- Biển số
- OF-115758
- Ngày cấp bằng
- 6/10/11
- Số km
- 4,107
- Động cơ
- 425,516 Mã lực
- Nơi ở
- Lương Sơn, Hoà Bình
Đâu phải ở tận nước Mỹ, ở Thái Lan hay đảo Guam mới biết được được kế hoạch ném bom B52 của Mỹ, Đại tá Mạc Lâm chia sẻ.
… Năm 1996 sau khi theo học một lớp đào tạo, tôi được chuyển về Tổng cục II. Về đây được nghe các anh kể lại trong chiến công đánh thắng B52 có một phần đóng góp quan trọng của Tổng cục. Có người đáng lẽ phải được tuyên dương anh hùng. Tôi nghe mà nửa tin, nửa ngờ. Tin vì đúng là để đánh thắng được siêu “pháo đài bay” phải là chiến công chung của cả nước, phải có sự chỉ đạo từ Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, đặc biệt là các anh ở Cục Tác chiến. Ngờ là không biết Tổng cục II đóng góp vào chiến thắng bằng cách nào.
Bảo tàng Chiến thắng B52 tại Hà Nội
Cuối năm 1999, trên trang báo nội bộ của Tổng cục, tôi cũng đọc được bài của một tác giả trẻ viết về những đóng góp của Tổng cục II vào chiến thắng 12 ngày đêm năm ấy. Đọc xong tôi nghĩ bài viết quá sơ lược. Viết như vậy ai cũng có thể nhận mình là người góp phần đánh thắng B52. Toàn là những câu, những sự kiện chung chung. Nào là Tổng cục đã chủ động nắm tin tức, nào là đã vạch ra được mặt mạnh, mặt yếu, nào là đã biết tính năng kỉ thuật…Toàn những cái đọc ở đâu mà chả có. Đối với người đọc, điều cần là phải chỉ ra ai, nắm thế nào, thời gian cụ thể, báo cáo cho ai…Là người làm công tác nghiên cứu, tôi rất “dị ứng” với những từ như: nói chung là, nhìn chung là, cơ bản là, chúng ta đã góp phần, chúng ta đã chủ động…
Gần đây tôi đọc một cuốn truyện trong đó Đại tá Mạc Lâm có viết về cái đêm phát hiện máy bay B52 đánh vào miền Bắc. Tôi liền gọi điện xin gặp. Ông hẹn vào sáng hôm sau.
Mặc dù đến sớm nhưng loanh quanh mãi mới tìm đến được phòng làm việc của ông. Ông đang ngồi đợi, đứng dậy bắt tay và chỉ chiếc ghế gần đấy mời tôi ngồi, ông đi luôn vào việc (đúng là tác phong của một người chuyên hỏi tù binh- tôi thầm nghĩ).
- Thế này nhé, mình đã suy nghĩ rồi, yêu cầu của các cậu rất khó. Bây giờ tớ đưa những tài liệu này, cứ suy nghĩ xem có dùng được gì thì dùng.
Tôi liếc nhìn, nào là danh sách những người cùng khai thác tù binh với ông; nào là chuyện ông viết về giàn nho ở nhà giam Hoả Lò Hà Nội – “khách sạn Hilton” những ngày đón tiếp “giặc nhà trời” mà ông đã từng gặp; chuyện ông ghi lại đêm thức canh B52 những ngày tháng chạp 1972; rồi cả một vài tên tuổi của những viên phi công. Tôi thấy có cả tên John McCain.
Những khẩu đội pháo cao xạ bảo vệ bầu trời Hà Nội.
Một tài liệu tôi đặc biệt chú ý: “Báo cáo đặc biệt về công tác Tình báo phục vụ đánh thắng cuộc tập kích chiến lược đường không của đế quốc Mỹ trong 12 ngày đêm vào khu vực Hà Nội”.
Tôi quay sang tập tài liệu mà mình chú ý:
- Thế ngành mình (tình báo) đã góp phần đánh thắng B52 như thế nào?
- Cậu cứ đọc tài liệu rồi sẽ biết. Nhưng xin nói trước, chỉ hiểu đại thể thôi. Ví dụ mình mới chỉ viết đến cách đánh B52, lực lượng máy bay, tính năng kỹ thuật, về tổ chức đội hình B52 trong tác chiến, về hiệp đồng với các máy bay khác, sự phân chia khu vực…
Nghe ông nói mà tôi thấy cứ rối tung cả lên. Tôi hỏi nhỏ ông:
- Bác dạo ấy đặc trách mảng này hay sao mà biết được những chi tiết kỹ thế? Có phải ta có người “cài cắm” ở bên ấy không?
- Đấy mới là điều bí mật vì vậy suốt thời gian dài không thể nói được cũng vì thế.
- Ghê quá nhỉ, ngay từ thời ấy mà đằng mình cũng có người sang tận bên ấy – Tôi xuýt xoa?
- Cậu này! cứ gì phải ở tận nước Mỹ, ở Thái Lan hay đảo Guam mới biết được.
- Vậy thì ta làm cách nào?
- Thế cậu tưởng nghề hỏi tù binh của mình chỉ hỏi cho vui thôi hay sao? Bí quyết là ở đấy.
Rồi ông kể vì sao ta lại nắm chắc được âm mưu của chúng. Đặc biệt là âm mưu dùng B52 đánh Hà Nội. Tôi liền cắt ngang lời ông:
- Âm mưu dùng B52 đánh Hà Nội khi còn sống, Bác Hồ đã từng tiên đoán rồi còn gì?
- Đúng! Ông cụ đã tiên đoán, nhưng vào thời điểm nào mới quan trọng chứ. Làm “nghề” đánh địch phải biết rất cụ thể.
Rồi ông nói tiếp: Trước đấy ta đã bắn rơi và bắt đơợc một số phi công Mỹ, mà tên nào khi bị bắt làm tù binh chẳng ham sống sợ chết. Có gì là chúng khai ra hết. Cũng có vài thằng ngoan cố nhưng khi cả sáu bảy thằng khai ra thì một thằng giấu cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Các cậu biết đấy, lực lượng không quân Hoa Kỳ đánh miền Bắc không phải ở một nơi. Từ biển vào, từ Thái Lan sang, từ mãi tận Guam…Đặc biệt đối với loại B52, không phải sân bay nào cũng đậu được, không như mấy anh F4, F5, F105. Dạo ấy chỉ có sân bay ở Thái Lan, Philipin, Guam là B52 có thể cất cánh và hạ cánh được. Tuy nhiên, đã là giặc lái với nhau chúng phải biết chủ trương của những ông chủ của chúng.
Cậu còn nhớ không, trước trận “Điện Biên Phủ trên không” ta làm gì đã hạ đơợc B52 rơi tại chỗ. Nhưng cái thằng B52 khi đi phải có mấy tay tiêm kích hộ tống không có máy bay ta “xơi tái” ngay. Chính bọn đó đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho bọn mình khai thác.
Ảnh chụp giặc lái Mỹ bị bắt trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 12/1972
Ông kể tiếp, do nắm được không khí chính trị tại Hội nghị Pari, trên nhận định địch sẽ hành động điên cuồng. Khả năng chúng sẽ sử dụng át chủ bài, bảo bối cuối cùng làm lá bùa hộ mệnh. Vì vậy, mình được chỉ thị của cấp trên khi hỏi cung tù binh phải xoáy sâu vào vấn đề trên. Trước đấy, qua tin tức tình báo, ta nắm được ngày 02.04.72 Mỹ cấp tốc điều hai tàu sân bay Kittyhawk và Costelltion từ Subic đang di chuyển tới vùng biển Việt Nam. Ngày 03.04.72 Mỹ điều tiếp một đại đội máy bay oanh tạc chiến lược B52 gồm 20 chiếc từ Mỹ sang Utapao (Thái Lan). Chính động thái ấy khi hỏi cung tù binh mình đặc biệt xoáy sâu vào những câu hỏi được trên chỉ đạo như:
- Về lực lượng máy bay oanh tạc chiến lược B52 của Mỹ và khả năng bố trí trên các căn cứ ở châu á- Thái Bình Dương.
- Về tính năng kỹ thuật, trong đó chú trọng về trang bị vũ khí, bom đạn, trang bị điện tử, đặc biệt là khả năng gây nhiễu của B52 và những tên đi hộ tống.
- Về tổ chức đội hình B52 trong tác chiến, việc hợp đồng với các loại máy bay khác, việc phòng chống máy bay ta.
- Sự phân chia khu vực và mục tiêu giữa không quân chiến thuật và không quân chiến lược trên địa bàn miền Bắc và khu vực Hà Nội…
Trong số tù binh bắt được có mấy tên ở căn cứ Taklee (Thái Lan) hiểu biết rõ về B525. Có tên đã từng yểm trợ cho B52 thực hiện các “phi vụ” oanh kích ở Quảng Bình và một số khu vực khác ở miền Bắc. Chúng đã cung cấp những đường bay vào khu vực Hà Nội như: Từ hướng biển vào phải bay như thế nào, từ Thái Lan sang thì bay ra sao. Rồi còn đội hình tác chiến, chi tiết số liệu về độ cao, thành phần yểm trợ không chiến, yểm trợ chế áp cao xạ, tên lửa, Ra đa, nhiễu tích cực và nhiễu tiêu cực…toàn những điều “trên cả tuyệt vời”, đúng như yêu cầu của ta.
Rồi ông ghé vào tai tôi nói nhỏ:
- Cái này mới đặc biệt, qua khai thác ta nắm đơợc tại các căn cứ không quân, chúng đang tập trên sa bàn cách đánh vào Hà Nội.
Rồi ông cười: – Đấy bảo bối chính là ở điểm này.
Tất cả những chi tiết trên được viết thành một bản báo cáo có minh hoạ rất chi tiết trên tấm bản đồ châu á- Thái Bình Dương và Đông Dương. Báo cáo được trình bày trong một hội nghị quan trọng của Bộ Tổng Tham mưu tháng 10.1972. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chủ tịch hội nghị và mình là báo cáo viên.
Còn điều này mới là cú quyết định- Ông ngừng giây lát, rít nhẹ điếu thuốc đã gần tàn trên tay rồi thong thả kể tiếp- ngày giờ cụ thể lại phải nhờ vào “tay” Trinh sát kỹ thuật.
Ngày 15 tháng 12, nghĩa là trước ngày mở màn chiến dịch 2 ngày, Trung tâm 75 báo về: Phát hiện được lệnh đình phép phi công lái máy bay chiến lược B52 tại Guam và đề nghị khí tượng báo cáo tình hình thời tiết ở Bắc Việt Nam trong những ngày tới. Ngày 16 tháng 12 ta nắm được tin hai tàu sân bay Enterprise và Saratoga đang tiến vào Biển Đông, nâng tổng số tàu sân bay ở đây lên 6 chiếc. Nhiều máy bay tiếp dầu trên không KC 135 đang được bổ sung đến Philippines. Rồi lại nhận được tin Lầu Năm Góc đã thành lập cấp tốc một cơ quan chỉ huy để điều khiển chung hai căn cứ không quân chiến lược ở Guam và Utapao. Tàu cứu hộ đã được lệnh di chuyển lên vĩ tuyến 21.
Qua phân tích, khẳng định địch chuẩn bị mở chiến dịch đánh lớn vào miền Bắc. Tin này được báo lên cấp trên và lệnh báo động cho cả nước và Quân chủng Phòng không- Không quân được ban ra. Cho đến chiều 18.12 Trinh sát kỹ thuật lại báo phát hiện máy bay tiếp dầu cho B52 được lệnh xuất phát. Đến lúc này thì ta hoàn toàn khẳng định chắc chắn tối 18.12 B52 sẽ đánh Hà Nội, Hải Phòng.
Tôi hỏi nhỏ ông:
- Những chi tiết quan trọng thế sao trong các cuốn sách viết về 12 ngày đêm ấy, nhất là bộ sử của Quân chủng Phòng không- Không quân không thấy nhắc đến?
- Thế cậu đọc họ có nhắc đến Bộ Tổng Tham mưu không?
- Bộ Tổng Tham mưu phải có công đầu chứ, làm sao không nhắc được, nhưng cũng rất chung- tôi thành thật.
- Đấy, Bộ Tổng Tham mưu là cánh mình cả đấy thôi. Tin tức về địch là do Ngành mình phục vụ chứ còn ai nữa.
- Thì ra là như vậy. Đến điều ấy mà cũng không nghĩ ra. Tôi nhớ lại trường hợp này cũng giống nhơ trường hợp anh hùng Đinh Thị Vân, khi tuyên dương công trạng, mọi người chẳng biết chị là Tình báo, chỉ biết là công tác tại Bộ Tổng Tham mưu.
Biết ông đã mệt, tôi xin phép được mang những tài liệu về nhà tham khảo. Tiễn tôi xuống cầu thang ông còn dặn:
Nhớ giữ những tài liệu này cho cẩn thận nhé. Nó vẫn còn có giá trị cho hôm nay và mai sau đấy.
Nguyễn Đăng Tấn (VNN)
… Năm 1996 sau khi theo học một lớp đào tạo, tôi được chuyển về Tổng cục II. Về đây được nghe các anh kể lại trong chiến công đánh thắng B52 có một phần đóng góp quan trọng của Tổng cục. Có người đáng lẽ phải được tuyên dương anh hùng. Tôi nghe mà nửa tin, nửa ngờ. Tin vì đúng là để đánh thắng được siêu “pháo đài bay” phải là chiến công chung của cả nước, phải có sự chỉ đạo từ Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, đặc biệt là các anh ở Cục Tác chiến. Ngờ là không biết Tổng cục II đóng góp vào chiến thắng bằng cách nào.
Cuối năm 1999, trên trang báo nội bộ của Tổng cục, tôi cũng đọc được bài của một tác giả trẻ viết về những đóng góp của Tổng cục II vào chiến thắng 12 ngày đêm năm ấy. Đọc xong tôi nghĩ bài viết quá sơ lược. Viết như vậy ai cũng có thể nhận mình là người góp phần đánh thắng B52. Toàn là những câu, những sự kiện chung chung. Nào là Tổng cục đã chủ động nắm tin tức, nào là đã vạch ra được mặt mạnh, mặt yếu, nào là đã biết tính năng kỉ thuật…Toàn những cái đọc ở đâu mà chả có. Đối với người đọc, điều cần là phải chỉ ra ai, nắm thế nào, thời gian cụ thể, báo cáo cho ai…Là người làm công tác nghiên cứu, tôi rất “dị ứng” với những từ như: nói chung là, nhìn chung là, cơ bản là, chúng ta đã góp phần, chúng ta đã chủ động…
Gần đây tôi đọc một cuốn truyện trong đó Đại tá Mạc Lâm có viết về cái đêm phát hiện máy bay B52 đánh vào miền Bắc. Tôi liền gọi điện xin gặp. Ông hẹn vào sáng hôm sau.
Mặc dù đến sớm nhưng loanh quanh mãi mới tìm đến được phòng làm việc của ông. Ông đang ngồi đợi, đứng dậy bắt tay và chỉ chiếc ghế gần đấy mời tôi ngồi, ông đi luôn vào việc (đúng là tác phong của một người chuyên hỏi tù binh- tôi thầm nghĩ).
- Thế này nhé, mình đã suy nghĩ rồi, yêu cầu của các cậu rất khó. Bây giờ tớ đưa những tài liệu này, cứ suy nghĩ xem có dùng được gì thì dùng.
Tôi liếc nhìn, nào là danh sách những người cùng khai thác tù binh với ông; nào là chuyện ông viết về giàn nho ở nhà giam Hoả Lò Hà Nội – “khách sạn Hilton” những ngày đón tiếp “giặc nhà trời” mà ông đã từng gặp; chuyện ông ghi lại đêm thức canh B52 những ngày tháng chạp 1972; rồi cả một vài tên tuổi của những viên phi công. Tôi thấy có cả tên John McCain.
Một tài liệu tôi đặc biệt chú ý: “Báo cáo đặc biệt về công tác Tình báo phục vụ đánh thắng cuộc tập kích chiến lược đường không của đế quốc Mỹ trong 12 ngày đêm vào khu vực Hà Nội”.
Tôi quay sang tập tài liệu mà mình chú ý:
- Thế ngành mình (tình báo) đã góp phần đánh thắng B52 như thế nào?
- Cậu cứ đọc tài liệu rồi sẽ biết. Nhưng xin nói trước, chỉ hiểu đại thể thôi. Ví dụ mình mới chỉ viết đến cách đánh B52, lực lượng máy bay, tính năng kỹ thuật, về tổ chức đội hình B52 trong tác chiến, về hiệp đồng với các máy bay khác, sự phân chia khu vực…
Nghe ông nói mà tôi thấy cứ rối tung cả lên. Tôi hỏi nhỏ ông:
- Bác dạo ấy đặc trách mảng này hay sao mà biết được những chi tiết kỹ thế? Có phải ta có người “cài cắm” ở bên ấy không?
- Đấy mới là điều bí mật vì vậy suốt thời gian dài không thể nói được cũng vì thế.
- Ghê quá nhỉ, ngay từ thời ấy mà đằng mình cũng có người sang tận bên ấy – Tôi xuýt xoa?
- Cậu này! cứ gì phải ở tận nước Mỹ, ở Thái Lan hay đảo Guam mới biết được.
- Vậy thì ta làm cách nào?
- Thế cậu tưởng nghề hỏi tù binh của mình chỉ hỏi cho vui thôi hay sao? Bí quyết là ở đấy.
Rồi ông kể vì sao ta lại nắm chắc được âm mưu của chúng. Đặc biệt là âm mưu dùng B52 đánh Hà Nội. Tôi liền cắt ngang lời ông:
- Âm mưu dùng B52 đánh Hà Nội khi còn sống, Bác Hồ đã từng tiên đoán rồi còn gì?
- Đúng! Ông cụ đã tiên đoán, nhưng vào thời điểm nào mới quan trọng chứ. Làm “nghề” đánh địch phải biết rất cụ thể.
Rồi ông nói tiếp: Trước đấy ta đã bắn rơi và bắt đơợc một số phi công Mỹ, mà tên nào khi bị bắt làm tù binh chẳng ham sống sợ chết. Có gì là chúng khai ra hết. Cũng có vài thằng ngoan cố nhưng khi cả sáu bảy thằng khai ra thì một thằng giấu cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Các cậu biết đấy, lực lượng không quân Hoa Kỳ đánh miền Bắc không phải ở một nơi. Từ biển vào, từ Thái Lan sang, từ mãi tận Guam…Đặc biệt đối với loại B52, không phải sân bay nào cũng đậu được, không như mấy anh F4, F5, F105. Dạo ấy chỉ có sân bay ở Thái Lan, Philipin, Guam là B52 có thể cất cánh và hạ cánh được. Tuy nhiên, đã là giặc lái với nhau chúng phải biết chủ trương của những ông chủ của chúng.
Cậu còn nhớ không, trước trận “Điện Biên Phủ trên không” ta làm gì đã hạ đơợc B52 rơi tại chỗ. Nhưng cái thằng B52 khi đi phải có mấy tay tiêm kích hộ tống không có máy bay ta “xơi tái” ngay. Chính bọn đó đã trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho bọn mình khai thác.
Ông kể tiếp, do nắm được không khí chính trị tại Hội nghị Pari, trên nhận định địch sẽ hành động điên cuồng. Khả năng chúng sẽ sử dụng át chủ bài, bảo bối cuối cùng làm lá bùa hộ mệnh. Vì vậy, mình được chỉ thị của cấp trên khi hỏi cung tù binh phải xoáy sâu vào vấn đề trên. Trước đấy, qua tin tức tình báo, ta nắm được ngày 02.04.72 Mỹ cấp tốc điều hai tàu sân bay Kittyhawk và Costelltion từ Subic đang di chuyển tới vùng biển Việt Nam. Ngày 03.04.72 Mỹ điều tiếp một đại đội máy bay oanh tạc chiến lược B52 gồm 20 chiếc từ Mỹ sang Utapao (Thái Lan). Chính động thái ấy khi hỏi cung tù binh mình đặc biệt xoáy sâu vào những câu hỏi được trên chỉ đạo như:
- Về lực lượng máy bay oanh tạc chiến lược B52 của Mỹ và khả năng bố trí trên các căn cứ ở châu á- Thái Bình Dương.
- Về tính năng kỹ thuật, trong đó chú trọng về trang bị vũ khí, bom đạn, trang bị điện tử, đặc biệt là khả năng gây nhiễu của B52 và những tên đi hộ tống.
- Về tổ chức đội hình B52 trong tác chiến, việc hợp đồng với các loại máy bay khác, việc phòng chống máy bay ta.
- Sự phân chia khu vực và mục tiêu giữa không quân chiến thuật và không quân chiến lược trên địa bàn miền Bắc và khu vực Hà Nội…
Trong số tù binh bắt được có mấy tên ở căn cứ Taklee (Thái Lan) hiểu biết rõ về B525. Có tên đã từng yểm trợ cho B52 thực hiện các “phi vụ” oanh kích ở Quảng Bình và một số khu vực khác ở miền Bắc. Chúng đã cung cấp những đường bay vào khu vực Hà Nội như: Từ hướng biển vào phải bay như thế nào, từ Thái Lan sang thì bay ra sao. Rồi còn đội hình tác chiến, chi tiết số liệu về độ cao, thành phần yểm trợ không chiến, yểm trợ chế áp cao xạ, tên lửa, Ra đa, nhiễu tích cực và nhiễu tiêu cực…toàn những điều “trên cả tuyệt vời”, đúng như yêu cầu của ta.
Rồi ông ghé vào tai tôi nói nhỏ:
- Cái này mới đặc biệt, qua khai thác ta nắm đơợc tại các căn cứ không quân, chúng đang tập trên sa bàn cách đánh vào Hà Nội.
Rồi ông cười: – Đấy bảo bối chính là ở điểm này.
Tất cả những chi tiết trên được viết thành một bản báo cáo có minh hoạ rất chi tiết trên tấm bản đồ châu á- Thái Bình Dương và Đông Dương. Báo cáo được trình bày trong một hội nghị quan trọng của Bộ Tổng Tham mưu tháng 10.1972. Đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là chủ tịch hội nghị và mình là báo cáo viên.
Còn điều này mới là cú quyết định- Ông ngừng giây lát, rít nhẹ điếu thuốc đã gần tàn trên tay rồi thong thả kể tiếp- ngày giờ cụ thể lại phải nhờ vào “tay” Trinh sát kỹ thuật.
Ngày 15 tháng 12, nghĩa là trước ngày mở màn chiến dịch 2 ngày, Trung tâm 75 báo về: Phát hiện được lệnh đình phép phi công lái máy bay chiến lược B52 tại Guam và đề nghị khí tượng báo cáo tình hình thời tiết ở Bắc Việt Nam trong những ngày tới. Ngày 16 tháng 12 ta nắm được tin hai tàu sân bay Enterprise và Saratoga đang tiến vào Biển Đông, nâng tổng số tàu sân bay ở đây lên 6 chiếc. Nhiều máy bay tiếp dầu trên không KC 135 đang được bổ sung đến Philippines. Rồi lại nhận được tin Lầu Năm Góc đã thành lập cấp tốc một cơ quan chỉ huy để điều khiển chung hai căn cứ không quân chiến lược ở Guam và Utapao. Tàu cứu hộ đã được lệnh di chuyển lên vĩ tuyến 21.
Qua phân tích, khẳng định địch chuẩn bị mở chiến dịch đánh lớn vào miền Bắc. Tin này được báo lên cấp trên và lệnh báo động cho cả nước và Quân chủng Phòng không- Không quân được ban ra. Cho đến chiều 18.12 Trinh sát kỹ thuật lại báo phát hiện máy bay tiếp dầu cho B52 được lệnh xuất phát. Đến lúc này thì ta hoàn toàn khẳng định chắc chắn tối 18.12 B52 sẽ đánh Hà Nội, Hải Phòng.
Tôi hỏi nhỏ ông:
- Những chi tiết quan trọng thế sao trong các cuốn sách viết về 12 ngày đêm ấy, nhất là bộ sử của Quân chủng Phòng không- Không quân không thấy nhắc đến?
- Thế cậu đọc họ có nhắc đến Bộ Tổng Tham mưu không?
- Bộ Tổng Tham mưu phải có công đầu chứ, làm sao không nhắc được, nhưng cũng rất chung- tôi thành thật.
- Đấy, Bộ Tổng Tham mưu là cánh mình cả đấy thôi. Tin tức về địch là do Ngành mình phục vụ chứ còn ai nữa.
- Thì ra là như vậy. Đến điều ấy mà cũng không nghĩ ra. Tôi nhớ lại trường hợp này cũng giống nhơ trường hợp anh hùng Đinh Thị Vân, khi tuyên dương công trạng, mọi người chẳng biết chị là Tình báo, chỉ biết là công tác tại Bộ Tổng Tham mưu.
Biết ông đã mệt, tôi xin phép được mang những tài liệu về nhà tham khảo. Tiễn tôi xuống cầu thang ông còn dặn:
Nhớ giữ những tài liệu này cho cẩn thận nhé. Nó vẫn còn có giá trị cho hôm nay và mai sau đấy.
Nguyễn Đăng Tấn (VNN)