[Funland] Điện Biên Phủ trên không, 40 năm nhìn lại

Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em tìm mỏi mắt không thấy tài liệu nào cụ Hồ tiên đoán được xuất bản trước năm 72! Tất cả những gì em biết đều là nói lại, nói sau năm 72 khi đã thắng rồi! Cụ nào có bằng chứng những lời đó được nói trước năm 72 không ạ?
Cụ này lại muốn mọi người phải đồng thanh hô lớn "Nhất quyết không khai có 2 chú bộ đội nằm trong đống rơm."

Các tài liệu chiến tranh chỉ được công bố sau khi nó đã xẩy ra và không còn giá trị "mật" nữa thôi. Ngay như tài liệu của Nhà Trắng cũng phải sau 20 năm mới được công bố.... Trả lẽ, trước năm 72, VN lại phải la toáng lên "bố mày biết cách đánh B52 rồi đó..." =))
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Em tìm mỏi mắt không thấy tài liệu nào cụ Hồ tiên đoán được xuất bản trước năm 72! Tất cả những gì em biết đều là nói lại, nói sau năm 72 khi đã thắng rồi! Cụ nào có bằng chứng những lời đó được nói trước năm 72 không ạ?
Chịu bác, lời của Bác với cụ Tài mà bác còn không tin là sao :-s
 

cunpi

Xe tải
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
457
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
Dạ thế thì sau chiến tranh Nixon nó tuyên bố: "Bố mày biết là thua nhưng bố mày đánh cho vui, bố đoán được hết rồi!" thì sao ạ? Em có quyền không tin chứ! Lúc xong rồi nói gì chả được ạ?
Rõ ràng Mỹ đã thua trong cuộc chiến này, nhưng chiến công không chỉ của riêng VN! Cuộc chiến lúc ấy là của 2 phe khác ý thức hệ, khốn nạn là chiến trường lại ở VN, dân ta lãnh đủ!
 

nouvo

Xe tăng
Biển số
OF-9291
Ngày cấp bằng
6/9/07
Số km
1,383
Động cơ
548,776 Mã lực
Cụ Cupin nói cũng có lý nhưng cũng phải nhìn vào thực tế một tý.
Em thì em nghĩ Bác nói đúng vì nhìn vào một số việc Bác làm thì thấy đều đi trước thời đại cả. chẳng hạn như chuyện tết trồng cây - một hình thức tuyên truyền để phủ xanh đất trống đồi trọc - mình thực hiện rồi sau đó mấy năm Un mới phát động, hay phong trào xóa mù chữ cũng đi trước thế giới. Nói vậy để thấy được cái tầm nhìn của Bác xa đến mức nào. Với lại là một "con người của tương lai" như ông gì người Nga viết về Bác hiểu rõ văn hóa đông tây thì nhìn vào thực tế có thể hình dung ra được viễn cảnh trong tương lai.
Mà thôi, nói về Bác không nên nói nhiều
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,108 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Dạ thế thì sau chiến tranh Nixon nó tuyên bố: "Bố mày biết là thua nhưng bố mày đánh cho vui, bố đoán được hết rồi!" thì sao ạ? Em có quyền không tin chứ! Lúc xong rồi nói gì chả được ạ?
Rõ ràng Mỹ đã thua trong cuộc chiến này, nhưng chiến công không chỉ của riêng VN! Cuộc chiến lúc ấy là của 2 phe khác ý thức hệ, khốn nạn là chiến trường lại ở VN, dân ta lãnh đủ!
Thực sự thì trước năm 72, khoảng năm 64-65, Bác đã rất quan tâm đến việc phải nghiên cứu làm thế nào để bắn rơi được B-52 mặc dù lúc đó B-52 chưa tham chiến ở Việt Nam, tức là bác đã nhận định chiến trường Việt Nam là chiến trường trọng điểm của Mỹ, kiểu gì Mỹ cũng sẽ đưa B-52 sang VN, và đến năm 66-67 gì đó, quân chủng đã điều đơn vị H38 (trung đoàn tên lửa 238-Đoàn Hạ Long) vào Vĩnh Linh để nghiên cứu cách đánh B52......Thế nên em nghĩ nếu Bác không nói thì cũng đã có suy nghĩ và hành động cần thiết để nghiên cứu cách trị thằng B52 từ trước năm 72 rồi :D
 

nouvo

Xe tăng
Biển số
OF-9291
Ngày cấp bằng
6/9/07
Số km
1,383
Động cơ
548,776 Mã lực
Hôm trước em có đưa chuyện này ra hỏi ông chú bên phòng không, ông ấy bảo để đánh được B52 như thế mình đã tập duyệt trước đó rồi như cụ Ét tông đã nói. Chứ có phải thấy nó đến là mang tên lửa ra "nhằm thẳng quân thù mà bắn" đâu. Nhưng ông chú em thì bảo ở Diễn Châu, Nghệ An hay sao í.
Nói tóm lại là có một ai đó đã đoán trước việc Mẽo sẽ oánh HN bằng bê năm mươi hai nên mới có sự chuẩn bị như thế.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Điện Biên phủ trên không: Không thiếu đạn, không 'nối tầng' SAM-2

(ĐVO) Trong nhiều năm qua, nhiều người vẫn còn có sự lầm tưởng về việc Việt Nam thiếu đạn hay có "nhà khoa học nối tầng tên lửa SAM-2" để đánh B-52 trong 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội. Vậy thực hư chuyện này là như thế nào?

SAM-2 thừa sức với tới B-52

Máy bay ném bom chiến lược B-52 là thiết kế đồ sộ của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ. Chiếc máy bay có chiều dài lên tới 48,5m, sải cánh 56,4m, cao tới 12,4m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 220 tấn.

B-52 trang bị 4 cặp (8 chiếc) động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cho phép đưa “con quái vật 220 tấn” lên trời cao, đạt tốc độ tối đa hơn 1.000km/h, bán kính tác chiến hơn 7.000km. B-52 có khả năng mang gần 30 tấn bom trong khoang.

Đặc biệt, trong khi bay ném bom, B-52 thường bay ở độ cao ném bom hiệu quả 11-12.000m, trần bay khi ném bom tối đa là 17.000m.

Trong khi đó, về phần mình, SAM-2 trang bị cho bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam có vùng sát thương xa đến 34km, độ cao đạt 27km, hoàn toàn thừa sức vượt qua trần bay của B-52 để bắn hạ "siêu pháo đài bay" này.

SAM-2 là cái tên mà phương Tây định danh Hệ thống tên lửa đất đối không tầm cao S-75 Dvina.


S-75 Dvina thừa sức tiêu diệt B-52 mà không cần "nối tầng".


Trong quá trình sử dụng ở Liên Xô và Việt Nam, SAM-2 nhiều lần bắn hạ mục tiêu ở độ cao 19-20km.

Ngày 1/5/1960, phòng không Liên Xô đã sử dụng tên lửa SAM-2 để bắn hạ một máy bay trinh thám tầng cao U-2 của Mỹ ở độ cao 20km.

Còn ở Việt Nam, ngày 26/7/1965, Tiểu đoàn 64 (Trung đoàn 263) đã dùng SAM-2 bắn rơi tại chỗ một máy bay không người lái tầng cao BQM-34A ở độ cao tới 19km.

Ngày 7/2/1966, Tiểu đoàn 84 (Trung đoàn 238) bắn rơi tại chỗ một BQM-34A ở độ cao 20km.

Như vậy, qua những thí dụ kể trên và so sánh thông số kỹ thuật cơ bản của SAM-2 và B-52 có thể khẳng định không cần thiết phải "nối tầng" SAM-2.

Cũng nhận xét về vấn đề này, trong cuốn "Điện Biên Phủ trên không - Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam" tác giả Lưu Trọng Lân viết: "Chúng ta thấy rõ việc cải tiến nâng cao tầm bắn cho tên lửa SAM-2 là không cần thiết, mà trong thực tế là không hề diễn ra. Đây là sự hiểu lầm đáng tiếc của một vài nhà báo".

Theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, trong quá trình triển khai chiến đấu trong nhiều năm, bộ đội Việt Nam cùng chuyên gia Liên Xô thực hiện một số cải tiến bộ khí tài nhưng là ở những mặt khác, không phải là "nối tầng".

Thiếu đạn tên lửa đánh B-52?

Bên cạnh thông tin sai lệch về “nối tầng tên lửa đánh B-52”, một thông tin khác cũng gây tranh cãi trong nhiều năm là vấn đề thiếu đạn để đánh B-52. Thực tế việc thiếu đạn trong chiến dịch 12 ngày đêm không hoàn toàn chính xác.

Trao đổi với Đất Việt về vấn đề này Trung tướng Nguyễn văn Phiệt cho biết: “Trong cả chiến dịch 12 ngày đêm, chúng ta bắn chưa đến 350 quả đạn, nếu so với kho đạn ở Hà Nội thì còn hơn 300 quả. Như vậy, chúng ta vẫn còn thừa đạn đánh B-52. Đó là chưa kể việc chúng ta "hồi sinh" hàng trăm quả đạn hỏng, hết thời gian phục vụ kịp thời đánh B-52”.

Cũng theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, việc thiếu đạn ở các tiểu đoàn hỏa lực chủ yếu là do lắp ráp đạn không kịp. Đạn tên lửa SAM-2 khi chuyển từ Liên Xô sang đều ở trong tình trạng tháo rời. Từng bộ phận tên lửa được sếp gọn trong các thùng bảo quản. Chúng sẽ được các đơn vị kỹ thuật (thường gọi là Tiểu đoàn 5) lắp ráp lại, kiểm tra hệ thống điện, nạp nhiên liệu và chuyển đến tiểu đoàn hỏa lực.

Trong chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ bầu trời Hà Nội, dù rất nỗ lực, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 5 làm việc với cường độ cao hết mức nhưng vẫn không thể nào đáp ứng được yêu cầu của các tiểu đoàn hỏa lực nên mới xảy ra tình trạng "trắng đạn" trên bệ phóng tại một số khẩu đội tên lửa.

“Một vấn đề nữa cũng làm chậm việc chuyển đạn cho các đơn vị hỏa lực, các xe chở đạn không thể vào trận địa do các tuyến đường giao thông bị đánh phá dữ dội. Ví dụ, trong trận đánh rạng ngày 21/12, Trung đoàn chúng tôi có 4 tiểu đoàn thì 2 tiểu đoàn hết đạn, tiểu đoàn 57 còn 4 đạn, tiểu đoàn 93 còn 5 đạn. Nhưng xe tiếp đạn không về được do đường bị đánh phá nên không thể vào chuyển đạn mặc dù chỉ cách trận địa vài kilomet”, Trung tướng Phiệt cho biết.


Bộ đội tên lửa đưa đạn vào bệ phóng.


Ngoài ra, còn có một số sự hiểu lầm khác do phim ảnh chưa truyền tải đúng thực tế. Trong bộ phim “Hà Nội 12 ngày đêm” của đạo diễn Bùi Đình Hạc, có cảnh cán bộ lắp ráp đạn nói với người chiến sĩ lái xe rằng “đơn vị nào đánh giỏi thì cho nhiều đạn”. Đây là một câu nói hoàn toàn sai!

Thực tế, việc chuyển đạn từ Tiểu đoàn này sang Tiểu đoàn khác là điều bất khả thi. Theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, đạn tên lửa của mỗi Tiểu đoàn – Trung đoàn tên lửa được chuyển sang có “cốt, phách” (khác nhau. Việc thay đạn tên lửa từ đơn vị này sang đơn vị khác phải thay đúng “cốt, phách” mới điều khiển được. Việc thay thế này sẽ mất rất nhiều thời gian.

“Cốt” ở đây có thể được hiểu là tần số các rãnh đạn (của đài điểu khiển), để đạn tên lửa khi phóng đi (nhiều quả cùng lúc) sẽ không bị lẫn với cánh sóng điều khiển mỗi đài điều khiển hỏa lực hay trong cùng một đài điểu khiển.

Mỗi tiểu đoàn được phân 3 “cốt” (6 đạn trên bệ, 2 đạn/cốt) đài điểu khiển có 3 rãnh để điều khiển các quả tên lửa. Trong một trung đoàn, mỗi tiểu đoàn có một “phách” riêng để khi phóng đạn không lẫn sóng điều khiển mỗi đài giữa các tiểu đoàn.

Mỗi tiểu đoàn SAM-2 trang bị 24 quả đạn, trong đó 6 quả nằm trên bệ phóng, 12 quả nằm ở tiểu đoàn kỹ thuật (trong đó có 6 quả đã lắp ráp nhưng chưa kiểm tra và 6 quả chưa lắp ráp).

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt sinh năm 1938 tại Hưng yên. Ông nhập ngũ tháng 2/1960, năm 1972 ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa 57 (Trung đoàn 261, Sư đoàn 361) cấp bậc Thượng úy. Năm 1973, ông được **** và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Năm 1999, ông được phong hàm Trung tướng – Phó tư lệnh về Chính trị Quân chủng Phòng không – Không quân. Năm 2003, ông chính thức nghỉ hưu.
Link: http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Dien-Bien-phu-tren-khong-Khong-thieu-dan-khong-noi-tang-SAM2/201211/245265.datviet
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Cụ Phiệt này chém cũng kinh thật .. đúng là thắng rồi thì nói sao cũng được hết ..
Không thấy nói gì đến công sức của các chiến sỹ hồng quân nhể, theo một số hồi ký của các cụ ấy thì thực ra toàn bộ việc kỹ thuật là của LX, người VN chủ yếu là chiến thuật & trực tiếp chiến đầu những năm 70s .. còn những chiến công năm 65 đời đầu thì 100% là hệ thống phòng không của LX đặt ở VN, vai trò của người VN trong chiến đấu với hệ thống SAM hết sức mờ nhạt, chủ yếu là học tập thoai .. lịch sử nên ghi lại công ơn của các chiến sỹ, chuyên gia LX đã hy sinh khi chiến đấu ở VN .. em nhắc lại là chiến đấu thực sự nhé chứ không chỉ là chỉ chỏ đâu ... \:D/
 

inochi

Xe điện
Biển số
OF-28925
Ngày cấp bằng
11/2/09
Số km
2,786
Động cơ
510,625 Mã lực
Nơi ở
HCM
Bao giờ mình có điện biên phủ trên Biển nhỉ, em chờ
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Bây h không có ai chống lưng như nhà mềnh như cả phe XHCN đứng sau thì .. ĐBP chỉ là giấc mơ thoai ..
 
Chỉnh sửa cuối:

buicongchuc

Xe ba gác
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
23,726
Động cơ
627,494 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Em xin đánh dấu ạ! Cảm ơn các cụ CCB!
 

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Cơ mà giờ mình lộ hết chưởng rồi, Mỹ theo đó mà cải tiến B52 thì mình làm sao xơi được nó nữa
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Hé hé. Mèo bửn lại nhầm khái niệm òy=))
Nhà cháo nói thiệt đới .. ngày xưa oánh nhau nhà mềnh sam & mig cứ nhập vô tư từ LX, bây h phải mua .. oánh được 1 tuần thì chắc hết .. máu ..
 

cunpi

Xe tải
Biển số
OF-85906
Ngày cấp bằng
20/2/11
Số km
457
Động cơ
413,420 Mã lực
Nơi ở
Nơi nào có nhiều...ái í
Theo ngu ý của em, gọi là Điện Biên Phủ trên không ứ chuẩn mấy!
Chẳng qua trận ĐBP là oánh chén Tây lông, chứ diễn biến, hoàn cảnh... theo em phải gọi là trận Bạch Đằng trên không mới đúng :))
Này nhé: trận ĐBP là mình tiến công nó, chứ k phải nó tiến công mình
Còn trận Bạch Đằng là nó xua thuyền vào chén mình (B52) gặp cọc nhọn (SAM)=> đi hàng loạt!
Chẳng qua hồi ấy gọi là Bạch Đằng thì anh bạn hàng xóm anh ý tự ái, anh ý nuốt hết hàng mất :))
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Theo ngu ý của em, gọi là Điện Biên Phủ trên không ứ chuẩn mấy!
Chẳng qua trận ĐBP là oánh chén Tây lông, chứ diễn biến, hoàn cảnh... theo em phải gọi là trận Bạch Đằng trên không mới đúng :))
Này nhé: trận ĐBP là mình tiến công nó, chứ k phải nó tiến công mình
Còn trận Bạch Đằng là nó xua thuyền vào chén mình (B52) gặp cọc nhọn (SAM)=> đi hàng loạt!
Chẳng qua hồi ấy gọi là Bạch Đằng thì anh bạn hàng xóm anh ý tự ái, anh ý nuốt hết hàng mất :))
Cụ nói được đấy. Nhưng mà thời đấy (mà kể cả bây giờ) thì từ đông sang tây nó chỉ biết trận ĐBP đánh Phớp ở VN chứ có ai biết cái cọc Bạch Đằng nó to nhỏ thế nào đâu.

Mấy cái tên này thực ra là mềnh "chém gió" truyền thông thôi chứ hồi ấy, bọn em chỉ lo sống với chết chứ cần quái giề mấy câu chữ này nọ .
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Điện Biên Phủ trên không: SAM-3 chưa kịp tham chiến

(DVO) Trong năm 1972, Việt Nam nhận viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc hai tổ hợp tên lửa phòng không mới, SAM-3 và Hồng Kỳ 2 (HQ-2). Câu hỏi đặt ra là liệu 2 loại tên lửa phòng không mới này có tham gia chiến dịch bảo vệ thủ đô Hà Nội và các thành phố lớn của miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối năm 1972?

"Nuối tiếc" SAM-3

SAM-3 là hệ thống tên lửa đất đối không (Liên Xô gọi là S-125 Pechora) do Cục Thiết kế Trung ương Almaz nghiên cứu phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 1961.

SAM-3 có tầm bắn hiệu quả ngắn hơn và độ cao diệt mục tiêu thấp hơn so với SA-2. Nhưng tên lửa rất hiệu quả khi tấn công mục tiêu bay thấp, cơ động cao và có khả năng kháng nhiễu điện tử mạnh hơn so với SA-2.

Một hệ thống SAM-3 gồm: 3 bệ phóng (mỗi bệ 4 đạn) và đài điều khiển hỏa lực SNR-125.

Đạn tên lửa dùng cho SAM-3 thiết kế 2 tầng động cơ: động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn (thời gian đốt 2,6 giây) và động cơ hành trình nhiên liệu rắn (thời gian đốt 18,7 giây).

Trên tầng động cơ khởi tốc có gắn 4 cánh vây hình chữ nhật, ở phần thân trên có 4 cánh vây cố định và 4 vây chuyển động nhỏ hơn ở đầu tên lửa. Tên lửa được điều khiển bằng sóng vô tuyến.

Hai biến thể đạn chính dùng cho SAM-3 gồm: đạn V-600 có đầu đạn nổ tạo mảnh (nặng 60kg) và tầm bắn 15.000m; đạn V-601 lắp đầu đạn nổ tạo mảnh (nặng 70kg, số mảnh tạo 4.500), vùng sát thương tới 35.000m, độ cao bay 18.000m.

Được đưa vào phục vụ trong lực lượng phòng không Liên Xô từ những năm 1960 nhưng mãi tới năm 1972, Liên Xô bắt đầu viện trợ tên lửa SAM-3 cho Việt Nam.


Nếu các trung đoàn SAM-3 kịp thời triển khai chiến đấu thì có thể chúng ta đã bắn rơi nhiều B-52 hơn.

Theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, từ tháng 6/1972, cán bộ chiến sĩ của ta mới sang Liên Xô học tập sử dụng SAM-3. “SAM-3 có tốc độ bắn rất nhanh, độ cao tuy không lớn hơn so với SA-2 nhưng ở trong tầm với tới B-52. SAM-3 có xác suất trúng mục tiêu cao hơn”, ông nói.

Ngày 5/12/1972, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 277 (trang bị SAM-3) về tới Hà Nội, đóng quân tại Vân Nội, Vân Trì, Đông Anh, Hà Nội. Tại đây, trung đoàn đã củng cố lại tổ chức, sắp xếp lại cán bộ, quán triệt, nhiệm vụ, chuẩn bị trận địa, chờ vũ khí – khí tài về là triển khai chiến đấu ngay.

Tới đêm 18/12, Trung đoàn 276 – đơn vị SAM-3 thứ hai về đến ga Kép (Bắc Giang) được lệnh dừng lại. Trung đoàn cho bộ đội xuống tàu, kịp thời sơ tán về làng Kép Hạ để chờ các đoàn tàu chở vũ khí khí tài về triển khai chiến đấu.

Với quyết tâm cao, mặc mưa bom bão đạn, địch đánh phá suốt ngày đêm, ban chỉ huy trung đoàn 276 tập trung mọi khả năng cho tiểu đoàn hỏa lực 169 hoàn chỉnh đồng bộ bước vào chiến dịch trước. Tiểu đoàn 169 đã chiếm lĩnh và triển khai trận địa ở Bắc Hồng (Đông Anh, Hà Nội), các kỹ sư và nhân viên kỹ thuật làm việc hết sức mình triển khai nhanh dây chuyền lắp ráp được 4 quả đạn SAM-3 chuyển cho tiểu đoàn 169.

Rất tiếc, khi công tác chuẩn bị chiến đấu hoàn tất, tên lửa đã nằm trên bệ sẵn sàng diệt B-52 thì chiến dịch phòng không đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của Đế Quốc Mỹ vào Hà Nội kết thúc.

“Trong niềm hân hoan đón mừng chiến thắng của dân tộc, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 276 ai cũng nuối tiếc đã không kịp phóng đạn đánh vào những chiếc máy bay cuối cùng của địch trên bầu trời Hà Nội. Nhiều người đã thốt lên: Nếu như đạn về đồng bộ với vũ khí khí tài thì trung đoàn đã phát huy được hỏa lực tham gia những trận đánh cuối cùng bảo vệ Hà Nội”, tài liệu Lịch sử Trung đoàn 276 viết.

Thất vọng Hồng Kỳ 2

Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – cao Hồng Kỳ 2 (HQ-2) do Trung Quốc thiết kế cải tiến từ thế hệ Hồng Kỳ 1 (HQ-1) được nước này sao chép từ hệ thống S-75 Dvina của Liên Xô.

Trang bị của một hệ thống tên lửa HQ-2 tương tự hệ thống S-75 Dvina của Liên Xô với 6 bệ phóng và đài điều khiển hỏa lực cùng các xe hỗ trợ khác.

Đạn tên lửa HQ-2 thiết kế 2 tầng gồm tầng khởi tốc dùng nhiên liệu rắn và động cơ hành trình dùng nhiên liệu lỏng. Tên lửa lắp đầu đạn nổ tạo mảnh nặng 190kg, vùng sát thương 12-32km, độ cao diệt mục tiêu 12-32km, tốc độ hành trình 1.150m/s. Đạn HQ-2 có độ chính xác trong phát bắn đầu tiên là 68%.

So với HQ-1, HQ-2 được giới thiệu là cải tiến mạnh về khả năng kháng nhiễu điện tử đối phó với các loại máy bay Mỹ. Nhưng thực tế, trên chiến trường Việt Nam, HQ-2 không thể hiện được nhiều.

Dù đã được cải tiến nhưng HQ-2 không thể đối phó với nhiễu điện tử của Mỹ.

Đầu những năm 1970, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam một Trung đoàn tên lửa HQ-2.

Ngày 6/5/1972, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 73/QĐ-QP giao cho Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân tổ chức thêm Trung đoàn tên lửa 268 do đồng chí Trịnh Đình Xuyến làm trung đoàn trưởng và đồng chí Yến làm chính ủy.

Trung đoàn 268 biên chế 3 tiểu đoàn hỏa lực 38-39-49 và tiểu đoàn kỹ thuật 50. Đoàn 268 trang bị hệ thống tên lửa đất đối không HQ-2.

Toàn thể cán bộ và chiến sĩ trung đoàn do chuyên gia Trung Quốc trực tiếp huấn luyện. Ngay sau khi huấn luyện xong, hệ thống HQ-2 được đưa vào chiến đấu thử nghiệm nhưng không phát huy hiệu quả trong điều kiện nhiễu điện tử phức tạp.

“Hồng Kỳ 2 là loại tên lửa cải tiến từ S-75 Dvina nhưng cải tiến không triệt để. Trong quá trình chiến đấu, Hồng Kỳ 2 rất khó bắt mục tiêu trong điều kiện bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh, đạn phóng lên rơi xuống đất”, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt cho biết.

Như vậy, cả hai hệ thống tên lửa mới của phòng không Việt Nam trong năm 1972 là SAM-3 và HQ-2 đều không tham chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không. Trong khi việc không thể triển khai kịp SAM-3 là điều đáng tiếc thì HQ-2 là sự thất vọng khi không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật chiến đấu.
 

Vulcan V70

Xe trâu
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
31,103
Động cơ
667,060 Mã lực
Theo tài liệu của Cụ Gấu thì SAM-3 (C125) của LX viện trợ cho ta sát nút ngày chiến dịch Linebacker 2, ta chưa kịp triển khai chiến đấu nên C125 vuột mất cơ hội tiêu diệt địch thật đáng tiếc nhưng C125 không kịp tham chiến mà ta vẫn hạ gục nhiều pháo đài bay B52 của Mỹ bằng SAM 2 càng nâng cao ý nghĩa của chiến thắng, với bản lĩnh trí tuệ Việt Nam bộ đội tên lửa đã viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc. Để có được chiến công vẻ vang ấy trước tiên phải kể đến công lao to lớn của LX (cũ) đã viện trợ vũ khí, khí tài , đào tạo kể cả cử chuyên gia sang giúp ta nếu về kỹ thuật SAM 2 không với tới tầm bay của B52 thì ta không thể đánh được vì thế vũ khí khí tài là yếu tố tiên quyết để đánh địch. Còn việc sử dụng vũ khí ấy, khí tài ấy để bắn rơi được B52 là do bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam, yếu tố con người mang tính quyết định, cũng vũ khí ấy, khí tài ấy nhưng quân đội 1 số nước khác sử dụng ít or không hiệu quả. Sau chiến dịch Linebacker 2 bộ đội tên lửa ta vẫn tiếp tục chiến đấu đánh B52 ở khu 4 và bắn hỏng 4 B52 nữa, không biết rằng có sự tham gia của C125 hay không?
Còn về lý do tại sao LX (cũ) không trang bị cho ta hệ thống C125 sớm hơn? cũng có lý do của nó, từ giữa những năm 60 quan hệ giữa anh cả và chị hền căng thẳng dẫn đến xung đột biên giới, coi nhau như kẻ thù chính vì thế LX không muốn trang bị hệ thống C125 hiện đại của họ cho ta để rồi bị kẻ thù sát nách ăn cắp công nghệ.
Sau này C125 có tham chiến tại nhiều nước khác nhau và bắn rơi một số máy bay nhưng không nhiều:
Hạ một số máy bay Mirage F1 của Nam phi trong cuộc chiến tại Angola 1980.
Hạ F117 tại cuộc chiến tranh Nam Tư 1999
 

Xeđịahình

Xe container
Biển số
OF-2426
Ngày cấp bằng
18/11/06
Số km
5,767
Động cơ
622,087 Mã lực
Website
fr.pg.photos.yahoo.com
dạ bẩm cụ dường như cụ nói chưa chuẩn lắm. Em có cơ may làm việc cùng với chuyên gia tham gia nhóm tạm gọi là giáo viên dạy bắn hồi đó nên được biết là việc bắn như thế nào để hạ B52 lại là chuyện của quân mềnh ạ. Hiện chuyện này vẫn là bí mật cụ ạ. Em cũng chỉ hóng được như thế cụ ạ. Chuyên gia này là người chế tạo ra máy tính của Vn, hiện máy này vẫn ...còn chạy hihihi

Cụ Phiệt này chém cũng kinh thật .. đúng là thắng rồi thì nói sao cũng được hết ..
Không thấy nói gì đến công sức của các chiến sỹ hồng quân nhể, theo một số hồi ký của các cụ ấy thì thực ra toàn bộ việc kỹ thuật là của LX, người VN chủ yếu là chiến thuật & trực tiếp chiến đầu những năm 70s .. còn những chiến công năm 65 đời đầu thì 100% là hệ thống phòng không của LX đặt ở VN, vai trò của người VN trong chiến đấu với hệ thống SAM hết sức mờ nhạt, chủ yếu là học tập thoai .. lịch sử nên ghi lại công ơn của các chiến sỹ, chuyên gia LX đã hy sinh khi chiến đấu ở VN .. em nhắc lại là chiến đấu thực sự nhé chứ không chỉ là chỉ chỏ đâu ... \:D/
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
dạ bẩm cụ dường như cụ nói chưa chuẩn lắm. Em có cơ may làm việc cùng với chuyên gia tham gia nhóm tạm gọi là giáo viên dạy bắn hồi đó nên được biết là việc bắn như thế nào để hạ B52 lại là chuyện của quân mềnh ạ. Hiện chuyện này vẫn là bí mật cụ ạ. Em cũng chỉ hóng được như thế cụ ạ. Chuyên gia này là người chế tạo ra máy tính của Vn, hiện máy này vẫn ...còn chạy hihihi
Nhà cháo cũng nói là chiện con người là chiện của VN mềnh mà ..
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top