

Đây là binh chủng đặc biệt tinh nhuệ, được trang bị đầy đủ và hiện đại của Không quân Nhân dân Việt Nam, đã trải qua nhiều giai đoạn hình thành và phát triển từ khi Không quân Nhân dân Việt Nam được thành lập, nhưng chỉ tồn tại trong 1 khoảng thời gian ngắn. Đến giữa năm 1967 lữ đoàn được giải thể và chuyển hết thành bộ đội đặc công và một số lính dù được điều về Quân chủng Không quân, thuộc quân số của các đơn vị tiếp tế hàng hóa qua đường hàng không.

Dù chỉ tồn tại trong bảy năm rồi chuyển sang binh chủng đặc công, nhưng Lữ đoàn dù 305 đã lập nên những chiến công oanh liệt và bi tráng. Có rất ít người biết về lực lượng đặc biệt này với những thăng trầm và oai hùng trong lặng lẽ.


Bằng loạt bài viết này, Baoleo nhà cháu cố gắng dựng lại chân dung của ‘Lực lượng nhẩy dù Việt Nam’ nói chung và của Lữ đoàn 305 nói riêng.

++++ Hình minh hoạ:

Những cánh dù ‘bạt phong’

01.jpg


02.jpg


03.jpg


04.jpg


05.jpg


07.jpg


08.jpg


09.jpg
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,429
Động cơ
221,670 Mã lực
Mình cứ hay quan điểm là phi công thường to cao nhưng đúng ra các phi công vóc dáng đều trung bình theo chuẩn người Âu vì to cao quá thì lòng khòng thành ra buồng lái quá cỡ. Nhất là tàu bay chiến đấu thì cái buồng lái bé tí.
Không cần cao, nữ cũng được. Tuy nhiên phi công VN 1965 tuyển thuộc loại gắt nhất thế giới thì còi cọc khó đạt được thể lực, cao to so với chuẩn 1965 rồi.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,851
Động cơ
363,843 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM
II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)


(2): Tuyển chọn và thành lập ‘Đội đặc nhiệm dù’

Tút 2: Công tác Tuyển chọn


(Từ tháng 9/1958 đến tháng 3/1959)

-Cuối năm 1954 miền Bắc được giải phóng, Tổng Quân ủy đã ra nghị quyết xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam từng bước tiến lên chính quy, hiện đại có các binh, quân chủng.

-Tháng 3- 1955 Tổng Quân ủy - Tổng tư lệnh đã ra quyết định thành lập Ban nghiên cứu sân bay (đồng chí Trần Quý Hai - Trưởng ban nghiên cứu sân bay đề nghị đổi là Ban nghiên cứu Không quân, nhưng Bộ Tổng tham mưu trả lời không được gọi Không quân, phải giữ bí mật).

-Cuối năm 1958 và đầu năm 1959, Cục Cán bộ - Tổng cục Chính trị đã đến trường Bổ túc văn hóa Quân đội Lạng Sơn lấy người đưa về Viện Quân y 108 Hà Nội khám tuyển được vài chục đồng chí để phát triển lực lượng cho không quân và quân nhẩy dù.

‘Đội đặc nhiệm dù’ được thành lập, rút ra trong số đã tuyển chọn ở trên, và từ đội ngũ đã chiến đấu sau chiến thắng Điện Biên Phủ.

‘Đội đặc nhiệm dù’ gồm có 41 cán bộ chiến sĩ lấy từ các đơn vị chiến đấu chống Pháp trên khắp các chiến trường cả nước, như đại úy Trần Thẩm, thượng úy Bùi Duy Trinh, chuẩn úy Vũ Minh Ngọc thuộc đại đoàn 312 (sư đoàn 312) đã tham dự chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, đại úy Đặng Nhơn là quân Nam tiến, chuẩn úy Đại từ chiến trường Trung Bộ, chuẩn úy Cao Minh Dương chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ.

Cuối năm 1958 đầu năm 1959, việc tuyển chọn lực lượng để đưa sang Trung Quốc học rồi về phát triển lữ đoàn dù được khẩn trương tiến hành và diễn ra trong bí mật.

Cục Cán bộ - Tổng cục Chính trị đã đến Trường bổ túc văn hóa quân đội Lạng Sơn lấy người đưa về Viện Quân y 108 (Hà Nội) khám tuyển được vài chục người để phát triển lực lượng cho không quân. Đoàn cán bộ nhảy dù được thành lập, rút ra trong số đã tuyển chọn ở trên và chọn lựa thêm từ các trung đoàn chủ lực đã chiến đấu và lập công xuất sắc trên các chiến trường Nam Trung bộ và Tây nguyên.

-“Những người được chọn đi học đều là bộ đội đã trải qua chiến đấu, thiện chiến. Ít nhất là cán bộ tiểu đội, chiến sĩ xuất sắc ngon lành mới được đi chớ đâu phải tay ngang.

Tôi còn nhớ các anh như đại úy Trần Thẩm, thượng úy Bùi Duy Trinh, chuẩn úy Vũ Minh Ngọc đại đoàn 312 đã tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, đại úy Đặng Nhơn là bộ đội Nam tiến, chuẩn úy Đại từ chiến trường Trung bộ, chuẩn úy Cao Minh Dương chiến đấu ở chiến trường Nam bộ.

Lúc đó tui đang học lý thuyết lái máy bay trinh sát thì được lệnh chuyển qua học dù……… ”

Đại tá Dương Tuấn Kiệt (81 tuổi, hiện sống ở Hòa Vang, Đà Nẵng) nhớ lại. Khi tham gia lực lượng đặc biệt ấy, ông Kiệt mới mang quân hàm thượng sĩ.

Ông Bùi Xuân Dưỡng (78 tuổi, hiện sống ở TP Đà Nẵng) cho biết thêm:

-“Tuyển trong toàn quốc chớ không đơn giản đâu. Kỹ lắm, như tuyển không quân, từ lý lịch phải trong sạch đến trình độ, thể lực. Do hoạt động trên không, sức chịu đựng cao nên phải chọn những người trẻ (dưới 30 tuổi), khỏe. Sức khỏe phải đạt chuẩn như phi công.

Sư đoàn 324 của tui tuyển chọn được ba người ra Hà Nội nhưng cuối cùng chỉ có tui được chọn…..”.

Lúc đó ông Dưỡng mới 24 tuổi, là trinh sát chuyển qua.

++++ Hình minh hoạ:

Những người lính dù thuộc Lữ đoàn dù 305, ảnh tư liệu.

01.jpg
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,084
Động cơ
548,727 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Không cần cao, nữ cũng được. Tuy nhiên phi công VN 1965 tuyển thuộc loại gắt nhất thế giới thì còi cọc khó đạt được thể lực, cao to so với chuẩn 1965 rồi.

Những đoàn học viên đầu tiên sang Liên Xô thì tiêu chuẩn là văn hoá ưu tiên cấp 3, thể hình sức khoẻ và phản xạ cũng phiên phiến vì chưa có kinh nghiệm. Bởi thế những khoá đầu tiên về sau chuyển loại thì không đáp ứng được về thể lực, lên Mig21 cả chục người mới được một người. Từ khoá 2 giở đi thì mới xét kỹ về sức khoẻ. Các chú học bay ở Trung cuốc thì cứ phải tiêu chuẩn thể hình sức khoẻ hàng đầu, văn hoá học 3 tháng hết cấp 3 cũng được. Thời bây giờ điều kiện tốt hơn thì tiêu chí gắt gao hơn, với lại khí tài bây giờ cũng khủng khiếp hơn càng đòi hỏi sức khoẻ tuyệt đối tốt. Chú Bảy ngày xưa bay MiG17 có khởi động quả tăng tốc lúc cất cánh mà choáng tí thì ngất do gia tốc cao, thời bây giờ Su siệc các cái nó còn cao gấp mấy.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,851
Động cơ
363,843 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)


(3): ‘Đội đặc nhiệm dù’ đi đào tạo tại Trung Quốc.

Tút 3: Chuyến xuất ngoại bí mật:


Toàn bộ đội hình đặc biệt được đưa đến trạm 66 (Bộ Quốc phòng) tập kết.

Ông Kiệt nhớ lại:

“Trước ngày đi, trung tướng phó tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái trực tiếp giao nhiệm vụ cho chúng tôi:

-‘Các đồng chí được chọn lựa vì nhiệm vụ cấp bách của đất nước. Yêu cầu các đồng chí phải tiếp thu hết, tiếp thu nhanh, phải học bằng được để về làm nhiệm vụ’.

Tui còn nhớ anh Trần Hiệu - cục trưởng Cục Tình báo quân sự - nói:

-‘Tôi từng nhảy dù ở Mỹ tổng cộng bảy lần nhưng với người Việt Nam đây là nhiệm vụ rất mới. Lúc đầu tôi nghĩ chỉ có ông nào dám tự tử mới dám nhảy. Tôi nói vậy để các đồng chí biết nhiệm vụ của các đồng chí rất nặng nề. Nhưng đây là quốc thể. Qua đấy học mà các đồng chí không dám nhảy thì xấu hổ lắm’.

Nghe vậy anh em rất phấn khởi. Mình là nông dân có biết chi đâu. Giờ được chọn, được học một nghề quá mới từ trên trời rơi xuống.
---- -----
(Cụ Trần Hiệu chính là Vũ Văn Địch, còn có tên là Vũ Văn Đích, bí danh Hoàng Mỹ, Trần Hiệu -> là 1 trong 7 cụ lính nhẩy dù đã nói ở bài đầu tiên đấy.

Và thực ra là cụ Địch nhẩy dù ở Ấn Độ và lần cuối ở VN, tổng cộng là 7 lần – có thể lâu ngày, cụ Kiệt nhớ nhầm - Baoleo chú thích)


+++ Hình minh hoạ:

Cụ Nguyễn Văn Địch

07.jpg
 

Phè Văn Phỡn

Xe tăng
Biển số
OF-791534
Ngày cấp bằng
27/9/21
Số km
1,506
Động cơ
60,829 Mã lực
Giờ có khoá nhảy dù ở CLBHK phía Bắc và CLBHK phía Nam. Cụ mợ nào thích chơi môn này có thể liên hệ đăng ký học và nhảy. Chi phí cũng rẻ, chỉ hơn chục củ. Được nhảy 2 lần từ độ cao 1000m trên máy bay Mi 17 thì phải.
Bạn em cả nam lẫn nữ đều đã chơi. Riêng em sợ độ cao nên không tham gia.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,851
Động cơ
363,843 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)
(3): ‘Đội đặc nhiệm dù’ đi đào tạo tại Trung Quốc.



Tút 4: Lính dù được đào tạo ở Trung Quốc:


Tháng 3-1959, ‘Đội đặc nhiệm dù’ được đưa sang căn cứ đổ bộ đường không của Sư đoàn dù 2721 Trung Quốc, ở Khai Phong (tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) tập huấn.

Đoàn có 11 người bên không quân và 30 trinh sát của bộ do đại úy Đặng Nhơn làm trưởng đoàn, Hoàng Gia Huệ làm phó đoàn.

Lúc này, ‘Đội đặc nhiệm dù’ có mật danh là “đội Hồ Nam”, chứ không được gọi là bộ đội Việt Nam để bảo đảm bí mật.

Cuộc ra đi diễn ra trong bí mật. Gia đình không biết đi đâu, làm gì. Ngay cả bộ đội nơi tập kết (trạm 66 Bộ Quốc phòng) cũng không biết. Tất cả đều mặc thường phục.

Mọi người được đưa lên xe lửa đến cửa khẩu ở Lạng Sơn. Ở bên kia bạn đã chờ sẵn, đưa thẳng về căn cứ ở Khai Phong.

-“Chúng tôi học ở Sư đoàn dù 2721 và được bố trí ăn, ngủ ngay tại căn cứ - (ông Kiệt kể) - Đoàn chúng tôi có mật danh là “đội Hồ Nam”. Khi xưng với người Trung Quốc và khi họ gọi mình, vẫn là “đội Hồ Nam” chứ không được gọi là bộ đội Việt Nam để bảo đảm bí mật”.

-“Chưa huấn luyện, học hành gì cả, họ cho mình xem đội nữ vận động viên nhảy khinh khí cầu ở độ cao 400m. Xong, họ hỏi anh Đặng Nhơn có dám nhảy thử hay không.

Tụi tui bất ngờ lắm, không biết anh Nhơn xử trí thế nào. Nhảy thì... mình đã biết gì đâu. Không nhảy thì mất thể diện lắm. Ảnh gật đầu.

Họ đưa anh Nhơn lên khinh khí cầu, cũng tầm 400m, cho đeo dù trước ngực 8kg, dù sau lưng 17kg. Lên khinh khí cầu, chưa biết nhảy nhót thế nào thì họ đẩy nhẹ, anh Nhơn rơi ra ngay.

Về tụi tui hỏi, ảnh nói: Khó chịu lắm! Người cứ như tuồn tuột xuống từng tầng, từng tầng. Ruột gan bàng hoàng ba ngày mới hết”,

Đại tá Dương Tuấn Kiệt nhớ lại.

Sau ngày ra mắt không thể quên, chuỗi ngày huấn luyện đặc biệt bắt đầu.

+++ Hình minh hoạ:

Trang phục của “đội Hồ Nam” tại căn cứ Khai Phong.

03.jpg
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,851
Động cơ
363,843 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)
(3): ‘Đội đặc nhiệm dù’ đi đào tạo tại Trung Quốc.



Tút 4: Những ngày huấn luyện của “đội Hồ Nam”:


Những ngày huấn luyện của “đội Hồ Nam” bắt đầu tại căn cứ Khai Phong. Bãi tập rộng mấy chục hecta, nằm trong khu vực toàn doanh trại quân đội. Trong ký ức những “tân binh dù”, trên những bãi cát rộng mênh mông chỉ có củ cải ngọt, củ cải đường trồng thành từng vạt trải dài. Bãi tập không có cây lớn nên không có vật cản, rất thuận tiện cho việc huấn luyện.

1/ Học nhảy đủ kiểu:

Đại tá Dương Tuấn Kiệt (TP Đà Nẵng) nhớ lại:

-“Giáo viên Trung Quốc có gần chục người, đều dưới 40 tuổi, rất nhiệt tình. Dù đã có phiên dịch nhưng để cho nhanh, giáo viên phải dạy cả... tay, chân, động tác. Chúng tôi được học lý thuyết rồi học gấp dù, học kỹ thuật nhảy.

Bài huấn luyện đầu tiên giáo viên yêu cầu chúng tôi tập nhảy từ trên bệ tam cấp ở nhiều độ cao khác nhau, từ 1,5m nâng dần đến 3m. Hai tay phải ôm dù phụ phía trước ngực. Mắt phải nhìn như thế nào, hai chân phải tiếp đất cùng lúc... để không bị gãy chân, trẹo giò. Nhảy không tốt, đất gồ ghề là gãy chân ngay. Có lúc lên độ cao 2,5m rồi nhảy không xuống để quen trong trường hợp gió lớn (6m/giây).

Cứ tập nhảy cho thuần thục động tác tiếp đất bằng chân để rèn hai chân rồi chuyển sang nhảy đeo cáp ở đài cao 9m”.

Bài tiếp theo là nhảy từ trên mô hình cửa máy bay ở độ cao 3-4m.

Người ta làm mô hình cửa máy bay cho học viên tập cách rời máy bay, cách lái dù cho đúng chiều gió, cách quay trái, phải; tiến về phía trước... Xong giai đoạn này, “đội Hồ Nam” được đeo dù có dây cáp rồi học kỹ thuật nhảy xuống như khi rời máy bay.

-“Toàn bộ hệ thống tập dưới mặt đất hết, thuần thục mới lên trời. Chỉ riêng phần học mô hình dưới đất đã mất 5-6 tháng”

Ông Bùi Xuân Dưỡng (TP Đà Nẵng) cho hay.

Sau khi nhuần nhuyễn các kỹ thuật nhảy từ mô hình dưới mặt đất, “đội Hồ Nam” được học cách mở dù, điều khiển dù rồi được đưa lên tháp dù cao 30-40m huấn luyện tiếp đất.

Phía trước đeo dù phụ nặng 8kg, sau lưng đeo dù chính nặng tới 17kg. Dù phụ chỉ dùng trong trường hợp dù chính gặp trục trặc. Khi nhảy ra được ba giây, dù chính phía sau bật thì thả tay, điều khiển dù chính. Một đầu của dù được gắn với chiếc móc câu trên sợi dây cáp lớn. Khi học viên vừa nhảy ra được ba giây, móc câu sẽ giật bung dù rồi thu móc lại.

-“Nhảy trong chiến đấu là nhảy độ cao thấp (dưới 1.000m), nhảy hàng loạt, nhảy đông, nhảy máy bay lớn nên phải có móc câu kéo sẵn dây dù cho dù bung ra, nhanh chóng tiếp đất”

Ông Dưỡng giải thích.

Đã có không ít tình huống rắc rối với những người mới học điều khiển dù.

-“Tui lần đầu tiên tập động tác chưa chính xác, quên, ngoái cổ lại phía sau, nghiêng đầu khi dây dù bung ra làm trẹo cổ, xước chảy máu tai – (ông Dưỡng nhớ lại) - Đúng ra mặt phải úp xuống song song với mặt đất.

Có anh đang nhảy, gió bất ngờ lớn 6m/giây dù quấn vô chân hoặc mở dù dự bị lại vướng vô dù chính, xử lý kiểu gì cũng không được. Xuống tiếp đất lực quá mạnh, có anh bị què chân phải dưỡng cho lành rồi lại học tiếp.
Có khi gió lớn quá, kéo đi không điều khiển được dù”.

Cứ buổi sáng, “đội Hồ Nam” học kỹ thuật nhảy dù từ 6g-11g về ăn cơm; buổi chiều thể thao chạy, đánh bóng chuyền... để tăng cường thể lực.
-“Chế độ ăn gần như phi công (ông Dưỡng cho hay).

Sáng trước khi ăn có sữa đậu nành uống. Bánh bao có nhân và không nhân, ăn thoải mái, ăn đến no thì thôi chứ không chia suất. Cơm thỉnh thoảng mới có. Họ nấu theo kiểu Việt Nam nhưng không ngon bằng mình. Trưa cũng bánh bao và có thêm canh ninh xương heo, thịt gà bồi dưỡng”.

Một ngày, “đội Hồ Nam” được giáo viên huấn luyện đưa đến một dụng cụ đặc biệt trong buổi học: khinh khí cầu!

“Nhảy mặt đất thành thạo rồi, giáo viên cho chúng tôi học nhảy trên khinh khí cầu xem có dám nhảy hay không vì đây là bước chuyển tiếp để lên máy bay nhảy – (ông Kiệt giải thích) - Mỗi quả khinh khí cầu chở bốn người ở bốn góc, bay lên độ cao 400-500m thì giáo viên hô “nhảy” là từng người nhảy xuống.

Chỉ riêng khoản này đã mất mấy tháng mới thuần thục. Phải “tốt nghiệp” từng khoa mục nhỏ dưới mặt đất rồi mới được lên máy bay thực hành nhảy dù”.

2/ Lần đầu rời máy bay:

Sau khi nhảy thuần thục ở khinh khí cầu xong, một thử thách nữa của khóa huấn luyện là nhảy từ trên máy bay xuống.

Căn cứ đổ bộ đường không của TQ có mấy chiếc máy bay vận tải An-2. Đây là loại máy bay nhỏ hai cánh, tốc độ chậm (dưới 200km/giờ). Họ điều một chiếc tới.

-“Trong ngày huấn luyện nhảy thật từ máy bay An-2, giáo viên đưa một đội vận động viên nữ mặc quân phục đến nhảy mẫu. Cô dạy trực tiếp tui tên Lý Quế Trâm. Cô Trâm còn trẻ, rất xinh, nhảy dù thiệt giỏi. Bữa đó họ nhảy từ độ cao 1.000m rơi tự do đến 700m mới mở dù”

Ông Kiệt vẫn còn nhớ rất rõ về khóa học đặc biệt 54 năm trước.

Máy bay nhỏ, mỗi đợt chỉ chở được 10 người, cứ thay nhau tốp này xuống tốp kia lên.

-“Nói thiệt, lên trời nhảy xuống ở độ cao 1.000m, ai cũng... tâm tư ghê lắm. Càng lên cao nhìn xuống thấy mọi thứ càng lúc càng nhỏ rồi chẳng thấy gì nữa. Nhưng nghĩ người ta nữ còn nhảy được, sao mình không làm được? Lúc đầu ai cũng run nhưng không thể hiện ra ngoài. Giáo viên hô “chuẩn bị” là răm rắp đứng dậy nhảy theo thứ tự. Nhìn xuống thấy sâu thăm thẳm. Gió ràn rạt hai bên tai. Đứng trước cửa, giáo viên hô “nhảy” là nhảy ào ào. Đi là đại diện cho quân đội Việt Nam, phải làm sao để họ nghĩ bộ đội Việt Nam làm cái gì cũng được chớ. Hồi đó mình thanh niên khỏe, hăng hái, mỗi lần nhảy có mang vũ khí gì mình đều được chỉ định nhảy trước”

Ông Dưỡng bật cười.

Người cựu binh dù gật gù bảo:

-“Mỗi lần nhảy dù là một trận chiến, phải dũng cảm. Run là sẽ bị tai nạn ngay trên không. Phải bình tĩnh để nhớ kỹ thuật rời máy bay: bước chân trái lên thành cửa máy bay, dùng sức đẩy nhẹ người ra. Mà phải nhảy ngang chứ không được cắm đầu xuống. Lao ra khỏi máy bay đếm thầm: 1, 2, 3 là giật dây mở dù. Đầu phải thẳng, song song với mặt đất, nếu nghiêng đầu qua bên nào thì bị hệ thống dây bên đó kéo sước tai, má, cằm. Có người mất bình tĩnh, cứ nhắm mắt rơi nhưng máy có chế độ tự động mở dù sau ba giây. Lúc đầu có anh cứ nhắm mắt nhảy, chỉ tin vào thầy, vào máy móc, vào dù. Đến lần thứ ba thì thấy bình thường. Lúc đầu tập nhảy dù không, sau mới có trang bị vũ khí để chiến đấu. Nhảy trong điều kiện bí mật nên tất cả thao tác phải gọn lẹ, nhanh chóng. Tiếp đất, gấp dù, giấu dù như thế nào, ở đâu và gấp rút triển khai đội hình tác chiến”.

-“Giáo viên người Trung Quốc khen: Bộ đội Việt Nam dũng cảm lắm”.

Cựu binh dù 305 Dương Tuấn Kiệt mỉm cười bảo:

-“Sư đoàn trưởng và chính ủy Sư đoàn Dù 2721 của Trung Quốc khen: Ít có đội nào dũng cảm như vậy. Ở họ, mới lên đài cao 15-20m tập nhảy xuống có dây cột mà cả một đại đội Trung Quốc có hàng chục người không dám nhảy. Vậy mà lên máy bay, bộ đội Việt Nam 100% đều nhảy và nhảy tốt!”.

-“Lúc đó học ngang nhau hết - ông Dưỡng cho biết - Ông mô từ cán bộ đến chiến sĩ đều học rất chăm. Mỗi người đều có một cuốn sổ tay ghi chép. Không hiểu là hỏi ngay. Học cả tuần, có mỗi chủ nhật được nghỉ vẫn xin thầy cho thực hành thêm. Đoàn tự tổ chức học ráo riết. Ở nhà dặn phải tập trung học, nắm cho được kỹ thuật trong thời gian 7-8 tháng”.

Khi mới bắt đầu học nâng cao: rơi tự do trong 10 giây rồi đến 15 giây thì ngày 12-10-1959, “đội Hồ Nam” được lệnh về nước.

-“Khi về ban huấn luyện tổ chức liên hoan rất ấm cúng, còn tặng cả dù và vũ khí. Giáo viên mừng lắm, bảo bộ đội Việt Nam học nhanh”.

Ông Dưỡng không giấu được niềm tự hào về thế hệ dù đầu tiên của Việt Nam.

Đến ngày 15-8-1960, đoàn qua lại Khai Phong học nâng cao tiếp. Nhưng ông Dưỡng nhớ lại:

-“Chúng tôi học gần kết thúc khóa học thì nhận được lệnh phải trở về nước gấp làm nhiệm vụ”.

Đó là ngày 5-2-1961.


++++ Hình minh hoạ:

-Ông Bùi Xuân Dưỡng và cuốn sổ ghi chép năm 1959.

02.jpg


-Bìa cuốn sổ ghi chép của một sĩ quan dù trong thời gian học ở Trung Quốc.

04.jpg
 

Xe nội lước

Xe container
Biển số
OF-528779
Ngày cấp bằng
26/8/17
Số km
7,761
Động cơ
291,253 Mã lực
Trung Quốc giỏi thật các cụ nhỉ. 1949 mới thành lập nước mà tới 196xx đã cung cấp cho ta máy bay tiêm kích do họ tự sx. Đào tạo giúp đc cả phi công..
Khi em xem cái tank t54 trong dinh Độc Lập thì mới biết. Nó cũng do TQ sx ngay từ ngày đó.
Ở mình thì em có nghe chuyện rằng từng tự sx lốp cho Mic 21. Nhưng 1 lốp chỉ hạ cánh đc 1 lần nên sau bỏ không làm .
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,851
Động cơ
363,843 Mã lực
Trung Quốc giỏi thật các cụ nhỉ. 1949 mới thành lập nước mà tới 196xx đã cung cấp cho ta máy bay tiêm kích do họ tự sx. Đào tạo giúp đc cả phi công..
Khi em xem cái tank t54 trong dinh Độc Lập thì mới biết. Nó cũng do TQ sx ngay từ ngày đó.
Ở mình thì em có nghe chuyện rằng từng tự sx lốp cho Mic 21. Nhưng 1 lốp chỉ hạ cánh đc 1 lần nên sau bỏ không làm .
Tôi đánh quân Trung Quốc xâm lược, nhưng chưa bao giờ coi thường Trung Quốc về công nghệ và công nghiệp.

Thực tâm, phải công nhận là họ giỏi.
 

Baoleo

Xe tăng
Biển số
OF-320235
Ngày cấp bằng
19/5/14
Số km
1,851
Động cơ
363,843 Mã lực
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)


(4): Tham chiến ở Lào.


Trưa 5-2-1961, ‘Đội đặc nhiệm dù’ gần kết thúc khóa học thì được lệnh về nước gấp. ‘Đội đặc nhiệm dù’ được máy bay Trung Quốc đưa từ sân bay Vũ Hán về nước. Và ngay tại sân bay Gia Lâm họ nhận phi vụ đầu tiên, nhưng không phải ở VN.

Ngay trong đêm 05/02/1961 đó, ‘Đội đặc nhiệm dù’ bắt tay vào công việc cùng các đồng chí hậu cần, kỹ thuật Cục Không quân và tổ bay chuẩn bị cho hoạt động tiếp tế cho bộ đội Pa thét Lào và quân dù "Coong Le" .


Tút 5: Thả dù xuống rừng Lào:

Ông Hồ Sĩ Tấn (81 tuổi, hiện đang sống ở Q.Thanh Xuân, Hà Nội) Cựu binh Lữ dù 305 nhớ lại:

-“Chúng tôi xuống sân bay Gia Lâm mới biết cách mạng Lào có diễn biến mới. Lực lượng dù của đại úy Kong Le (tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 nhảy dù quân đội Hoàng gia Lào) sau khi đảo chính lật đổ phái ********* cực hữu thân Mỹ đã bị đẩy bật ra khỏi Vientiane và rút lên Bắc Lào. Trên đường rút quân, Kong Le cho quân dù tấn công thẳng vào Cánh Đồng Chum, khu vực do Vàng Pao kiểm soát. Bộ đội Pathet Lào ủng hộ đại úy Kong Le, phát động một loạt đợt tấn công nghi binh ở rìa phía đông Cánh Đồng Chum. Chúng tôi trở về để làm nhiệm vụ thả dù tiếp tế cho bộ đội Pathet và quân tình nguyện Việt Nam tại Lào. Nhu cầu cần chi viện rất lớn”.


-“Buổi trưa hôm đó, máy bay vừa về đến sân bay Gia Lâm, trút xuống là làm nhiệm vụ ngay, không ai được về đơn vị”
- ông Tấn nhớ lại.

Ngay trong đêm đó, đoàn kỹ thuật dù bắt tay vào công việc cùng các đồng chí hậu cần, kỹ thuật Cục Không quân và tổ bay của trung đoàn 919 chuẩn bị hoạt động tiếp tế cho bộ đội Pathet Lào.

Ông Tấn kể:

“Khi đi học ở Trung Quốc, mỗi người học một thứ chuyên sâu. Trong 11 người, tui là người duy nhất học chuyên sâu về nắm các kỹ thuật thả dù tiếp tế. Đại tá Đặng Tính, lúc đó là cục trưởng Cục Không quân, trực tiếp giao nhiệm vụ cho tui về Cục Hậu cần không quân làm nhiệm vụ gói hàng thả dù tiếp tế cho chiến trường. Trung đoàn không quân vận tải 919 (trung đoàn không quân vận tải đầu tiên của Việt Nam) phụ trách nhiệm vụ tiếp tế này”.

Liên Xô đưa cả máy bay IL-14 chở 10 chuyên gia sang hỗ trợ. Mười máy bay Li-2 Liên Xô cho Lào cũng được gấp rút đưa sang Việt Nam để làm nhiệm vụ. Trung đoàn 919 dùng cả đội máy bay An-2, Li-2 (chở hàng nhẹ và hạ cánh xuống những sân bay gần đấy đưa người xuống để giao nhiệm vụ nhận hàng hóa) và một số máy bay IL-14 thả những loại hàng nặng.

Một đại đội phụ trách sân bay gồm 35 người được tuyển chọn do phi công Lịch làm đại đội trưởng thực hiện nhiệm vụ.

Trung úy Hồ Sĩ Tấn được giao nhiệm vụ là đội trưởng đội thả dù tiếp tế.

-“Tôi một mặt vừa huấn luyện 35 anh em gói hàng, thả dù vừa chỉ huy đi thả luôn. Thời gian quá gấp rút nên cứ huấn luyện cho anh em đến đâu làm đến đấy” - ông Tấn cho biết.

Đợt thả hàng trước đó của chuyên gia Liên Xô bị hỏng rất nhiều. Vì núi quá dốc, gió thổi kéo dù quấn trên những ngọn cây. Các thiết bị điện tử, máy bộ đàm bị va đập. Trinh sát của Cục 2 không thể báo cáo về Bộ Tổng tham mưu.

Ông Tấn kể:
- “Tôi thấy thả nguyên một cục là không ăn rồi. Máy điện tử bị chấn động là hỏng. Tui ra chợ trời mua trục bi đóng thành hộp sắt, hộp gỗ. Khi thả xuống nó lăn tròn, máy bộ đàm không bị chấn động. Chân chống và phần thân máy của bộ đàm hơn 100kg chia ra. Không thể thả một dù như lý thuyết mà dùng 2-3 dù để giảm va đập. Nhưng ngặt cái gió thổi mỗi thứ bay lung tung một hướng, khó tìm để ráp lại. Tui lại nghiên cứu rồi nảy ra sáng kiến: buộc các gói hàng lại với nhau, cái nọ nối cái kia bằng đoạn dây dài 15m. Mấy anh trinh sát mừng lắm vì nhờ cách này mà họ mới liên lạc về Bộ Tổng tham mưu được”.



Với những loại hàng nặng như pháo, súng... người sĩ quan trẻ Việt Nam đã nghĩ ra cách buộc 2-4 dù chứ không chỉ dùng một dù như lý thuyết.
Ông Tấn cho biết thêm:

-“Tùy theo điều kiện thời tiết gió máy mà chọn cách thả dù cho phù hợp. Nếu gió mạnh thì cứ 2-4 dù (thường là hai dù) cột 2-4 góc của kiện hàng. Hồi tui học ở Trung Quốc và Liên Xô không có kiểu đó. Nhưng bốn góc bốn dù cột bằng nhau thì không được. Mỗi dù tui cho buộc dây có độ dài ngắn khác nhau để khi gió mạnh các dây dù không bị quấn vào nhau, nhưng tác dụng đặc biệt là khi rơi xuống, toàn gói hàng không bị rơi tiếp đất cùng một lúc mà xuống từ từ, từng phần để giảm lực tác động lên hàng, tránh bị va chạm mạnh gây hư hỏng”.


Trong hai năm 1961-1962, từ chiến dịch Thượng Lào đến Hạ Lào, lực lượng dù còn non trẻ của Việt Nam đã tham gia thả hàng triệu tấn vũ khí, khí tài và lương thực an toàn đến các đơn vị chiến đấu.

Ngoài nhiệm vụ thả dù hàng, trong hai năm 1962-1963, trung úy Hồ Sĩ Tấn là người duy nhất được cử sang Lào làm chuyên viên quân sự hỗ trợ huấn luyện nhảy dù cho bộ đội Lào và nhảy dù biểu diễn trong ngày tết Lào chào mừng thắng lợi của Chính phủ hòa hợp dân tộc Lào.

Ông Hồ Sĩ Tấn kể thêm:
-“Hoàng thân Souphanouvong tặng tui mấy bao thuốc lá 3 con 5, tui mang về chiêu đãi anh em. Hoàng thân còn biếu tiền nhưng tui không nhận vì nước bạn lúc đó còn nghèo lắm. Trung đoàn trưởng dẫn tui ra phố ăn uống thêm, tặng tiền và nhẫn nhưng tui từ chối. Tui bảo tui nhận lệnh qua giúp các đồng chí thôi. Việt Nam và Lào là anh em. Các đồng chí không phải tiền bạc gì cả”

(Chuyện bên Lào Còn tiếp)

+++ Hình minh hoạ:

Đại đội 6 (lữ đoàn dù 305) thực hiện nhiệm vụ thả dù tiếp tế cho bộ đội Lào. Có chiến sĩ phải làm việc trên không bảy tiếng một ngày.

05.jpg
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,084
Động cơ
548,727 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
(GÓC KHUẤT CHIẾN TRANH
Thớt 4:
LỮ ĐOÀN NHẨY DÙ 305 VÀ LỰC LƯỢNG ĐỔ BỘ ĐƯỜNG KHÔNG VIỆT NAM)
II/ Biên niên sử và hoạt động của ‘Đội đặc nhiệm dù’ – Tiền thân của Lữ dù 305)
(3): ‘Đội đặc nhiệm dù’ đi đào tạo tại Trung Quốc.



Tút 4: Những ngày huấn luyện của “đội Hồ Nam”:


Những ngày huấn luyện của “đội Hồ Nam” bắt đầu tại căn cứ Khai Phong. Bãi tập rộng mấy chục hecta, nằm trong khu vực toàn doanh trại quân đội. Trong ký ức những “tân binh dù”, trên những bãi cát rộng mênh mông chỉ có củ cải ngọt, củ cải đường trồng thành từng vạt trải dài. Bãi tập không có cây lớn nên không có vật cản, rất thuận tiện cho việc huấn luyện.

1/ Học nhảy đủ kiểu:

Đại tá Dương Tuấn Kiệt (TP Đà Nẵng) nhớ lại:

-“Giáo viên Trung Quốc có gần chục người, đều dưới 40 tuổi, rất nhiệt tình. Dù đã có phiên dịch nhưng để cho nhanh, giáo viên phải dạy cả... tay, chân, động tác. Chúng tôi được học lý thuyết rồi học gấp dù, học kỹ thuật nhảy.

Bài huấn luyện đầu tiên giáo viên yêu cầu chúng tôi tập nhảy từ trên bệ tam cấp ở nhiều độ cao khác nhau, từ 1,5m nâng dần đến 3m. Hai tay phải ôm dù phụ phía trước ngực. Mắt phải nhìn như thế nào, hai chân phải tiếp đất cùng lúc... để không bị gãy chân, trẹo giò. Nhảy không tốt, đất gồ ghề là gãy chân ngay. Có lúc lên độ cao 2,5m rồi nhảy không xuống để quen trong trường hợp gió lớn (6m/giây).

Cứ tập nhảy cho thuần thục động tác tiếp đất bằng chân để rèn hai chân rồi chuyển sang nhảy đeo cáp ở đài cao 9m”.

Bài tiếp theo là nhảy từ trên mô hình cửa máy bay ở độ cao 3-4m.

Người ta làm mô hình cửa máy bay cho học viên tập cách rời máy bay, cách lái dù cho đúng chiều gió, cách quay trái, phải; tiến về phía trước... Xong giai đoạn này, “đội Hồ Nam” được đeo dù có dây cáp rồi học kỹ thuật nhảy xuống như khi rời máy bay.

-“Toàn bộ hệ thống tập dưới mặt đất hết, thuần thục mới lên trời. Chỉ riêng phần học mô hình dưới đất đã mất 5-6 tháng”

Ông Bùi Xuân Dưỡng (TP Đà Nẵng) cho hay.

Sau khi nhuần nhuyễn các kỹ thuật nhảy từ mô hình dưới mặt đất, “đội Hồ Nam” được học cách mở dù, điều khiển dù rồi được đưa lên tháp dù cao 30-40m huấn luyện tiếp đất.

Phía trước đeo dù phụ nặng 8kg, sau lưng đeo dù chính nặng tới 17kg. Dù phụ chỉ dùng trong trường hợp dù chính gặp trục trặc. Khi nhảy ra được ba giây, dù chính phía sau bật thì thả tay, điều khiển dù chính. Một đầu của dù được gắn với chiếc móc câu trên sợi dây cáp lớn. Khi học viên vừa nhảy ra được ba giây, móc câu sẽ giật bung dù rồi thu móc lại.

-“Nhảy trong chiến đấu là nhảy độ cao thấp (dưới 1.000m), nhảy hàng loạt, nhảy đông, nhảy máy bay lớn nên phải có móc câu kéo sẵn dây dù cho dù bung ra, nhanh chóng tiếp đất”

Ông Dưỡng giải thích.

Đã có không ít tình huống rắc rối với những người mới học điều khiển dù.

-“Tui lần đầu tiên tập động tác chưa chính xác, quên, ngoái cổ lại phía sau, nghiêng đầu khi dây dù bung ra làm trẹo cổ, xước chảy máu tai – (ông Dưỡng nhớ lại) - Đúng ra mặt phải úp xuống song song với mặt đất.

Có anh đang nhảy, gió bất ngờ lớn 6m/giây dù quấn vô chân hoặc mở dù dự bị lại vướng vô dù chính, xử lý kiểu gì cũng không được. Xuống tiếp đất lực quá mạnh, có anh bị què chân phải dưỡng cho lành rồi lại học tiếp.
Có khi gió lớn quá, kéo đi không điều khiển được dù”.

Cứ buổi sáng, “đội Hồ Nam” học kỹ thuật nhảy dù từ 6g-11g về ăn cơm; buổi chiều thể thao chạy, đánh bóng chuyền... để tăng cường thể lực.
-“Chế độ ăn gần như phi công (ông Dưỡng cho hay).

Sáng trước khi ăn có sữa đậu nành uống. Bánh bao có nhân và không nhân, ăn thoải mái, ăn đến no thì thôi chứ không chia suất. Cơm thỉnh thoảng mới có. Họ nấu theo kiểu Việt Nam nhưng không ngon bằng mình. Trưa cũng bánh bao và có thêm canh ninh xương heo, thịt gà bồi dưỡng”.

Một ngày, “đội Hồ Nam” được giáo viên huấn luyện đưa đến một dụng cụ đặc biệt trong buổi học: khinh khí cầu!

“Nhảy mặt đất thành thạo rồi, giáo viên cho chúng tôi học nhảy trên khinh khí cầu xem có dám nhảy hay không vì đây là bước chuyển tiếp để lên máy bay nhảy – (ông Kiệt giải thích) - Mỗi quả khinh khí cầu chở bốn người ở bốn góc, bay lên độ cao 400-500m thì giáo viên hô “nhảy” là từng người nhảy xuống.

Chỉ riêng khoản này đã mất mấy tháng mới thuần thục. Phải “tốt nghiệp” từng khoa mục nhỏ dưới mặt đất rồi mới được lên máy bay thực hành nhảy dù”.

2/ Lần đầu rời máy bay:

Sau khi nhảy thuần thục ở khinh khí cầu xong, một thử thách nữa của khóa huấn luyện là nhảy từ trên máy bay xuống.

Căn cứ đổ bộ đường không của TQ có mấy chiếc máy bay vận tải An-2. Đây là loại máy bay nhỏ hai cánh, tốc độ chậm (dưới 200km/giờ). Họ điều một chiếc tới.

-“Trong ngày huấn luyện nhảy thật từ máy bay An-2, giáo viên đưa một đội vận động viên nữ mặc quân phục đến nhảy mẫu. Cô dạy trực tiếp tui tên Lý Quế Trâm. Cô Trâm còn trẻ, rất xinh, nhảy dù thiệt giỏi. Bữa đó họ nhảy từ độ cao 1.000m rơi tự do đến 700m mới mở dù”

Ông Kiệt vẫn còn nhớ rất rõ về khóa học đặc biệt 54 năm trước.

Máy bay nhỏ, mỗi đợt chỉ chở được 10 người, cứ thay nhau tốp này xuống tốp kia lên.

-“Nói thiệt, lên trời nhảy xuống ở độ cao 1.000m, ai cũng... tâm tư ghê lắm. Càng lên cao nhìn xuống thấy mọi thứ càng lúc càng nhỏ rồi chẳng thấy gì nữa. Nhưng nghĩ người ta nữ còn nhảy được, sao mình không làm được? Lúc đầu ai cũng run nhưng không thể hiện ra ngoài. Giáo viên hô “chuẩn bị” là răm rắp đứng dậy nhảy theo thứ tự. Nhìn xuống thấy sâu thăm thẳm. Gió ràn rạt hai bên tai. Đứng trước cửa, giáo viên hô “nhảy” là nhảy ào ào. Đi là đại diện cho quân đội Việt Nam, phải làm sao để họ nghĩ bộ đội Việt Nam làm cái gì cũng được chớ. Hồi đó mình thanh niên khỏe, hăng hái, mỗi lần nhảy có mang vũ khí gì mình đều được chỉ định nhảy trước”

Ông Dưỡng bật cười.

Người cựu binh dù gật gù bảo:

-“Mỗi lần nhảy dù là một trận chiến, phải dũng cảm. Run là sẽ bị tai nạn ngay trên không. Phải bình tĩnh để nhớ kỹ thuật rời máy bay: bước chân trái lên thành cửa máy bay, dùng sức đẩy nhẹ người ra. Mà phải nhảy ngang chứ không được cắm đầu xuống. Lao ra khỏi máy bay đếm thầm: 1, 2, 3 là giật dây mở dù. Đầu phải thẳng, song song với mặt đất, nếu nghiêng đầu qua bên nào thì bị hệ thống dây bên đó kéo sước tai, má, cằm. Có người mất bình tĩnh, cứ nhắm mắt rơi nhưng máy có chế độ tự động mở dù sau ba giây. Lúc đầu có anh cứ nhắm mắt nhảy, chỉ tin vào thầy, vào máy móc, vào dù. Đến lần thứ ba thì thấy bình thường. Lúc đầu tập nhảy dù không, sau mới có trang bị vũ khí để chiến đấu. Nhảy trong điều kiện bí mật nên tất cả thao tác phải gọn lẹ, nhanh chóng. Tiếp đất, gấp dù, giấu dù như thế nào, ở đâu và gấp rút triển khai đội hình tác chiến”.

-“Giáo viên người Trung Quốc khen: Bộ đội Việt Nam dũng cảm lắm”.

Cựu binh dù 305 Dương Tuấn Kiệt mỉm cười bảo:

-“Sư đoàn trưởng và chính ủy Sư đoàn Dù 2721 của Trung Quốc khen: Ít có đội nào dũng cảm như vậy. Ở họ, mới lên đài cao 15-20m tập nhảy xuống có dây cột mà cả một đại đội Trung Quốc có hàng chục người không dám nhảy. Vậy mà lên máy bay, bộ đội Việt Nam 100% đều nhảy và nhảy tốt!”.

-“Lúc đó học ngang nhau hết - ông Dưỡng cho biết - Ông mô từ cán bộ đến chiến sĩ đều học rất chăm. Mỗi người đều có một cuốn sổ tay ghi chép. Không hiểu là hỏi ngay. Học cả tuần, có mỗi chủ nhật được nghỉ vẫn xin thầy cho thực hành thêm. Đoàn tự tổ chức học ráo riết. Ở nhà dặn phải tập trung học, nắm cho được kỹ thuật trong thời gian 7-8 tháng”.

Khi mới bắt đầu học nâng cao: rơi tự do trong 10 giây rồi đến 15 giây thì ngày 12-10-1959, “đội Hồ Nam” được lệnh về nước.

-“Khi về ban huấn luyện tổ chức liên hoan rất ấm cúng, còn tặng cả dù và vũ khí. Giáo viên mừng lắm, bảo bộ đội Việt Nam học nhanh”.

Ông Dưỡng không giấu được niềm tự hào về thế hệ dù đầu tiên của Việt Nam.

Đến ngày 15-8-1960, đoàn qua lại Khai Phong học nâng cao tiếp. Nhưng ông Dưỡng nhớ lại:

-“Chúng tôi học gần kết thúc khóa học thì nhận được lệnh phải trở về nước gấp làm nhiệm vụ”.

Đó là ngày 5-2-1961.


++++ Hình minh hoạ:

-Ông Bùi Xuân Dưỡng và cuốn sổ ghi chép năm 1959.

02.jpg


-Bìa cuốn sổ ghi chép của một sĩ quan dù trong thời gian học ở Trung Quốc.

04.jpg

Ông cụ nhà em có người bạn chiến đấu vốn sang TQ học bay nhưng ở khoa mục nhảy dù thì bị thương phải bỏ bay làm cơ giới mặt đất. Chú Tr kể là tập đến buổi nhảy dù đầu tiên lúc xuống tiếp đất bằng đầu gối do va chạm cổ chân với cửa lúc nhảy. Thế là què mang tật đến già.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top