[Funland] Đổ đèo cháy cả côn

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,036
Động cơ
317,242 Mã lực
Nhược điểm là phanh tái tạo năng lượng chỉ hiệu quả khi giảm tốc ở tốc độ thấp. Đồng thời do tốc độ sạc lại tối đa của mạch và dung lượng của pin, lực hãm từ kiểu điện từ RBS luôn bị giới hạn, do đó người ta thường kết hợp cả 2 loại phanh để tối ưu hóa hiệu quả cho hệ thống phanh trên xe. Thêm vào đó, trang bị thêm RBS đồng nghĩa với việc tăng trọng lượng của toàn bộ chiếc xe.
Đương nhiên phanh tái sinh chỉ là phụ trợ thôi cụ. Và đúng là có giới hạn bởi tốc độ sạc của Pin. Nhưng người ta giải quyết vấn đề tốc độ sạc bằng siêu tụ điện cụ ợ.
Tụ điện có đặc tính tốc độ nạp cực nhanh nên khi dòng điện tái sinh vượt quá khả năng nạp của Pin thì tụ điện sẽ can thiệp, sau đó xả từ từ cho bộ nạp Pin.
Công nghệ này cũng được áp dùng trên các xe Hybrid từ lâu rồi.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,266
Động cơ
897,126 Mã lực
Em cũng không để ý là nhún ga nó về số mấy. Nhưng đi số AT khi cần vượt nhanh em vẫn hay làm thế, đạp sâu chân ga cho xe về số thấp, máy hơi gầm lên bắt đầu tăng tốc thì em nhả nhẹ chân ga, xe tăng số vọt rất nhanh :D
Rất hiếm khi em đạp ga lún sàn, dù em đi không chậm.
Lùi số bằng nhún ga cũng giống như chạy số sàn lùi số tăng khả năng kéo của máy bằng tỷ số truyền. Ga sẽ theo tốc độ hay ý muốn tăng tốc của mình và phụ thuộc hoàn toàn vào tình huống trên đường lúc ấy mà phần lớn trường hợp chẳng phải nhấn hết ga.
Đi quen thì không phải để ý việc này và khác với xe số sàn là 2 tay vẫn đặt trên vô lăng, rất tiện và năng động. Xe lùi nhiều số, nhưng chỉ chạy nhanh lên rất mượt, không hề giật.
Mà như đã viết ở phía trên, em không chỉ lùi số khi cần tăng tốc mà cả lúc lên dốc. Nhiều cái dốc không quá cao, nhưng đủ dài lại bị hạn chế tốc độ, ngay ở HN là lúc lên cầu Thanh Trì hay cầu Vĩnh Tuy, xe sẽ tự động chuyển lên số cao đúng ở mức hạn chế của cầu. Ai chạy xe không còn đỡ, nếu xe chở nặng (như là gần đủ người trong xe thôi) thì lúc đó dù chưa gõ máy đã rên, ai không quen nghe tiếng máy cũng thấy xe rung nhẹ. Lùi lại 1 số sẽ giúp máy xe êm trở lại. Giữ chân ga để ghim số lại, hết dốc nhả nhẹ ga ra xe sẽ tự động lên số như nó muốn.
Như sáng hôm qua, từ trong nhà em đến sân XN với khoảng cách 68km em chỉ mất 48 phút!
 
Chỉnh sửa cuối:

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
6,036
Động cơ
317,242 Mã lực
À....tôi đang nói với cụ kia.....

Tôi mô tả những gì đúng trên xe tôi đang sử dụng hàng ngày. Tôi nghĩ các xe khác có chức năng này cũng vậy thôi, dù có thể tên gọi bằng tiếng Anh khác ...nhưng tiếng Việt nó là "Chức năng tự động giữ phanh tay".
Tôi đang chạy Honda CR-V 2022. Xe tôi tên tiếng Anh chức năng này nó là "Brake Hold". ( theo như mô tả trong sổ tay HDSD và cái nút ấn trên xe để kích hoạt chức năng này in chữ tiếng Anh đó).
Cái dòng bôi đậm đỏ thì trên xe tôi đang đi không như cụ nói. :))
Nhả chân gas mà không đạp chân phanh, kể cả khi xe đã dừng hoàn toàn, thì phanh tay điện tử cũng không được kích hoạt tự động. :))
Xe tôi phải đạp chân phanh hết cỡ thì phanh tay điện tử mới tự động kích hoạt ( dĩ nhiên khi đạp phanh phải nhả chân gas), nhá chân phanh ( chúng ta hay gọi là "tớp" chân phanh) thì phanh tay điện tử cũng chưa kích hoạt, và phanh tay điện tử đang ở chế độ "Brake Hold" này xe đi rất mượt mà chứ không hề giật. :D
Hình như cụ đang hiểu nhầm giữa phanh tay điện tử và chế độ giữ phanh tự động rồi. Theo em biết ở xe của em thì:
Phanh tay điện tử: nó chính là cái phanh tay, được thay tay cầm bằng động cơ và có nút ấn để khởi động. Phanh này tác dụng lên 2 bánh sau của xe. Nó được điều khiển chỉ bằng nút ấn phanh và nhà phan. Ngoài ra không tham gia vào chế độ giữ phanh tự động như bác mô tả ở trên.
Còn chế độ giữ phanh tự động: Khi được kích hoạt thì giữ cho xe đứng im khi mình đạp phanh tới khi xe dừng hẳn. Khi xe dừng rồi thì có thể thả chân phanh ra xe vẫn được giữ cho đứng im. Muốn xe tiếp tục di chuyển chỉ cần nhấn chân ga là xe di chuyển. Và hệ thống này tác dụng lên bánh trước. Bằng chứng là khi di chuyển chỗ vắng thì sẽ nghe tiếng phanh đóng, nhà ở đằng bánh trước.
Đúng là các cụ đang nhầm giữa phanh tay điện tử và phanh tự động.
Phanh tay điện tử cũng chỉ là cái phanh tay thông thường thôi. Khác mỗi cái kéo bằng tay thì nó dùng mô tơ điện. Ngoài ra có tính năng bổ trợ giúp nhiều cụ hay bị quên nhả phanh tay khi đi là phanh điện tử có thể tự nhả khi vào số và xe di chuyển, một số xe còn tự động phanh tay khi tắt máy xe và khóa cửa.....tùy hãng.
Còn auto hold thường là tính năng hỗ trợ khởi hành ngang dốc ( depa). Khi khởi hành ngang dốc, các cụ nhả chân phanh chuyển sang chân ga thì xe sẽ tự động giữ chân phanh thêm vài giây để đủ thời gian cho xe khởi hành mà không bị trôi lùi. Chức năng này can thiệp hệ thống phanh của xe nên tác động tất cả các bánh xe, chứ không phải chỉ bánh sau đâu.
Ngoài ra với các xe đời cao với các tính năng chống trượt, ổn định thân xe điện tử......thì mới có can thiệp phanh tự động đến từng bánh xe. Với xe hịn nữa thì kết hợp với hệ thống phân bổ lực kéo đến các bánh xe để giúp xe chống trượt, chống lật, vào cua dễ hơn....bla blo :D
Và chung lại tất cả là hệ thống phanh xe vẫn phải có tác dụng cơ khí khi tất cả các mớ linh tinh kia bị lỗi. Kể cả trường hợp mất trợ lực phanh. Lúc đó cần đạp phanh mạnh hơn bình thường để phanh xe....chân cành to càng tốt :))
 

bmwp0wer

Xe tăng
Biển số
OF-28008
Ngày cấp bằng
30/1/09
Số km
1,892
Động cơ
527,881 Mã lực
Phải ks đc tốc độ ko thì hộp số cũng khét lẹt cho dù chuyển về M và chạy 1,2.
 

vừa đi vừa láii

Xe container
Biển số
OF-418867
Ngày cấp bằng
25/4/16
Số km
6,145
Động cơ
222,160 Mã lực
Rất hiếm khi em đạp ga lún sàn, dù em đi không chậm.
Lùi số bằng nhún ga cũng giống như chạy số sàn lùi số tăng khả năng kéo của máy bằng tỷ số truyền. Ga sẽ theo tốc độ hay ý muốn tăng tốc của mình và phụ thuộc hoàn toàn vào tình huống trên đường lúc ấy mà phần lớn trường hợp chẳng phải nhấn hết ga.
Đi quen thì không phải để ý việc này và khác với xe số sàn là 2 tay vẫn đặt trên vô lăng, rất tiện và năng động. Xe lùi nhiều số, nhưng chỉ chạy nhanh lên rất mượt, không hề giật. Như sáng hôm qua, từ trong nhà em đến sân XN với khoảng cách 68km em chỉ mất 48 phút!
Kỹ thuật về số của cụ hay quá. Em mới chạy AT nên còn ú ớ, trên mạng cũng không thấy nói mấy
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,906
Động cơ
606,013 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Em vào vùng núi thì cứ gạt sang D3/L3/S3/M3 để chạy. Khi gặp dốc tức thì hạ kính, bật điều hoà nóng để leo lên và bật điều hoà lạnh để leo xuống.
 

vừa đi vừa láii

Xe container
Biển số
OF-418867
Ngày cấp bằng
25/4/16
Số km
6,145
Động cơ
222,160 Mã lực
Em vào vùng núi thì cứ gạt sang D3/L3/S3/M3 để chạy. Khi gặp dốc tức thì hạ kính, bật điều hoà nóng để leo lên và bật điều hoà lạnh để leo xuống.
Nếu lên xuống liên tục thì cụ cũng chỉnh điều hòa như vậy à?
Em sợ máy lạnh bị tổn thọ ;))
Em đi số sàn thì bình thường: xuống dốc thì về số, máy lạnh vẫn để trung bình
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,266
Động cơ
897,126 Mã lực
Kỹ thuật về số của cụ hay quá. Em mới chạy AT nên còn ú ớ, trên mạng cũng không thấy nói mấy
Xe hàn hay xe Nhật sẽ dễ tập hơn vì pedal ga rất nhẹ, còn xe Đức sẽ khá mất công, pedal họ thường làm rất nặng.
Động tác không quá khó, bác nhả ga ra rồi gí nhanh vào, không cần phải gí sâu, chỉ cầm mớm là được. Gí xong giữ đừng nới ga ra. Nhưng bác sẽ phải tập đồng tốc, vì xe lùi số nên như các cụ ngày xưa gọi là vù ga, tức là nhấn thêm ga để vòng tua máy phù hợp với tốc độ cho xe không giật.
Lùi số sâu để vượt nhanh cũng vậy, lúc đạt tốc độ mong muốn hay khi vượt xong rồi, bác nới nhẹ chân ga ra là cái xe sẽ tự động nhẩy lên cái số thường thích của nó, nhưng rất hiếm khi vòng tua máy đạt được để đồng tốc, các trường hợp này các cụ cũng vù ga, xe AT thì cũng phải nhấn thêm một chút ga để tốc độ cái xe không bị chậm lại quá nhanh làm nó giật.
Đi quen 1 thời gian bác sẽ không cần để ý nữa, mà chân bác sẽ tự động làm những động tác này như 1 phản xạ có điều kiện. Nhẩy sang 1 cái xe mới tất nhiên động tác khó chính xác hoàn toàn, nhưng cũng chỉ chạy 1 lúc là quen!
 

vừa đi vừa láii

Xe container
Biển số
OF-418867
Ngày cấp bằng
25/4/16
Số km
6,145
Động cơ
222,160 Mã lực
Xe hàn hay xe Nhật sẽ dễ tập hơn vì pedal ga rất nhẹ, còn xe Đức sẽ khá mất công, pedal họ thường làm rất nặng.
Động tác không quá khó, bác nhả ga ra rồi gí nhanh vào, không cần phải gí sâu, chỉ cầm mớm là được. Gí xong giữ đừng nới ga ra. Nhưng bác sẽ phải tập đồng tốc, vì xe lùi số nên như các cụ ngày xưa gọi là vù ga, tức là nhấn thêm ga để vòng tua máy phù hợp với tốc độ cho xe không giật.
Lùi số sâu để vượt nhanh cũng vậy, lúc đạt tốc độ mong muốn hay khi vượt xong rồi, bác nới nhẹ chân ga ra là cái xe sẽ tự động nhẩy lên cái số thường thích của nó, nhưng rất hiếm khi vòng tua máy đạt được để đồng tốc, các trường hợp này các cụ cũng vù ga, xe AT thì cũng phải nhấn thêm một chút ga để tốc độ cái xe không bị chậm lại quá nhanh làm nó giật.
Đi quen 1 thời gian bác sẽ không cần để ý nữa, mà chân bác sẽ tự động làm những động tác này như 1 phản xạ có điều kiện. Nhẩy sang 1 cái xe mới tất nhiên động tác khó chính xác hoàn toàn, nhưng cũng chỉ chạy 1 lúc là quen!
Em chạy số sàn vẫn làm động tác này khi về số nên hy vọng quen chân. Thanks cụ ;))
 

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,439
Động cơ
87,123 Mã lực
Đúng là các cụ đang nhầm giữa phanh tay điện tử và phanh tự động.
Phanh tay điện tử cũng chỉ là cái phanh tay thông thường thôi. Khác mỗi cái kéo bằng tay thì nó dùng mô tơ điện. Ngoài ra có tính năng bổ trợ giúp nhiều cụ hay bị quên nhả phanh tay khi đi là phanh điện tử có thể tự nhả khi vào số và xe di chuyển, một số xe còn tự động phanh tay khi tắt máy xe và khóa cửa.....tùy hãng.
Còn auto hold thường là tính năng hỗ trợ khởi hành ngang dốc ( depa). Khi khởi hành ngang dốc, các cụ nhả chân phanh chuyển sang chân ga thì xe sẽ tự động giữ chân phanh thêm vài giây để đủ thời gian cho xe khởi hành mà không bị trôi lùi. Chức năng này can thiệp hệ thống phanh của xe nên tác động tất cả các bánh xe, chứ không phải chỉ bánh sau đâu.
Ngoài ra với các xe đời cao với các tính năng chống trượt, ổn định thân xe điện tử......thì mới có can thiệp phanh tự động đến từng bánh xe. Với xe hịn nữa thì kết hợp với hệ thống phân bổ lực kéo đến các bánh xe để giúp xe chống trượt, chống lật, vào cua dễ hơn....bla blo :D
Và chung lại tất cả là hệ thống phanh xe vẫn phải có tác dụng cơ khí khi tất cả các mớ linh tinh kia bị lỗi. Kể cả trường hợp mất trợ lực phanh. Lúc đó cần đạp phanh mạnh hơn bình thường để phanh xe....chân cành to càng tốt :))
Tôi nghĩ là tôi không nhầm gì cả....vì....
Trên thực tế....Không có xe ô tô nào có cái gọi là chức năng phanh tự động, phanh tự động nó là cái gì ? Để làm gì ?
Hay cụ lại lái sang chức năng tự động phanh khẩn cấp ( Auto Emergency Braking -AEB) giảm thiểu va chạm khi xe bất thình lình gặp chướng ngại vật phía trước ? :D

Vì có cụ ở trên hỏi là liệu có phải do xe kéo phanh tay nên bị cháy phanh ( chứ không phải cháy côn ) ?
Thế nên tôi mới giải thích là con xe Tucson biển 30H và nhìn rõ là xe đời 2020 trở lại đây....nên chắc chắn xe trang bị phanh tay điện tử chứ ko có phanh tay cơ như các dòng xe đời cũ.
Mà ....phàm đã là phanh tay điện tử thì khi đang đi, kéo phanh tay nó cũng không kích hoạt. Vậy nên ko thể có tr.hợp bị cháy phanh tay...
Đó là cáu chuyện tôi đang nói.
Rồi các cụ khác lại trích còm tôi và lái câu chuyện sang hướng khác.
Pó tay chấm com :))

P/S: xe tôi đang đi có đủ các chức năng: tự động giữ phanh tay (Brake hold), hỗ trợ khởi hành ngang dốc (HSA), tự động phanh tay khi tắt máy, tự động phanh hỗ trợ giảm thiểu va chạm (AEB). Nên tôi không lạ gì các chức năng này.
 
Chỉnh sửa cuối:

lta500

Xe buýt
Biển số
OF-405444
Ngày cấp bằng
18/2/16
Số km
994
Động cơ
245,512 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Xe hàn hay xe Nhật sẽ dễ tập hơn vì pedal ga rất nhẹ, còn xe Đức sẽ khá mất công, pedal họ thường làm rất nặng.
Động tác không quá khó, bác nhả ga ra rồi gí nhanh vào, không cần phải gí sâu, chỉ cầm mớm là được. Gí xong giữ đừng nới ga ra. Nhưng bác sẽ phải tập đồng tốc, vì xe lùi số nên như các cụ ngày xưa gọi là vù ga, tức là nhấn thêm ga để vòng tua máy phù hợp với tốc độ cho xe không giật.
Lùi số sâu để vượt nhanh cũng vậy, lúc đạt tốc độ mong muốn hay khi vượt xong rồi, bác nới nhẹ chân ga ra là cái xe sẽ tự động nhẩy lên cái số thường thích của nó, nhưng rất hiếm khi vòng tua máy đạt được để đồng tốc, các trường hợp này các cụ cũng vù ga, xe AT thì cũng phải nhấn thêm một chút ga để tốc độ cái xe không bị chậm lại quá nhanh làm nó giật.
Đi quen 1 thời gian bác sẽ không cần để ý nữa, mà chân bác sẽ tự động làm những động tác này như 1 phản xạ có điều kiện. Nhẩy sang 1 cái xe mới tất nhiên động tác khó chính xác hoàn toàn, nhưng cũng chỉ chạy 1 lúc là quen!
xe hộp số CVT có làm được không cụ?
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,906
Động cơ
606,013 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Nếu lên xuống liên tục thì cụ cũng chỉnh điều hòa như vậy à?
Em sợ máy lạnh bị tổn thọ ;))
Em đi số sàn thì bình thường: xuống dốc thì về số, máy lạnh vẫn để trung bình
Dốc quá cao, kiểu dốc dựng ngược hoặc gồ ghề sỏi đá khiến xe phải bò chậm thì phải ứng dụng cách này.
Mình bảo vệ động cơ và phanh chứ điều hoà thì kệ mợ nó.
Leo nú Nưa Thanh Hoá thấy kể cả xe đời mới quá nhiệt tấp vào lề, bật nắp capo, xe em vẫn thong thả lên đỉnh.
 
Chỉnh sửa cuối:

Rookies

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-799417
Ngày cấp bằng
5/12/21
Số km
1,015
Động cơ
35,460 Mã lực
Có vẻ bác đọc nhưng không hiểu gì cả.
Chắc bác định nói phanh tái sinh là họ sử dung điện cảm ứng khi phanh điện sinh ra để nạp lại cho ắc quy?
Còn ở trên đang viết là khi tốc độ của xe rất thấp, điện cảm ứng sinh ra quá yếu để có thể tạo ra lực cản trở giúp bánh xe quay chậm hơn. Khi lực do điện tự cảm không đủ, ngoài cách dùng phanh cơ, có thêm cách nữa là dùng điện của ắc quy xe.
Hình như bác không thể hình dung được tại sao cuộn dây quay chậm lại sinh ra ít điện?
Tốc độ yếu thì cần gì phải phanh!
Tưởng bác am hiểu phanh điện + xe điện - té ra chém gió phần phật!
Momen xoắn của động cơ điện đạt max ngay từ 0 rpm - việc đảo cực động cơ thành máy phát có tác dụng phanh chính là nhờ tận dụng momen xoắn khi đảo cực. Và việc chỉnh tác dụng phanh nhanh hay chậm nó chỉnh dòng hoặc cường độ điện - hoặc chỉnh từ thông của nam châm điện!
Nên phanh tái sinh ở 5 kmh với 50 kmh nó phụ thuộc lập trình 3 yếu tố trên. Momen xoắn lý tưởng là như nhau - tốc độ kiểm soát đơn thuần chỉ là chỉnh điện dòng tái sinh để phản lực nhỏ hơn động năng tích luỹ. Nôm na là đang gài R khi xe điện đang chạy! Việc chắc chắn xe xăng bó tay :))

Toàn bộ phanh tái sinh chả có đụng chạm gì phanh cơ - nên đương nhiên Tesla nó an toàn khi đổ đèo hơn bất cứ con xe xăng nào! Cụ khỏi lo hão cho bọn xe điện!
 
Chỉnh sửa cuối:

TN1805

Xe điện
Biển số
OF-818547
Ngày cấp bằng
4/9/22
Số km
4,439
Động cơ
87,123 Mã lực
Theo tôi biết con Tucson mà chủ thớt đăng ảnh trên thớt này có cả chức năng hỗ trợ đổ đèo DBC - Downhill Braking Control.
(Tính năng hỗ trợ đổ đèo mỗi Hãng xecdungf từ tiếng Anh khác nhau, có thể là DBC, có thể là DAC...bla bla...nhưng bản chất nó là hỗ trợ lx đổ đèo, thế thôi.)
Các dòng xe điện nhà VinFast cũng có tính năng này, nên đi đường đèo dốc rất an tâm.
 
Chỉnh sửa cuối:

zoro1970

Xe container
Biển số
OF-59161
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
5,138
Động cơ
1,826,586 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Pic 20 pages Căng nhỉ ! e chạy qua 3xe AT lên dốc thì D xuống thì về số thấp … ko biết có sai ở đâu ko ?
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,736 Mã lực
Rất hiếm khi em đạp ga lún sàn, dù em đi không chậm.
Lùi số bằng nhún ga cũng giống như chạy số sàn lùi số tăng khả năng kéo của máy bằng tỷ số truyền. Ga sẽ theo tốc độ hay ý muốn tăng tốc của mình và phụ thuộc hoàn toàn vào tình huống trên đường lúc ấy mà phần lớn trường hợp chẳng phải nhấn hết ga.
Hình như xe 2 cầu AWD thì xe nó tự động phân bổ lực kéo giữa 2 cầu khi lên xuống dốc hoặc theo chân ga của tài xế thì phải bác nhỉ?
Nghĩa là với xe AWD nó sẽ tự làm các động tác như bác nói trên.
 

Xe_vip

Xe tải
Biển số
OF-833136
Ngày cấp bằng
1/5/23
Số km
328
Động cơ
4,863 Mã lực
Sao biết cháy côn qua bức ảnh?
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,266
Động cơ
897,126 Mã lực
Hình như xe 2 cầu AWD thì xe nó tự động phân bổ lực kéo giữa 2 cầu khi lên xuống dốc hoặc theo chân ga của tài xế thì phải bác nhỉ?
Nghĩa là với xe AWD nó sẽ tự làm các động tác như bác nói trên.
Không phải xe AWD nào cũng tự động phân bổ lực kéo xuống bánh, mà chỉ những xe có chức năng này. Họ hay gọi là AWD dẻo. Xe em chạy chủ yếu nếu đường khô ráo thì 90% lực kéo dồn cho 2 bánh trước, chỉ 10% cho 2 bánh sau để tiết kiệm nhiên liệu, Khi chạy đường ướt, trơn tiêu thụ nhiên liệu tăng lên vì nó phân bổ lại lực kéo cho các bánh xe.
Họ còn sử dụng cách này để cân bằng xe ở đường xấu. Các xe Đức họ đặt tên khác nhau, nhưng đều sử dụng cách này, như 4Matic, Xdrive, Quatro (mới) hay 4Motion. Mà không phải để xuống dốc hay theo chân ga mà nhờ 4 cái cảm biến ở 4 bánh xe giúp nó phát hiện bánh xe bị trượt để giảm lực kéo xuống cái bánh xe đó và tăng lực kéo cho cái bánh chậm hơn. Tùy phần mềm điều khiển mà họ phối hợp với phanh để giúp cái xe tự cân bằng. Cách này hiệu quả hơn chỉ sử dụng phanh ở cân bằng điện tử cũ ESP (hay có hãng gọi là VSC). Như cái xe em chạy chủ yếu, từ hồi mua nó đến giờ có 3 hay 4 lần gì đó đèn ESP nháy sáng, dù cả ở đường trơn em cũng không chạy chậm lắm!
 
Chỉnh sửa cuối:

nq19832005

Xe tăng
Biển số
OF-62595
Ngày cấp bằng
22/4/10
Số km
1,214
Động cơ
466,510 Mã lực
Đúng là các cụ đang nhầm giữa phanh tay điện tử và phanh tự động.
Phanh tay điện tử cũng chỉ là cái phanh tay thông thường thôi. Khác mỗi cái kéo bằng tay thì nó dùng mô tơ điện. Ngoài ra có tính năng bổ trợ giúp nhiều cụ hay bị quên nhả phanh tay khi đi là phanh điện tử có thể tự nhả khi vào số và xe di chuyển, một số xe còn tự động phanh tay khi tắt máy xe và khóa cửa.....tùy hãng.
Còn auto hold thường là tính năng hỗ trợ khởi hành ngang dốc ( depa). Khi khởi hành ngang dốc, các cụ nhả chân phanh chuyển sang chân ga thì xe sẽ tự động giữ chân phanh thêm vài giây để đủ thời gian cho xe khởi hành mà không bị trôi lùi. Chức năng này can thiệp hệ thống phanh của xe nên tác động tất cả các bánh xe, chứ không phải chỉ bánh sau đâu.
Ngoài ra với các xe đời cao với các tính năng chống trượt, ổn định thân xe điện tử......thì mới có can thiệp phanh tự động đến từng bánh xe. Với xe hịn nữa thì kết hợp với hệ thống phân bổ lực kéo đến các bánh xe để giúp xe chống trượt, chống lật, vào cua dễ hơn....bla blo :D
Và chung lại tất cả là hệ thống phanh xe vẫn phải có tác dụng cơ khí khi tất cả các mớ linh tinh kia bị lỗi. Kể cả trường hợp mất trợ lực phanh. Lúc đó cần đạp phanh mạnh hơn bình thường để phanh xe....chân cành to càng tốt :))
Đính chính cho cụ:

Khởi hành ngang dốc là HSA (Hill Start Assist). Thường là giữ phanh khoảng 3s.

Auto hold là tính năng tự giữ phanh, khi cụ bật thì đạp lút phanh, xe dừng thì khi nhả chân phanh ra đang để D nó vẫn tự giữ phanh cho cụ, để chân cụ nghỉ mà không cần phải về N hoặc P. (dùng khi đi đường tắc hoặc dừng đèn đỏ). Tuỳ xe, như xe em manual nó bảo là giữ tối đa 10 phút.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top