[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên: chuyện nhà Lý, Lý Thường Kiệt, Nùng Trí Cao.

dtrung

Xe điện
Biển số
OF-8577
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
3,571
Động cơ
582,404 Mã lực
Lý Công Uẩn chia nước thành 24 lộ
Sách Cương mục và Toàn thư chỉ ghi tên 12 lộ là: Thiên Trường lộ, Quốc Oai lộ, Hải Đông lộ, Kiến Xương lộ, Khoái lộ, Hoàng Giang lộ, Long Hưng lộ, Bắc Giang lộ, Trường Yên lộ, Hồng lộ, Thanh Hóa lộ, Diễn Châu lộ. Theo sách Lãnh Ngoại Đại Đáp, Đại Việt thời Lý chia làm 4 phủ, 13 châu và 3 trại. Phủ là Phủ Đô hộ, phủ Đại Thông, phủ Thanh Hóa, phủ Phú Lương; châu là châu Vĩnh An, châu Vĩnh Thái, châu Vạn Xuân, châu Phong Đạo, châu Thái Bình, châu Thanh Hóa, châu Nghệ An, châu Già Phong, châu Trà Lô, châu Yên Phong, châu Tô, châu Mậu, châu Lạng; trại là trại Hòa Ninh, trại Đại Bàn, trại Tân Yên.

Thanh Hóa hồi xưa nó phân biệt rõ với Ninh Bình.
Làm gì có chuyện đến phủ Lý Hà Nam là địa phận Thanh Hóa rồi?
Trêu cụ ý mà :))
 

Ksxdcd

Xe điện
Biển số
OF-67951
Ngày cấp bằng
8/7/10
Số km
2,293
Động cơ
455,038 Mã lực
EM thấy ông cha ta đã cả ngàn năm trước cũng đã thường xuyên... lưỡng đầu thọ địch...
Bắc chống tàu, nam, tây nam chống bọn... câu kết với tàu...

Do đó chúng ta ngày nay cũng không thể mất cảnh giác chuyện này được....

Bài học lịch sử lặp đi lặp lại quá nhều lần và có nhiều xương máu lắm rồi...

Một đoạn bị kiểm-duyệt, em dùng ảnh

Screenshot (4).png
 

trancannam

Xe điện
Biển số
OF-394809
Ngày cấp bằng
2/12/15
Số km
3,663
Động cơ
273,598 Mã lực
Tuổi
26
Cảnh giác thì không mất cảnh giác nhưng khi quyền lợi suy yếu thì tự đi cầu viện. Tất nhiên phải có cái đánh đổi để cầu viện và mỗi lần như thế.
 

hat.tieu

Xe cút kít
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
15,293
Động cơ
-90,715 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Vâng cụ, em đơn giản là cùng các cụ tìm hiểu, chỉ là về mặt học thuật, dịch những sử liệu để cùng các cụ làm sáng tỏ hơn những điều đã cũ. Ko chính trị, không đả kích cá nhân.
Em thích thớt nhiều cụ bổ sung, bàn luận, tranh luận, mới nhiều thông tin hơn cụ ạ.
Mấy ông vang dạo đấy không quan tâm đến nội dung là gì đâu cụ ạ. :D Để em vod bù cho cụ đến hết năm nhá. :D
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Nhâm Thân tháng 6 năm Nguyên Phong thứ 5 [20/7/1082].

Giao Chỉ Quận vương Lý Càn Đức hiến sừng tê ngưu, ngà voi mỗi thứ số lượng 50 [cặp], lại tâu:

- Nùng Dũng 儂勇 thủ lĩnh động Cổ Đán 古旦 của châu Quảng Nguyên cai quản mang cả dân động làm phản, [ tự tiện] nhập vào Ung Châu; mấy lần gửi thông điệp cho Ung Châu [xin trả lại], nhưng không thi hành.

Chiếu ban:

- Nùng Dũng vốn không do Giao Chỉ quản lý, đã quy minh theo triều đình trước khi Giao Chỉ xin hàng, tự xin là đất tỉnh, là đất thuộc tỉnh Trung Quốc, theo lý khó mà cấp hoàn lại.

[ Lời tác giả: Nùng Dũng xin nhập vào TQ ngày 15 tháng 9, nay không muốn về [ với Giao Chỉ], xét Tân Kỷ thư 新紀書, Nhâm Thân, Giao Chỉ hiến 2 con tê giác thuần, nhưng không thấy ghi trong Cựu kỷ 舊紀. Nguyên do sau khi Tống Triết Tông 宋哲宗 lên ngôi, sai các sử quan Phạm Tổ Vũ 范祖武, Triệu Ngạn Nhược 趙彥若, Hoàng Đình Kiên 黃廷堅 soạn [ lại] [ Tống] Thần tông Thực lục. Năm Tân Mùi 1091, soạn xong. Bấy giờ phe chống Vương An Thạch [ đang] nắm quyền, cho nên Thực lục Thần Tông phỉ báng An Thạch quá mức. Đến năm Quí Dậu 1093, Triết Tông thân chính, phái tân pháp [ theo đường lối An Thạch] lại đắc dụng, cho nên sai con rể An Thạch, là Thái Biện 蔡弁 soạn lại Thần Tông Thực lục. Tháng chạp năm Giáp Tuất,1095, Biện soạn xong. Các sử thần soạn bản Thực lục cũ đều bị cho đi chỗ khác. Nhưng Triết Tông vẫn cho lưu 2 bản song song, vì vậy, nên có hai bản Thần Tông Thực lục, Cựu kỷ và Tân kỷ].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sứ bộ Lương Dụng Luật dâng tấu đòi hỏi Triều đình xét lại về biên giới, vua chấp nhận, bèn ra lệnh lập Kế Nghị Biện Chính Cương Chí Sở 計議辦正疆至所 [sở bàn bạc sửa lại đúng cương giới] tại trại Vĩnh Bình [Bằng Tường, Quảng Tây]. Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ Hùng Bản được lệnh sai quan đến chờ sẵn tại biên giới để cùng Sứ thần Giao Chỉ thương-nghị.

Hùng Bản vốn là quan văn, xuất thân Tiến sĩ, nên am hiểu vấn đề, tính điềm-tĩnh, đến đâu cũng không hay sinh sự. Thường dùng chính sách ôn-hòa đối-đãi với dân. Nhờ thế, mà loạn không lan rộng. Bản nói với vua:

- Giao Chỉ quyết đòi đất, thần tuy viết thư trách, Thượng Cát đã lui quân, nhưng xin trả cho chúng nó 8 động đất hoang, rồi hẹn với Càn Đưc phái người tới Vĩnh Bình bàn cương sự.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Mậu Thân tháng 6 năm Nguyên Phong thứ 6 [21/6/1083].

Kinh lược sứ Quảng Nam Tây Lộ Hùng Bản 熊本 lại tâu:

- Đã sai Đề cử Tả Giang đô tuần kiểm, Cung phụng quan Cáp môn chi hầu Thành Trác 成卓 cùng Giám trấn nãi kim khanh Triều phụng lang Đặng Khuyết鄧闕 [viên quan coi việc khai thác và luyện vàng] cùng đến trại Vĩnh Bình [Bằng Tường, Quảng Tây] hẹn với An Nam định biên giới, y theo chiếu đặt tên là Kế Nghị Biện Chính Cương Chí Sở.

Thiên tử đều chấp nhận.

Lúc đầu, định cử Ôn Cảo 溫杲 cũng có trong đoàn thương nghị, nên ngày Đinh Vị mồng một tháng 12 [22/12/1082], Chuyển vận phó sứ Quảng Tây, Ngô Tiềm吴潛 tâu:

- Gần đây sai Ôn Cảo làm Tri Khâm Châu, thần trộm nghe rằng giặc Giao Chỉ giận nghiến răng muốn ăn thịt Cảo. Cảo mà đến đó vạn nhất sẽ sinh cướp phá.

Thiên tử phê:

- Cảo tư chất tốt, nhưng có hiềm khích với người Giao, thực không nên ở nơi cực biên quan-trọng, có thể sai viên Kiềm hạt Lưu Hy tại lộ này kiêm Tri Khâm Châu.

Càn Đức cử viên chánh sứ là Đào Tông Nguyên 陶宗元 đến bàn nghị, Tông Nguyên vốn cứng rắn, nói nhiều câu khó nghe. Trước tiên đòi trả ngay 2 động Vật Dương và Vật Ác cùng dân cư, phía triều đình tuyên bố chỉ trả trả một dải đất ở phía nam dãy núi Hỏa Diễm 火焰山. Tông Nguyên không chấp-nhận. Cuối cùng Tông Ngyên đề nghị:

- Đất thuộc Quảng Nguyên này chỉ là đất nhỏ. Khó lòng [ bắt chúng tôi] bán hay chia. Tôi muốn tự làm bản tấu, các vị đem về triều đình [ hỏi ý kiến vua Tống] có định bằng lòng [ trả] hay không?

Thành Trạc nói:

- Chỉ là một sứ thần của tiểu quốc, mà lời nói cao-ngạo quá lắm.

Tông Nguyên nói:

- Biên giới cương vực là việc hệ-trọng, đã nhận mệnh vua thì nhất-định không thể bỏ dù 1 phân đất. Thiên triều có đất hàng vạn dặm, cớ sao cứ tham đất của các tiểu quốc? Tránh việc binh đao là việc nên làm. [ lời nói đe dọa]

Thành Trạc nói:

- Vậy thì khó mà nói nữa.

Tông Nguyên bèn đứng dậy, bỏ hội-họp mà về.

Ngày Ất Tỵ tháng 9 [16/10/1083] năm Nguyên Phong thứ 6.

Ty Kinh lược Quảng Tây tâu:

- Viên Câu đương công sự Đàm Thiểm 譚掞 tâu: ‘Bọn Đào Tông Nguyên nói rằng về một xích, một thốn [ xích= 33,33cm] đất Quảng Nguyên khó mà bàn phân chia ra, lại muốn tự viết chương tấu dâng lên để triều đình giải quyết đúng hay sai.’ Tông Nguyên không tuân mệnh, không ký biên bản hội họp, hiện đã trở về An Nam.

Chiếu ban:

- Hùng Bản chỉ huy các quan bàn nghị, khi cùng với bọn Đào Tông Nguyên nghị bàn, đã tỏ tường những lời trong văn tự triều đình ban cho, hãy chấp nhận việc [ cho là] hợp đạo lý, đưa bớt đi những điều khoản khó khăn khi thương-lượng, không để những việc [ không giải quyết được] lưu cữu lâu dài gây bức xúc thành mối họa, khiến dân Man tỏ ý kinh nhờn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Ất Vị [ 25] tháng chạp năm Nguyên Phong thứ 6 [3/2/1084].

Thương nghị không thành, Các viên quan ở Quế Châu phần nhiều lo lắng. Viên chuyển vận phó sứ Ngô Tiềm chỉ vì nói Giao Chỉ muốn vay gạo, mà ti đề điểm hình ngục cũng hặc tội. Viên sai quan Hồ Cách vì cãi-cọ hăng với Đào Tông Nguyên cũng được giữ lại không phải về hưu.

Một mình Hùng Bản vẫn điềm-nhiên. Có lúc thám mã về báo rằng: Sang năm, Giao Chỉ sẽ vào cướp. Sứ Giao Chỉ cũng nhận là đúng.

Vua Tống hỏi ý Bản. Bản trả lời:

- Sứ An Nam còn ở trên đường, không thể có chuyện ấy. Sứ giả có mưu trí, sao lại nói cho ta biết trước mưu mình.

Từ khi bọn Tông Nguyên bỏ về, Càn Đức lấy làm tức giận lắm, bèn cho điểm 5 vạn binh mã, nói rằng sẽ đánh Quy Hóa châu. Trước mắt làm công văn sang đòi bắt Nùng Trí Hội lấy cớ y nguyên là Tù trưởng [của Giao Chỉ], trước kia tự tiện đem Qui Hóa nạp [cho nhà Tống]. Triều đình giải quyết bằng cách đem Nùng Trí Hội vào nội địa lánh mặt, cử một viên quan khác coi giữ Quy Hóa.

Ty Kinh lược Quảng Tây tâu:

- Qui Hóa châu tâu Giao Chỉ tụ binh, muốn quay lại chiếm châu. Người Giao rêu rao truy bắt Nùng Trí Hội 儂智會, xâm phạm Qui Hóa, nay tuy đã rút trở về sào huyệt, nhưng vẫn thường có ý dòm ngó. Nay Trí Hội bảo rằng: “Nếu như Giao Chỉ xâm phạm một lần nữa, bản châu khó mà chống cự; xin [triều đình] vào đất trong tỉnh”. Trí Hội không có khả năng lại thiếu vững tâm chống cự Giao Chỉ, nếu còn ở lại [Qui Hóa], không khỏi bị giặc cướp phá.

Chiếu ban Hùng Bản dụ bảo Trí Hội mau dời việc mà đi vào nội địa, cân nhắc giao phó người coi giữ các ải lộ quan trọng tại Qui Hóa, nếu như Giao Chỉ đến, tức là vô cớ vào đất nội địa, có thể gửi thông điệp hỏi tội.

Sau khi đưa Nùng Trí Hội vào nội địa, Kinh lược Quảng Tây Hùng Bản sai Sứ đến biên giới thu xếp với Giao Chỉ bảo ngừng gây hấn, cho người đến biên giới bàn lại về ranh giới; một mặt đề nghị với triều đình trả lại cho Giao Chỉ 8 động.

Càn Đức thấy Đào Tông Nguyên làm quá, có cử đi cũng khó thành, bèn cử viên Lang trung bộ binh Lê Văn Thịnh làm chánh sứ và Nguyễn Bội làm phó sứ tới Vĩnh Bình thương nghị tiếp, Văn Thịnh đỗ đầu khoa Minh Kinh Bác Học, ăn nói nhỏ nhẹ, lại chuyên giảng dạy chữ nghĩa cho Càn Đức, Thịnh ứng đối giỏi, dáng nho nhã tuấn tú.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Lê Văn Thịnh đi đòi đất về nhảy một phát thăng mấy cấp từ lang trung bộ binh lên thái sư luôn.
Tức nhảy một phát từ thứ trưởng Bộ Quốc phòng lên thành thủ tướng
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Lê Văn Thịnh đi đòi đất về nhảy một phát thăng mấy cấp từ lang trung bộ binh lên thái sư luôn.
Tức nhảy một phát từ thứ trưởng Bộ Quốc phòng lên thành thủ tướng
"Viết về sự kiện năm 1075 Lý Nhân Tông chọn quan chức, người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám, GS Nguyễn Quang Ngọc hạ bút: “Chắc chắn thầy giáo Lê Văn Thịnh là người thầy sớm nhất của trường đại học đầu tiên của quốc gia Đại Việt”.

Luận điểm này không có cơ sở. Thứ nhất, “Đại Việt sử ký toàn thư” viết về sự kiện năm 1075: “Lê Văn Thịnh được trúng tuyển, cho vào hầu vua học”. Thứ hai, năm 1076, sách “Việt sử lược” đời Trần chép: “Lấy Nội cấp sự Lê Văn Thịnh làm Binh bộ Thị lang”. Như vậy, năm 1075, Lê Văn Thịnh chỉ vào hầu vua học, tức là dạy vua Lý Nhân Tông khi nhà vua chưa đầy 10 tuổi. Năm sau, ông đã chuyển sang Bộ binh, có thể vẫn dạy nhà vua nhưng khó mà khẳng định “chắc chắn” coi “Lê Văn Thịnh là người thầy sớm nhất của trường đại học đầu tiên của quốc gia Đại Việt”. Trước đó, năm Canh Tuất (1070) niên hiệu Thần Vũ thứ 2, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. “Đại Việt sử ký toàn thư” viết: “Mùa thu tháng 8 (1070) làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đây học”." - https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/suy-dien-tuy-tien-trong-sach-thai-su-le-van-thinh-20170317232403978.htm

Thị lang bộ Binh là Bộ trửng rồi, hóa ra ông này có dạy vua trong cung lúc vua 10 tuổi, như bài báo đã trich chính sử.

ĐỌc bài báo thì càng thấy sử gia nhà ta phán liều phết, chỉ biết sinh năm Dần phán ngay là Canh Dần. Còn nhiều chi tiết khác cho thấy tình trạng "văn sử bất phân" nên các sử gia sáng tác ra cả một cái cây xum xuê trên một ... hạt lạc sử liệu
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
"Viết về sự kiện năm 1075 Lý Nhân Tông chọn quan chức, người nào biết chữ cho vào Quốc Tử Giám, GS Nguyễn Quang Ngọc hạ bút: “Chắc chắn thầy giáo Lê Văn Thịnh là người thầy sớm nhất của trường đại học đầu tiên của quốc gia Đại Việt”.

Luận điểm này không có cơ sở. Thứ nhất, “Đại Việt sử ký toàn thư” viết về sự kiện năm 1075: “Lê Văn Thịnh được trúng tuyển, cho vào hầu vua học”. Thứ hai, năm 1076, sách “Việt sử lược” đời Trần chép: “Lấy Nội cấp sự Lê Văn Thịnh làm Binh bộ Thị lang”. Như vậy, năm 1075, Lê Văn Thịnh chỉ vào hầu vua học, tức là dạy vua Lý Nhân Tông khi nhà vua chưa đầy 10 tuổi. Năm sau, ông đã chuyển sang Bộ binh, có thể vẫn dạy nhà vua nhưng khó mà khẳng định “chắc chắn” coi “Lê Văn Thịnh là người thầy sớm nhất của trường đại học đầu tiên của quốc gia Đại Việt”. Trước đó, năm Canh Tuất (1070) niên hiệu Thần Vũ thứ 2, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. “Đại Việt sử ký toàn thư” viết: “Mùa thu tháng 8 (1070) làm Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đây học”." - https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/suy-dien-tuy-tien-trong-sach-thai-su-le-van-thinh-20170317232403978.htm

Thị lang bộ Binh là Bộ trửng rồi, hóa ra ông này có dạy vua trong cung lúc vua 10 tuổi, như bài báo đã trich chính sử.

ĐỌc bài báo thì càng thấy sử gia nhà ta phán liều phết, chỉ biết sinh năm Dần phán ngay là Canh Dần. Còn nhiều chi tiết khác cho thấy tình trạng "văn sử bất phân" nên các sử gia sáng tác ra cả một cái cây xum xuê trên một ... hạt lạc sử liệu
Thượng thư bộ binh mới là bộ trưởng.
Thị lang là thứ trưởng thôi
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Thượng thư bộ binh mới là bộ trưởng.
Thị lang là thứ trưởng thôi
"Các Bộ, vào thời Lý nói chung chưa thấy có sự phân định rõ ràng. Tuy vậy, ở thời kỳ
này, chức Thượng thư đứng đầu bộ đã bắt đầu được đặt, ví dụ dưới triều vua Lý Nhân Tông,
Mạc Hiển Tích, Đoàn Văn Khâm, Nguyễn Công Bật vv...đều được giữ chức Thượng thư.
Phan Huy chú viết trong Lịch triều hiến chương loại chí rằng: “Chức Thượng thư đặt ra bắt
đầu từ thời Lý, nhưng tên các bộ chia đặt thế nào chưa rõ”18. Chức Thị lang cũng đã được
đặt ở thời kỳ này. Sách Lịch triều hiến chương loại chí ghi, năm 1118 “đặt chức bộ Thị
lang”19. Biên niên sử thì chưa ghi đầy đủ tên các Bộ của thời Lý mà chỉ thấy nhắc đến tên
của hai Bộ, là Bộ Lễ và Bộ Hộ qua hai sự kiện ghi vào năm Mậu Tuất (1118), Tả thị lang
Bộ Hộ là Lý Tú Uyên chết20 và năm Giáp Thìn (1124), Nội thường thị là Lê Bá Ngọc làm
Thị lang Bộ Lễ21. Điều này cũng được Phan Huy Chú nhấn mạnh là “Đời Lý buổi đầu đặt
quan, đã có những chức Trung thư thị lang, Bộ thị lang, nhưng các bộ không đặt đủ”22. Có
lẽ do sự ghi chép không đầy đủ trong chính sử nên sự hiểu biết về các Bộ của thời Lý từ
trước tới nay cũng chưa được đầy đủ. Nhưng theo nguồn tài liệu văn bia của thời Lý đã được dịch và công bố trong tập Thơ văn Lý - Trần, xuất bản năm 1977, thì vào thời Lý đã có
đầy đủ các bộ, nhất là từ triều vua thứ tư của nhà Lý là Lý Nhân Tông (1072 - 1127) trở đi.
Theo lời chú cuối cùng của Bia tháp Sùng Thiện Diên Linh ở chùa núi Long Đội (thuộc xã
Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) dựng vào ngày 6 tháng 7, niên hiệu Thiên Phù Duệ
vũ thứ hai (1121) cho biết, người được vâng sắc chỉ của vua Lý Nhân Tông để soạn bài văn
của bia này là Nguyễn Công Bật, đang giữ chức Triều liệt, Hình bộ Thượng thư, Binh Bộ
Viên ngoại lang đồng tri phiên công viện chư sự và người viết chữ bài văn bia là Lý Bảo
Cung, đang giữ chức Hữu thị lang, Thượng thư, Công Bộ Viên ngoại lang đồng tri thẩm
hình viện sự, thượng kinh xa đô uý, tử kim ngư
"

Cứ như văn bia ghi về ông Lý Bảo Cung thì ông này vừa làm Thượng thư, vừa là Hữu thị lang. Như vậy Thượng thư thời Lý có khi là gia thêm chứ không phải chức chính chăng.??
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Mấy ông miền B này thì chúa gán ghép lung tung. VMiếu ngoài HN là cái của thời Lê để lại, Lê Thái Tổ ra Bắc mới độc tôn Nho học, làm cái miếu để ra thắp hương cho cha mẹ. Đến đời con, cháu sau đó mới gọi là sửa lại cho đúng.

Đằng này cứ cố ghán ghép, viết linh ta linh tinh. Đến tượng L Thái Tổ cũng đem đặt cạnh Hồ Gươm, sao cả HN ko đặt, mà đặt cạnh Hồ Gươm vốn gắn với Lê Lợi ? Mà cái vị vua này là cướp ngôi, có phải anh hùng anh hiếc gì đâu.
Lại cãi đài, ông về quê mà lập Văn Miếu nhá.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
"Các Bộ, vào thời Lý nói chung chưa thấy có sự phân định rõ ràng. Tuy vậy, ở thời kỳ
này, chức Thượng thư đứng đầu bộ đã bắt đầu được đặt, ví dụ dưới triều vua Lý Nhân Tông,
Mạc Hiển Tích, Đoàn Văn Khâm, Nguyễn Công Bật vv...đều được giữ chức Thượng thư.
Phan Huy chú viết trong Lịch triều hiến chương loại chí rằng: “Chức Thượng thư đặt ra bắt
đầu từ thời Lý, nhưng tên các bộ chia đặt thế nào chưa rõ”18. Chức Thị lang cũng đã được
đặt ở thời kỳ này. Sách Lịch triều hiến chương loại chí ghi, năm 1118 “đặt chức bộ Thị
lang”19. Biên niên sử thì chưa ghi đầy đủ tên các Bộ của thời Lý mà chỉ thấy nhắc đến tên
của hai Bộ, là Bộ Lễ và Bộ Hộ qua hai sự kiện ghi vào năm Mậu Tuất (1118), Tả thị lang
Bộ Hộ là Lý Tú Uyên chết20 và năm Giáp Thìn (1124), Nội thường thị là Lê Bá Ngọc làm
Thị lang Bộ Lễ21. Điều này cũng được Phan Huy Chú nhấn mạnh là “Đời Lý buổi đầu đặt
quan, đã có những chức Trung thư thị lang, Bộ thị lang, nhưng các bộ không đặt đủ”22. Có
lẽ do sự ghi chép không đầy đủ trong chính sử nên sự hiểu biết về các Bộ của thời Lý từ
trước tới nay cũng chưa được đầy đủ. Nhưng theo nguồn tài liệu văn bia của thời Lý đã được dịch và công bố trong tập Thơ văn Lý - Trần, xuất bản năm 1977, thì vào thời Lý đã có
đầy đủ các bộ, nhất là từ triều vua thứ tư của nhà Lý là Lý Nhân Tông (1072 - 1127) trở đi.
Theo lời chú cuối cùng của Bia tháp Sùng Thiện Diên Linh ở chùa núi Long Đội (thuộc xã
Đội Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) dựng vào ngày 6 tháng 7, niên hiệu Thiên Phù Duệ
vũ thứ hai (1121) cho biết, người được vâng sắc chỉ của vua Lý Nhân Tông để soạn bài văn
của bia này là Nguyễn Công Bật, đang giữ chức Triều liệt, Hình bộ Thượng thư, Binh Bộ
Viên ngoại lang đồng tri phiên công viện chư sự và người viết chữ bài văn bia là Lý Bảo
Cung, đang giữ chức Hữu thị lang, Thượng thư, Công Bộ Viên ngoại lang đồng tri thẩm
hình viện sự, thượng kinh xa đô uý, tử kim ngư
"

Cứ như văn bia ghi về ông Lý Bảo Cung thì ông này vừa làm Thượng thư, vừa là Hữu thị lang. Như vậy Thượng thư thời Lý có khi là gia thêm chứ không phải chức chính chăng.??
Có thể như vậy.
Lúc đầu chưa có thượng thư thì đứng đầu bộ là thị lang.
Đến đời Thần Tông mới xuất hiện chức thượng thư
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Vậy đến khi nào thì nước Đại Việt mới có chức danh tể tướng vậy cụ
Mình không có tể tướng cụ ạ.
Chỉ có thái sư và tham tụng ngang tể tướng.
Thời Nguyễn thì có Đông Các Đại Học Sĩ
 

SesameStreet

Xe container
Biển số
OF-453554
Ngày cấp bằng
15/9/16
Số km
6,291
Động cơ
248,165 Mã lực
Tuổi
44
Vậy đến khi nào thì nước Đại Việt mới có chức danh tể tướng vậy cụ
Lúc nào cũng có cụ ạ.
Chỉ là không gọi là Thừa tướng.
Gọi là Phụ chính Thái úy, Phụ Quốc Thái sư, Bình chương quân quốc trọng sự.
Nhà Trần gọi là Tể tướng, thừa tướng (Trần Quang Khải).
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,675
Động cơ
1,181,307 Mã lực
Sách này nói Lê Hoan người Thanh Hóa, vậy mà mấy tay ngoài nớ cứ nằng nặc ghán ghép quê ở Hà Nam, N Bình mới hài.

Từ Ngô Q, P Hưng cho tới N Du, cứ bảo là ngoài ấy, N Du thì bảo làng Canh Hoạch gì đó. Vài trăm năm sau, cứ đà này thì danh nhân quê ngoài đó hết.

Đọc kỹ đã cụ, vội vàng làm gì?. Không phải bỗng dưng cụ Lê Hoàn lại làm lễ Tịch Điền đầu năm mới ở Hà Nam.


"Sang thế kỷ XIX, thời nhà Nguyễn, trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú vẫn cho rằng Lê Hoàn “người ái Châu”[5]. Nhưng sau đó, từ quốc sử đến địa chí có một sự thay đổi căn bản trong nhận thức về quê hương Lê Hoàn. Khâm định Việt sử thông giám cương mục là bộ quốc sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, trong đó có lời chua ghi rõ “Lê Hoàn: người xã Bảo Thái, huyện Thanh Liêm”[6]. Bộ địa chí lớn nhất là Đại Nam nhất thống chí biên soạn từ thời Tự Đức (1848-1883) và đến thời Duy Tân (1907-1916) được hoàn chỉnh và khắc in năm 1909. Trong Đại Nam nhất thống chí phần tỉnh Hà Nội (tỉnh Hà Nội lúc đó gồm cả Hà Nam), mục Lăng mộ chép “Mộ tổ của Lê Đại Hành ở bên miếu xã Ninh Thái, huyện Thanh Liêm” và dẫn lại ý kiến của Ngô Thì Sĩ trong Việt sử tiêu án “Lê Đại Hành người xã Bảo Thái, huyện Thanh Liêm” và ghi chú “Bảo Thái tức Ninh Thái”[7]. Tiếp đến mục Đền miếu lại chép “Miếu Lê Đại Hành: ở xã Ninh Thái, huyện Thanh Liêm” và ghi thêm “xã ứng Thiên thuộc huyện này và xã Tả Thanh Oai thuộc huyện Thanh Oai cũng có miếu thờ”[8]. Như vậy các tác giả đã xác định xã Bảo Thái (Ninh Thái) có mộ tổ và miếu thờ của Lê Hoàn tức quê gốc của Lê Hoàn. Cũng Đại Nam nhất thống chí phần tỉnh Thanh Hóa, mục Đền miếu chép: “Miếu Lê Đại Hành hoàng đế: ở xã Trung Lập, huyện Thụy Nguyên, chỗ này là cơ chỉ cũ của tiên tổ nhà vua, có thuyết nói chỗ này là nhà cũ của Lê Đại Hành, sau nhân đấy lập miếu, nay vẫn còn bia đá”. Nhưng lại chép tiếp một đoạn nghi vấn: “Xét: Sử chép nhà vua người ái Châu, năm Lê Vĩnh Tộ thứ 8 (1626), hàng huyện sai sửa lại đền, Thượng thư Nguyễn Thực nghĩ soạn văn bia, ví đất này như Chư - Phùng, chỗ sinh của vua Thuấn và Kỳ - Tân, chỗ sinh của Chu Văn Vương. Ngô [Thì] Sĩ lại nhận rằng Lê Đại Hành người xã Bảo Thái, huyện Thanh Liêm, không rõ họ Ngô căn cứ vào đâu?”[9]. Tuy vẫn còn nghi ngờ về căn cứ của ý kiến mới cho rằng quê hương Lê Hoàn là xã Bảo Thái, huyện Thanh Liêm, nhưng Đại Nam nhất thống chí đã có sự phân biệt mộ tổ tiên của Lê Hoàn ở Bảo Thái, Thanh Liêm, Hà Nam và miếu Lê Đại Hành Hoàng đế ở Trung Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa. "
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top