[Funland] Điện Biên Phủ trên không, 40 năm nhìn lại

Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Nó quá tôn trọng chủ quyền của Cambodge nên cái gọi là Trung ương cục nằm trên đất Cam mới tồn tại được mà giải phóng Sài gềnh :)

Cụ đã nhìn thấy cái mốc cảnh báo biên giới Việt-Lào trên đường 9 trong Lam sơn 719, nó rõ đây là chỉ giới cấm lính Mỹ bước qua. Với lính Sài gòn thì vô tư??? N
* Cambodia 1970
Hoa kỳ: 434 chết, 2.233 bị thương, 13 mất tích

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_dịch_Campuchia

* Lam Sơn 719 - Nam Laos 1971
Hoa Kỳ: 215 chết, 1.149 bị thương, 38 mất tích

Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_dịch_Lam_Sơn_719

* Máy bay Mỹ từ Thailand vào miền Bắc VN không bay qua Laos thì phải vòng lên.. Trung quốc à????

Chiến tranh ở Lào do người Mỹ làm là Chiến tranh đặc biệt. Điều này chắc cụ Gấu quá rõ.
Bomb Lào !





và .... bar bomb ! :D


 
Chỉnh sửa cuối:

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Cụ Gấu có thể cho biết vì lý do gì, người Mỹ chỉ tiến hành Chiến trang đặc biệt thay vì Chiến tranh quy ước ở Lào trong cuộc chiến tranh Việt nam???
Người Mỹ biết quá rõ rằng đất Lào là con đường vận chuyển người, vũ khí, hàng quân nhu vào các chiến trường B.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Cụ Gấu có thể cho biết vì lý do gì, người Mỹ chỉ tiến hành Chiến trang đặc biệt thay vì Chiến tranh quy ước ở Lào trong cuộc chiến tranh Việt nam???
Người Mỹ biết quá rõ rằng đất Lào là con đường vận chuyển người, vũ khí, hàng quân nhu vào các chiến trường B.
Em xin kg trả lời vì đã đi quá xa chủ đề của thớt!
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,837
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Như vậy, chốt lại việc oánh vào khu đông dân là cố ý. Thế thì có nên vả vào alô mấy ông lâu nay vẫn nói là Mẽo "chiến đẹp" lắm, kg đánh vào dân bao giờ.

Mựa! dân mình chết 1 đêm mấy trăm mạng người không thấy xót mà vẫn nói "tại vì nó đánh nhầm", "tại vì dân ở xen với khu quân sự", "tại vì đã nói mà kg chịu đi sơ tán".... Em nói thật nhé, thời đó dân Việt mềnh (có cả bọn em) kiến thức để né tránh bom bạn hơn xa lũ gà công nghiệp bên Nam Tư, Trung đông, Bắc phi thời nay nhiều lần. Nếu bây giờ mà Mẽo đem B52 để chiến I rắc hay Nam Tư như ở Hà Nội năm nào thì em cá dân bên đấy chết kg dưới vạn người trong một trận...

Thôi. Em quay về chủ đề chính.
Nhà cháo vẫn nghĩ nem bom ngu thời năm 7x ở các mục tiêu gần nhau & mật độ phòng không dầy đặc như ở HN (tên lửa bắn lên như đạn tiểu liên, báy bay thỉnh thoảng lại thành 1 bó đuốc ..) thì nó ném lạc là chuyện thường.
Mẽo nó cố ý san phẳng HN thì không có lý gì HN còn được như bây h .. chắc nó chỉ rải chơi vài chỗ dọa dẫm tí .. cụ Vịt cho rằng các mục tiêu của B52 chủ yếu ở ngoại thành nhà cháo thấy là hợp lý ..
Chiến tranh thì chả thằng nào chơi đẹp cả .. các bên đều giống nhau thoai, nhưng cái gì lợi & hại hơn .. Mẽo nó phang trực tiếp vào dân thì lợi bất cập hại cho nó nên chả dại gì nó chiến kiểu ấy..
 
Chỉnh sửa cuối:

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
806
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
1/ Yên Viên và Mễ Trì và một số nơi nữa cũng bị dính bom B52 nhưng độ tản của bom rất lớn chứng tỏ nó bay nhanh, thả đại... nên mới vậy.

2/ Dù thời đó chưa có GPS nhưng không quân Mẽo cũng toàn sử dụng "công nghệ cao" bậc nhất, thế mà độ sai lệch vẫn lên đến vài trăm mét trong khi trong mạn Quảng Bình thì B52 thả đâu trúng đó, liệu có phải do Pilot hoảng loạn khi bay vào vùng trời Hà Nội hay kg?

Túm lại việc B52 đánh vào khu dân cư chỉ do 2 nguyên nhân:
1/ Cố ý ????
2/ Pilot sợ lưới lửa phòng không => thả đại.

Cụ cứ việc chọn 1 trong 2. hoặc cả 2 :))
Khâm Thiên nằm lọt giữa cái "ngã ba" ga Hàng Cỏ-Cao Xả Lá-Bach Mai nên dính chưởng là rõ thôi.
Nhà iem gần bia "căm thù" từ năm 1954.
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
8,266
Động cơ
476,426 Mã lực
em nghĩ là cụ cực đoan quá về cái gọi là chính nghĩa của phe ta và cái phi nghĩa của phe địch chăng?

hiệp định Paris sắp kỷ niệm 40 năm rồi và chi tiết của hiệp định này cụ có thể nghiên cứu cụ thể xem như thế nào? Nói chung là winner takes all :))


Thế các cụ biết cuộc chiến tranh bí mật ở Đông Dương thế nào chưa?

Chiến dịch CPC năm 1970 và Lam Sơn 719 bên Laos là cái giề thế?

Túm lại là người ta chỉ viết chuyện viễn tưởng về tương lai chứ kg ai viết chuyện giả tưởng cho quá khứ. Đừng có ngồi đấy mà "than khóc" nữa.
:)) :))
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,729
Động cơ
661,245 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
em nghĩ là cụ cực đoan quá về cái gọi là chính nghĩa của phe ta và cái phi nghĩa của phe địch chăng?

hiệp định Paris sắp kỷ niệm 40 năm rồi và chi tiết của hiệp định này cụ có thể nghiên cứu cụ thể xem như thế nào? Nói chung là winner takes all :))
Hì hì! Em xóa câu cuối cho nó bớt cực đoan rồi đấy nhé. :D
 

buidinhphuoc

Xe điện
Biển số
OF-152152
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
4,142
Động cơ
376,776 Mã lực
Tuổi
63
Nơi ở
Lắc Kon Ku
Ngay từ năm 1966, khi B52 ra đánh đèo Mụ Giạ, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã chỉ thị cho Quân chủng Phòng không-Không quân nghiên cứu cách đánh B52.
Cuối năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: "Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra đánh Hà Nội. Phải dự kiến mọi tình huống càng sớm càng tốt để có thời gian mà suy nghĩ, chuẩn bị. Mỹ nhất định thua nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội".

Quán triệt tinh thần đó, Quân ủy Trung ương đã chỉ đạo các Lực lượng vũ trang mà trực tiếp là Quân chủng Phòng không - Không quân, xây dựng kế hoạch tác chiến phòng không chống địch tập kích bằng B52 vào Hà Nội.



Bộ Tổng Tham mưu đã chỉ đạo biên soạn tài liệu cách đánh B52 để huấn luyện cho các đơn vị Phòng không, Không quân; tiến hành điều chỉnh lực lượng, bổ sung vũ khí trang bị, điều các đơn vị Phòng không chủ lực về các địa bàn trọng điểm; xây dựng thế trận phòng không 3 thứ quân; chấn chỉnh công tác bảo đảm phục vụ chiến đấu...

Cô chủ nhỏ ui, cho anh mượn khẩu súng !!!!!
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Em thì thấy thế này:

- Mỹ có ý định san phẳng Hà nội không? Hì hì, câu này khó nhỉ? Theo em nghĩ, nội lý do oánh vào Hà nội thì cũng đủ đưa ra câu trả lời là có.:-| Nhưng chả lẽ lại đem bom oánh thẳng vào 4 quận nội thành? Èo, như vậy thì lộ liễu bản chất diều hâu quá nên bèn phải tìm dăm ba cái mục tiêu nghe dính dáng đến quân sự cho có cái cớ. Thế là Kho Nhà dầu, rồi thì Ga Hà nội....trở thành cái cớ, nhưng rất bản chất cái Kho Nhà Dầu ấy chỉ đủ sức chứa lượng hàng mà nếu căng ra chỉ đủ cho 1 tiểu đoàn oánh nhau trong 1 tuần, vậy theo các cụ nó có đáng dung B52 để oánh không?

Mỹ có ý định oánh dân không? Câu này cũng khó à nha=P~ Nhưng với lập luận trên thì câu trả lời là có. Bởi vì bản chất oánh Hà nội có nghĩa là dằn mặt dân chúng, với mục đích gây kinh hoàng và xáo trộn dân lành. Nhưng nhue em đã lâạ luận ở trên thì với bản chất diều hâu cộng với tư duy gây khủng hoảng chú SAM thì cái cách oánh dằn mặt là hoàn toàn dễ hiểu để gây áp lực.

Nó cũng chả ngu gì mà ném bom san bằng toàn bộ HN vì như vậy thì lại quá non. Nhưng...dù 1 khu phố, thâm chí 1 dãy nhà bị bom thì trên các phương tiên thông tin đại chúng cũng đều lên tiếng là Hà nội bị đánh bom. Như vậy, Mỹ sẽ đạt 2 mục đích: vừa dằn mặt gây sức ép vừa có cớ la làng là "oánh nhầm" như một số cụ đang cố gắng làm hộ Mỹ trên này8-}

Cón lại, trên các mặt trận khác, khu vực khác mà thực sự là quân sự thì em nghĩ, người Mỹ oánh ....ít trượt lắm=)) Đơn cử, cầu Long biên đấy..1 đạp ăn quan. Các cụ đừng lý luận là nó dùng laser nhá...:))
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
8,266
Động cơ
476,426 Mã lực
Cụ giải thích tại sao nó không oánh sập được cầu Hàm Rồng - cái này mới là yết hầu miền Bắc chi viện miền Nam?
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ giải thích tại sao nó không oánh sập được cầu Hàm Rồng - cái này mới là yết hầu miền Bắc chi viện miền Nam?
Cái này cụ nên xem lại. Theo em ít nhất là do địa hình cầu HR quá hiểm để tiếp cận và hình như...không trúng nhưng hư hại, phải sửa chữa lớn thì có:)
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
8,266
Động cơ
476,426 Mã lực
Vậy cầu Long Biên là do B52 rải thảm trúng hay cường kích ném không trượt vậy? Cái cầu Hàm Rồng thì rõ ràng là nằm ở vị trí khuất bởi hai bên là núi nhưng chả nhẽ không làm gì được?
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Cụ đi hỏi anh Tuân bên TcCNQP xem vì sao anh í đốt 1 con MIG 21 và phải đạp kính cockpit chui ra nhá.
Riêng cái đường băng Nội bài bị 3 vệt bom B52 cắt chéo, không xài được nữa nha?
Thường thì cường kích đánh các trận địa phòng không và sân bay ban ngày. Đêm thì B52 đánh các mục tiêu quan trọng trong đó có cả các sân bay.
Riêng quanh cái ga Yên viên, cụ sang mà hỏi thử dân từng ở đấy năm 72 là bị ăn bom gì nha.

Còn cái tọa độ thời ấy, chưa có GPS thì độ chính xác cũng chỉ là tương đối. Ví dụ vụ nhẩy dù Sơn tây, biệt kích Mỹ có không ảnh, ăn tập cả năm trờimà đổ xuống phát đầu tiên sai địa chỉ cách cả cây số lại phải bốc lên làm lại quả landing.
Hay là vụ bom laser oánh sập nhà, chết lão Tổng lãnh sự Phú cũng thế. Không thù hằn thì oánh bom sứ giả làm cái giề??? Đó là chuyện tối kỵ trong quan hệ ngoại giao. Chẳng qua là cách đấy độ gần trăm mét có cái đài VOV. Thế thôi.

Đây, em hầu các cụ.


Khi lập kế hoạch chiến dịch tập kích đường không vào Hà Nội, Bộ chỉ huy không quân chiến lược Hoa Kỳ (SAC) biết rõ không quân nhân dân Việt Nam có Mig 21, mang theo 2 tên lửa. Đây là loại máy bay chiến đấu có ưu thế về khả năng lấy độ cao trong thời gian rất ngắn 225 m/s. Thực tế qua những lần đối mặt với biên đội Mig 21, Mỹ thấy rõ cách đánh rất táo bạo, nguy hiểm của những chiếc phi cơ này.

Từ nhận định đó, không quân Mỹ quyết tâm khống chế không quân Việt Nam ngay tại các sân bay, nhằm vô hiệu hóa Mig 21. Trước hết các đòn không kích sẽ được tập kích xuống các sân bay của Hà Nội và khu vực phụ cận, nhằm tước đi khả năng đưa lực lượng không quân Việt Nam vào chiến đấu.

Ngay ngày đầu tiên của chiến dịch, các sân bay chủ yếu như Nội Bài, Yên Bái, Hòa Lạc, Kiến An và sân bay Gia Lâm đã phải hứng chịu các trận không kích.



Tối 18-12-1972 , 22 trái bom rơi trúng đường băng sân bay Nội Bài và 5 trái rơi trúng đường lăn. Còn tại sân bay Yên Bái, 4 quả bom rơi trúng đường băng và 7 quả trúng đường lăn; sân bay Hòa Lạc có 8 trúng đường băng và 14 trúng đường lăn; Kiến An có 9 trúng đường băng và 15 trúng đường lăn…

Ngoài đường băng và đường lăn, một số hạng mục công trình của sân bay cũng bị thiệt hại nặng (nhà chứa máy bay, đài kiểm soát không lưu, các dãy nhà công vụ), nhiều đường dây thông tin liên lạc, hệ thống các đài ra-đa kiểm soát cất hạ cánh (РСП) và thiết bị chiếu sáng các sân bay bị đánh hỏng.

Chi tiết về trận đánh vào Nội Bài, sân bay chính của Mig 21 được tóm lược như sau: Hồi 18 giờ 50 phút, 19 giờ 10 phút và 19 giờ 20 phút đêm 18-12-1972, các máy bay tiêm kích bom F-111A hoạt động đơn lẻ ở độ cao cực thấp, tấn công bất ngờ xuống sân bay. Tuy nhiên, đòn tấn công không mấy hiệu quả. Về tổng thể, sân bay không bị mất mức sẵn sàng chiến đấu.

Hồi 19 giờ 54 phút, tốp đầu tiên các máy bay ném bom chiến lược (3 chiếc B-52) trong đội hình "so le hàng ngang" giãn cách từ 700 đến 800m, trên độ cao 10.600m, cắt góc 650 so với trục đường băng đã ném bom xuống đường băng và đường lăn. Dải trúng bom oanh tạc từ mỗi máy bay B-52 có kích thước 150x1000m.

Hồi 19 giờ 57 phút, tốp thứ hai (3 chiếc B-52) cũng với đội hình "so le hàng ngang" trên cùng độ cao 10.600m, dưới góc 500 so với trục đường băng đã tiến hành trận không kích thứ hai.

Kết quả các đợt ném bom là 22 trái bom rơi trúng đường băng và 5 trái rơi trúng đường lăn chính. Đường băng sân bay Nội Bài bị vô hiệu hóa gần như suốt thời gian chiến dịch.

Thực hiện nhiệm vụ này “hăng” nhất là các máy bay tiêm kích bom F-111A, chúng chỉ hoạt động vào ban đêm.

Các máy bay F-111A tiếp cận sân bay ở độ cao 60m đến 300m, hướng bay cắt ngang đường băng ở góc từ 30 đến 600. Tuy nhiên, trong suốt cả chiến dịch, không có một máy bay Mig 21 nào của Không quân nhân dân Việt Nam tại các sân bay bị phá hủy hoặc bị hư hỏng. Đó là nhờ công tác phân tán, sơ tán máy bay trên các sân bay rất tốt. Cùng với việc được cất dấu, ngụy trang bí mật, còn nhờ các công trình trú ẩn được bảo đảm kỹ thuật tốt.

Chủ động tiến công B-52, Không quân nhân dân Việt Nam đã bố trí ở các sân bay xa Hà Nội, xuất kích đêm, chiếm độ cao bất ngờ lao vào chặn đội hình B-52 Mỹ. Như chiến công của biên đội Phạm Tuân, đêm 27-12-1972 (ngày thứ 10 của Chiến dịch), xuất kích từ sân bay Yên Bái, đã bắn rơi một B-52.

Ngoài ra, còn phải kể đến hàng vạn ngày công của nhân dân các tỉnh Yên Bái, Vĩnh Phúc, góp phần kịp thời “vá đường băng” suốt các đêm cuối tháng 12, để không quân ta bất ngờ bay lên, đánh thắng, trở về.


Nguồn:
http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/406/408/408/217532/Default.aspx
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Vậy cầu Long Biên là do B52 rải thảm trúng hay cường kích ném không trượt vậy? Cái cầu Hàm Rồng thì rõ ràng là nằm ở vị trí khuất bởi hai bên là núi nhưng chả nhẽ không làm gì được?
Hình như cụ cố tình đánh lận khái niệm thì phải. Mục đích dùng B52 đánh vào HN để làm gì? Cường kích và KQ chiến lược thì nhiệm vụ của mỗi loại là gì? Và theo như cụ lý luận thì 12 ngày đêm, Mỹ chỉ dùng B52 để tập kích?

Vấn đề cầu Long biên được nêu ra chỉ để nói rằng, bản chất diều hâu được thể hiện rõ khi dùng tới KQ chiến lược tập kích thủ đô của một nước khác, trong khi nếu chỉ nhằm các mục tiêu đơn thuần quân sự và trong phạm vị hẹp thì đương nhiên cường kích là sự lựa chọn đúng đắn và ưu tiên.

Vậy em hỏi lại cụ? Theo cụ, tại sao Mỹ không oánh sập nổi HR mà lại ưu tiên đánh bom cầu Long biên?
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Đây, em hầu các cụ đang bảo vệ ý kiến bằng con mắt có độ lùi 40 năm lịch sứ nhé>-)

Theo Nhật ký Han-đơ-man (Haldeman)[1] ngay trước chiến dịch Lai-nơ-bắc-cơ II (Linebacker II), bất chấp những hục hặc, Kít-xinh-giơ (Kissinger) đã tán thưởng Ních-xơn (Nixon) về quyết định ném bom hủy diệt Hà Nội là “thượng sách”. Kít-xinh-giơ cho rằng Ních-xơn sẽ công thành danh toại nhờ những “hành vi thú tính không thể đoán trước” (brutal unpredictability)…

Nhưng gần bốn thập kỷ sau, tác giả các bài báo nổi tiếng từ những năm 70 của thế kỷ 20, về Lai-nơ-bắc-cơ II (chiến dịch đánh phá Hà Nội, Hải Phòng bằng không quân chiến lược Mỹ 12 ngày đêm cuối năm 1972) là Đa-na Đren-kốp-xki (Dana Drenkowsky) và Lét-xtơ Grao (Lester Grau) đã công bố nghiên cứu của mình về chủ đề này, nhan đề “Rập khuôn và đoán trước được” (Patterns and predictability), phân tích các đánh giá của các phía về chiến dịch Lai-nơ-bắc-cơ II[2]. Công trình được xem như tổng hợp các góc nhìn từ ba phía rọi vào đoạn kết cuộc chiến trên bầu trời Hà Nội.

Các tác giả Đren-kốp-xki và Grao cho hay, Bộ chỉ huy Không quân chiến lược Mỹ (SAC) “mắc những sai lầm nghiêm trọng, chịu những tổn thất nặng nề trong một chiến dịch được xem là thất bại”.

Đòn tập kích không gây bất ngờ

Hôm nay nhìn lại, các tác giả cựu phi công Mỹ như D. Đren-kốp-xki, E. Tin-phoóc (E. Tilford) và cả M. Mác-san (M. Marshall) về cơ bản nhất trí với các cựu chuyên gia Liên Xô, như Thượng tướng, Giáo sư, Tiến sĩ A. Hiu-pơ-nen (A. Hiupenen), rằng trong một quyết định chiến tranh dốc toàn lực (all out – ý nói sử dụng một quy mô lực lượng lớn) như Lai-nơ-bắc-cơ II, huy động toàn bộ sức mạnh không quân của Mỹ, nhưng lại sử dụng các sơ đồ ném bom và các đường tiếp cận vào đánh phá khu vực trung tâm đồng bằng Bắc Bộ đã biến thành “lối mòn”, bởi các máy bay ném bom chiến thuật của Mỹ (đội hình đi đánh phá, kể từ giữa năm 1972 đã xuất hiện cả B-52, thường thưa hơn, mỏng hơn so với Lai-nơ-bắc-cơ II) trong suốt 6 năm liền kể từ đầu chiến tranh phá hoại đường không chống miền Bắc. “Việc Mỹ vẫn sử dụng các thủ đoạn tác chiến, trình tự bay cố định, cho phép Việt Nam dân chủ cộng hòa có thể phòng thủ tốt hơn, thậm chí là thành công, chống lại cuộc đại không kích Lai-nơ-bắc-cơ II, tháng 12-1972”…

“Kế hoạch của Không lực Mỹ là tỉ mỉ, chu đáo, nhưng rất dễ bị đoán ra, buộc đội hình máy bay Mỹ tuân thủ biểu đồ chiến dịch mẫu... Cất cánh, hành trình bay, tác chiến điện tử, hoàn thành thời gian bay dự kiến đều đoán trước được. Các chiến thuật đánh phá là cố định nên đối phương dễ nắm bắt. Công nghệ của Mỹ tạo ra một mức độ khó khăn cho Bắc Việt, nhưng cách áp dụng lại vẫn là có thể dự đoán được. Chính công nghệ cao nhưng mang tính dự đoán được của Mỹ đã giúp cho Bắc Việt chống trả hữu hiệu”.

Chính Mỹ bị bất ngờ

Các chi tiết gây bất ngờ về chiến dịch, chiến thuật cho phía Mỹ gây tốn kém giấy mực. Chẳng hạn, các nguồn Mỹ cho rằng bộ đội phòng không Việt Nam đã bắn khoảng 1000 quả đạn tên lửa SAM-2 trong toàn Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không”, tuy nhiên, kết toán của Liên Xô về hạng mục này[3] khẳng định chỉ có 244 quả tên lửa đã được bắn. Để phát hiện những tốp F-4 phát nhiễu đóng giả đội hình B-52, các trắc thủ Việt Nam làm động tác phóng tên lửa giả và những “quả đạn giả” này hẳn đã làm thiết bị của Mỹ đếm lầm…

Loại B-52 được cải tiến nhằm che mắt các ra-đa hiện đại hơn của đối phương, theo Tin-phoóc, bất ngờ mất tác dụng, vì chúng (B-52G “đời mới”) bị phát hiện bởi những ra đa “cổ lỗ” thuộc thế hệ đầu nhưng vẫn được “giữ tốt dùng bền”, bên cạnh các trang bị tác chiến điện tử hiện đại khác, nhờ những “bàn tay vàng”, tinh thần vượt khó, tính cần kiệm và óc sáng tạo của bộ đội Việt Nam (nhận định của chuyên gia Liên Xô, một số tác giả phương Tây).

Còn cả những bất ngờ vượt xa cấp chiến thuật là Mỹ đã phát hiện những thông tin chiến dịch của Lai-nơ-bắc-cơ II đã bị đối phương biết được, hoặc giải mã… Theo tác giả Đren-kốp-xki, đó là do xu thế người dân Mỹ, tới năm 1972, xem cuộc chiến tranh Việt Nam là phi nghĩa (unjust war), tất dẫn đến chiến bại. Kết quả là nhiều rò rỉ đã xuất hiện trên báo chí ở Mỹ, thậm chí xảy ra trao bí mật cho phía đối phương (như vụ bắt một nhân viên của Cục cơ yếu Hải quân Mỹ)[4].

Nhưng bất ngờ lớn nhất với Mỹ, mà đến nay các nghiên cứu quốc tế chưa nêu bật được, là những cuộc vây bắt “hung thần” B-52 ngay từ năm 1966 khi “rồng lửa” đã mang cả đội hình chiến đấu cấp trung đoàn đã vào tận các tọa độ lửa ở Khu 4 và Trường Sơn để xây dựng cơ sở cho một chiến lược “đánh B – 52”, bất chấp những quan ngại của nhà sản xuất tên lửa SAM về bảo đảm kỹ thuật – hậu cần… Trí óc và sự quả cảm không tả xiết trong kỳ công “vào hang bắt cọp” (chữ dùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh) này sẽ chín muồi thành cuộc “nghênh tiếp dữ dội” (violent welcome) đầy bất ngờ trên bầu trời Hà Nội, dành cho cách kỷ niệm Noel 1972 của quỷ Xatăng.


Địa ngục trên khoảng trời hẹp

E. Tin-phoóc, sắc sảo cả về chiến thuật, chính trị - ngoại giao, lẫn về cuộc đấu trí giữa phe diều hâu và phe phản chiến ở Mỹ thời Ních-xơn, đã viết:

“Hàng năm trời B-52 đơn phương ném bom xuống các cánh rừng không được lực lượng phòng không đối phương bảo vệ ở miền Nam,… các chiến thuật thấp kém và một đô (dose - lượng) khá mạnh của sự quá tự tin đã làm cho vài đêm đầu tiên của Lai-nơ-bắc-cơ trở thành ác mộng cho các kíp bay B-52





Cho đến tháng 11-1972, khi chiếc B-52 đầu tiên bị SAM bắn rơi trên bầu trời Nghệ An, vẫn nhiễu tin, rằng chiếc B-52 này bị MIG bắn rơi, hoặc thậm chí rơi vì trục trặc kỹ thuật…

Vì thế lực lượng không quân chiến thuật Mỹ được lệnh vây hãm các sân bay của miền Bắc, thậm chí “trực” trên không trung, để tập trung đánh các MIG vừa cất cánh, hoặc bay về sau khi tác chiến.

Ních-xơn cũng chắc mẩm đã cô lập được Hà Nội khỏi các đồng minh đứng đầu khối “Đỏ”. Xích gần Mát-xcơ-va (Moscow) và nhất là khai phá được quan hệ với Bắc Kinh vừa là điểm nhấn năm 1972 giúp ông ta tái đắc cử, có thể dùng làm đối trọng chống sự ủng hộ mạnh chưa từng có của nhân loại tiến bộ đang dành cho Việt Nam.

Sụp đổ thần tượng

Đòn phủ đầu với ba B-52 bị SAM bắn rơi tại chỗ, hai chiếc nữa bị bắn hỏng nặng ngay đêm đầu (số liệu của Mỹ) đã làm các nguyên soái Không quân Mỹ bị choáng váng. Tin này có vẻ đã bị giấu nhẹm, vì đến ngày 20-12 (sáu B-52 bị bắn rụng, một chiếc khác bị hỏng nặng, vẫn theo số liệu của Lầu Năm Góc mà nhiều học giả Mỹ cho là không đáng tin) mới xuất hiện các ghi chép của Chánh văn phòng Nhà Trắng về sự “đau lòng nhức óc” của P (President – tổng thống Ních-xơn) trong một Nhà Trắng như tối sầm dưới sức đè những tổn thất quá lớn về B-52. Đâm lao phải theo lao, Ních-xơn ra lệnh tiếp tục ném bom, nhưng ở quy mô nhỏ hơn và chuyển hướng không kích ra ngoài Hà Nội để tránh SAM-2. Đến đây đã có thể xem Lai-nơ-bắc-cơ II đã thất bại về chiến lược, tan ảo mộng chiến thắng, giúp làm nguội cái đầu nóng của ông chủ Nhà Trắng. Tác giả Đren-kốp-xki viết: “Đêm 22 rạng ngày 23-12, trên đà thắng của bộ đội phòng không Hà Nội, không một cuộc không kích nào nhằm vào mục tiêu chính là Thủ đô của Việt Nam. Thay vào đó, 30 chiếc B-52 tiến công Cảng Hải Phòng, nơi được bảo vệ về phòng không kém hơn”.

Không quân Mỹ sau ngày Noel tỏ ra biết thay đổi chiến thuật và kế hoạch không kích, thực ra là rút ngắn thời gian không kích và đánh phá các địa bàn xa Hà Nội, nhưng máy bay Mỹ vẫn tiếp tục bị bắn rụng như sung. Thậm chí, B-52 rơi không phải do một salvos (loạt đạn tên lửa) mà chỉ do một quả SAM-2 “đồ cổ” trên bầu trời Sơn La.

Sách báo thời chiến của Mỹ ghi nhận một sự suy sụp về tinh thần chưa từng có trong các đơn vị Không quân Mỹ. Một đỉnh điểm của nó là có tới 9 chuyến bay B-52 bị đình chỉ đêm 26 rạng ngày 27-12, do trục trặc “cơ khí”. Đây là những “vết thương” từ các cuộc “dạo chơi” những đêm trước trên bầu trời Hà Nội, hay còn cả những cảm nhận “mở nắp buồng lái như mở cửa nhà mồ” của các tay lái “Pháo đài bay”?

Bất ngờ vẫn tiếp tục sau khi Mỹ đã tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc vào đúng ngày cuối cùng của năm dương lịch 1972, vài B-52 sẽ còn bị SAM-2 bắn rụng tiếp trên chiến trường nam vĩ tuyến 20, cách xa các đầu mối tiếp tế - bảo dưỡng.

Chôn vùi mộng xâm lăng


Theo hồi ký Kít-xinh-giơ, ngày 6-1-1973 Ních-xơn đã chỉ thị cho Kít-xinh-giơ trở lại Pa-ri (Paris), phải đạt cho được một giải pháp dù đối phương đưa ra những điều kiện nào (whatever temrs available), với bộ dạng hoàn toàn khác ngày thường (belying his image – makers; ý nói không còn tỏ ra hùng hổ được nữa). Tổng thống Mỹ nhấn mạnh sẵn sàng chấp nhận trở lại văn bản đã thỏa thuận tháng 10-1972[6]. Lai-nơ-bắc-cơ (người cứu bóng trước khung thành) II quả là một quyết định thú tính đầy bất trắc trong mắt nhân loại, nhưng chịu thất bại vì đã bị Việt Nam “bắt bài”.

-------------------

[1] The Haldeman Diaries Inside the Nixon White House, băng CD.

[2] “Rập khuôn và đoán trước được: đánh giá của Liên Xô về chiến dịch Linebacker II”, của Dana Drenkowsky và Lester Grau (PATTERNS AND PREDICTABILITY: THE SOVIET EVALUATION OF OPERATION LINEBACKER II).

[3] Nguồn: chú thích 2, tr.33.

[4] Nguồn: chú thích 2, tr.36.

[5] Sách Triển khai lực lượng không quân Mỹ ở Việt Nam: đã làm được gì và tại sao? (Setup: What the Air Force Did in Vietnam and Why; NXB Air University Press, 1991, tr. 255 - 256).

[6] Những năm ở Nhà Trắng/ White House Years, Hồi ký Henry Kissinger, NXB Little, Brown and Company, 1979, trang 1.462.
 

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
8,266
Động cơ
476,426 Mã lực
Thì em nghĩ nếu mà mỹ nó dùng B52 rải thảm đánh cầu Long Biên thì khu Hàng Khoai/Hàng Đậu/PDP là Khâm Thiên thứ 2 rồi. Có nghĩa là nó cũng tính đến yếu tố ảnh hưởng đến dân thường đấy chứ! Có lẽ cần tham khảo thêm nhiều nguồn, em nghĩ như thế! Nhà sơ tán sang ngay Dâu Keo cách Hà Nội có hơn chuc km - và còn nhiều điểm sơ tán nữa sao bọn Mỹ không ném bom? Em vẫn chưa rõ lắm về luận điểm của cụ khi kết luận Mỹ cố tình ném bom vào khu dân cư (em nói cố tình có nghĩa là có sự ra lệnh của cấp chỉ huy đấy nhé - bọn Mỹ nó sẵn sàng lôi ra xét xử tội ác chiến tranh chứ chả giấu diếm đâu) em không bênh Mỹ gì cả nhưng cũng cần tìm hiểu kỹ thêm thôi :)

Hình như cụ cố tình đánh lận khái niệm thì phải. Mục đích dùng B52 đánh vào HN để làm gì? Cường kích và KQ chiến lược thì nhiệm vụ của mỗi loại là gì? Và theo như cụ lý luận thì 12 ngày đêm, Mỹ chỉ dùng B52 để tập kích?

Vấn đề cầu Long biên được nêu ra chỉ để nói rằng, bản chất diều hâu được thể hiện rõ khi dùng tới KQ chiến lược tập kích thủ đô của một nước khác, trong khi nếu chỉ nhằm các mục tiêu đơn thuần quân sự và trong phạm vị hẹp thì đương nhiên cường kích là sự lựa chọn đúng đắn và ưu tiên.

Vậy em hỏi lại cụ? Theo cụ, tại sao Mỹ không oánh sập nổi HR mà lại ưu tiên đánh bom cầu Long biên?
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Thì em nghĩ nếu mà mỹ nó dùng B52 rải thảm đánh cầu Long Biên thì khu Hàng Khoai/Hàng Đậu/PDP là Khâm Thiên thứ 2 rồi. Có nghĩa là nó cũng tính đến yếu tố ảnh hưởng đến dân thường đấy chứ! Có lẽ cần tham khảo thêm nhiều nguồn, em nghĩ như thế! Nhà sơ tán sang ngay Dâu Keo cách Hà Nội có hơn chuc km - và còn nhiều điểm sơ tán nữa sao bọn Mỹ không ném bom? Em vẫn chưa rõ lắm về luận điểm của cụ khi kết luận Mỹ cố tình ném bom vào khu dân cư (em nói cố tình có nghĩa là có sự ra lệnh của cấp chỉ huy đấy nhé - bọn Mỹ nó sẵn sàng lôi ra xét xử tội ác chiến tranh chứ chả giấu diếm đâu) em không bênh Mỹ gì cả nhưng cũng cần tìm hiểu kỹ thêm thôi :)
Cụ tham khảo post của em ngay phía trên post vừa rồi của cụ nhé, em nghĩ phần nào đã có chút thông tin.:)
 
Chỉnh sửa cuối:

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,308
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
bắn máy bay F-4 bằng cả cà nông và tên lửa thì 3 chiếc cháu nghĩ không phải chém gió
Mig-21 có cà nông mà bác đoành
 

iemco

Xe hơi
Biển số
OF-20999
Ngày cấp bằng
10/9/08
Số km
173
Động cơ
499,592 Mã lực
Trận không chiến cuối cùng của KQ ta và KQ Mỹ vào đêm 27-17 của chiến dịch ĐBP trên không, phi công Trần Việt đã bắn rơi 3 chiếc F4 (bằng 2 quả tên lửa à), tuy nhiên phía Mỹ chỉ thừa nhận ông Việt bắn rơi 2 chiếc, dù 2 chiếc đi chăng nữa thì cũng quá tuyệt với.
Đề nghị bác xem lai thông tin nhé vì theo thông tin của bác Phicongtiemkich thì
Anh Trần Việt không phải là một trận bắn rơi 3 máy bay đâu. Anh đã bắn rơi 3 máy bay F-4 của Mỹ trong 3 trận khác nhau. Trận đầu vào ngày 8 tháng 7 năm 1972, khi anh bay số 2 cho anh Đặng Ngọc Ngự, anh đã bắn rơi 1 chiếc F-4 trên vùng trời Hòa Bình. Trận thứ hai, biên đội Trần Việt, Đỗ Văn Lanh, anh Trần Việt bắn rơi 1 chiếc F-4 trên vùng trời Tuyên Quang vào ngày 30 tháng 9 năm 1972 và trận ngày 27 tháng 12 năm 1972, anh bắn rơi 1 chiếc F-4 trên vùng trời Hòa Bình.
nguồn http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,24255.510.html
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Theo em thì các lực lượng vũ trang nói chung cố tránh thương vong cho dân thường. Tuy nhiên tên bay đạn lạc là khó tránh khỏi do nhầm lẫn của con người, sư thay đổi thời tiết và nhiều thứ rủi ro không tên khác.
Thời chiến tranh chống Mỹ, các xe vận tải không kịp đến đích thường ẩn nấp trong làng chứ đâu dám đỗ ngoài đường quốc lộ. Phi công khi phát hiện ra mục tiêu cũng rất ngại ngần khi phải tấn công các mục tiêu ở gần dân.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top