[Funland] Điện Biên Phủ trên không, 40 năm nhìn lại

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Trong trận ĐBP trên không 1972 nếu B52 ném bom ở độ cao 5000m thì pháo phòng không 100 mm của ta lại lập nhiều chiến công hơn cả SAM ấy chứ Cụ nhở?


Cái này không có trong nội dung hiệp định Paris nhưng Nixon có 1 thỏa thuận ngầm với ta là sẽ có khoản này, dưng sau đó nó lờ tịt đi, tất nhiên nó cũng vin vào nhiều lý do như vấn đề tù binh Mỹ, người Mỹ mất tích...Điều này thể hiện bản chất lá mặt lá trái của Nixon và Kissinger.
Ngay cả khi B52 ném bom HN thì Kisinger lại giả vờ phản đối, đó là tấm mặt nạ để Kissinger đeo vào bàn đàm phán với ta sau này.
Bay cao 5000m thì chẳng cần tới 100ly. Bọn pháo S60-S68 57 ly nó xơi tốt B 52 với tầm bắn tới 7-8000m. Tốc độ bắn lại nhanh hơn pháo 100 rất nhiều.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,913
Động cơ
605,893 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Nhìn từ phía bên kia:
Christmas Bombing – Ném bom trong dịp Giáng Sinh (Phần 1)

B52 đang rải bom. Ảnh: internet

HM Blog. Tôi tìm trên mạng về cuộc chiến 12 ngày trên bầu trời Hà Nội thì thấy bài này của Viện Bảo tàng Smithsonian, một trong những tạp chí uy tín nhất thế giới. Dù bài đã đăng cách đây 11 năm nhưng tư liệu tác giả đưa ra có nhiều chi tiết rất đáng suy ngẫm. Cũng chả biết bên mình đã đăng và dịch chưa.
Nhân kỷ niệm 40 năm cuộc chiến Điện Biên Phủ trên không, HM Blog xin đăng một vài entry về sự kiện lịch sử này.

Nếu bạn đọc nào từng sống qua những ngày đó, hoặc chính mình tham gia chiến trận 12 ngày đêm, và muốn chia sẻ trên HM Blog thì sẽ được vui mừng đón nhận.
Bài này do bạn đọc có nick là Dove, một TS của Viện Khoa học Việt Nam, biên dịch và chuyển tải. Cảm ơn anh Dove rất nhiều.
Christmas Bombing

Tác giả: Marshal Michel, Air & Space Smithsonian Magazine, 01/2001
Tháng 12/1972, các máy bay ném bom B-52 mà những khẩu đội tên lửa của Bắc Việt đón lõng đã bay đến Hà Nội. Đêm này sang đêm khác, chúng xâm nhập bầu trời thủ đô hầu như theo cùng một đường bay.
1. Giữa hai dòng quan điểm.
Năm ngoái, tôi đã xem buỗi trình diễn về chiến dịch oanh tạc cuối cùng của Hoa Kỳ tại một gian trưng bày nhỏ của Bảo tàng chiến thắng B-52. Trên sân khấu là 3 màn hình video và một sa bàn điện lớn của thành phố Hà Nội. Khi âm thanh của bản quân nhạc, được đệm bởi những tiếng nổ vang rền của lưới lửa phòng không, đã tràn ngập căn phòng thì các màn video chiếu lên cảnh tên lửa đất đối không lao vọt vào bầu trời đêm như những tia chớp và máy bay B-52 cháy đùng đùng rơi xuống đất lả tả.
Các ngọn đèn trên sa bàn lóe sáng để thể hiện những vị trí bị oanh tạc hoặc những nơi mà B-52 rơi. Ảnh các vị lãnh đạo Bắc Việt thăm các tòa nhà bị ném bom hủy diệt hay động viên khích lệ các khẩu đội phòng không đan xen nhau hiện ra trên màn video.
Hướng dẫn viên Việt Nam dịch đoạn kết: “Điện Biên Phủ trên không, 12 ngày đêm chiến thắng B-52…mãi là niềm tự hào và sức mạnh tinh thần của dân tộc Việt Nam đầy thiện chí và thông minh”.
Tôi đã đến Hà Nội khảo cứu để viết cuốn sách thứ hai của mình về không chiến tại miền Bắc Việt Nam nhằm tường thuật lại chiến dịch Linebacker II (Người yểm trợ tiền phương?), đó là chiến dịch ném bom Hà Nội bằng B-52 vào tháng 12/1972.
Tôi đã đến với nhận thức chuẩn mực của người Mỹ về cuộc không kích. Đó là vào đầu tháng 12/1972, Tổng thống Richard Nixon và cố vấn an ninh Henry Kissinger phải đối mặt với thất bại chính trị.
Bắc Việt đã hủy bỏ cuộc thương lượng tại Paris. Rõ ràng họ chờ Quốc hội chống chiến tranh của Hoa Kỳ sẽ trở lại (chính trường) trong tháng 1, ngân sách chiến tranh sẽ bị cắt và nhờ vậy họ sẽ toàn thắng.
Để buộc Bắc Việt kí hòa ước, Nixon đã quyết định ném bom Hà Nội. Sau những thất bại ban đầu nặng nề, B-52 đã có thể tấn công mà không bị trừng phạt tương xứng và sau 11 ngày đêm không kích, Bắc Việt đã trở lại Paris để kí hiệp ước mà họ đã bác bỏ trong tháng 12.
Nhưng giờ đây, sau vài ngày ở Hà Nội, tôi thấy Bắc Việt có nhận thức khác về chiến dịch ném bom. Theo họ, Linebacker II là chiến thắng chung cuộc của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, một chiến thắng có cùng tầm cỡ với chiến thắng đã buộc người Pháp phải rời bỏ Đông Dương.
Tôi đã tới bảo tàng nhằm cố gắng lí giải các bức tranh nước đôi và đối lập nhau về trận chiến, thế nhưng tôi đã không tìm được câu trả lời.
Tôi đã ra khỏi bảo tàng qua một cái sân, nơi mà những mảnh vụn và bộ phận của chiếc B-52 bị bắn hạ được chất thành đống cao khoảng 20 thước Anh (khoảng 6m). Cạnh đấy là 2 tên lửa SA-2 nằm trên bệ phóng, một trạm phát sóng rada điều khiển tên lửa và một xe điều khiển, nơi mà khẩu đội tên lửa bám theo các máy bay ném bom và cố gắng bắn hạ.
Tôi bước đi giữa đống xác B-52 ở một bên và chiếc xe điều khiển ở phía bên kia, thế là tôi chợt nghĩ ra rằng những người lính đã chiến đấu trong hoàn cảnh tương tự nhau: sáu người trong khoang phi hành đoàn chật hẹp của chiếc B-52 bị nhắm bắn bởi 7 người bị nhốt trong chiếc xe không rộng hơn, điều khiển tên lửa SA-2.
2. Chiến dịch ném bom đã được mở màn như thế đấy
Thứ sáu ngày 15/12/1972, tại căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam, đại úy Bob Certain và phi hành đoàn của chiếc B-52G nhận thấy việc luân phiên trở về Mỹ của tất cả các phi hành đoàn đều bị đình chỉ.
Quả thật là cú, bởi nhẽ phi hành đoàn đã chuẩn bị để trở về căn cứ không quân Blythville tại Arkansas vào hôm thứ hai và thế là thêm một lần nữa kế hoạch lại bị đảo lộn: lần đầu họ dự định trở về hôm 4/12, rồi sau đó là 12/12.
Cơ trưởng, thiếu tá Don Rissi, thì đặc biệt là bực mình, vì đáng nhẽ ra được bổ nhiệm làm chỉ huy phi đội khi trở về nước.
Trong một hồi kí chưa được xuất bản, Certain, hoa tiêu B-52, đã nhớ lại rằng các thành viên phi hành đoàn phản ứng như thế nào: “Thoạt đầu, họ đã nghĩ và hy vọng rằng chiến tranh đã kết thúc và họ bị giữ lại Guam để đưa tất cả các phi cơ trở lại Hoa Kỳ. Thế nhưng vào sáng thứ bảy, khi đáo qua vùng trực chiến họ lại thấy tất cả các B-52 đều được cấp nhiên liệu và chất đầy bom.” (Xem toàn bộ hồi kí tại www.airspacemag.com.)
11 giờ sáng thứ hai ngày 18/12, phi hành đoàn của Certain bước vào phòng chỉ dẫn tác chiến và tụ tập với hơn 100 thành viên của các phi hành đoàn khác. Trong bối cảnh giống hệt như trong Twelve O’clock High (Cao điểm 12 giờ) – một bộ phim kinh điển về Thế chiến II, sĩ quan tác chiến bước đến bục và tuyên bố, “Thưa các vị, mục tiêu tối nay của các vị là Hà Nội,”.
Thế rồi trên màn hình phía sau ông ta hiện ra bản đồ Bắc Việt với thủ đô nằm trọn trong tam giác mục tiêu. Đấy là lần đầu tiên mà các máy bay ném bom hạng nặng được điều động bất kể lưới phòng không dày đặc của Hà Nội.
Nixon đã ra lệnh ném bom Hà Nội vào hôm 14/12 và Bộ Tổng hành dinh của không quân chiến lược (SAC) tại Omaha, Nebraska, đã vội vã lập kế hoạch. Bộ chỉ huy của Không đoàn số 8 tại Guam đã ngạc nhiên với quyết định tác chiến của SAC tại Omaha.
Bởi nhẽ, các sĩ quan tác chiến của Không đoàn số 8, những người đã nhiều năm lập phương án không kích cho B-52 và do đóng tại Guam, họ có thể thảo luận chiến thuật với các phi hành đoàn B-52 và bởi vậy họ e rằng khoảng cách nửa vòng trái đất giữa SAC và các phi hành đoàn chiến đấu dường như chắc chắn sẽ làm nẩy sinh rắc rối.
Theo kế hoạch tác chiến của SAC, các máy bay ném bom B-52, bay từ Guam và từ một căn cứ của Mỹ tại U-Tapao, Thái Lan, được phiên chế thành 3 đợt tấn công trong suốt cả đêm với khoảng cách giữa mỗi đợt là 4 tiếng. Các máy bay ném bom phải bay đến Hà Nội hầu như theo duy nhất một tuyến bay.
Sau phiên thông báo nhiệm vụ tác chiến thứ nhất, đại úy Jim “Bones” Schneidman, một phi công phụ của B-52, đã có ấn tượng chẳng hay ho gì. “Ngay trước khi thực hiện nhiệm vụ, đã rõ rằng đó là một chiến thuật ngu xuẩn, mọi người đều bay đến theo cùng một hướng, cùng một độ cao và bay ra theo cùng một đường,” anh ấy nói. “Nó giống làm sao cảnh tượng quân Anh trong chiến tranh cách mạng (giành độc lập cho Hoa Kỳ?)
- Tất cả đứng thẳng, bước theo hàng và trở thành những mục tiêu dễ hạ
- Quả là quái dị.”
Ngày 18/12, trong điều kiện gió mùa đông bắc, hoàng hôn tại một làng nhỏ thuộc tỉnh Nghệ An, ở ven biên giới phía Tây của Bắc Việt, đặc biệt rét và mưa. Đại đội Rada số 45, trung đoàn rada số 29, thuộc Bộ tư lệnh Phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam, do Đinh Hữu Thận là đại đội trưởng, đóng ngay bên rìa làng và thực hiện nhiệm vụ trên tuyến cảnh giới số một (ngoại vi) của hệ thống cảnh báo phòng không.
Khi một đám các đốm sáng xuất hiện, di chuyển về hướng bắc và oai vệ diễu qua sông Mekong, biên giới tự nhiên giữa Thái Lan và Lào, thì Thận và các đồng đội gò mình bám màn hình rada cảnh giới P12 do Liên Xô chế tạo.
Các đốm sáng được bao bọc bởi nhiễu tĩnh điện dày đặc và căn cứ trên dạng nhiễu, Thận và đội nhận ra đó là B-52, máy bay ném bom chiến lược lớn nhất của Hoa Kỳ, có khả năng chở đến 30 tấn bom.
Trước đây các trắc thủ của đại đội 45 đã từng nhiều lần phát hiện được tín hiệu phản hồi của B-52, nhưng chưa bao giờ nhiều đến như vậy và họ sững sờ khi thấy các đốm sáng hướng đến cao điểm 300, nơi mà B-52 thường rẽ sang trái để oanh tạc các mục tiêu trên đất Lào hoặc rẽ phải đến các mục tiêu ở khúc eo miền Trung Việt Nam.
Thế nhưng hôm nay B-52 vượt qua cao điểm 300 và bay tiếp về hướng Bắc.
Bỗng nhiên, Thận nhận thấy rằng chúng bay theo hướng mà các máy bay cường kích của Hoa Kỳ thường sử dụng để tấn công Hà Nội. Anh đã quan sát các tín hiệu phản hồi thêm vài giây, sau đó vào lúc 7h15 theo giờ Hà Nội, báo cáo lên ban chỉ huy trung đoàn: “Nhiều máy bay B52 đã vượt qua cao điểm 300. Chúng có vẻ đang trên đường bay đến Hà Nội.”
Trung đoàn, lập tức chuyển thông báo về Bộ chỉ huy phòng không ở Hà Nội.
Sau khoảnh khắc chờ đợi không bao lâu, Thận được yêu cầu nhắc lại thông báo. Trận chiến cuối cùng của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam đã được mở màn như thế đấy.
3. Mạng lưới phòng không của Bắc Việt
Thận và khẩu đội rada của anh là một bộ phận của mạng lưới rada phòng không phủ kín toàn bộ lãnh thổ Bắc Việt. Tuy nhiên các rada chỉ được kết nối thô thiển bởi một hệ thống do người điều khiển, bởi vậy gặp nhiều nhiều khó khăn khi phải đối mặt với các cuộc tấn công phức hợp bao gồm nhiều đợt liên tiếp nhau hoặc trong tình huống chiến sự thay đổi nhanh.
Báo cáo của Thận về đợt không kích được chuyển đến Bộ tư lệnh phòng không. Trung tâm của Bộ tư lệnh là một sảnh rộng, bị choán bởi các bản đồ mica trong suốt được kẻ lưới tọa độ.
Một bên của bản đồ là các sĩ quan chỉ huy phòng không và các máy điện thoại để liên lạc với các đơn vị tên lửa. Phía bên kia là các điền đồ viên đánh dấu diễn biến của trận không kích lên bản đồ theo thông báo bằng điện đàm của các trắc thủ rada về tọa độ của các máy bay. Các điền đồ viên phải thể hiện thông tin lên bản đồ sao cho các sĩ quan phòng không có thể đọc được từ phía mặt sau của nó.
Hệ thống phòng không Bắc VN. Ảnh: WIKI

Sư đoàn phòng không số 36 đảm nhận trách nhiệm bảo vệ khu vực Hà Nội. Sư đoàn này có nhiều rada và pháo phòng không, tuy nhiên đóng vai trò chủ lực là 3 trung đoàn tên lửa SA-2, đó là: Trung đoàn số 26 bảo vệ vùng phía Bắc và phía Đông thành phố, trong khi đó các trung đoàn số 257 và 274 bảo vệ phía Tây và Nam.
Mỗi trung đoàn được trang bị một số rada cảnh giới (early warning rada) và trong biên chế có 3 tiểu đoàn SA-2. Các tiểu đoàn này đều có rada cảnh giới, các ra đa điều khiển đạn đạo và 6 bệ phóng tên lửa SA-2.
Do khả năng cơ động linh hoạt của các máy bay chiến đấu Hoa Kỳ cho nên hệ thống điều khiển đạn đạo SA-2 chỉ phát huy hiệu quả không ổn định trong suốt cuộc chiến. Nói chung, hệ thống có độ tin cậy chấp nhận được, nhưng không thực sự tiện lợi vì sử dụng đèn chân không, máy tính cơ học nên chậm. Rada điều khiển đạn đạo dễ bị vô hiệu hóa bởi các phương tiện điện tử gây nhiễu.
Như vậy, hiệu quả của hệ thống chủ yếu phụ thuộc vào kỹ năng của 7 thành viên của khẩu đội.
Các khẩu đội tên lửa của Hà Nội đã có kinh nghiệm nhiều năm chiến đấu chống lại các cuộc không kích của Hoa Kỳ và đều đặc biệt nóng lòng được hạ gục B-52. Các máy bay ném bom hạng nặng này đã làm tiêu hao lực lượng của Bắc Việt tại khu vực Khe Sanh và mới đây đã ném bom túi bụi những đơn vị chiến đấu của Bắc Việt tại một nơi nào đó về phía Nam.
Các chuyên gia Bắc Việt đã nghiên cứu hầu như hàng ngày chiến thuật chuẩn của B-52 và các quy trình gây nhiễu bởi vì các máy bay này đã được sử dụng để tấn công các mực tiêu tại Lào và phía Nam của BắcViệt.
Tại một hội nghị, được tổ chức vào tháng 10/1972, chỉ huy của các tiểu đoàn tên lửa đã nghiên cứu hàng trăm thước phim về nhiễu B-52 do các đơn vị đóng ở nam phần Bắc Việt chụp từ các màn hiện sóng của rada cảnh giới (Spoon Rest rada) và ra đa điều khiển.
Sau hội nghị này, Bộ Tư lệnh phòng không đã biên soạn cẩm nang “Cách đánh B-52 của bộ đội tên lửa” và phân phát cho toàn bộ các đơn vị tên lửa SA-2.
<Còn tiếp…>
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,913
Động cơ
605,893 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Christmas Bombing – Ném bom trong dịp Giáng Sinh (Phần 2)

B52 rải thảm. Ảnh: Internet

Tác giả: Marshal Michel, Air & Space Smithsonian Magazine, 01/2001
Tháng 12/1972, các máy bay ném bom B-52 mà những khẩu đội tên lửa của Bắc Việt đón lõng đã bay đến Hà Nội. Đêm này sang đêm khác, chúng xâm nhập bầu trời thủ đô hầu như theo cùng một đường bay.

4. Đất và trời
Trong khi thời tiết tại mặt đất lạnh và mưa, ở bên trên tầng mây dày đặc là một buổi tối đẹp với bầu trời trong vắt và ánh trăng rằm phản chiếu từ những đám mây.
Các máy bay yểm trợ của Hoa Kỳ đưa B-52 xung trận. Đội hình của phi đoàn không kích bao gồm: Các máy bay F-4, một số rải các băng giấy bạc hoặc các mảnh vụn kim loại (để gây nhiễu) và số còn lại thực hiện nhiệm vụ hộ tống; EB-66 máy bay gây nhiễu điện tử và đáng sợ hơn là Wild Weasel (Cáo hoang) – máy bay được trang bị các phương tiện điện tử đặc chủng, tên lửa chống rađa Shrike và ARM để tìm diệt các rađa ngắm bắn của tên lửa SA-2 (xem Counterpunch,” Aug./Sep. 1998).
Khi phi đoàn không kích áp sát Hà Nội, các máy bay ném bom F-111 bay ở tầm thấp tấn công những sân bay MIG của Bắc Việt. Các máy bay B-52 được phân thành cụm 3 chiếc nối tiếp bay sau.
Tại phòng tiêu đồ, Đồng Thị Vân, một trong 3 nữ điền đồ viên của Bộ Tư lệnh, đã rất bồn chồn khi các máy bay B-52 bay đến. “Thoạt đầu …một chiếc, sau đó là 2, tiếp theo là vài chiếc khác bay tới như một bầy chim,” chị ấy đã nhớ lại, “tuy nhiên ý thức về nghĩa vụ của người chiến sỹ đã giúp tôi trấn tĩnh lại và tiếp tục vẽ các đường bay.”
Bộ Tư lệnh sư đoàn số 361 đã quan sát (trên tiêu đồ) các mũi không kích đang áp sát đến, rồi đánh số các cụm B-52 và bàn giao chúng cho các tiểu đoàn để nghênh chiến.
Nhận được báo động B-52, các khẩu đội tên lửa được đặt vào tình trạng sẳn sàng chiến đấu. Các xe chở tên lửa ầm ĩ khởi động động cơ diesel để cấp điện cho rađa và cho xe chỉ huy. Chiếc xe này không có điều hòa nhiệt độ, to như xe tải 18 bánh và là trái tim của tiểu đoàn tên lửa SA-2.
Trong xe, kíp chiến đấu, bao gồm tiểu đoàn trưởng, một sỹ quan điều khiển, 3 trắc thủ, một điền đồ viên và một kỹ thuật viên đảm trách việc theo dõi bảng tín hiệu thể hiện trạng thái của sáu bệ phóng và các tên lửa đã được gài lên bệ phóng.
Tiểu đoàn trưởng liên lạc với Bộ chỉ huy tiểu đoàn bằng điện thoại và ngồi trước màn hiện sóng của rađa tìm mục tiêu để quan sát sự xâm nhập của các máy bay và đợi lệnh phân công mục tiêu cho tiểu đoàn. Bên cạnh anh là tiêu đồ trong suốt thể hiện khu vực tác chiến của tiểu đoàn, được kẻ lưới tọa độ tham chiếu giống như các tiêu đồ tại Bộ Tư lệnh.
Tên lứa SAM2. Ảnh: QĐND VN

Phía sau tiêu đồ là điền đồ viên, cũng có liên lạc trực tiếp với Bộ Tư lệnh bằng điện thoại. Sau khi nhận mục tiêu được phân công, tiểu đoàn trưởng xác định nó trên màn hiện sóng của rađa tìm mục tiêu, còn điền đồ viên đánh dấu nó lên tiêu đồ (theo dữ liệu từ Bộ Tư lệnh).
Trong trường hợp rađa tìm mục tiêu bị nhiễu, tiểu đoàn trưởng vẫn có thể xác định được vị trí và hướng bay của mục tiêu trên tiêu đồ và quyết định thời khắc giao chiến.
Sỹ quan điều khiển ngồi bên phải tiểu đoàn trưởng ở khoảng cách vài thước Anh (khoảng 1m), trước mặt là màn hiện sóng của rađa ngắm bắn để xác định và theo dõi mục tiêu. Phía trước sỹ quan điều khiển là 3 trắc thủ, mỗi người có nhiệm vụ kiểm soát một tọa độ của tên lửa (độ cao, phương vị và khoảng cách).
Mỗi trắc thủ được trang bị một màn hiện sóng được gắn kèm bánh lái lớn ở bên dưới nó. Họ quay các bánh lái này để giao hội với tín hiệu phản hồi của mục tiêu.
Xe chỉ huy được chế tạo kín như bưng, sao cho kíp chiến đấu nhìn thấy rõ các màn hiện sóng. Ngoài giọng nói của những người trực chiến chỉ có độc nhất tiếng động của một chiếc quạt lớn, để làm mát các bóng đèn chân không của hệ thống điện tử tương đối thô sơ để điều khiển tên lửa SA-2. “Nền tiếng ồn của cái quạt không phải là vấn đề nghiêm trọng”, một tiểu đoàn trưởng, không muốn được xưng danh, đã nhớ lại. “Nó ồn lắm, nhưng mọi người rồi cũng quen đi. Nói to đến mức nào là tùy theo tiếng ồn và mỗi tiểu đoàn trưởng đều có phong cách riêng của mình phụ thuộc vào đặc điểm cá nhân và cái cách mà họ huấn luyện đồng đội.”
5. Trận đầu đối mặt
Đêm hôm ấy, những máy bay ném bom đầu tiên xâm nhập vùng trời Bắc Việt là những chiếc B-52 thuộc phi đoàn 21 đóng tại U-Tapao, Thái Lan. Các máy bay B-52 từ căn cứ Andersen nối tiếp theo sau và hợp thành chuỗi 49 chiếc tại vùng biên giới Tây Bắc Việt Nam rồi cùng bay về hướng Đông Nam đến Hà Nội.
“Khi chúng tôi rời Lào ngoặt về phía Đông vào Bắc Việt để ném bom” – Bob Certain nhớ lại trong hồi kí của mình – “tất cả chúng tôi đều tập trung để thực hiện nhiệm vụ một cách tốt nhất, đó là một nhiệm vụ bay chính xác nhất mà chúng tôi đã từng thực hiện. Chúng tôi sẽ bay khoảng 20 phút trong tầm sát thương của các tên lửa SAM (tên lửa đất đối không), nhưng không thể hoảng sợ trước nguy cơ đó.
Tôi và hoa tiêu rađa đã tắt radio để tập trung thực hiện danh mục thao tác và phối hợp hoạt động của phi hành đoàn.
Chúng tôi không được phép cơ động né tránh trên tuyến bay từ điểm ngắm mục tiêu đến điểm thả bom. Mệnh lệnh này càng trở thành một mệnh lệnh tự sát hơn khi chúng tôi nghe được hàng loạt thông báo về SAM của các B-52 từ U-Tapao, đã bay vào vùng mục tiêu từ 30 phút trước đó.”
Tiểu đoàn SAM đầu tiên đã tình cờ đụng độ với cuộc ném bom là tiểu đoàn 57, trung đoàn 261, đóng ngay tại bờ Bắc sông Hồng. Nguyễn Văn Phiệt – Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 57 là một cựu binh. Mặc dù đã có 5 năm kinh nghiệm chiến đấu chống lại các cuộc không kích của Hoa Kỳ, nhưng chưa bao giờ anh thấy nhiễu như lần này.
“Tất cả các tín hiệu rađa phản hồi bị chôn vùi trong màn sương nhiễu trắng sáng,” anh nhớ lại. “Trên các màn hiện sóng của sỹ quan điều khiển và của các trắc thủ hiện ra nhiều bó xanh đậm đan xiên với nhau và thay đổi với một tốc độ không bình thường.
Các cụm sáng đè lên và hòa lẫn vào với nhau, cụm sáng này hòa với cụm khác rồi lại tách xa nhau. Sau đó, hàng trăm và hàng ngàn điểm sáng làm cho màn hình lốm đốm những cụm mục tiêu chuyển động vật vờ.
Vậy, làm thế nào mà chúng tôi có thể phân biệt được nhiễu của máy bay tiêm kích, của B-52 hoặc của EB-66 hay nhiễu thụ động, do các máy bay F-4 thả các mảnh kim loại gây ra, trong điều kiện cái mớ hỗn độn như đã nêu kết hợp với sự nhấp nháy thường xuyên của màn hiện sóng như khi có mưa to?
Chẳng bao lâu sau, các tòa nhà, mặt đất của Hà Nội và vùng ngoại vi, kể cả xe chỉ huy của các tiểu đoàn tên lửa bắt đầu rung chuyển nhẹ khi những quả bom đầu tiên được ném xuống các các sân bay MIG tại Hòa Lạc và Phúc Yên.
Bộ Tư lệnh phòng không Bắc Việt đã cấp tốc gọi điện cho sỹ quan trực chiến của trung đoàn 261:
- “Đã phát hiện được B-52 chưa?”
- “Đã có đơn vị nào phóng tên lửa chưa?”
- “Tại sao họ phóng?”
Trong các xe chỉ huy tên lửa của Bắc Việt, các kíp chiến đấu cố gắng sử dụng rađa tìm mục tiêu để phát hiện B-52 bằng cách truy theo các cụm nhiễu, họ không sử dụng rađa ngắm bắn vì tín hiệu của nó làm lộ mục tiêu và họ sẽ bị các máy bay Cáo hoang tấn công bằng tên lửa chống rađa.
Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễu dày đặc, việc phát hiện mục tiêu thụ động đã không mang lại hiệu quả.
Khi các máy bay đến gần, Nguyễn Chấn – Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 78, thấy “sóng nhiễu này tiếp theo sóng nhiễu khác tràn đến – tựa như những nan quạt giấy được đóng lại rồi mở ra. Chúng xóa trắng toàn bộ dải phổ…Sáng đến mức chói cả mắt…[Các tín hiệu phản hồi bị] xoắn lại và cuộn với nhau nom giống như mớ tóc rối.”
Chấn bật rađa ngắm bắn ở chế độ chờ và nếu cần thiết thì chỉ cần 4 giây sau khi nhấn phím phát tín hiệu mục tiêu, rađa sẽ hoạt động với toàn bộ công suất. Khi các B-52 bay đến thì rađa tìm mục tiêu của Chấn vẫn bị vô hiệu hóa vì nhiễu, anh quan sát mục tiêu được phân trên tiêu đồ và quyết định bật rađa ngắm bắn để tìm các B-52.
Đó là một quyết định tương đối mạo hiểm vì nếu càng phát sóng lên trời càng lâu thì khả năng bị tấn công càng cao, mặc dù vậy Chấn đã chấp nhận mạo hiểm bật nút kích hoạt rađa và sử dụng phương vị và khoảng cách được viết bằng tay trên tiêu đồ để hướng anten của rađa về phía các máy bay ném bom đang bay đến.
Chẳng mấy chốc, sỹ quan điều khiển Nguyễn Văn Luyện đã nhận ra một đốm sáng đơn độc của nhiễu B-52. Luyện đưa đốm sáng vào hồng tâm lưới ngắm, nhất nút truyền tín hiệu và mục tiêu hiện ra trên màn hiện sóng của 3 trắc thủ.
Trắc thủ khoảng cách Đinh Trọng Duệ đã phấn khích hô to “B-52″ và cả 3 sỹ quan đã điều chỉnh lại bộ dữ liệu khoảng cách, phương vị và độ cao để chốt cùng một đốm sáng. Sau đó họ nhịp nhàng quay các bánh lái để bám theo đốm sáng. Duệ tiếp tục hô “Đấy thực sự là B-52″ và Chấn đã yêu cầu anh ta yên lặng để kíp chiến đấu bình tĩnh và tập trung hoàn thành nhiệm vụ.
Do bị nhiễu nên kíp chiến đấu đã không thể sử dụng tính năng chính xác nhất của rađa ngắm bắn đó là tự động bám mục tiêu. Cuối cùng, lúc 7h49, Chấn đã ra lệnh khai hỏa; hai nút đã được bấm cùng lúc và hai tên lửa phụt lửa sáng chói lao qua mây mù hướng đến mục tiêu.
Thiếu tướng Trần Nhân, Tư lệnh lực lượng phòng không Hà Nội, đã nhớ lại khi Chấn báo cáo lệnh phóng tên lửa về Bộ tư lệnh của trung đoàn 257, “tất cả các cấp chỉ huy của bộ tư lệnh đều thở phào nhẹ nhõm.”
Xác B52 ở làng Ngọc Hà. Ảnh: internet.

Một cựu sỹ quan Bắc Việt đã giải thích hiện tượng trên (thở phào) cho tôi. “Bắn trả làm cho người ta cảm thấy sức mạnh của mình, đó là cảm giác họ đang đánh lại kẻ thù chứ không phải là một nạn nhân thụ động,” anh ấy nói. “Chúng tôi giao súng cho mọi người và động viên họ bắn vào các máy bay Mỹ.
Cho dù chúng ở xa mấy đi chăng nữa thì điều hệ trọng là mọi người cảm thấy rằng họ đang đánh trả. Chúng tôi đặc biệt muốn các em thiếu nhi từ trong hầm trú ẩn trông thấy bố mẹ chúng từ cửa hầm bắn vào kẻ thù.”
Cách Hà Nội vài dặm, Nguyễn Thắng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa 59 đã trải qua một buổi chiều đáng thất vọng. Tiểu đoàn đã phóng đi 4 tên lửa nhưng đều trượt mục tiêu. Quả bom nổ liền kề đã dội như mưa bùn và sỏi lên nóc xe chỉ huy.
Bây giờ, khi Thắng đang quan sát đợt không kích đang áp đến trên cả màn hiện sóng của rađa tìm mục tiêu và trên cả tiêu đồ ở kế bên thì anh nghe điện thoại từ Bộ chỉ huy Trung đoàn 261 báo động cho anh về mục tiêu T671 tại độ cao 10.000m.
Thắng ra lệnh cho sỹ quan điều khiển Dương Văn Thuận: “Mục tiêu phương vị 350, khoảng cách 30km, độ cao 10.000m.”
Thuận quay anten về hướng 350 độ, sau đó nhấn nút phát tín hiệu mục tiêu và sau 4 giây rađa ngắm bắn đã hoạt động hết công suất. Anh thấy đám nhiễu dày đặc trên màn hiện sóng cho thấy dấu hiệu của một tốp 3 B-52. Anh báo cáo lại với Thắng: “Đã phát hiện được mục tiêu, phương vị 352, chưa rõ khoảng cách, độ cao 10.000m.”
Thắng kiểm tra nhanh mọi thứ trên màn hiện sóng rađa của sỹ quan điều khiển, sau đó quay lại màn hiện sóng của mình và ra lệnh cho Thuận chuẩn bị phóng 2 tên lửa. Mặc dù chỉ xác định được phương vị, nhưng do độ cao đã biết vì thế có thể tính toán dễ dàng tọa độ còn lại là khoảng cách.
Do B-52 thường bay ở độ cao từ 30.000 – 38,000 feets (9,0 – 11,6 km) nên tính khoảng cách chỉ là bài toán hình học sơ cấp: sử dụng cạnh (độ cao) và 2 góc đã biết của tam giác vuông – 90 độ và góc của tia rađa ngắm bắn để tính cạnh huyền.
Thắng theo dõi đốm nhiễu trên màn hiện sóng và khi tín hiệu phản hồi ổn định, anh ra lệnh cho 3 trắc thủ bám mục tiêu bằng tay. Đó là nhiệm vụ đòi hỏi kỹ năng rất cao. Trong bài báo được đăng trên một tạp chí Việt Nam vào năm 1982, Thắng đã mô tả vấn đề như sau: “Việc điều khiển tên lửa bằng tay là đủ khó cho dù mục tiêu được nhìn thấy rõ. Nó sẽ khó hơn khi phải bám theo nhiễu mờ ảo của B-52 trên màn hiện sóng rađa. Nếu quay bánh lái không đều hoặc giật cục, tên lửa có thể bay trệch mục tiêu hàng trăm mét hoặc thậm chí phát nổ trong không khí.”
Khi máy bay B-52 bay vào tầm bắn, Thuận đã phóng 2 tên lửa, các trắc thủ dồn hết sự tập trung vào các màn hiện sóng và bánh lái. Tiếp đó, 24 giây sau khi các tên lửa được phóng đi, một đèn tín hiệu trên bảng điều khiển lóe sáng, báo hiệu ngòi nổ của tên lửa thứ nhất đã điểm hỏa và tiếp theo là đèn tín hiệu thứ hai lóe lên.
Trắc thủ phương vị Nguyễn Văn Đô (Độ, Đỗ ?) hô to đốm sáng đã biến mất, tiếp đó trắc thủ độ cao Lê Xuân Linh báo cáo đốm nhiễu của mục tiêu đang mất độ cao nhanh chóng.
6. Phút cuối cùng Robert Thomas, Donald Rossi
Chiếc B-52, có tên Than Chì 01, của Bob Certain hầu như đã đến mục tiêu. Trong hồi k‎í của mình, Certain đã mô tả những gì đã xảy ra sau đó tại tầng dưới của khoang phi hành đoàn: “Tôi và hoa tiêu rađa, thiếu tá **** Johson đã nén lại mọi cảm xúc để tập trung hoàn thành giai đoạn then chốt của nhiệm vụ ném bom. Chúng tôi mở cửa vào lúc 15 giây trước khi thả bom và 5 phút sau tôi bật đồng hồ đếm giây để đề phòng mọi sai sót. Và hầu như ngay lập tức điều đó đã xẩy ra.”
“Màn hiện sóng ra đa trống không và mọi thiết bị khác đều bị mất điện. Ý nghĩ đầu tiên của tôi là phi công phụ Bobby Thomas đã sơ ‎ý ngắt máy phát điện ra khỏi mạng. Trước khi tôi kịp nói gì thì Bobby đã hét vào máy điện đàm, “Phi công đã bị chúng nó giết rồi! Phi công đã bị chúng nó giết rồi!”
“Sỹ quan tác chiến điện tử (EW), đại úy Tom Simpson cũng hét lên, Có ai đó không? Pháo thủ, pháo thủ ơi!’
“Tôi nhìn qua vai trái và thấy rõ lửa bốc lên từ bánh trước thông qua khung cửa ở phía sau tôi. Việc trước hết mà tôi nghĩ đến là 27 trái bom 750 cân Anh (khoảng 340kg) nằm ngay trong khoang chứa bom ở phía sau đám lửa, tôi quay về phía hoa tiêu rađa (RN) và thét, ‘Thả quách những trái bom chết tiệt đó đi!’.
Anh ấy khóa chốt an toàn của các trái bom lại (bởi nhẽ chúng tôi không biết bom sẽ rơi xuống đâu) và kéo cầu dao thả bom. Có lẽ tất cả các trái bom đã rơi khỏi chiếc B-52 nát bươm của chúng tôi. Suy nghĩ tiếp theo là lửa đang cháy ngay bên dưới khoang chứa nhiên liệu chính chứa 10.000 cân Anh (khoảng 4,5 tấn) nhiên liệu phản lực JP-4, được đặt ở giữa thân máy bay.’
“Khi đó giọng của cơ trưởng Don Rissi yếu ớt vang lên từ máy điện đàm. ‘Phi công vẫn còn sống.’
“Đã đến lúc bay khỏi đây”, tôi gọi phi công phụ “Đây là hoa tiêu, hướng thoát là 290.”
“Khoảng 10 giây sau khi tên lửa đầu tiên trong số 2 tên lửa bắn trúng máy bay, tôi nghe thấy báo cáo “EW đang rời máy bay” đó là lúc Tom Simpson nhảy dù. Tôi nghe thấy tiếng khoang cửa của anh mở bung ngay ở bên trên tôi và tiếng nổ bục của chiếc ghế anh ngồi khi nó bay vọt lên trên và lọt ra khỏi máy bay nhưng không được giảm áp.
SAM 2 rời bệ phóng. Ảnh: internet

Tôi nhìn RN. Ánh mắt chúng tôi gặp nhau và cả hai bắt đầu chuẩn bị nhảy dù. Tôi đẩy hộp đựng đồ về phía rìa buồng lái xa hết mức mà tôi có thể, nắm cần gạt của thiết bị phóng ghế khỏi máy bay, ngoái nhìn RN một lần nữa và sau đó hướng mặt về phía trước. Tôi thấy ánh sáng của thiết bị phóng lóe lên khi phi công nhảy ra và kéo cần gạt. Nhưng chiếc ghế có lẽ bị kẹt.
“Ít ra, tôi đã nghĩ – thiết bị phóng theo dự kiến thổi bung khoang cửa bên dưới ghế ngồi và đẩy tôi ra khỏi bụng máy bay trong 1/10 giây, nhưng tôi e rằng mảnh sàn phía trước tôi thoạt đầu dường như chỉ tách ra một chút rồi sau đó từ từ mở tiếp.
“Điều tiếp theo mà tôi đã nhận thức được là tôi đang ngã nhào vào không khí giá lạnh của tầng bình lưu và nghĩ rằng mình đã làm một chuyện ngu ngốc. Tôi đoán rằng máy bay vẫn đang bay được. Vậy nó đang ở đâu? Có nhẽ tôi có thể trèo lại vào nó. Sau đó một khoảnh khắc tôi cảm thấy dù đã bung ra. Vậy là cho đến giờ mọi chuyện đều ổn thỏa.
Để kiếm vị trí tiếp đất ổn thỏa, lần đầu tiên tôi đã nhìn xuống phía dưới. Tôi thấy quang cảnh rùng rợn được tạo nên bởi 3 mục tiêu mà hơn 20 phút trước chúng tôi đã nhằm đến. Tôi quan sát thấy những chuỗi tiếng nổ dịch chuyển dọc theo mục tiêu, một chuỗi khác gồm 27 quả bom tìm được chỗ rơi. Sau đó, [từ phía mặt đất], tôi nghe thất một loạt tiếng nổ đúng theo hướng dù bay.
“Ôi, lạy Chúa, bây giờ là cái gì đây?’ Chắc là có một mục tiêu nào khác ở đâu đó dọc theo hướng thoát của chúng tôi. Khi nhìn xuống dưới tôi nhận thấy đó là một vệt lửa hình mũi tên – đó là chiếc B-52 của chúng tôi, nó đã đùng đùng bốc cháy và lao vào một ngôi làng.
“Bây giờ thì sự hoảng hốt đã bắt đầu thay thế cho sự lo âu. Các đám mây che phủ mặt đất khi tôi nhảy dù ra khỏi máy bay đã biến đi đâu mất rồi? Trong ánh trăng rằm tôi có thể nhìn thấy rõ mọi thứ trên mặt đất, các vạch trắng trên dù và chiếc mũ phi công màu trắng của tôi sẽ chẳng còn có ích gì khi tôi chầm chậm hạ xuống mặt đất cách 10km về phía Bắc Hà Nội.”
Phía Bắc Việt đã không nhìn thấy gì qua màn mây che phủ, phải vài phút đã trôi qua trước khi Bộ tư lệnh phòng không nhận được báo cáo về việc B-52 bị bắn rơi tại ngoại ô thành phố. Ít phút sau đó họ nhận được các báo cáo qua điện thoại là đã bắt được 3 thành viên phi hành đoàn của chiếc B-52 bị bắn rơi, trong số đó có Bob Certain.
Ngay sau khi bị bắt, người ta đã cho Certain xem thi thể của cơ trưởng Don Rissi, người có vẻ đã chết vì những vết thương nặng khi tên lửa SAM bắn trúng máy bay.
<Còn tiếp…>
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Vạch mặt 'kẻ phá đám' SAM-2: Chiến công thầm lặng của đơn vị trinh sát nhiễu
Cập nhật lúc :8:47 AM, 11/12/2012
Để có được chiến thắng vang dội trước cuộc tập kích bằng B-52 cuối tháng 12/1972, không thể không kể đến sự đóng góp “thầm lặng” của đơn vị trinh sát nhiễu.
(ĐVO)Nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không (12/1972-12/2012), Đất Việt đã có cuộc trò chuyện với Trung tướng Phan Thu – Nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Trinh sát nhiễu để hiểu rõ hơn vai trò của người lính trinh sát nhiễu trong kháng chiến Mỹ:

Sự ra đời của "Đội nhiễu"

Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, công nghệ radar được ứng dụng rộng rãi trong quân sự, nhằm giúp lực lượng phòng không các nước phát hiện, cảnh báo và đánh trả các cuộc tập kích đường không một cách hiệu quả. Nhìn xa hàng chục, hàng trăm kilomet, báo sớm các cuộc tấn công và chỉ rõ mục tiêu để hỏa lực phòng không tiêu diệt. Do đó, radar được ví với "mắt thần" của phe phòng phủ. Không chịu thua kém, phe tấn công tìm mọi biện pháp để bịt mắt, chọc mù những "đôi mắt" thần này. Một trong những biện pháp đó là hoạt động gây nhiễu.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam. Đế Quốc Mỹ rất coi trọng thủ đoạn gây nhiễu radar của ta. Đặc biệt, từ năm 1965, khi bộ đội phòng không Việt Nam được trang bị tên lửa SAM-2, địch thực hiện các thủ đoạn gây nhiễu một cách quyết liệt hơn.

Tất cả các loại radar của ta đều bị gây nhiễu bằng máy gây nhiễu tích cực và máy gây nhiễu tiêu cực lắp trên các chiến đấu cơ chiến thuật, máy bay ném bom của Không quân Mỹ. Phía ta ghi nhận, nhiều trường hợp thủ đoạn gây nhiễu của địch làm trắng màn hiện sóng radar, không thể xác định được mục tiêu để chỉ điểm cho phòng không đánh trả.

Những thủ đoạn của địch đã làm giảm đi hiệu suất chiến đấu của bộ đội tên lửa, trước tình hình đó đòi hỏi Quân chủng Phòng không – Không quân cần thiết thành lập Đội trinh sát nhiễu làm nhiệm vụ tìm hiểu tính năng kỹ thuật và thủ đoạn chiến thuật gây nhiễu của địch.

Trước tình hình mới, từ năm 1967, Liên Xô có đề nghị đưa sang Việt Nam một số thiết bị trinh sát điện tử và một đoàn cán bộ thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến tranh điện tử làm nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu phương tiện của Mỹ. Bộ tư lệnh Quân chủng thành lập Đội nhiễu để phối hợp với bạn.

Ngày 10/1/1967, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân ký quyết định thành lập Đội nhiễu (thuộc Bộ Tham mưu Quân chủng) do đồng chí Phan Thu làm đội trưởng. Đội nhiễu ban đầu chỉ có 34 đồng chí là các cán bộ, trắc thủ, thợ sửa chữa radar từ các đơn vị quân chủng điều về.

Trang bị của Đội trinh sát nhiễu gồm có: máy thu sóng m P-313, P-314, P-325; máy thu sóng dm và cm D1K; máy thu tín hiệu radar PC-1, PC-2, PC-3; các máy phân tích phổ của tín hiệu; máy ghi âm để ghi lại tín hiệu thu được và máy quay phim, chụp ảnh.
“Vạch mặt kẻ phá đám” SAM-2

Giai đoạn 1967-1968, để đối phó với đạn tên lửa của ta, máy bay Mỹ sử dụng máy gây nhiễu ALQ-71 mở rộng tần số gây nhiễu sóng 10cm trùm qua rãnh đạn tên lửa, làm cho đạn tên lửa của ta mất điều khiển.

Theo tổng kết, tên lửa của ta gặp phải ba trường hợp: đạn được phóng lên nhưng rơi tại chỗ, đạn không có điều khiển bay vọt lên cao tự nổ hoặc đạn không rời bệ phóng vì không bắt được tín hiệu điều khiển.

Thủ đoạn này của đối phương làm bộ đội tên lửa giảm đáng kể khả năng chiến đấu, đạn bắn lên rơi xuống đất rõ ràng không thể đối phó máy bay địch. Một yêu cầu được đặt ra, cần phải nghiên cứu tỉ mỉ đặc điểm từng loại nhiễu để đề xuất các phương án cải tiến kỹ thuật. Trước tình hình đó, Đội nhiễu khẩn trương vào cuộc nghiên cứu phân tích để tìm ra và khắc phục.

“Thật may, tháng 5/1967 bộ đội tên lửa phòng không đã bắn rơi một chiếc F-4C của Không quân Mỹ và chúng tôi thu được một máy gây nhiễu ALQ-71 khá nguyên vẹn. Đây là một chiến lợi phẩm rất quý, có nó chúng ta có thể giải đáp được nhiều vấn đề về chống nhiễu trong đội hình đối với các loại máy bay chiến thuật của Không quân Mỹ”, Trung tướng Phan Thu kể lại.


"Kẻ phá đám" SAM-2 - máy gây nhiễu rãnh đạn AN/ALQ-71.​

Sau đó, cán bộ kỹ thuật quân sự Việt Nam nhanh chóng triển khai công tác nghiên cứu, phân tích kỹ càng máy ALQ-71.

“Chúng tôi đã “mổ xẻ” ALQ-71 để nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ. Đèn phát máy ALQ-71 được nối điện theo đúng thông số kỹ thuật của nó để khảo sát tính năng điện của máy gây nhiễu. Sau khi nối điện để đèn phát nhiễu của máy ALQ-71 làm việc, chúng tôi đã đo được dải tần số phát ổn định của nó rất rộng, có thể trùm hết cả rãnh mục tiêu và rãnh đạn của đài điều khiển tên lửa”, Trung tướng Phan Thu nói.

Những thông tin quý giá do Đội nhiễu tìm ra được chuyển lên cấp Bộ Tư lệnh Quân chủng và chuyên gia Liên Xô. Ngay sau đó, thông tin này tiếp tục chuyển sang Moscow để các nhà khoa học Liên Xô cải tiến.

“Các nhà khoa học Liên Xô đã có bước cải tiến cơ bản, vừa điều chỉnh lệch tần số, vừa nâng cao công suất đèn phát tín hiệu trả lời của đạn về đài điều khiển. Nhờ vậy, tín hiệu trả lời của đạn vượt lớn hơn tín hiệu nhiễu, khiến máy gây nhiễu của Mỹ không thể rượt đuổi theo được do bị hạn chế về công suất phát. Từ đó, tất cả đạn tên lửa của ta đều được thay máy phát tín hiệu trả lời có công suất lớn hơn nhiều và nhiễu rãnh đạn bị chấm dứt từ đây”, Trung tướng Phan Thu cho biết.

Có thể nói, việc cải tiến chống nhiễu rãnh đạn cho đạn SAM-2 là một trong những bước cải tiến quan trọng. Việc khắc chế hoàn toàn nhiễu rãnh đạn giúp “rồng lửa Thăng Long” SAM-2 tiếp tục phát huy hiệu quả bắn rơi nhiều máy bay địch, trong đó có “pháo đài bay” B-52.

Tiểu sử Trung tướng Phan Thu



Trung tướng Phan Thu - nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn trinh sát nhiễu.
Trung tướng Phan Thu sinh ngày 16/6/1931 tại tỉnh Thà Khẹt (Lào). Sau Cách mạng tháng 8/1945, ông cùng gia đình trở về Hà Nội. Toàn quốc kháng chiến 1946, ông tản cư về làng và làm nhiệm vụ giúp đỡ bà con, dạy bình dân học vụ, đi tuyên truyền kháng chiến. Ngày 6/1/1949, ông được kết nạp vào **** Cộng sản Việt Nam.

Tháng 5/1950, ông nhập ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông được cử đi học Lục quân Khóa VI tại trường của ta đặt ở Vân Nam, Trung Quốc. Học xong, ông được giữa lại làm trợ giáo hai khóa 7-8.

Sau 1950, ông cùng đơn vị pháo binh 105mm về tham gia nhiều chiến dịch lớn của quân đội, như chiến dịch Hòa Bình. Năm 1954, ông được chuyển về phòng không, học pháo cao xạ trung cao 88mm của Liên Xô viện trợ tại Thẩm Dương (Trung Quốc).

Từ 1956-1967, ông làm trợ lý radar phòng huấn luyện Sư đoàn phòng không 367. Trong giai đoạn này, ngoài công tác huấn luyện cho bộ đội sẵn sàng chiến đấu, ông cũng có những đề tài nghiên cứu cải tiến radar SON-9A bắt mục tiêu bay thấp, nâng công suất phát radar SON-9A…

Năm 1967, ông được bổ nhiệm làm Phó phòng Khoa học Quân sự rồi làm Đội trưởng Đội trinh sát nhiễu kiêm Phó phòng Quân báo.

Ngày 28/5/1970, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Khi

đó, ông đang là Phó phòng Quân báo kiêm Đội trưởng Đội nhiễu và là Trưởng phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Quân chủng Phòng không – Không quân.



Cho iem hỏi các chiên gia OF rằng với những chiến công như thế này, làm vang dội 5 Châu, với những con người anh hùng có thực thế này, liệu dân Việt ta có NHƯỢC, các LĐ của ta có NGU như "đòn rắn" mô tả không?

Iem xin hỏi thêm câu nhỏ nữa liệu tụi cẩu càn bây giờ có mạnh bằng Mẽo những năm 1970 không vậy?
 
Chỉnh sửa cuối:

humxam75

Xe điện
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
3,944
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Cho iem hỏi các chiên gia OF rằng với những chiến công như thế này, làm vang dội 5 Châu, với những con người anh hùng có thực thế này, liệu dân Việt ta có NHƯỢC, các LĐ của ta có NGU như "đòn rắn" mô tả không?

Iem xin hỏi thêm câu nhỏ nữa liệu tụi cẩu càn bây giờ có mạnh bằng Mẽo những năm 1970 không vậy?
Ko mạnh bằng. Nhưng mà Mỹ nó chết 58K quân thì là cả 1 vấn đề, còn đối với TQ thì là muỗi
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Ko mạnh bằng. Nhưng mà Mỹ nó chết 58K quân thì là cả 1 vấn đề, còn đối với TQ thì là muỗi
Đó là khoảng thời gian gần 50 năm đó, một sự chênh lệch quá lớn. Nhưng iem khg có í định phân ai thắng, ai thua mà chỉ nói đến khả năng tẩn thằng khác của các nước có ai bằng chú Mẽo không thôi, chắc chỉ có mỗi thôi nhề. Vậy mà vẫn khối kẻ to họng ảo tưởng đánh ngon kẻ khác chỉ bằng một cái "búng tay".
 
Chỉnh sửa cuối:

CR-Vic

Xe container
Biển số
OF-85743
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
6,825
Động cơ
476,417 Mã lực
Kệ họ đi cụ :)

Bí mật quân sự đâu phải cứ hơ hớ ra để các chuyên gia tiểu thuyết bình luận.

Đó là khoảng thời gian gần 50 năm đó, một sự chênh lệch quá lớn. Nhưng iem khg có í định phân ai thắng, ai thua mà chỉ nói đến khả năng tẩn thằng khác của các nước có ai bằng chú Mẽo không thôi, chắc chỉ có mỗi thôi nhề. Vậy mà vẫn khối kẻ to họng ảo tưởng đánh ngon kẻ khác chỉ bằng một cái "búng tay".
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Lâu nay, em cứ tưởng bắn tên lửa giả là bắn loại tên lửa kg mang đầu đạn vào giữa đám nhiễu, mục đích để cho pilot Mẽo nhìn thấy mà hoảng.
Té ra, lên lửa giả lại là chiêu cao thủ của con nhà nghèo trong chiến tranh đối kháng điện tử. Siêu thật!

Chiến thuật tên lửa giả - sáng tạo của con nhà nghèo

Toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm, các đơn vị tên lửa đã hạ 29 chiếc B52, trong tổng số 34 chiếc. Riêng ở Hà Nội bắn rơi 25 chiếc B52, trong đó 16 chiếc rơi tại chỗ. Trung đoàn Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt bắn rơi 12 chiếc, trong đó 7 chiếc rơi tại chỗ.

Đến bây giờ Trung tướng Phiệt vẫn thừa nhận bắt được B52 trên màn hình cực khó. Nhưng nếu đã bắt được nó đi như con nhộng trên màn hình thì bắn quả nào trúng quả ấy.

Ngoài ra, để bớt nhiễu do đám máy bay F4 đi theo bảo vệ B52 gây ra, lực lượng phòng không quân quân còn sử dụng chiến thuật bắn tên lửa giả (tên lửa vẫn nằm dưới đất nhưng sóng phát tên lửa đã ra ngoài). “Mỗi lần làm như vậy đám F4 nháo nhào chạy bỏ lại B52, chúng tôi tha hồ xử lý”, Trung tướng Phiệt hồ hởi nói.

Chính vì chiến thuật bắn tên lửa giả, Trung tướng Phiệt cho biết, Mỹ đã sập bẫy SAM 2 trên bầu trời Hà Nội. Chúng đã công bố nhầm chúng ta bắn hơn 1.000 quả tên lửa trong chiến dịch B52. “Thực chất chỉ bắn 334 quả, riêng 12 ngày đêm ở Hà Nội ta bắn 241 quả và diệt 25 B52”, Trung tướng Phiệt tự hào.

Theo Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, trong những ngày đối đầu với không quân Mỹ, có những chiến sĩ đã trở thành “đài rađa sống”. Mặc dù tứ bề bị máy bay địch dội bom những các chiến sĩ vẫn kiên cường ngồi trên đài dùng kính quang học nhìn máy bay địch (khoảng cách nhìn được từ 40 - 45km) để báo cho lực lượng phòng không bắn hạ mục tiêu.

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/b52-sap-bay-ten-lua-sam-2-tren-bau-troi-ha-noi-672699.htm
 
Chỉnh sửa cuối:

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Lâu nay, em cứ tưởng bắn tên lửa giả là bắn loại tên lửa kg mang đầu đạn vào giữa đám nhiễu, mục đích để cho pilot Mẽo nhìn thấy mà hoảng.
Té ra, lên lửa giả lại là chiêu cao thủ của con nhà nghèo trong chiến tranh đối kháng điện tử. Siêu thật!
chiêu tên lửa giả này hình như là chiêu của bác Nguyễn Ngọc Đài
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Cận cảnh 'kiếm' và 'thương' của MiG Việt Nam
Cập nhật lúc :7:49 AM, 12/12/2012
Kém xa đối thủ về cả chủng loại và số lượng, nhưng lực lượng không quân non trẻ của Việt Nam vẫn lập nên được những chiến tích lẫy lừng.
(ĐVO) Trong cuộc chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc Việt Nam, nếu nói các tiêm kích MiG là những người lính xung kích bảo vệ bầu trời thì pháo và tên lửa là "kiếm" và "thương" để tiêu diệt kẻ thù.

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, Đất Việt xin giới thiệu một số thông tin và hình ảnh về những vũ khí đã cùng phi công Việt Nam lập nên những chiến công khiến kẻ thù phải kiêng nể.
MiG-17 là một trong những tiêm kích đời đầu trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Máy bay có tốc độ cận âm, tầm bay hơn 1.000km và trần bay khoảng 16km. Máy bay được trang bị hai loại pháo 23mm và 37mm. Trong ảnh là pháo 37mm N-37, lớn nhất trong các loại pháo hàng không có trên tiêm kích MiG của Việt Nam (MiG-17, MiG-19, MiG-21). Pháo có tốc độ bắn không cao, chỉ khoảng 400 phát/phút, với cơ số đạn khá hạn chế, khoảng 40 viên. Tuy nhiên, cỡ đạn lớn khiến pháo có uy lực cực kỳ lớn trong các cuộc cận chiến trên không.
Bên cạnh pháo 37mm, bộ pháo của MiG-17 còn có 2 pháo 23mm NR-23, với cơ số đạn 80-100 viên, tùy điều kiện chiến đấu. Pháo 23mm có tốc độ bắn khoảng 800-850 phát/phút, sơ tốc đầu đạn 690m/s.
Với bộ pháo này, phi công Trần Hanh đã hạ gục F-105 Thần Sấm có tốc độ lên tới Mach 2 gần cầu Hàm Rồng trong ngày 4/4/1965.
Nguyên một bộ pháo của MiG-17.
Là tiêm kích thế hệ sau, MiG-19 có nhiều cải tiến về tốc độ và vũ khí. Tuy được trang bị rocket nhưng máy bay vẫn duy trì bộ pháo hàng không, gồm 3 pháo 30mm NR-30.
Một pháo ở dưới bụng máy bay.
Hai pháo ở trên cánh, bố trí gần thân máy bay. Pháo NR-30 có tốc độ bắn nhanh, khoảng 850-1.000 phát/phút.
Tới MiG-21, dù được trang bị 2 pháo 23mm dành cho cận chiến, nhưng vũ khí chủ yếu của tiêm kích này là các loại tên lửa có điều khiển. Trong ảnh là loại tên lửa K-13 (loại có nắp bảo vệ màu đỏ) và K-5.

Tên lửa K-5 là loại có đầu tự dẫn radar. Tên lửa này có tốc độ 2.880km/h. Trong chiến dịch 12 ngày đêm, do địch tiến hành chiến tranh điện tử quyết liệt, việc sử dụng tên lửa dùng đầu dẫn radar không được phát huy nhiều.
Bù lại, MiG-21 trông cậy nhiều vào tên lửa có đầu dẫn hồng ngoại K-13, trong ảnh là đầu tự dẫn hồng ngoại của K-13 sau khi được tháo nắp bảo vệ (màu đỏ). Đây là tên lửa có tốc độ Mach 2,5, khối chiến đấu (thuốc nổ) nặng khoảng 5,3kg, loại thuốc nổ TGAF. Việc bắn mỗi quả được gọi vui là "uống một chai".

Để đánh B-52, MiG-21 của ta được trang bị 2 tên lửa K-13. Tuy nhiên, cấp trên có lệnh đánh B-52 bằng một quả đạn, giữ lại một quả đạn để tự vệ trên đường rút về (dự trữ đế không chiến với máy bay chiến thuật Mỹ).

Chấp hành mệnh lệnh cấp trên, trong trận đánh ở Khu IV ngày 20/11/1971, phi công Vũ Đình Rạng đã "uống một chai", tuy nhiên, do B-52 là loại máy bay cỡ lớn, sử dụng 8 động cơ, nên dù bị bắn trúng bởi một quả tên lửa, vẫn đủ sức lết về căn cứ.

Rút kinh nghiệm từ lần bắn bị thương B-52 này, cấp trên chỉ thị cho các phi công của ta "uống hai chai", nghĩa là khi bắt gặp B-52 được phép bắn hết số đạn mang theo. Sau đó, trong chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ bầu trời Hà Nội, phi công Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều đã lần lượt bắn rơi tại chỗ 2 chiếc B-52 lần lượt vào các ngày 27/12/1972 và 28/12/1972.
Thùng dầu phụ, thường bị lầm tưởng là vũ khí của tiêm kích MiG. Khi cất cánh, các tiêm kích MiG thường mang thêm thùng dầu phụ để kéo dài thêm hành trình khi bay. Khi bước vào tình huống chiến đấu, thông thường mệnh lệnh đầu tiên là "vứt thùng dầu phụ", để máy bay có thêm tính cơ động, lợi thế khi không chiến.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Phòng không Việt Nam đối đầu với 'sát thủ radar' Mỹ
Cập nhật lúc :9:51 AM, 07/12/2012
“Chiến tranh Việt Nam đã cho thấy sức mạnh vô song của ý chí con người đối với máy móc và vũ khí hiện đại ”.
(ĐVO) Trong chiến tranh Việt Nam, không quân Mỹ đã sử dụng tất cả mọi loại vũ khí hiện đại và mới nhất mà họ có trong tay hòng đè bẹp lực lượng phòng không của chúng ta. Nhưng cuối cùng, không một loại vũ khí tối tân nào có thể thắng nổi lòng quả cảm vô song của những chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của đất nước…
“Sát thủ” radar
Không phải đến chiến tranh Iraq, Nam Tư hay Lybia, Mỹ mới sử dụng các thủ đoạn chế áp điện tử để đối phó với hệ thống phòng không của đối phương. Ngay từ chiến tranh phá hoại tiến hành ở miền Bắc Việt Nam, Không quân Mỹ đã ồ ạt sử dụng các vũ khí công nghệ cao để tấn công, hòng khuất phục lưới lửa phòng không nhân dân Việt Nam. Trong đó, phải kể đến tên lửa Sơrai (tiếng Anh : Shrike, ký hiệu AGM-45), một trong những vũ khí hiểm độc được sử dụng hòng “chọc mù” hệ thống radar của ta.


Tên lửa Sơrai AGM-45.
Sơrai là loại tên lửa tự dẫn chống radar thế hệ đầu của Mỹ trang bị cho Không quân và Hải quân từ năm 1964. Tên lửa dài 3,5m, trọng lượng 177 kg, đầu nổ kiểu mảnh - phá nặng 66 kg, bán kính sát thương 15m, tốc độ khoảng 500 m/s (gấp 1,5 lần tốc độ âm thanh), tầm phóng 30km, đầu tự dẫn radar thụ động làm việc ở dải tần rộng 2.600-3.500 MHz. Cần phải nói rõ rằng đây là loại vũ khí rất nguy hiểm đối với các đài radar và tên lửa đang mở máy vì nó sẽ bay theo cánh sóng đến tận nguồn phát xạ với tốc độ rất nhanh (thường gấp 1,5 đến 2 lần tốc độ âm thanh), tín hiệu phản xạ rất nhỏ trên màn hiện sóng gây khó khăn lớn cho việc phát hiện và đối phó với chúng…
Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ chủ yếu sử dụng Sơrai và các biến thể cải tiến, về cuối có sử dụng loại mới hơn là Standard AGM-78 với tính năng trội hơn (tốc độ khoảng 680 m/s và tầm phóng xa hơn).
Các loại tên lửa tự dẫn chống radar ra đời sau này có tốc độ lớn hơn nữa (gấp 4 lần tốc độ âm thanh), tầm phóng xa hơn và có thêm mạch nhớ tọa độ, để tăng cường khả năng tiêu diệt khi mục tiêu ngưng phát xạ. Trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, hệ thống phòng không Iraq đã bị loại tên lửa tự dẫn chống radar mới sau này (HARM AGM-88) chế áp đến 90% chỉ sau tuần đầu tiên giao chiến…
Tên lửa Sơrai được bắt đầu sử dụng từ 1965 ở Việt Nam và có 12 kiểu cải tiến, trong thời kỳ chiến tranh phá hoại 1965-1973 Mỹ đã sử dụng tới 5.000 quả, ngừng sản xuất từ 1981 để dùng loại mới.

Cuộc đối đầu giữa F-105 mang tên lửa tự dẫn chống radar.​
Đối đầu với sát thủ Trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất ở miền Bắc (1965-1968) xác suất trúng đích của Sơrai không cao, chỉ khoảng 21% do ta đã sớm nghiên cứu và tìm ra cách đối phó.
Các cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự Việt Nam đã nghiên cứu kỹ quả tên lửa Sơrai thu được và theo dõi mọi thủ đoạn phóng tên lửa tự dẫn chống radar của địch trong các trận đánh. Kết quả, chúng ta đã tìm ra nhược điểm của Sơrai và có biện pháp đối phó hiệu quả với loại tên lửa nguy hiểm này.
Máy bay Mỹ thường phóng Sơrai ở cự ly 20-30 km rồi bay ra tránh hỏa lực mặt đất, để tên lửa bám theo cánh sóng radar bay đến trận địa ta. Như vậy tên lửa sẽ dễ bị chệch hướng nếu ta dùng biện pháp phát sóng ngắt quãng…
Năm 1965 Mỹ sử dụng 2 kiểu A, B đến năm 1967 tỷ lệ bắn trúng của Sơrai đã bị giảm hẳn, có đợt đánh vào Hà Nội (tháng 5/1967) địch phóng 70 quả Sơrai khi hàng chục đài radar các loại của ta đang mở máy mà chỉ trúng 1 (1,4%), số còn lại đều nổ vào khoảng giữa 2 đài, không gây được thiệt hại gì cho ta.
Sau đó Mỹ liên tục cải tiến và tới kiểu D sử dụng từ năm 1970 đã gây nhiều khó khăn cho ta. Trong thời kỳ này, địch đánh hỏng 6 radar cảnh giới, 2 đài radar pháo và 10 đài điều khiển tên lửa của ta.
Đối phó lại, ta cũng đã có hàng loạt cải tiến kỹ thuật, thiết bị bổ sung và phương pháp xạ kích thích hợp cùng kinh nghiệm thực tế điêu luyện của các kíp chiến đấu tên lửa và radar đã góp phần đánh bại thủ đoạn dùng tên lửa tự dẫn chống radar của Mỹ, gạt được phần lớn các tên lửa Sơrai ra khỏi trận địa ta và trong 1 số trường hợp đã bắn rơi cả máy bay phóng Sơrai của địch khi chúng chưa kịp bay ra khỏi vùng hỏa lực phòng không.


Chiến thuật sử dụng tên lửa Sơrai chống radar của máy bay Mỹ.
Tiêu biểu, trận chiến đấu của tiểu đoàn tên lửa 81 ngày 6/6/1967, bộ đội ta bắn rơi 2 chiếc F-105. Khi tên lửa ta phóng lên thì cũng là lúc máy bay Mỹ phóng Sơrai về hướng trận địa và các chiến sĩ Việt Nam đã dũng cảm đối đầu, điều khiển chính xác tên lửa ta bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay Mỹ phóng Sơrai, dù sau đó cũng chịu thiệt hại do Sơrai gây ra. Còn trong nhiều trường hợp khác, các chiến sĩ tên lửa đã mưu trí và linh hoạt sử dụng các biện pháp đối phó, vô hiệu hóa Sơrai để bảo toàn lực lượng ta rồi tiếp tục đánh trả máy bay địch. Điển hình là trường hợp Tiểu đoàn tên lửa 77, chỉ riêng trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối năm 1972 đã bị hàng chục máy bay F-4 nhiều lần ném bom, bắn rocket và 6 lần phóng Sơrai vào trận địa nhưng kíp chiến đấu của tiểu đoàn đều xử trí đúng quy tắc, gạt Sơrai nổ ngoài trận địa ta từ 300-3.000m, giữ an toàn cho người và khí tài, đồng thời đánh trả chính xác. Trong chiến dịch này, tiểu đoàn bắn trúng tất cả 8 chiếc B-52, trong đó có 4 chiếc rơi tại chỗ, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Như vậy, dù đối phương có nhiều vũ khí tối tân, hiện đại vượt bậc nhưng các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam với trí thông minh, sáng tạo và lòng dũng cảm ngoan cường đã đánh bại mọi loại vũ khí và thủ đoạn nguy hiểm nhất, gây cho Không quân Mỹ những tổn thất nặng nề “không thể tưởng tượng nổi”.
Chính Lầu Năm Góc thừa nhận đã mất 8.728 máy bay các loại (có 5.134 trực thăng) cùng hàng nghìn phi công trong chiến tranh Việt Nam so với 3.314 chiếc ở Triều Tiên và phần lớn đều là các loại máy bay hiện đại hơn, đắt tiền hơn.
Kết quả này là minh chứng rõ ràng nhất cho lời nhận xét của các nhà quân sự thế giới: “Chiến tranh Việt Nam đã cho thấy sức mạnh vô song của ý chí con người đối với máy móc và vũ khí hiện đại ”.
 

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,507
Động cơ
576,110 Mã lực
Em vừa xem cái phim của Nga có dịch tiếng Anh, 1 quả sam đắt bằng 2 cái Volga.
 

Chiều tím

Xe đạp
Biển số
OF-88042
Ngày cấp bằng
10/3/11
Số km
48
Động cơ
407,880 Mã lực
Em vừa xem cái phim của Nga có dịch tiếng Anh, 1 quả sam đắt bằng 2 cái Volga.
Năm 1972 mình lãi quá, 01 chiếc pháo đài bay trị giá 300 triệu USD cơ đấy, chưa kể đào tạo tổ bay 06 thằng cỡ khoảng 20 triệu rùi. Thảo nào Nic-xơn chịu ko nổi.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
[video=youtube;jEnSYWJgWyI]http://www.youtube.com/watch?v=jEnSYWJgWyI[/video]
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
22,523
Động cơ
752,102 Mã lực
Năm 1972 mình lãi quá, 01 chiếc pháo đài bay trị giá 300 triệu USD cơ đấy, chưa kể đào tạo tổ bay 06 thằng cỡ khoảng 20 triệu rùi. Thảo nào Nic-xơn chịu ko nổi.
Đây là giá năm nào thế cụ???
 

TaiMV

Xe điện
Biển số
OF-136764
Ngày cấp bằng
1/4/12
Số km
2,423
Động cơ
391,562 Mã lực
Nơi ở
Sáng ở Đồ Sơn & tối về Quất Lâm.
Phải nói là chiến thắng năm 1972 của VN vs US quá huy hoàng. Sau này chả có nước nào trên TG làm được vs US.=D>
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Cùng vì US nó đã rút ra được quá nhiều bài học.
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
15,913
Động cơ
605,893 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Christmas Bombing – Ném bom trong dịp Giáng Sinh (Phần 3)

SAM 2 rời bệ phóng. Ảnh: internet

Tác giả: Marshal Michel, Air & Space Smithsonian Magazine, 01/2001
Tháng 12/1972, các máy bay ném bom B-52 mà những khẩu đội tên lửa của Bắc Việt đón lõng đã bay đến Hà Nội. Đêm này sang đêm khác, chúng xâm nhập bầu trời thủ đô hầu như theo cùng một đường bay.

7. Phi công tù binh nhìn B-52 qua lỗ khóa và sai lầm chết người của Bộ tư lệnh không quân chiếc lược (SAC).
Khi đợt B-52 thứ nhất đã bay đi, không khí tại các bộ chỉ huy (phòng không) Bắc Việt đã bớt căng thẳng – họ đã nhận đòn B-52 và có thể đánh trả.
Xe chở tên lửa của các tiểu đoàn đã bắt đầu chạy xuyên qua những con đường lầy lội và những tòa nhà đang bốc cháy đến kho nhận những tên lửa mới.
Các chiến sĩ quân giới đã làm việc như điên để lắp tên lửa và xếp lên xe những quả đã được hoàn thành để chở ra trận địa.
Ngay trước nửa đêm, máy bay tiêm kích và yểm trợ của Hoa Kỳ lại xuất hiện trên màn hiện sóng ra đa. Một đợt oanh tạc nữa của B-52 lại sắp diễn ra.
Tại mặt đất, từ trong Hỏa Lò, Norb Gotner, một thành viên phi hành đoàn Hoa Kỳ được chữa lành bệnh tại Lào và sau đó được chuyển về Bắc Việt, đã nghe thấy còi báo động phòng không.
Tiếp theo là những tiếng nổ lốp bốp của hỏa lực phòng không và tiếng rú tăng tốc của các máy bay tiêm kích. Anh ấy nhớ lại “đã từng ở gần những nơi bị B-52 ném bom tại Lào nên tôi đã nhận ra loạt bom thứ nhất khi chúng được ném xuống.
Anh nhớ lời bàn tán rằng ‘BUFFs [da bò, biệt danh của B-52] đã đến và sẽ kết thúc cuộc chiến chết tiệt này.’ Đã không thể nghe thấy tiếng của các máy bay ném bom đang đến gần và điều đó làm cho chúng trở nên đáng sợ hơn đối với dân chúng Bắc Việt.
Tiếng rú chói tai của loạt bom đang rơi ập lên đường phố và xuyên vào các xà lim bằng bê tông. Chúng rung chuyển tới lui như bị động đất.
“Chúng tôi thực sự không có cửa sổ (một thứ cực kỳ xa xỉ), nhưng đã thành công trong việc khoét ra một lỗ nhỏ trên ván bịt cửa có chấn song. Nhìn qua đó, giống như nhìn qua lỗ chìa khóa vậy. Chỉ thấy khoảnh sân ở giữa các cụm xà lim và một mảnh trời đêm bé xíu, không thể thấy tên lửa nổ và các máy bay bốc cháy rơi xuống nên nên chúng tôi chẳng thể nào tin B-52 bị bắn hạ nhiều đến thế. Sáng hôm sau, mặt đất bị phủ đầy những mảnh vụn gây nhiễu.”
Đợt B-52 thứ hai bay cùng một đường với đợt thứ nhất và nhắm đến cùng những mục tiêu như nhau. Peach 02, là B-52 thứ hai bay trên một mục tiêu đã bị ném bom trong đợt đầu. Khi vừa ném bom xong, nó lập tức ngoặt trở lại phía sau mục tiêu thì bị tên lửa bắn trúng.
Phi công đã cố gắng lê chiếc máy bay bị thương nặng trở về Thái Lan, nơi mà phi đoàn có thể nhảy dù an toàn ra khỏi máy bay.
Tại U-Tapao lúc bấy giờ, trung tá John Yuill vừa rời khỏi phiên thuyết trình nhiệm vụ của đợt B-52 thứ ba thì các phi hành đoàn của đợt thứ nhất bước vào. “Họ không nói gì, thế nhưng lúc nhìn vào mắt họ, tôi biết rằng họ đã có một ngày tồi tệ,” viên trung tá nói.
Khi đợt thứ hai đã rút về phía Nam thành phố, Đinh Thế Văn (Vân, Vạn?), tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 77, đã thảo luận với sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Đức về phương pháp sử dụng chức năng tự động bám mục tiêu của ra đa ngắm bắn để hạ B-52.
Mặc dù chức năng tự động có độ chính xác cao, nhưng nói chung vẫn được xem là không thể được sử dụng trong trường hợp mục tiêu bị nhiễu. Một tiểu đoàn trưởng sau đó đã nói, “Không ai dám nghĩ đến [tự động bám mục tiêu] khi thảo luận về phương pháp đánh B-52 vì nó có vẻ rất phi thực tiễn…Chế độ tự động chỉ được sử dụng 3 lần trong các năm 1965 và 1966, khi đó chưa có nhiễu ra đa và đối phương chưa tinh quái như bây giờ.”
Thế nhưng Văn vẫn quyết định thử. Đợt ném bom thứ nhất hầu như đã làm tan biến hy vọng của anh khi một vài quả bom rơi gần trận địa của tiểu đoàn 77, phá hỏng một số thiết bị và gây thương vong cho các chiến sĩ làm nhiệm vụ đưa tên lửa lên bệ phóng.
Sau đó vài phút, khi Văn bật ra đa ngắm bắn và cố sử dụng chức năng tự động bám B-52 thì trận địa bị máy bay Wild Weasel tấn công bằng tên lửa Shrike và quả tên lửa đã nổ cách xe chỉ huy chỉ chưa đến 100 thước Anh (30m).
F-105 Wild Weasel

Sự thất vọng của Văn tăng lên, khi trong đợt B-52 thứ hai tiểu đoàn vẫn không thể tách máy bay ném bom ra khỏi nhiễu. Tuy nhiên, trong đợt ấy Văn nghĩ rằng anh đã nhận ra thời điểm mà nhiễu B-52 tan đi.
“Chúng tôi thấy nhiễu B-52 dầy đặc và thường làm trắng xóa màn hiện sóng của ra đa…[nhưng] chúng tôi thấy rằng không phải lúc nào nhiễu cũng dầy đặc như nhau,” anh ấy nhớ lại. “Vấn đề cốt lõi là xác định khoảng thời gian mà B-52 bị lộ ra và thịt nó như một chú cừu non.”
Bốn giờ sau, Văn và kíp chiến đấu đã có thêm một cơ hội nữa khi đợt B-52 thứ ba bay đến theo cùng một đường bay và ném bom cùng những mục tiêu như hai đợt trước. Kíp chiến đấu của tiểu đoàn 77 đã chăm chú quan sát mục tiêu được phân công và khi thấy nhiễu giảm mạnh họ đã phóng hai tên lửa rồi chuyển sang chế độ bám tự động.
Máy bay B-52 có tên là Rose-01 bị trúng tên lửa, bốn thành viên phi hành đoàn đã nhảy dù ra được trước khi nó rơi xuống vùng ngoại ô Hà Nội.
Thế là Văn đã nhận thấy rõ yếu điểm chết người trong chiến thuật (ném bom) của Hoa Kỳ. SAC (Bộ tư lệnh không quân chiến lược) đã sao chép y nguyên chiến thuật ném bom nguyên tử nổ ở độ cao lớn và ra lệnh sau khi thả bom, máy bay phải lập tức ngoặt gấp trở lại để thoát ra khỏi mục tiêu.
Nhưng SAC đã không đánh giá được sơ hở của chiến thuật này trong việc đối phó với ra đa ngắm bắn và không hề xem xét việc ngoặt gấp phía sau mục tiêu sẽ mang lại hậu quả như thế nào khi máy bay ném bom nằm trong tầm bắn của tên lửa SAM.
Do ăng ten phát nhiễu (tích cực) của B-52, bị gắn chặt và hướng về phía mặt đất, nên khi máy bay ném bom ngoặt gấp nó bị chệch khỏi các ra đa mặt đất của SAM, vì vậy ra đa ngắm bắn có thể tách được tín hiệu phản hồi và tự động bám theo.
Sáng hôm sau, khi mặt trời lên, những người Hà Nội hiếu kỳ xúm quanh các mảnh vỡ của B-52. Các đơn vị quân đội đóng ở khắp mọi nơi trên lãnh thổ Việt Nam gửi điện mừng. Tướng Nhân nói: “Một cảm xúc đặc biệt tràn ngập các bộ chỉ huy, từ cấp tiểu đoàn đến Bộ Tổng Tham mưu, từ vùng biên cương phía Bắc đến các chiến trường ở miền Nam. Hệ thống phòng không của Hà Nội đã trụ vững trước vũ khí khủng khiếp nhất của Mỹ và cho chúng nếm đòn; điều đó đã cổ vũ tinh thần quân dân.
8. Bộ tư lệnh phòng không Việt Nam tận dụng sai lầm chết người của SAC bắn B-52 rụng như sung.
Đêm hôm sau, mặc dù các máy bay ném bom vẫn bay theo cùng một đường bay và cùng thực hiện ngoặt ở phía sau múc tiêu như đêm trước, lực lượng phòng không Bắc Việt chỉ bắn trúng 2 chiếc nhưng không chiếc nào bị hạ rơi tại chỗ.
Sáng hôm sau, Bộ tham mưu của sư đoàn phòng không 361, bất chấp việc các Tiểu đoàn trưởng không hề được chợp mắt suốt cả đêm, đã triệu tập tất cả họ đến dự một cuộc họp khẩn cấp.
Sau khi có mặt, từng người trong số 9 Tiểu đoàn trưởng được yêu cầu thuyết trình chiến thuật mà họ đã sử dụng, giải thích tại sao họ đã không thành công và nêu ra những dự kiến nhằm nâng cao hiệu quả chiến đấu.
Chiều hôm đó, các sĩ quan tham mưu đã đến từng tiểu đoàn để xem xét chiến thuật và quy trình chiến đấu của họ được mô phỏng lại trong xe chỉ huy. Các kíp chiến đấu đã diễn tập chiến đấu trong mọi tình huống mà họ đã gặp phải trong hai đêm đầu và cải tiến các phương pháp điều khiển tên lửa thông dụng nhằm nắm vững ưu thế đối với những chiến thuật cơ động của B-52 mà họ đã dự đoán được.
Phi công Certain bị bắt. Ảnh: Nhất Đình cung cấp.

Đêm không kích thứ ba, ngày 20/12, đã được mở màn như hai đêm trước: Đợt B-52 thứ nhất đã bay đến ngay trước tám giờ. Kíp chiến đấu trong xe chỉ huy của tiểu đoàn 93 đã lo lắng chờ đợi các máy bay của Không quân Hoa Kỳ đến gần.
Tiểu đoàn này đã bị phê bình vì những thất bại trong đêm trước và suốt buổi sáng các sĩ quan đã xem xét lại quy trình tác chiến cùng với huấn luyện viên từ Bộ chỉ huy của sư đoàn 361.
Khi các B-52 bay đến gần các mục tiêu mà chúng đã ném bom trước đó, công sức nghiêm túc, mà tiểu đoàn 93 bỏ ra, đã được đền bù: Các chiến sĩ đã phóng 2 tên lửa vào một B-52 đang nghiêng mình để thực hiện cơ động ngoặt lại phía sau mục tiêu và trong khoảnh khắc sau đó chiếc Quilt- 03 đã lộn cổ xuống đất hầu như theo phương thẳng đứng. Bốn trong số thành viên phi đoàn đã sống sót.
Các tiểu đoàn còn lại cũng đã khắc phục thất bại trong đêm trước. Ba tiểu đoàn đã cùng đánh một máy bay ném bom, các tên lửa đã trúng máy bay khi cửa của khoang bom chứa vừa được mở ra.
Cú nổ phối hợp sáng đến mức được nhìn thấy bởi một máy bay thám sát của Hoa Kỳ đang bay trên vịnh Bắc Bộ cách đó đến 80 dặm (129 km); Thật là kỳ diệu vì hai trong số sáu thành viên của phi hành đoàn đã sống sót.
Khi hết B-52 này đến B-52 khác bị bắn trúng, một chiếc loa treo trên tường tại Sở chỉ huy của Sư đoàn 361 bị chìm ngập trong dòng tin tức được tuôn bởi một giọng nữ từ chiếc loa treo trên tường. Lê Văn Tri, tư lệnh Bộ Tư lệnh phòng không yêu cầu sư đoàn 361 báo cáo: “Độ hình của đối phương đã bắt đầu rối loạn. Chúng đang hốt hoảng gọi nhau và yêu cầu các máy bay giải cứu…”
Bên phía Bắc Việt đã rất phấn khích và theo dự đoán, để sẵn sàng chiến đấu với đợt ném bom thứ hai, họ đã cố gắng đến mức tuyệt vọng nhưng chỉ có ít tên lửa được lắp xong.
May thay, đợt ném bom Hà Nội vào lúc nửa đêm đã không xẩy ra, SAC đã ra lệnh hủy bỏ nó. Chỉ có một tốp nhỏ B-52 bay về phía Bắc.
Thế là các khẩu đội tên lửa của Bắc Việt đã làm được điều mà người Nhật, người Đức, người Bắc Triều Tiên, người Trung Quốc và người Nga đã không làm được, đó là lần đầu tiên trong lịch sử không quân Hoa Kỳ, các máy bay ném bom trên đường tới mục tiêu buộc phải quay lại căn cứ do hỏa lực phòng không của đối phương.
Tuy đã ra lệnh hủy bỏ đợt nem bom thứ hai, nhưng sau đó SAC đã thay đổi quyết định và cho phép tiến hành đợt ba. Vào khoảng bốn giờ sáng, khi đối phương xâm nhập bầu trời Hà Nội, các tiểu đoàn tên lửa đã được trang bị lại đầy đủ các tên lửa mới.
Một lần nữa, lực lượng phòng không Bắc Việt lại nhận thấy các B-52 bay theo cùng một đường và ném bom những mục tiêu y hệt như tám giờ trước.
Hầu như ngay lập tức, một B-52 bị trúng tên lửa khi nó thực hiện cơ động ngoặt lại sau mục tiêu, may mà phi công đã lê được chiếc máy bay bị bắn hỏng sang Lào, nơi mà các thành viên phi đoàn, trừ một người, đã nhảy dù thoát khỏi máy bay. Hai chiếc B-52 nữa đã bị bắn hạ trong 15 phút sau đó.
9. Tướng Sullivan cáu tiết báo cáo vượt cấp đòi ném bom theo chiến thuật bốn phương tám hướng.
Trong căn cứ không quân của Hoa Kỳ tại Thái Lan, quan điểm mới về các phi hành đoàn B-52 đã hình thành. Số là từ nhiều năm qua các phi công chiến đấu, những người phải bay ở độ cao thấp trong điều kiện lưới lửa phòng không dày đặc, đã diễu cợt các phi công B-52 vì họ bay rất cao ngoài tầm bắn của cao xạ nên chưa bao giờ bị tổn thất trong chiến đấu.
Thế mà trong chiến dịch Linebacker II, binh lính không quân Hoa Kỳ đã đêm này sang đêm khác chứng kiến rằng các phi hành đoàn B-52 đã phải chịu tổn thất đồng đội khi trở về căn cứ bởi họ đã phải bay trong những trận mưa SAM.
Từ đó trở đi, việc chế nhạo tinh thần dũng cảm của các phi hành đoàn của các máy bay ném bom đã chấm dứt.
Sách đỏ hướng dẫn bắn B52. Ảnh: Nhất Đình

Tại căn cứ B-52, U-Tapao Thái Lan, sau khi nhận được báo cáo về tổn thất, Chuẩn tướng Glenn Sullivan, Tư lệnh sư đoàn không quân 17, đã quyết định rằng thế là quá đủ. “Tôi gọi các chỉ huy chiến dịch, Đại tá Don Davis và Bill Brown,đến và ra lệnh cho họ triệu tập những chàng trai đã dạn dầy kinh nghiệm ngay khi họ hạ cánh để cùng thảo luận những thay đổi mà tôi sẽ trình lên SAC,” ông nhớ lại.
“Tôi phản đối quan điểm ném bom theo một vệt duy nhất, đêm này sang đêm khác bay trên cùng một độ cao, và những chiến thuật ngu xuẩn khác. Các phi công đã đến và viết ra hàng loạt những đề nghị thay đổi thông minh.
Sáng sớm hôm đó, tôi đã kí và gửi báo cáo trực tiếp cho Tướng J.C. Mayer (Tổng tham mưu trưởng liên quân?), SINSAC (Tư lệnh SAC?) và gửi bản sao để thông báo cho Thủ trưởng của tôi tại Quân đoàn Không quân số 8, Tướng Jerry Johnson. Tôi muốn báo cáo đến SAC được gửi đi ngay lập tức. Một số người e ngại rằng tôi sẽ gặp rắc rối vì đã gửi báo cáo trực tiếp cho Mayer, tuy nhiên tôi cần phải làm một điều gì đó.
Báo cáo đã mang lại một vài hiệu quả. Sau khi xem các khuyến nghị của Sullivan, chỉ huy phi đoàn B-52 tại Guam đã chuyển đi ‎ kiến ủng hộ ông ta.
Vào đêm hôm sau việc rẽ ngoặt sau mục tiêu đã bị kiên quyết bãi bỏ, tuy nhiên SAC vẫn ra lệnh các máy bay ném bom sử dụng chiến thuật bay cùng một đường bay và theo hàng một đến mục tiêu. Thế là thêm 2 máy bay bị bắn hạ.
Do bị thất bại nên trong ba đêm sau đó SAC đã ra lệnh không ném bom Hà Nội để đánh phá các mục tiêu khác. Không có cuộc ném bom nào được tiến hành trong đêm giáng sinh.
Còn trong đêm 26, các máy bay B-52 trở lại đánh phá Hà Nội, nhưng Quân đoàn không quân số 8 đã lập kế hoạch ném bom trên cơ sở sử dụng những ý tưởng được Tướng Sullivan và các phi hành đoàn chiến đấu đề xuất.
Khoảng 10 giờ đêm ngày 26 tháng 11, các ra đa cảnh báo sớm của Bắc Việt đã phát hiện được nhiều máy bay hộ tống, có nghĩa là các B-52 đang bay đến. Các ra đa tìm mục tiêu đã quan sát được một toán lớn B-52 bay xuyên qua Lào, nhưng sau đó thêm một toán nữa từ Vịnh Bắc Bộ bay đến.
Cả 2 toán B-52 áp sát thành phố rồi bay tản ra xung quanh Hà Nội và Hải Phòng. Sau đó hơn 110 chiếc B-52 hầu như đồng thời quay trở lại mục tiêu và tấn công từ khắp mọi hướng.
Phi vụ ném bom (theo chiến thuật mới) đã được hoàn thành trong vòng 15 phút. Các sĩ quan điều khiển Bắc Việt đã cố gắng tuyệt vọng, nhưng hệ thống tìm mục tiêu bằng tay của họ đã bị quá tải vì các máy bay B-52 đã lao đến hầu như đồng thời từ những hướng khác nhau.
Thêm vào đó, thay vì thực hiện cơ động cứng nhắc và nguy hiểm chết người đó là ngoặt lại sau mục tiêu thì các B-52 tiếp tục bay thẳng về phía trước hoặc kéo dài thời gian thực hiện cơ động quay lại cho đến khi đã bay ra ngoài tầm bắn của tên lửa.
Tên lửa đã được phóng lên để chặn đánh hầu hết các mũi ném bom, tuy nhiên cho đến cuối đợt tấn công, chỉ có một B-52 bị bắn rơi tại Hà Nội (một chiếc khác bị tai nạn khi hạ cánh xuống U-Tapao).
10. Bắc Việt nối lại vòng đàm phán, chiến dịch ném bom trong dịp Giáng sinh kết thúc, cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng.
Thế là rõ, lực lượng phòng không Bắc Việt đã không còn cơ may bắn được nhiều B-52 nữa và hôm sau, ngày 27/12, các nhà đàm phán Bắc Việt đã cho phía Hoa Kỳ biết là họ muốn tiếp tục cuộc đàm phán tại Paris.
Tuy vậy, còn nhiều chi tiết (mà phía Hoa Kỳ) cần được tiếp tục làm sáng tỏ, vì vậy các cuộc ném bom Hà Nội vẫn được tiếp tục. Vào ban đêm của cái ngày mà Bắc Việt đồng ý trở lại Paris, 60 chiếc B-52 đã ném bom thủ đô và hai chiếc đã bị bắn hạ.
Đêm 28 và 29, không chiếc nào trong số các máy bay B-52 tham gia ném bom bị bắn rơi. Sao đó vào 30/12, nhờ đã đạt được những tiến bộ đáng kể, Tổng thống Nixon đã ra lệnh chấm dứt chiến dịch ném bom cuối cùng và đến cuối tháng giêng Hiệp định hòa bình Paris đã kết thúc sự dính líu của Hoa Kỳ đến chiến tranh Việt Nam.
Cho đến nay, cả hai bên đều đồng í rằng Linebacker II là một chiến dịch mang tính quyết định, đó là chiến dịch kết thúc cuộc chiến, thế nhưng sự nhất trí đã dừng lại ở đó mà thôi.
Sau khi nói chuyện với một số khẩu đội tên lửa và các cựu binh khác, tôi đã từng bước nắm được quan điểm của phía Việt Nam về chiến dịch ném bom trong dịp Giáng sinh. Mấu chốt của vấn đề là họ có quan điểm khác với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ về mục đích của chiến dịch ném bom.
Về phía Hoa Kỳ, Hiệp đinh Paris nhằm thực hiện mục tiêu của Nixon là đưa tù nhân chiến tranh (POW) về nước, tạo điều kiện cho Mỹ chấm dứt dính líu vào chiến tranh Việt Nam, mà không bị mất mặt và vẫn giữ trọn cam kết với Nam Việt.
Hiệp định Paris ký kết năm 1973.

Tuy nhiên, phía Việt Nam cho rằng mục tiêu của chiến dịch là buộc họ phải đầu hàng và rút quân đội khỏi Nam Việt. Vì thế, khi Hiệp định Paris cho phép quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam, họ có đủ lí do để tuyên bố rằng Linebacker II đã “thất bại.”
Vào năm 1975, niềm tin đó lại càng được củng cố thêm, khi các đạo quân Bắc Việt, ở lại miền Nam, đã mở cuộc tổng tấn công để tái thống nhất đất nước.
Để tìm hiểu tận gốc sự khác biệt, tôi đã nhận thức được rằng theo quan điểm của phía Việt Nam thì Linebacker II chỉ đơn thuần là một chiến thắng trong chuỗi những chiến thắng mà họ đã giành được trong suốt 30 năm chiến đấu giành độc lập.
Sự thống nhất toàn vẹn đất nước là bằng chứng về chiến thắng của họ trong chiến dịch.
Bài báo này đã được đăng trên tạp chí Air&Space/Smithsonian, tháng 12/2000 và tháng 01/2001, và được biên soạn theo nội dung cuốn sách của Marshall Michel: Mười một ngày Giáng sinh: Chiến dịch cuối cùng của Mỹ ở Việt Nam, do nhà xuất bản Encounter Books phát hành.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,107
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Lời tự thú của các phi công Mỹ



Họ bảo chúng tôi là ném bom mục tiêu quân sự. Đánh liền bốn lần vào một bệnh viện lớn, với hàng chục tấn bom thì không thể gọi là nhầm lẫn được, một thiếu tá người Mỹ viết.
“Chúng tôi thiết tha mong rằng những người lãnh đạo của nước Mỹ chấm dứt ngay những cuộc ném bom này. Họ cần làm mọi việc để cuộc chiến tranh chấm dứt ngay, để chúng tôi sớm được trở về với gia đình”, thiếu tá không quân Carl H. Jeffcoat gửi lời cầu xin từ Hỏa Lò (Hà Nội)
“Bám đuôi nhau mà về”?
Đại úy hoa tiêu B.52 Robert G. Certain khai rành rọt sau khi bị bắt sống: “Chúng tôi xuất phát từ đảo Guam. Khi chúng tôi đang giải trí ở câu lạc bộ sỹ quan, một số đã chuẩn bị đi ngủ thì lệnh trên gọi đi ngay. Lệnh cấp tốc. Hoạt động nhiều tốp. Cùng một lúc.
Chưa bao giờ huy động lớn đến thế. Ai cũng bất ngờ.
Bất ngờ hơn nữa là nghe phổ biến nhiệm vụ: đánh vào vùng Hà Nội.
Chúng tôi lo ngại nhìn nhau. Có đứa bảo: Thế là hết Noel.
Mấy viên đại tá cơ quan tham mưu bảo chúng tôi: “Không có gì phải lo cả. Đi ném bom đêm. Bay cao. Cứ bám đuổi nhau cho chặt. Chiếc nọ thẳng hàng chiếc kia. Rồi bám đuôi nhau trở về. Sẽ trở về đủ. Không có gì đáng lo cả!”.
Ảnh tư liệu của Mỹ.

Robert còn được các chỉ huy đảm bảo “đi đánh đêm, MIG và trận địa tên lửa không nhìn thấy được”, rồi thay vì được ngủ một giấc tại Guam, là đi thẳng vào “Hilton” Hỏa Lò ngủ dài ngày lẫn đêm.
Còn trung tá lái chính B.52 Henry Ian thì không thể quên những ngày trước khi vào Hỏa Lò “nghỉ ngơi”: “Mọi người lên xe Jeep đi tới một dãy nhà một tầng màu xám. Ở đó người ta họp phổ biến nhiệm vụ cho các phi công trước khi đi ném bom. Không khí lặng lẽ và chìm đắm. Những ai chưa đến lượt đi thì nằm tại buồng riêng thở dài, nghĩ đến gia đình. Những người sắp lên máy bay thì lặng lẽ nhìn nhau, không nói chuyện nhiều như trước.
Trong cuộc họp, người ta còn nói tới cả những hoạt động đi cứu của phi vụ hôm trước, nhưng không nói rõ thiệt hại ra sao. Việc giấu diếm úp mở này càng làm khủng hoảng thêm về tâm lý đối với những người sắp ra đi như tôi lúc bấy giờ. Tất cả là màu xám. Một phòng họp màu xám dưới một bầu trời màu xám.
… Hôm ấy là ngày 22/12, máy bay tôi đi đầu tốp thứ 3 trong số 4 tốp của hướng chúng tôi, xuất phát từ Utapao (Thái Lan) lúc 1h30′ sáng. Máy bay của tôi chở bom 700 và 500 cân Anh. Lúc bấy giờ chúng tôi đang ở độ cao 10km, tốc độ khoảng 900km/h. Khoảng 4 phút trước khi tới mục tiêu (Hà Nội) thì chúng tôi được báo động có hiện tượng nghi ngờ là máy bay MIG đang săn đuổi. Ngoài ra, với mắt thường, chúng tôi có thể thấy nhiều tên lửa SAM bay vút lên phía chúng tôi.
Máy bay của tôi bị liên tiếp 2 tên lửa SAM. Sau khi bị hỏng vì quả SAM thứ nhất, chúng tôi không liên lạc gì được với nhau. Tôi đang cố gắng giữ cho máy bay thăng bằng thì bị tiếp quả SAM thứ 2, máy bay bị hỏng nặng. Cửa kính chắn gió ở buồng lái vỡ tung, hệ thống điện trong máy bay hoàn toàn mất hiệu lực, 2 động cơ máy bay bị cháy, cánh trái cháy, điện đài liên lạc để cứu cũng không liên lạc được.
Tôi là phi công lái chính, và là người chỉ huy phi hành đoàn. Tôi rất muốn liên lạc với mọi người trong nhóm, nhưng cả người lái phụ tôi cũng chẳng biết số phận anh ta ra sao. Ghế dù bật tôi ra khỏi máy bay, chiếc máy bay khổng lồ 8 động cơ mà tôi lái đang cháy sáng rực như một quả cầu lửa lớn. Xung quanh tôi tên lửa, đạn pháo nổ, réo vun vút. Thật là kinh khủng. Khi dù sắp hạ tôi xuống đất thì đã có rất nhiều người chờ sẵn để bắt tôi”.
Trong một kíp bay khác, trung úy, hoa tiêu William Thomas Mayall thì than phiền với những người bắt mình: “Theo quy định của giáo trình dạy người lái B.52, nếu gặp bất trắc phải xử lý nhảy dù thì người lái chính phải ra lệnh cho toàn kíp. Sau đó thứ tự nhảy dù quy định như sau:
Thứ nhất, người giữ súng được nhảy đầu tiên. Thứ 2 và thứ 3 là hai hoa tiêu, vì không cần đến họ nữa. Thứ 4 là sỹ quan điện tử. Thứ 5 là phụ lái và cuối cùng là lái chính, vì 2 người này phải giữ cho máy bay thăng bằng, phải cầm lái đến giây cuối cùng, đảm bảo an toàn cho kíp bay lần lượt nhảy dù hết. Tài liệu nhắc rõ là người lái chính phải nhảy dù cuối cùng, khi trong máy bay không còn ai.
Thế nhưng trong máy bay của tôi, hai thằng lái lại nhảy trước tiên. Chúng nó cầm lái, chúng nó nhận ra nguy hiểm đầu tiên. Và chẳng ra lệnh gì cả. Tự chúng nó, hấp! Thoát thân! Mặc chúng tôi. Cũng may, tuy bịt kín tai bằng máy nghe, nhưng tôi thấy máy bay rung mạnh, ngước nhìn lên thì chẳng thấy thằng nào còn ngồi ở ghế cả.
Tôi liền vội bấm nút nhảy dù. Tôi ngồi tầng dưới, hệ thống nhảy dù của tôi không phải bật lên mà là tụt xuống dưới. Từ bụng máy bay bật thẳng xuống, rơi tõm theo hướng thẳng đứng, khá mạnh. Chậm một tý nữa, máy bay lật ngửa bụng là tôi chết cháy”.
Bị bắt mới biết còn sống
Còn trung úy bắn súng máy B.52 Robert M. Hudson (trên máy bay Ebony 02) thì thở phào thuật lại tại Hỏa Lò: “Sân bay bao trùm một không khí nặng nề. Phải nói là buồn, rất buồn. Những ngày Noel xấu nhất. Tôi không thấy một ai chạm cốc với bạn bè. Chúc nhau “một Noel vui vẻ” chỉ là những câu chúc gượng gạo và mỉa mai. Tôi cảm thấy có một không khí chán nản, thậm chí bực bội đối với lệnh đi ném bom. Chưa bao giờ, vâng, chưa bao giờ sân bay B.52 lại có cái không khí khổ sở đến thế!
Bọn hạ sỹ quan B.52 chúng tôi có một mối thắc mắc cố hữu: Sao không cho tên kỹ sư nào đặt ra cái khẩu súng máy này trên máy bay B.52 đi một chuyến cho nó biết?
Không có việc gì làm. Không phải lo nghĩ gì về đường bay, tốc độ, độ cao, máy điện tử… như năm thằng kia. Tôi chỉ có mỗi một việc là ngồi yên để mà sợ. Nhiệm vụ của tôi là sợ, nhiệm vụ tiếp theo cũng là sợ, nhiệm vụ cuối cùng cũng vẫn là sợ.
Tôi lại ngồi ở cuối máy bay. Họ dành cho tôi chỗ rất rộng, nơi tên lửa đuổi theo nổ thì chết trước ai hết! Vâng, vào đây tôi mới yên trí là tôi còn sống. Chứ cứ đi mãi, cứ ngồi ở đuôi B.52 mãi, thì khó tránh khỏi cái chết, không còn đường về với gia đình…”.
Việc B.52 bị bắn rơi ngày càng nhiều và nhân viên phi hành bắt sống liên tục đã gieo sự sợ hãi lên cả chỉ huy của chính họ. David L. Drummond, đại úy phụ trách lái B.52 khai: “Suốt 4 hôm (từ 18-21/12), không khí sân bay rất căng thẳng. Câu lạc bộ vắng hẳn. Ít chuyện trò, chẳng ai nói đùa, khôi hài như trước.
Các cuộc thông báo (briefing) càng căng thẳng hơn. Đại tá David (Chỉ huy Biên đội 307-NV) đứng dậy hỏi chúng tôi: “Các anh xem có cách nào tránh khỏi máy bay bị trúng đạn và khỏi rơi không?”. Chúng tôi ai cũng biết con số 11 máy bay B.52 đã bị rơi theo Đài phát thanh Hoa Kỳ. Có lẽ con số ấy còn thấp. Không một ai trả lời câu hỏi của David. Nhiều người quay lại bọn E.W.O (sỹ quan điện tử), bọn này cũng im lặng. Đến ngày 25 thì không khí còn căng thẳng hơn nữa”.
Trong khi đó, tại Hà Nội, William W. Conlee (trung tá điều khiển máy điện tử B.52) thừa nhận: “Chúng tôi được đến tận nơi xem một dãy phố dài, một bệnh viện lớn. Chúng tôi rất ngạc nhiên và rất hổ thẹn. Chúng tôi bị cấp trên lừa. Vâng. Đúng là sự lừa dối. Họ bảo là mục tiêu quân sự, nhưng thật ra là vùng đông dân. Bom ném theo bản đồ được đánh dấu kỹ, không thể lầm lẫn!”.
Sự ám ảnh của Conlee trong những ngày bị bắt tại Hà Nội rất khó có thể phai nhòa: “Tôi cứ nhớ mãi quanh cảnh những hố bom giữa Hà Nội. Cái bảng lớn đề những dòng chữ màu đỏ và đen: Đời đời ghi xương khắc cốt tội ác của giặc Mỹ (Conlee không nhớ nguyên văn – NV) cứ ám ảnh tôi. Tôi biết rằng người Việt Nam lúc bắt tôi dù có đánh và xé xác tôi ra, chúng tôi cũng phải chịu.
Thế nhưng các ông không đối xử như thế. Vào đến đây, mọi suy nghĩ của chúng tôi bị đảo lộn. Đảo ngược hẳn. Cứ muốn giữ những hiểu biết và quan niệm cũ, nhưng thực tế lại khác. Đất nước chúng tôi trải qua một thời kỳ xấu, rất xấu”.
Còn Louis H. Bernasconi (trung tá hoa tiêu B.52) đã hình dung ra sự thật của lệnh ném bom hủy diệt Hà Nội từ tổng thống Mỹ: “Ở trường huấn luyện đội ngũ người lái chiến đấu của Bộ Chỉ huy không quân chiến lược tại căn cứ tại Califonia, người ta dạy chúng tôi rằng B.52 là để ném bom những mục tiêu cực lớn, những khu liên hợp quân sự rộng hàng chục dặm vuông. Mục tiêu loại này ở Việt Nam không hề có. Tôi hiểu rằng dùng B.52 ném bom những vùng đông dân chính là để sát thương thật nhiều nhằm mục đích gây sức ép”.
Carl H. Jeffcoat (thiếu tá phi công B.52) thì khẳng định sau khi được đưa tới chứng kiến sức tàn phá của bom Mỹ tại bệnh viện Bạch Mai: “Thế là rõ. Chúng tôi bị lừa. Chỉ có thể là như thế. Họ bảo chúng tôi là ném bom mục tiêu quân sự. Đánh liền bốn lần vào một bệnh viện lớn, với hàng chục tấn bom thì không thể gọi là nhầm lẫn được.
Tôi thất vọng. Tôi buồn. Vì lòng tin của tôi vào Tổng thống của chúng tôi sụp đổ. Bây giờ thì những điều các ông nói đều đúng. Cuộc chiến tranh này rất xấu.
Tôi xin nói thật, nếu biết rằng bom rơi xuống những vùng đông dân ở như thế, thì tôi, và nhiều người chúng tôi sẽ không đi!”.
Trong khi đó, tại Washington, các nghị sỹ đảng Dân chủ ra tối hậu thư: “Không có yêu cầu dân tộc nào hơn yêu cầu chấm dứt ngay lập tức sự dính líu của chúng ta (Mỹ) trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam”.
Ngày 30/12/1972, Nixon rốt cuộc đã phải xuống thang, tuyên bố chấm dứt ném bom hoàn toàn miền Bắc, ngồi vào bàn đàm phán ký kết Hiệp định Paris ngày 27/1/1973, có hiệu lực từ 7h ngày 28/1/1973. Kisingger đã phải thừa nhận với các đại biểu Việt Nam tại Paris rằng: “Các ngài không những anh hùng lại thông minh”.
12 ngày đêm “Điện Biên Phủ trên không” đã là đòn giáng mạnh vào “Tư tưởng sùng bái công nghệ và máy móc, coi học thuyết ném bom chiến lược như một giải pháp cho mọi cuộc xung đột và bom là thứ thuốc bách bệnh của Mỹ” (E.Tinpho, “Không quân Mỹ làm được gì ở Việt Nam?”)./.
—-
Trường Minh (VNN)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top