[Funland] Đổ đèo cháy cả côn

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,561
Động cơ
352,015 Mã lực
Ở mấy trang trước nói về xe điện có nhiều cụ chém gió kinh vãi. Em đang đi VF8 eco đây, leo đèo đổ dốc chán chê với nó rồi. Thực sự lái xe này đổ dốc cực nhàn, em chả phải làm gì ngoài việc thả chân ga thôi. Độ dốc cao đến hơn 10% thì xe vẫn hãm tốt. Chỉ đến đoạn cua em cần hãm thêm thì mới phải đệm thêm phanh, chả rõ lúc đó thì đấy là phanh khẩn cấp hay phanh tái sinh.

Độ hãm tốc khi thả ga VF8 chả kém gì cài số 1, 2 quan trọng nó làm tự động rất mượt nên còn ngon hơn MT vì đi MT đôi khi chủ quan không về số sớm để trôi dốc nhanh cũng nguy hiểm phết.

Cụ nào còn chém xe điện dễ chết phanh lại càng ẩu nữa. Đổ dốc xe điện rất ít phải dùng phanh, phanh lại tái sinh nên càng bền. Chẳng may hệ thống hãm điện trục trặc thì nó vẫn còn phanh cơ như mọi xe khác thôi. Phanh cơ đấy chỉ khi rà liên tục quãng đường dài mới chết chứ ở xe điện khi khẩn cấp mới dùng thì làm sao chết được. Chém như cụ đó theo em là thiếu hiểu biết kỹ thuật.
 

Langthang_Mercedes

Xe container
Biển số
OF-426773
Ngày cấp bằng
2/6/16
Số km
8,180
Động cơ
338,434 Mã lực
Ờ có năm mùng 2 tết em ở khu mộ Tướng Giáp cũng sẩm tối rồi. Một bác Innova chở mẹ 90 tuổi bị thủng lốp trước, bác ấy mượn đồ xe em để tháo.
Vậy mà dẫm cong cả tay công cũng không mở được do bu long xiết chặt.
Bu lông xiết chặt quá là do thằng vá lốp lần trước dùng cái máy xiết ốc cho xe tải.
 

st101814

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-108426
Ngày cấp bằng
10/8/11
Số km
3,715
Động cơ
441,366 Mã lực
Nơi ở
Canada - Viêt Nam
xe số tự động bây giờ đa số có chế độ Sport hoặc hỗ trợ đổ đèo mà.

Cháy phanh thì có thể nếu chủ xe rà phanh liên tục khiến ma sát cao gây cháy.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,604
Động cơ
904,790 Mã lực
Xe em mà chuyển sang manual thì nó chỉ tự động về số, còn muốn lên số thì phải gạt cần ạ.
Bác chuyển sang manual lúc xe đang chạy thì nó sẽ giữ nguyên số lúc chạy ở chế độ tự động là hiển nhiên, vì số đó đang được nó coi là tối ưu nhất cho vận tốc nó đang chạy. Chuyển tiếp số nào thì bác phải gạt cần số (hay nẩy cái lẫy trên vô lăng ở nhiều xe khác). Tuy vậy để bảo vệ nó vẫn sẽ từ chối làm theo lệnh của bác nếu số bác định chuyển quá thấp hoặc quá cao để có thể gây nguy hiểm cho xe. Lúc đó ở nhiều xe sẽ kêu bíp bíp báo cho bác biết.
Em chưa thử, nhưng có vẻ với cách nhún ga mà cần số vẫn ở D thì em có thể lùi nhiều số hơn là ở chế độ manual (với xe số sàn chưa bao giờ em dám chạy như vậy). Cách nhún ga để kichdown có 1 ưu điểm là sau khi đạt tốc độ cần thiết, nhả nhẹ ga ra xe sẽ tự động về số hợp lý nhất mà nó tính toán (ví dụ đang ở 3 nó nhẩy luôn lên 6), chứ ở chế độ manual người ta phải gẩy nhanh tuần tự từng số để đến số phù hợp. Trường hợp người lái chưa thạo sẽ làm xe giật và chắc cũng hại hộp số!
 
Chỉnh sửa cuối:

BMW X10

Xe điện
Biển số
OF-833169
Ngày cấp bằng
2/5/23
Số km
3,744
Động cơ
27,432 Mã lực
Ở mấy trang trước nói về xe điện có nhiều cụ chém gió kinh vãi. Em đang đi VF8 eco đây, leo đèo đổ dốc chán chê với nó rồi. Thực sự lái xe này đổ dốc cực nhàn, em chả phải làm gì ngoài việc thả chân ga thôi. Độ dốc cao đến hơn 10% thì xe vẫn hãm tốt. Chỉ đến đoạn cua em cần hãm thêm thì mới phải đệm thêm phanh, chả rõ lúc đó thì đấy là phanh khẩn cấp hay phanh tái sinh.

Độ hãm tốc khi thả ga VF8 chả kém gì cài số 1, 2 quan trọng nó làm tự động rất mượt nên còn ngon hơn MT vì đi MT đôi khi chủ quan không về số sớm để trôi dốc nhanh cũng nguy hiểm phết.

Cụ nào còn chém xe điện dễ chết phanh lại càng ẩu nữa. Đổ dốc xe điện rất ít phải dùng phanh, phanh lại tái sinh nên càng bền. Chẳng may hệ thống hãm điện trục trặc thì nó vẫn còn phanh cơ như mọi xe khác thôi. Phanh cơ đấy chỉ khi rà liên tục quãng đường dài mới chết chứ ở xe điện khi khẩn cấp mới dùng thì làm sao chết được. Chém như cụ đó theo em là thiếu hiểu biết kỹ thuật.
Bác có biết VF8 nó điều chỉnh lực phanh như nào không?
Vì, với số AT và MT, bác có thể chọn số 2-3-4, tùy độ dốc, sau đó bác không cần rà phanh.
Xe điện có lựa chọn tương tự?
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,179
Động cơ
253,885 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Bác có biết VF8 nó điều chỉnh lực phanh như nào không?
Vì, với số AT và MT, bác có thể chọn số 2-3-4, tùy độ dốc, sau đó bác không cần rà phanh.
Xe điện có lựa chọn tương tự?
Nó phanh bằng chính cái mô tơ của nó. Bằng cách tăng từ thông lên.
Còn từ thông là gì thì cụ tự Google nhé.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,604
Động cơ
904,790 Mã lực
Nó phanh bằng chính cái mô tơ của nó. Bằng cách tăng từ thông lên.
Còn từ thông là gì thì cụ tự Google nhé.
Vì nó dựa vào điện cảm ứng sinh ra lực cản trở chuyển động của bánh xe làm phanh giảm tốc độ, nên tốc độ càng nhỏ, lực cản sinh ra càng yếu và khi tốc độ nhỏ quá nó sẽ không có tác dụng.
Chạy đường đèo ít ai dám chạy nhanh, nhất là ở những cung đường ngoằn nghèo, cho nên nếu chỉ dựa vào phanh (động cơ) điện xe sẽ có nguy cơ xuống vực rất cao. Chỉ còn mỗi cách rà cái phanh cơ. Nhưng rà nhiều thì má phanh cơ nóng, quá nóng má phanh mất tác dụng ma sát với đĩa, phanh cơ cũng hết tác dụng (thực ra má phanh chưa cần cháy mà chỉ quá nóng nó đã không còn tác dụng. Lúc nguội đi nó lại có tác dụng trở lại, tức là chưa bị cháy).
Giải pháp cho phanh điện là sử dụng điện của ắc quy xe để tạo lực ngược với chuyển động của bánh xe, nhưng cấu tạo sẽ rất phức tạp và hiệu quả sử dụng pin rất thấp (ít nhất là ở mấy cái xe Tét La chưa sử dụng, chắc là vì chúng không được thiết kế cho người thích vượt đèo)!
 
Chỉnh sửa cuối:

wildcat74

Xe container
Biển số
OF-22272
Ngày cấp bằng
11/10/08
Số km
5,862
Động cơ
574,489 Mã lực
Gần đây nhiều xe suv chuyển sang dùng hộp số DCT khô, đi thì sướng do sang số mượt mà hơn, nhanh bốc hơn- nhưng ly hợp kép khô DCT cũng chóng tèo hơn khi đi trong điều kiện khắc nghiệt (đường đông kẹt xe, lên xuống dốc)!
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,179
Động cơ
253,885 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Vì nó dựa vào điện cảm ứng sinh ra lực cản trở chuyển động của bánh xe làm phanh giảm tốc độ, nên tốc độ càng nhỏ, lực cản sinh ra càng yếu và khi tốc độ nhỏ quá nó sẽ không có tác dụng.
Chạy đường đèo ít ai dám chạy nhanh, nhất là ở những cung đường ngoằn nghèo, cho nên nếu chỉ dựa vào phanh (động cơ) điện xe sẽ có nguy cơ xuống vực rất cao. Chỉ còn mỗi cách rà cái phanh cơ. Nhưng rà nhiều thì má phanh cơ nóng, quá nóng má phanh mất tác dụng ma sát với đĩa, cũng hết tác dụng (thực ra má phanh chưa cần cháy mà chỉ quá nóng nó đã không còn tác dụng).
Giải pháp cho phanh điện là sử dụng điện của ắc quy xe để tạo lực ngược với chuyển động của bánh xe, nhưng cấu tạo sẽ rất phức tạp và hiệu quả sử dụng pin rất thấp (ít nhất là ở mấy cái xe Tét La chưa sử dụng, chắc là vì chúng không được thiết kế cho người thích vượt đèo)!
Có mỗi mình cụ bảo thế. Còn thực tế họ vẫn làm đó thôi. Tốc độ nhỏ thì cần gì phanh nữa.
Con này tự trọng 300 tấn. Khối lượng chuyển chở hơn 300 tấn nữa. Nó cũng dùng động cơ điện để chạy và để hãm khi xuống dốc.
nhung-chiec-xe-tai-sieu-to-khong-lo.jpg

Không dùng phanh động cơ thì hệ thống phanh nào chịu được khối lượng đấy.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,604
Động cơ
904,790 Mã lực
Có mỗi mình cụ bảo thế. Còn thực tế họ vẫn làm đó thôi. Tốc độ nhỏ thì cần gì phanh nữa.
Con này tự trọng 300 tấn. Khối lượng chuyển chở hơn 300 tấn nữa. Nó cũng dùng động cơ điện để chạy và để hãm khi xuống dốc.
nhung-chiec-xe-tai-sieu-to-khong-lo.jpg

Không dùng phanh động cơ thì hệ thống phanh nào chịu được khối lượng đấy.
Nếu dùng phanh điện để cho cái xe này khi nó chạy rất chậm họ sẽ phải sử dụng điện của bộ ắc quy của nó. Nó nặng nên chắc chắn họ không để động cơ điện trực tiếp kéo bánh xe mà qua 1 cơ cấu giảm tốc độ (quay) từ động cơ xuống bánh xe, nên động cơ điện của nó cũng hoạt động như ở mấy cái xe điện kia, nhưng giá của nó cho phép để người ta cho nó những thứ mà mấy cái xe kia không nhận được.
Nguyên lý cơ bản nhất để dòng điện sinh ra trong từ trường là phải có từ thông biến đổi. Khi bánh xe hết quay, thì từ thông qua mấy cuộn dây của nó hết biến đổi, dòng diện cảm ứng mong muốn để cản trợ bánh xe quay không còn (hoặc rất yếu để cản trở bánh xe nếu bánh xe quay chậm). Dùng điện từ bộ ắc quy của nó để tạo lực ngược lại. Còn khi bắt nó đứng yên, lực tạo ra cũng phải từ ắc quy để giữ cái rô to của động cơ không chuyển động. Mọi cơ chế bác đang muốn dùng từ phanh (động cơ) điện không tốn điện không làm được!
 
Chỉnh sửa cuối:

xichhoptau

Xe tăng
Biển số
OF-532417
Ngày cấp bằng
15/9/17
Số km
1,103
Động cơ
178,020 Mã lực
các cụ phải đổ nhiều đèo mới rút ra được
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,179
Động cơ
253,885 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Nếu dùng phanh điện để cho cái xe này khi nó chạy rất chậm họ sẽ phải sử dụng điện của bộ ắc quy của nó. Nó nặng nên chắc chắn họ không để động cơ điện trực tiếp kéo bánh xe mà qua 1 cơ cấu giảm tốc độ (quay) từ động cơ xuống bánh xe, nên động cơ điện của nó cũng hoạt động như ở mấy cái xe điện kia, nhưng giá của nó cho phép để người ta cho nó những thứ mà mấy cái xe kia không nhận được.
Nguyên lý cơ bản nhất để dòng điện sinh ra trong từ trường là phải có từ thông biến đổi. Khi bánh xe hết quay, thì từ thông qua mấy cuộn dây của nó hết biến đổi, dòng diện cảm ứng mong muốn để cản trợ bánh xe quay không còn (hoặc rất yếu để cản trở bánh xe nếu bánh xe quay chậm). Dùng điện từ bộ ắc quy của nó để tạo lực ngược lại. Còn khi bắt nó đứng yên, lực tạo ra cũng phải từ ắc quy để giữ cái rô to của động cơ không chuyển động. Mọi cơ chế bác đang muốn dùng từ phanh (động cơ) điện không tốn điện không làm được!
Bánh xe hết quay. Tức là xe dừng rồi thì cần gì phanh nữa.
Mà ai bảo cụ xe Tesla không có phanh tái sinh. Nó có từ đời tám hoánh nào rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,442
Động cơ
87,376 Mã lực
Ở mấy trang trước nói về xe điện có nhiều cụ chém gió kinh vãi. Em đang đi VF8 eco đây, leo đèo đổ dốc chán chê với nó rồi. Thực sự lái xe này đổ dốc cực nhàn, em chả phải làm gì ngoài việc thả chân ga thôi. Độ dốc cao đến hơn 10% thì xe vẫn hãm tốt. Chỉ đến đoạn cua em cần hãm thêm thì mới phải đệm thêm phanh, chả rõ lúc đó thì đấy là phanh khẩn cấp hay phanh tái sinh.

Độ hãm tốc khi thả ga VF8 chả kém gì cài số 1, 2 quan trọng nó làm tự động rất mượt nên còn ngon hơn MT vì đi MT đôi khi chủ quan không về số sớm để trôi dốc nhanh cũng nguy hiểm phết.

Cụ nào còn chém xe điện dễ chết phanh lại càng ẩu nữa. Đổ dốc xe điện rất ít phải dùng phanh, phanh lại tái sinh nên càng bền. Chẳng may hệ thống hãm điện trục trặc thì nó vẫn còn phanh cơ như mọi xe khác thôi. Phanh cơ đấy chỉ khi rà liên tục quãng đường dài mới chết chứ ở xe điện khi khẩn cấp mới dùng thì làm sao chết được. Chém như cụ đó theo em là thiếu hiểu biết kỹ thuật.
Trong OF này phần nhiều những cụ chém về xe nào đó lại là những cụ chưa từng sử dụng xe đó....Tôi đúc kết ra như vậy. :))
Tôi đã chạy khá nhiều đời xe, các dòng xe khác nhau, nhưng cũng không dám chém mạnh như các cụ ý. Tôi chỉ dám chém gió những dòng xe mà tôi đã từng sở hữu và đi hàng ngày.
 

coolpix8700

Xe trâu
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
32,604
Động cơ
904,790 Mã lực
Bánh xe hết quay. Tức là xe dừng rồi thì cần gì phanh nữa.
Mà ai bảo cụ xe Tesla không có phanh tái sinh. Nó có từ đời tám hoánh nào rồi
Có vẻ bác đọc nhưng không hiểu gì cả.
Chắc bác định nói phanh tái sinh là họ sử dung điện cảm ứng khi phanh điện sinh ra để nạp lại cho ắc quy?
Còn ở trên đang viết là khi tốc độ của xe rất thấp, điện cảm ứng sinh ra quá yếu để có thể tạo ra lực cản trở giúp bánh xe quay chậm hơn. Khi lực do điện tự cảm không đủ, ngoài cách dùng phanh cơ, có thêm cách nữa là dùng điện của ắc quy xe.
Hình như bác không thể hình dung được tại sao cuộn dây quay chậm lại sinh ra ít điện?
 

namphong12

Xe lăn
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
12,179
Động cơ
253,885 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Có vẻ bác đọc nhưng không hiểu gì cả.
Chắc bác định nói phanh tái sinh là họ sử dung điện cảm ứng khi phanh điện sinh ra để nạp lại cho ắc quy?
Còn ở trên đang viết là khi tốc độ của xe rất thấp, điện cảm ứng sinh ra quá yếu để có thể tạo ra lực cản trở giúp bánh xe quay chậm hơn. Khi lực do điện tự cảm không đủ, ngoài cách dùng phanh cơ, có thêm cách nữa là dùng điện của ắc quy xe.
Hình như bác không thể hình dung được tại sao cuộn dây quay chậm lại sinh ra ít điện?
Vậy lúc đó phanh đĩa để làm gì. Có phải dùng phanh tái sinh hoàn toàn đâu.
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,687
Động cơ
115,602 Mã lực
Nó phanh bằng chính cái mô tơ của nó. Bằng cách tăng từ thông lên.
Còn từ thông là gì thì cụ tự Google nhé.
Tôi có google và thấy họ bảo là:
"Nhược điểm là phanh tái tạo năng lượng chỉ hiệu quả khi giảm tốc ở tốc độ thấp. Đồng thời do tốc độ sạc lại tối đa của mạch và dung lượng của pin, lực hãm từ kiểu điện từ RBS luôn bị giới hạn, do đó người ta thường kết hợp cả 2 loại phanh để tối ưu hóa hiệu quả cho hệ thống phanh trên xe. Thêm vào đó, trang bị thêm RBS đồng nghĩa với việc tăng trọng lượng của toàn bộ chiếc xe. Mặc dù RBS có thể cải thiện khả năng tiết kiệm nhiên liệu trong điều kiện lái xe bắt đầu và dừng lại, nhưng nó có thể có tác động tiêu cực đến mức tiêu thụ nhiên liệu trong quá trình di chuyển trên đường cao tốc. ".
Khá ngạc nhiên khi họ khẳng định "Nhược điểm là phanh tái tạo năng lượng chỉ hiệu quả khi giảm tốc ở tốc độ thấp".

Còn cái sự lực hãm từ kiểu điện từ RBS luôn bị giới hạn thì có thể hiểu được.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top