[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên: chuyện nhà Lý, Lý Thường Kiệt, Nùng Trí Cao.

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Mậu Ngọ tháng 3 [3/4/1077].

Xuống chiếu cho [các] châu mới lấy được: các châu Quảng Nguyên, Tư Lang từ An Nam [trước đó đã có sớ] xin sai 17 chỉ huy quân Uy Quả 威果 [ quân tinh nhuệ tuyển từ phương Bắc, mỗi chỉ huy phụ trách 500 quân] từ các vùng như Hồng Châu [Giang Tây] đến phòng-thủ. Thiên tử phê:

- Trước đây đã sai Đô đại đề cử Trương Thành Nhất 張誠一 tuyển Sai sử thần tại kinh đô cho dạy tại Mã Quân Giáo Đầu 馬軍教頭, có thể cải sai Nội thị phó đô tri 內侍副都知 Vương Trung Chính 王中正, vẫn cho Trung Chính giữ chức Nhập nội phó đô tri.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Bính Dần tháng 3 năm Hy Ninh thứ 10 [11/4/1077].

Dưới quyền chỉ huy của Đào Bật, các mỏ vàng, bạc, chu sa được mở mang khai thác. Chiếu ban các mỏ vàng, bạc, chu sa tại châu Quảng Nguyên và Điền Nãi填乃 và các mỏ khác, lệnh ty Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ đặt cơ quan trao đổi giao dịch.

Ngày 22 tháng 7 Hy Ninh thứ 10 [13/8/1077].

Tháng 7 năm ấy, triều đình xét rõ công-trạng của các tướng thuộc An Nam hành doanh, Quách Quỳ bị đi an-trí ở Tây Kinh, còn Triệu Tiết vẫn được lưu lại coi Quế Châu, sung chức an phủ sứ Quảng Tây, để đối-phó với quân Giao.

Quân Quách Quỳ mới rút được nửa năm, dù Càn Đức đã xin trả đất và tuế cống như cũ, nhưng Thượng Cát vẫn cho quân đánh-chiếm Quang Lang.

Huyện Quang Lang kề trại Vĩnh Bình, thuộc Ung Châu cai quản. Đất ấy quan-trọng, vì gần-gũi các đồn ở Vĩnh Bình, phòng-thủ dễ-dàng hơn Thuận Châu cho nên Triệu Tiết, bấy giờ coi Quế Châu, ra lệnh rút bớt tiền chi-phí về việc quân lương binh khí phòng-thủ ở Quang Lang.

Thượng Cát mưu-đồ chiếm lại những đất đã mất. Sau khi quân Quách Quỳ rút lui khỏi Lạng Châu, Cát liền đem 2 vạn quân theo sau, và đóng giữ ở động Giáp. Mấy ngày sau thình lình kéo quân vào đánh úp, chiếm lại Quang Lang. Các viên tri huyện Hồ Thanh 胡清 và tuần phòng Trần Tung 陳嵩 đều bỏ chạy.

Thế mà viên chỉ huy trại Vĩnh Bình không biết. Tháng 7 ti chuyển vận mới tâu về triều, nói:

- Có dò được tin quân Giao Chỉ hiện đóng ở ngoài huyện Quang Lang

Vua sửng sốt, nổi cơn thịnh nộ, ban chiếu:

- Huyện Cơ Lang đã bị giặc Giao Chỉ chiếm cứ, chưa thấy lộ này [lộ Quảng Tây] hợp-tác thi-hành như thế nào. Cùng Quyết Lý, châu Thuận xa xôi, có hoặc không thể cố thủ? Làm thế nào để khỏi tổn-hại uy-tín của quốc gia, cùng binh lực tài phí lâu nay khỏi bị lao tổn. Giao cho Triệu Tiết 趙卨, Lý Bình Nhất 李平一, Miêu Thời Trung 苗時中 cùng tra xét từ đầu đến cuối sự lợi hại, không được suy-diễn hay bất-hòa tránh né, làm lỡ triều đình đại sự một phương. Đợi bàn bạc xong, đích thân viết lời rõ ràng tâu lên.

Thượng Cát đã lấy lại được huyện Quang Lang. Uy hiếp hai châu gần cạnh, là Tô Mậu và Môn. Cát biết ở Quảng Nguyên có Đào Bật trấn giữ, quân đông mạnh, chưa dám kéo vào. Nhưng Cát thường cho gian tế phao truyền tin sắp tới chiếm Quảng Nguyên. Được tin, Đào Bật vẫn điềm-nhiên, khuyên binh-sĩ ở yên cố-thủ, chớ khiêu-khích quân Giao. Vì vậy quân Giao vẫn đóng im ở Quang Lang, Thuận Châu được yên-tĩnh. Hễ quân Cát có động-tĩnh thế nào, đều có thám mã mách cho Đào Bật biết.

[ Lời tác giả: Ngày Quí Vị [22/2/1078], vua hạ lệnh chém đầu Nội điện sùng ban huyện Cơ Lang [Quang Lang] là Trần Tung phụ trách tuần phòng địa phận, đày viên Tam ban sai sử Hồ Thanh đến đảo Sa Môn. Bị tội vì tâu sàm rằng giặc đến, vô cớ tự tiện rút chạy bỏ thành].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Bính Tuất tháng 10 năm Hy Ninh thứ 10 [28/10/1077].

Ty Kinh lược an phủ Quảng Nam Tây Lộ [Triệu Tiết] tâu:

- Người Giao sai bọn Lý Kế Nguyên 李繼元 và quan được sai bàn việc tại biên giới. Muốn ra lệnh quan được sai lấy ân tín của triều đình dụ Càn Đức, lệnh trả lại tại chỗ số nhân khẩu đã cướp, [ xong chuyện] rồi cấp cho đất đai.

Thiên tử chấp thuận. Ban chiếu dặn Tiết:

- Giao Chỉ chịu theo ta rồi. Nếu chúng có sai người tới bàn việc, hãy cho tới Quế Châu.

Sau đó, vua vẫn lo Thượng Cát sẽ sang đánh Ung Châu như trước. Vua viết thư hỏi ý-kiến Triệu Tiết:

- Giao Chỉ nghịch thuận thế nào? Chúng sắp vào cống. Thế nào chúng cũng yêu cầu đòi trả lại dân các vùng đã nhượng cho ta. Ta nên trả lời sớm hay muộn, cho chúng nhiều hay ít [ đất đai, dân]?

Tiết tra lời rất tường-tận:

- Lúc chống quân ta ở sông Phú Lương, Giao Chỉ đã đem tất cả các tướng giỏi tập trung lại đó. Thế mà cũng đến nỗi thế cùng, lực quệ, rồi phải xin hàng. Nay việc binh vừa xong. Nên để binh dừng, dân nghỉ. Nhưng tụi thủ lĩnh các khê động thuộc Khâm, Liêm muốn dựa vào việc gây hấn của Thượng Cát ở biên giới để kiếm lợi. Chúng khoa trương thanh-thế giặc, để làm náo-động tình hình biên giới. Những kẻ nhẹ dạ [người Hán] hay nghe và thích kiếm chuyện, lại đồng thanh phụ-họa, gây mối lo cho phương nam.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thần xét thế Giao Chỉ, thấy chúng chưa giám động. Ấy vì có ba lẽ:

1.Trước đây, Giao Chỉ lấy bọn Lưu Kỷ làm mưu-chủ. Nay bọn ấy đã được ta bổ dụng làm quan. Các thuế thu từ mỏ vàng mỏ bạc ở Quảng Nguyên, Tư Lang, nay đều về ta. Các khê động mới theo ta, nay đều tự-chủ và lập thủ lĩnh riêng-biệt, Giao Chỉ khó lòng mà gom lại được. Huống chi dân Man miền biên thùy chống lại chúng, không chịu để chúng ức hiếp dụ dỗ. Ta đã lấy được phủ ở phía ngoài đất chúng, như là đã cắt cánh tay phải của chúng. Trong vài năm nữa, thế chúng vẫn còn khó. Càn Đức nhỏ dại, chính-sự phần lớn ở hoạn quan [ nguyên văn là Môn Nhân 門人, hàm ý người thiếu bộ phận trên cơ thể] [Thượng Cát] mà ra. Chúng nó [Thị Yến, Càn Đức, Thượng Cát] còn đang phải gầm-ghè nhau để tranh quyền, không rỗi tay để cướp ta.

Đó là lẽ thứ nhất chúng chưa dám động.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
2.Từ kinh thành Giao Chỉ đến biên trại cũ, đường đi mất hơn 10 ngày. Từ trước, giặc tới đó chưa từng có đủ lương ăn. Chúng chỉ nhờ tụi Lưu Kỷ góp lại rồi cấp cho, mà cũng không đủ ăn nửa tháng. Hết rồi thì chúng cũng cướp-đoạt của dân Man. Cho nên dân Man rất oán-giận. Trước đây, tụi Kỷ liên-lạc với các khê động ở đất ta, và nhờ dẫn đường, nên chúng mới dám vào cướp. Nay tay chân đều mất sạch. Chúng biết nương dựa vào đâu mà dám dòm-ngó biên thùy?

Từ khi chúng làm phản đến nay, dân [biên giới] bỏ cày ruộng đã 2 năm. Dân ta cũng bỏ cày cấy. Lại thêm bị điều động, bị bệnh tật. Số chết nhiều không kể xiết. Nếu như chúng có ý định ngông-cuồng tranh giành cương thổ ta, thì vừa qua khỏi trường giang [ cách nói bóng bẩy văn vẻ, ý nói qua khỏi sông Thương hay sông Cầu], đã đặt chân lên đất ta. Chúng lấy ai dẫn đường? Lấy lương đâu ăn? Quân giặc có bao nhiêu để phòng thủ? Phải chia quân ra thủy lục, thì quân chắc ít.

Đó là lẽ thứ hai chúng chưa dám động.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
3.Giao Chỉ thu thuế nặng. Những nhà hạng trung lưu và hạng thường dân mà mỗi năm phải nộp đến trăm quan. Bốn phần mười thuế ấy nộp nhà Chúa [nhà Lý] còn dư, dành cho các thủ lĩnh. Thuế nặng đến nỗi dân phải bán cả tài sản, vợ con, mà vẫn không đủ số thiếu. Dân vùng biên rất oán giận. Vừa rồi, quan quân đến đánh. Muốn tỏ lòng thương những dân chúng tới hàng, ta đã treo các sắc bảng hứa tha cho chúng 5 năm thuế. Chúng đều vui vẻ qui-thuận. Giá sử Giao Chỉ trở lại dụ-dỗ chúng, thì có ai theo? Đó là lẽ thứ ba chúng chưa dám động.

Xét ba lẽ chúng không thể động, thấy rằng giặc vừa qua trận chiến như thế, mà sợ chúng lại phạm thiên uy, thì thực quá đáng. Trước đây, Địch Thanh đánh bại Nùng Trí Cao xong rồi rút quân liền, không cần phá sào huyệt nó. Thế mà Trí Cao rồi cũng bị [ Đại Lý] giết. Huống hồ bây giờ, Giao Chỉ đã không trông cậy vào láng giềng nào, mà dân chúng đều oán. Thế cô như cây măng. Chỉ chờ thời bị diệt.

Triệu Tiết khuyên vua đừng trả hai châu Quảng Nguyên và Tư Lang Lúc đầu, vua cũng không bằng lòng trả.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đào Bật ốm nặng, quân tướng [ thay mặt] dâng sớ nói:

- Từ khi chiếm được Quảng Nguyên, triều đình bị thất-vọng. Châu ở cách xa Ung 2.000 dặm. Khí hậu lại độc. Quân đồn trú mười phần chết mất bảy, tám. Mỗi lúc đến phiên đi đóng ở đó, lính từ biệt vợ con như là sắp chết. Cả gia đình khóc lóc rất thảm-thiết. Quân lính đào ngũ, có lúc có hai quân bỏ doanh trốn về nhà.

Triệu Tiết nghe nói, viết thư cho tướng chỉ huy, bảo:

- Quân đóng ở ngoài lâu ngày mệt nhọc, hãy cho chúng nghỉ một tháng, rồi bảo chúng trở lại.

Lúc chúng về qua doanh, Tiết mời ăn uống. Rồi gọi hai người đứng đầu mà hỏi vì sao bỏ ngũ. Chúng đều trả lời:

- Chỉ vì đi thú lâu ngày ở nơi nước độc, cho nên nhớ nhà.

Tiết nói:

- Mẹ ta già 80 tuổi. Ta muốn về thăm, có được không?

Lập tức sai chém đầu hai người ấy, phạt tội bọn kia phải đánh gậy và đày đi châu khác.

[ Lời tác giả: Lời thư của Triệu Tiết loanh quanh vòng vo, ngoa ngôn và không đáp lại những câu hỏi của vua, nhưng cũng khá đúng thế-lực và dân tình tương đối của hai bên. Tuy Giao Chỉ giữ được gần toàn binh lực ở trung châu [ đồng bằng], nhưng vây cánh ở thượng du biên ải bị tan rã. Mây thủ lĩnh các họ đều theo [Tống] và nhận chức quan. Tình hình [Trung Quốc lúc này cũng rất căng-thẳng], phía Bắc các nước Liêu, Hạ gây áp lực, phía Nam sau khi quân [Tống] rút, quân Giao Châu theo sau lưng và chiếm lại được huyện Quang Lang. Bấy giờ Càn Đức sai Sứ thần Lý Kế Nguyên đến biên giới ngỏ lời xin trả lại đất. Đúng lúc này, vua cũng muốn giải-quyết cho yên việc tại phương nam, bèn theo lời đề-nghị của Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ, hứa trả lại đất sau khi Giao Chỉ trả tù binh bị bắt trước kia tại 3 châu Ung, Khâm, Liêm].

Càn Đức chấp-nhận, bèn sai Thượng Cát cùng sứ giả kiểm điểm lại số dân, tù binh, quan lại bị bắt tại 3 châu, đem trả.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Kiểm duyệt, em dùng ảnh

Screenshot (14).png
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Ất Mão tháng giêng năm Nguyên Phong thứ nhất [25/1/1078].

Giao Chỉ Quận vương Lý Càn Đức dâng biểu rằng:

- Được ơn ban chiếu, cùng chấp nhận lời xin của thần, từ nay lại xin đều đặn tu chức cống, [thần] đã ra lệnh ty An phủ sai người vẽ xác định cương giới, không còn dám xâm-phạm. Thần đã phụng chiếu sai người cống sản vật địa phương, xin [bệ hạ] trả lại các châu huyện Cơ Lang [Quang Lang], Quảng Nguyên.

Chiếu ban:

- Đợi người tiến phụng đến kinh khuyết, trẫm sẽ đem việc biên giới phân xử riêng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Đinh Dậu tháng giêng [nhuận] năm Nguyên Phong thứ nhất [8/3/1078].

Vào tháng giêng [28/1/1078], Càn Đức sai sứ là Đào Tông Nguyên桃 宗元 đem biếu 5 con voi thuần, dâng biểu xin trả lại các châu Quảng Nguyên, Tô Mậu và những người các châu ấy bị bắt đi. Sứ bộ Đào Tông Nguyên kế tiếp Lý Kế Nguyên trong việc bang giao.

Gần 2 tháng sau ty chuyển vận Quảng Nam Tây Lộ [Quảng Tây], bắt đầu tiếp xúc với sứ bộ Đào Tông Nguyên, Ty Chuyển vận Quảng Nam Tây Lộ tâu:

- Mới đây có 3 việc: trả biểu cho người Giao vì phạm miếu húy 廟諱, [ trong biểu của sứ thần Giao Chỉ có chữ viết tên riêng của vua chúa hoặc cha mẹ tổ tiên vua] đòi trả người bị bắt, đưa người đi Sứ vào cống. Nay người Giao đã chỉnh sửa [ những chữ phạm húy], nhưng ty Kinh lược Câu đương công sự 經略司勾當公事 Dương Nguyên Khanh 楊元卿 chưa chịu thu tiếp, sợ trở ngại việc công.

Chiếu ban:

- Bọn Nguyên Khanh hãy mau nhận biểu, gửi mau lên để trẫm biết; đưa người đi Sứ đến kinh khuyết. Việc hoạch định cương giới, trả lại người, sẽ phân xử riêng.

Lại tâu:

- Trại Thái Bình [Sùng Tả, Quảng Tây] châu Ung xin theo lệ các vùng duyên biên Thiểm Tây, tăng đặt 1 viên Chủ bạ.

Thiên tử chấp nhận
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Triệu Tiết xin tăng thêm 5.000 quân đóng ở Quế Châu. Ti chuyển vận Quảng Tây xin tăng lương thực và tiền bạc. Quế Châu xin sai chúa trại Hoành Sơn tới đạo Đặc Ma mua ngựa, và tới châu Ung, Khâm kiểm điểm đân khê động và sai tập luyện võ-nghệ.

Vua sai khuyến khích người Thái xứ Cửu Đạo Bạch Y 九道白衣 [Đại Lý], vì chúng đã trình những việc thám-thính được ở Giao Chỉ. Nhân bấy giờ có sứ Chiêm Thành tới Quảng Châu, ti kinh lược Quảng Đông không muốn cho [sứ Chiêm Thành] vào kinh, nói:

Bọn Chiêm Thành chúng đều đi lại với Giao Chỉ, sợ có gian tế lẫn vào để thám-thính.

Bọn Đào Tông Nguyên vất vả dẫn đàn voi đi Biện Kinh. Tháng 6, sứ bộ qua lộ Kinh- Hồ- Bắc. Viên chuyển-vận sứ ở đó không đủ phu hộ tống, xin phép bỏ tiền thuê phu cho xong. Biết chuyện, vua phê:

- Sứ Giao tiến cống tới kinh. Vì chúng mới cướp ta, nên phải lo đề-phòng. Khi chúng còn ở dọc đường cũng như khi tới kinh, hễ chúng ra vào, phải cắt người giám sát. Mau viết thư cho ti kinh lược Quảng Tây và cho các viên hộ-tống phải mau mau báo-cáo. Nếu dọc đường có xảy ra việc gì, ti kinh lược chưa kịp bẩm báo, thì cứ tùy nghi mà thi-hành.

Ngày mồng 2 tháng 9, bọn Đào Tông Nguyên đã tới kinh, xin dâng cống-vật.

Triều đình tiếp-đãi rất tử-tế. Bấy giờ sứ Chiêm Thành cũng vừa đến, đưa voi từ Quảng Châu tới cống, sứ Chiêm Thành đã tới Quảng Châu từ tháng chạp năm trước [1077]. Sứ Chiêm sợ gặp mặt sứ Giao Chỉ. Vua thấy khó xử vì [ biết rằng Chiêm Thành là phụ quốc của Giao Chỉ], bèn sai xếp-đặt làm sao cho hai sứ bộ không chạm mặt nhau. Vua dặn các viên quan phụ trách đón-tiếp rằng:

- Công quán, nơi ăn yến tiệc, đều để riêng. Gặp ngày sóc, thì hai phái bộ đều đến điện Văn Đức 文德, nhưng chia ra phía Đông phía Tây mà đứng. Ngày vọng thì phái bộ Giao Chỉ vào điện Thùy Củng 垂拱, phái bộ Chiêm Thành vào điện Thần Tử 臣紫. Ngủ nghỉ và đãi yến tiệc thì sứ Giao ở điện Đông Đoá 東朵, sứ Chiêm ở Tây Vu 西雩.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày mùng 1 tháng 3 năm Nguyên Phong thứ nhất [20/4/1078].

Khí hậu độc hại, các quan lại ở Quảng Nguyên dần ốm chết vì sốt rét. Trong số ấy có viên quyền phát Vương Cảnh Nhân 王景仁, đô giám Trương Cát 張佶, đô giám Dương Nguyên Khanh, tuần phán Lưu Tử Dân 劉梓民, kiềm hạt Trương Thuật 張述, đồng tuần kiểm Ngô Hạo吴昊. Từ ngày mồng một tháng ba, Đào Bật đã cáo ốm, và xin triều đình cử người đổi, hay về hưu nếu không có chỗ để đổi đi. Vua Tống sai Triệu Tiết đi khám thật giả ra sao, và bảo chọn người khỏe mạnh thay thế, để Bật về nghỉ ở Quế Châu. Bật được đổi và thăng chức, nhưng ốm chết vào tháng mười một năm ấy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày mùng 2 tháng 8 năm Nguyên Phong thứ nhất [ 12/9/1078]

Có chiếu đổi Triệu Tiết đi coi Thái Nguyên, và bổ nhiệm Tăng Bố 曾布 thay. Nhưng viện khu mật xin lưu Tiết coi ti An phủ, tuy rằng Bố đã đến Quế Châu

Trong khi ấy, nội tình ở Quảng Nguyên, cũng như ở các biên trại, vẫn khó-khăn và rối bời. Đào Bật ốm nặng. Ngày 28 tháng 10, phải sai Trương Chi Gián thay coi Thuận Châu. Bật không về [nhà] kịp, tháng sau thì mất

Ngày mùng 12 tháng 9 năm Nguyên Phong thứ nhất [01/10/1078].

Đào Tông Nguyên đệ lời Càn Đức, hẹn sẽ trao trả 1.000 quan lại bắt ở ba châu Khâm, Liêm, Ung. Vua lại bảo phải phạt những kẻ cầm đầu gây việc chinh chiến, vua hạ chiếu nói:

- Giao chỉ quận vương Lý Càn Đức bằng lòng trả những người đã cướp ở 3 châu Ung, Khâm, Liêm, trẫm theo lời Khanh đã xin, lấy các châu Quảng Nguyên, Tô Mậu và huyện Quang Lang trả lại cho. Nhưng khanh phải đem các thủ lĩnh đã gây loạn đến biên giới [ để triều đình Tống] xử tội. [ có lẽ vua Tống muốn đòi Lý Thường Kiệt].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Quí Vị tháng 9 năm Nguyên Phong thứ nhất [20/10/1078].

Vua sai làm văn bản xác nhận việc Càn Đức xin hoàn lại các châu Quảng Nguyên, Tô Mậu, Môn, cùng huyện Cơ Lang. Vua lệnh cho lấy bản chiếu đã ban cho viên Tri Khâm châu Lưu Sơ chiêu dụ châu Tô Mậu ra hàng, chiếu ghi rõ:

- Ngày Tân Mão tháng 4 [6/5/1077], chiếu ban Tri Khâm châu Tả tàng phó sứ Lưu Sơ 劉初, Trại chủ Vĩnh Bình [Bằng Tường] Ung châu Cung bị khố phó sứ Dương Nguyên Khanh 楊元卿 mỗi người được thăng lên 7 tư 資 [ cấp bậc và tiền lương bổng]. Thưởng công chiêu dụ các châu Quảng Nguyên, Tô Mậu.

Vua lại xuống chiếu sai lục lại bản chiếu ban cho Nùng Dân Phú 儂民富 [ lời tác giả: Tống Sử thì lại ghi là Nông Dân Phú 農民富], Tù trưởng châu Quảng Nguyên, quy thuận từ năm Thái Bình Hưng Quốc thứ 2 [977]. Dân Phú tuyên bố rằng y muốn đưa cả châu Thất Nguyên qui phụ Trung Quốc từ thời Nam Hán [917-960], nhưng bị châu Tư Lang che ngăn nên chưa thực hiện được, chiếu ban như sau:

- Ngày Canh Thìn tháng giêng [9/2/977], châu Ung [Nam Ninh, Quảng Tây] tâu rằng:

Tù trưởng man châu Quảng Nguyên Thản Xước Nùng Dân Phú cho rằng thời ngụy Hán [Nam Hán] [ đã] đặt Thủ lĩnh 10 châu, có chiếu sắc đưa cho, muốn đưa châu Thất Nguyên nội phụ để thu thuế, nhưng [ bị người] man Tư Lang ngăn trở, nên không thông. Xin triều đình mang quân trừng phạt châu Tư Lang.

Chiếu ban cho Thản Xước Nùng Dân Phú chức Kiểm hiệu tư không 檢校司空 [ lời tác giả: Tống Sử thì ghi là chức Kiểm hiệu tư không 檢校司空, Ngự sử đại phu 御史大夫, Thượng trụ quốc 上柱國], lệnh Chuyển vận sứ Quảng Châu Từ Đạo 徐道 gọi đến.

Vua nói:

- Xét thời xa xưa vùng đất tại biên giới Trung Quốc và Giao Châu đều do Tù trưởng thuộc các họ Hoàng, Vi, Nùng, Lưu, Thân vv… cai quản. Triều đình hai bên [Tống, Lý] cai-trị theo lối ky my lỏng lẻo, hàng năm chỉ thu thuế, nộp cống mà thôi. Vì thiếu sự kiểm-soát chặt chẽ, nên một số Tù Trưởng có lúc không bằng lòng triều đình, thì qui-phụ Giao Chỉ, và ngược lại.

2 vùng đất, đều do người họ Nùng giao nộp, Nùng Trí Hội 儂智會 nộp động Vật Ác 勿惡, đã đổi tên là Thuận An châu 順安州, Nùng Tông Đán 儂宗旦 lúc bấy giờ là một Tù trưởng ương ngạnh, cậy thế trấn-giữ một phương biên thùy, nên không hoàn toàn thần phục Giao Chỉ, lại mấy lần mang quân cướp phá Ung Châu. Tri Quế Châu Tiêu Cố, thấy được nhược điểm của y hai phía đều thọ địch, nên tìm cách dụ dỗ con là Nùng Nhật Tân, để khuyên cha ra hàng, y đã nộp châu Vật Dương 勿陽 và [ triều đình Tống] đổi tên là Qui Hóa châu. [ nay là Tĩnh Tây, Quảng Tây].

Sau khi được ban chức Trung vũ tướng quân, Tông Đán không cho là vừa lòng, vì vậy năm thứ sáu [1073], trẫm đã ban chức Đô Giám Quế Châu để làm vừa lòng y, nhưng vẫn sai các quan [ người Hán] nắm chức lại quan- trọng. [Quế Châu tức Quế Lâm, thủ phủ Quảng Nam Tây Lộ, thường kiêm coi cả lộ này, vị trí bằng tỉnh Quảng Tây và tỉnh Hải Nam hiện nay].

Ty Kinh Lược Hùng Bản 熊本 cũng tâu rằng:

- Vào giữa thời Gia Hựu 嘉祐 [1056-1059], bọn Nùng Tông Đán 儂宗旦 đem động Vật Ác qui phụ, ban tên Thuận An châu. Thời Trị Bình 治平 [1064-1067] Nùng Trí Hội đem động Vật Dương qui phụ, ban tên là Qui Hóa châu. Nay họ Nùng thống lĩnh các châu huyện trước kia không thuộc Nam Bình南平 [Giao Chỉ], các châu như như Qui Hóa 歸化 địa thế thuộc yết hầu chế ngự Giao Chỉ, vùng Hữu Giang và các các con đường trọng yếu của bọn man Đại Lý Cửu Đạo Bạch Y 大理九道白衣. Xin chiếu chỉ cho Giao Chỉ, hỏi lý do xâm phạm Qui Hóa châu, cùng ra lệnh trả hết người bị bắt, chặn hết tấm lòng độc ác chưa nhú lên.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Kỷ Vị tháng tư năm Nguyên Phong thứ 2 [24/5/1079].

Thượng Cát xúi dân các châu cướp phá, cầm đầu đ. ảng giặc có Nùng Trí Xuân 儂智春 coi động Cung Khuyết, vốn đã quy phụ [nhà Tống] và được ban chức nội điện sùng ban. Bấy giờ, Trí Xuân kết thông với Ma Trọng Phúc 麻重福 coi động Vũ Lăng [Bắc Cạn] và Hoàng Phu黃敷 họp quân cùng Nùng Trí Xuân, đánh Thuận Châu. Các tù trưởng [đã theo Tống] bèn chống lại, trong bọn ấy, có Linh Sùng Khái 零崇 概 coi châu Cát Lộng [Cổ Lộng, Ngân Sơn] Nùng Trí Hội coi châu Qui Hóa cũng đem 2.000 quân tới cứu Thuận Châu.

Trí Xuân thua trận, bèn chạy xuống miền nam cầu-viện với Càn Đức. Ngày 13 tháng 6, Xuân trở lại thì bị viên tướng coi Đống Châu là Hoàng An Cao 黃安高 giết, vợ con và đồ đảng cũng bị bắt. Ba tháng sau, Ma Thuận Phúc và Hoàng Phu cũng bị bắt và đày đi xa.

Càn Đức vội vàng sai sứ bảo Thượng Cát không nên gây việc chiến tranh to. Cho nên việc xúi giục làm loạn ở Quảng Nguyên ngưng lại.

Ty Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ tâu rằng giặc man cướp phá châu Thuận, xin thêm viện quân để cứu. Thiên tử phê:

- Có thể điều động quân Đoàn Kết Toàn Tương 團結全將 tại Đàm Châu [Hồ Nam] tạm thời đóng tại đó, để có thể trấn an nhân tâm người dân hai xứ Quảng, không để khiếp sợ. Chờ cho việc biên giới ổn-định thì cho trở về.

Tình trạng tại châu Thuận trở nên trầm-trọng hơn, ngoài việc quân A-N liên tục quấy-phá từ bên ngoài, lại có nội phản từ bên trong, nên triều đình phải điều binh đến, cùng nhờ các châu, động lân cận cứu viện.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Bính Tý tháng 5 năm Nguyên Phong thứ 2 [10/6/1079].

Ty Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ tâu:

- Người Man Thuận Châu làm phản, Nội điện sùng ban Tri động Cát Lộng 吉弄峒 là Linh Sùng Khái 零崇槩 dẹp tan được, lại có Tri châu Qui Hóa, Văn tư phó sứ 文思副使 Nùng Trí Hội 儂智會, suất đinh tráng hơn 1.200 người tiếp viện, xin được tưởng thưởng.

Xuống chiếu đề bạt Sùng Khái làm Cung bị khố phó sứ 供備庫副使. Trí Hội làm Cung uyển phó sứ 宮苑副使.

Ngày Bính Thìn tháng 4 năm Nguyên Phong thứ [21/5/1079], ty Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ tâu:

- Các đất như Thuận An Châu 順安州, Cống Động貢峒 trước lệ thuộc vào Ung Châu, mới đây ty Tuyên phủ nhân thu phục Quảng Nguyên 廣源 cho lệ vào châu Thuận 順州, nay xin trở lại lệ thuộc theo cũ. (Thuận An Châu tức là động Vật Ác, bị Nùng Trí Hội nộp cho nhà Tống, nay thuộc Tĩnh Tây, Quảng Tây. Còn Châu Thuận, tức châu Quảng Nguyên, hiện thuộc Cao Bằng nhà Lý đã đòi về được).

Thiên tử chấp nhận.

[ Lời tác giả: ngày 22 tháng 7 năm trước [13/8/1077] vua đã ra lệnh cho Tri Quế Châu Triệu Tiết, Chuyển vận sứ Quảng Tây Lý Bình Nhất, Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ [Quảng Tây, Hải Nam] Miêu Thời Trung “cùng thẩm xét chung sự lợi hại” “có hoặc không thể cố thủ” “Đợi bàn bạc xong, đích thân viết lời tâu lên”.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sau khi tham khảo với các vị quan trực tiếp cai trị Quảng Nam Tây Lộ, Vua đã thay đổi sách lược. Trước đây chủ-trương xây dựng châu Thuận mạnh, cho tăng cường nhiều quan, quân; đưa các vùng đất sát biên giới như Cống động, Thuận An châu sáp nhập vào châu này. Nay triều đình thấy khó khăn tốn kém để quản, Giao Châu lại đòi liên, có thể phải trả đất để hòa giải; bèn đưa các vùng đất trước kia đã cho sáp nhập trả lại cho Ung Châu [Nam Ninh], để châu Thuận chỉ còn lại đất Quảng Nguyên xưa].

Cuối cùng, Triệu Tiết cũng nhận rằng không thể giữ được châu Quảng-Nguyên. Nhưng trong triều còn có kẻ luyến tiếc. Vua nói:

- Trước đây Càn Đức đã phạm tội không chịu quy thuận, ta mới sai quân đi hỏi tội. Quách Quỳ đã không đánh lấy được kinh sư chúng nó. Mà nay, Thuận Châu là đất lam chướng. Triều đình được đất ấy cũng chưa chắc có lợi. Lẽ nào lại còn tự mình đưa quân binh đi đóng trú vào nơi nước độc. Một người bị chết, Trẫm còn thương-xót, huống chi trong mười người chết mất năm, sáu.

Miêu Thì Trung cũng bàn nên bỏ, nhưng không muốn chính-thức trả lại cho Giao Chỉ. Y nói:

- Các đồn trại thuộc Thuận Châu ở sâu trong đất giặc. Chở lương vào đó rất khó. Quân trú đồn binh đóng đó. Mười người chết tám chín. Vậy ta nên bỏ đi. Nhưng mà Thuận Châu vốn là đất cơ mi của châu Ung, chứ không phải thuộc Giao Chỉ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Mậu Thân tháng 10 năm Nguyên Phong thứ hai [9/11/1079].

Ty Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ tâu Giao Chỉ trả 221 người bị bắt, chiếu cho thâu nạp, bỏ Thuận Châu, trả đất này cho Giao Chỉ.

[ Lời tác giả: Trước đây, khi bị bắt, Thượng Cát bèn đưa hết vào Nghệ An và các châu giáp Chiêm Thành, nay, các tù nhân ấy lại được đưa từ Ngệ An về bằng đường thủy. Thượng Cát bí mật ra lệnh cửa thuyền đều bị trát bùn kín. Trong thuyền thắp đèn đuốc suốt ngày đêm, để tù nhân không biết ngày đêm thế nào, và cũng không thấy đường sá. Mỗi ngày chỉ cho thuyền đi chừng mười đến hai mươi dặm rồi bắt đậu lại. Quân lính canh thuyền giả đánh trống cầm canh. [ Tù nhân] ngồi trong thuyền nghe canh, tưởng chừng đi trong vài tháng mới tới nơi].

Ty Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ nhận tù, làm bản tấu trình:

- Càn Đức lúc đầu hứa trả về 1.000 quan lại thuộc 3 châu, Chờ lâu mới đưa về 221 người dân, con trai trên 15 tuổi đều bị khắc vào trán hàng chữ: Thiên Tử Binh天子兵, trên 20 tuổi khắc: Đầu [ hàng] Nam triều 投南朝, phụ nữ bị khắc vào tay trái: Quan Khách官客. Dùng thuyền chở về, nhưng dùng bùn bịt kín các cửa sổ, ở trong thắp đèn; ngày đi được 1, 2 chục lý thì dừng, nhưng giả bộ đánh trống điểm canh để báo, mất mấy tháng trời mới đến được, tỏ cho biết thuỷ trình đường biển xa xôi.

Vua nói:

- Hãy nhận tù nhân, bỏ Thuận Châu, lấy ban cho Giao Chỉ.

Tuy vậy, các quan vẫn bớt lại những châu, động, nguyên thuộc Ung C hâu mà sau sáp nhập vào Thuận Châu. Sáu tháng trước, ti kinh lược Quảng Tây nói:

- Những động như Cống thuộc châu Thuận An, trước là thuộc Ung Châu. Sau khi lấy được Quảng Nguyên, mới nhập vào đó. Vậy xin đem nhập lại Ung Châu.

Vua bằng lòng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Canh Thìn tháng 10 [5/12/1080], ty Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ tâu:

- Tri Ung châu An phủ đô giám Lưu Sơ 劉初 báo về việc dời những người thuộc gia đình qui minh gồm 9.929 người đến các châu động gần [ nguyên văn 遷徙歸明人戶 thiên tỉ quy minh nhân hộ, chữ quy minh 歸明 theo con theo đường sáng, từ này tỏ ra tự phụ, dùng để chỉ dân các nước lân bang bỏ theo Trung Quốc], để có thể cưỡng ép. Sai Tả Giang ủy đạo lộ Tuần kiểm Nùng Bảo Phúc 儂保福, Tri Giang châu Hoàng Thiên Hưng 黃遷興, Hữu Giang ủy Tri Điền châu Hoàng Quang Thiến 黃光倩, Tri Đống châu Hoàng Án Định 黃案定, lo quản lý việc giác sát 覺察 [ quan sát và phát giác kẻ gian, gián điệp trà trộn].

Chấp thuận, lại có chiếu thư bắt bỏ 2 chữ “giác sát” vì sợ tổn thương dân qui thuận.

[ Lời chú thích của người dịch: việc phải bỏ 2 chữ Giác sát vì thực tế, trước khi trao trả đất cho Đại Việt, bọn quan lại đã cưỡng ép gần 1 vạn dân từ Thuận châu trở về các châu khác với mỹ từ Qui minh, nhưng lại dùng quan lại địa phương để “giác sát” tức là kiểm tra rất ngặt nghèo để quan sát phát giác kẻ địch trà trộn, gây nhiều tiêu cực phiền nhiễu. Sự việc được tâu trình, vua Tống khôn ngoan hơn, bắt bỏ 2 chữ Giác sát đi].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngụy Thái 魏太, em vợ Tăng Bố 曾布 [1036-1107, là thừa tướng nhà Tống, thời Tống Huy Tông], trong sách Đông Hiên bút lục. Thái viết:

- Từ khi bọn Tiêu Chú đến kinh-lược Quảng Tây, hoặc nói dối-trá để lừa trên dưới, hoặc không phòng ngăn dân ngoài, để đến nỗi bốn đồn trại bị vây hãm. Quách Quỳ lại do dự. Đến nỗi cũng không giữ nốt được Quảng Nguyên, cuối cùng phải bỏ đi. Dân bị bắt, thì mười phần [ Giao Chỉ] chỉ thả được có một. Thế là triều đình tốn hàng triệu lượng vàng. Dân Lưỡng Quảng từ đó phải khốn-đốn.

Thái có óc trào phúng, không nghĩ rằng vua Tống Thần Tông phải trả đất Quảng Nguyên là do không giữ nổi, lại tiếc vì Quảng Nguyên có nhiều mỏ vàng bạc. Y chế-nhạo [ vua Tống] bằng hai câu thơ:

因貪交趾象, Nhân tham Giao Chỉ tượng,

卻失廣源金. Khước thất Quảng Nguyên kim.​

Thẩm Khởi cũng bị người dân chê chửi thậm tệ, Tô Thức 蘇軾 [Tô Đông Pha 蘇東坡] tâu can vua Triết Tông không nên dùng Thẩm Khởi. Nguyên Khởi và Lưu Di bị cách chức và có chỉ dụ về sau không được lục dụng nữa. Nhưng Di được [ Tống Thần Tông] khôi-phục chức ít nhiều. Khi Triết Tông lên ngôi, định xá tội cho Khởi, Tô Thức dâng biểu nói:

- Thần thấy từ đời Hy Ninh, Vương An Thạch được dùng, bắt đầu tìm lập công nơi biên giới, sinh hiềm khích thù hận với các Man di. Vương Thiều dâng việc Hy Hà. Chương Thuần xui việc Ngũ Khê [Mai Châu, Phúc Kiến]. Hùng Bản gây việc Lô Châu [Tứ Xuyên]. Thẩm Khởi và Lưu Di thấy vậy, cũng bắt chước, gây thù kết oán với Giao Chỉ. Nào là ngăn sông cấm chợ buôn bán, binh dùng bậy bạ, gây ra họa lớn. Quân chết đến mười vạn người. Cả nhà Tô Giam bị hóa ra tro. Đến nay, Lưỡng Quảng còn đau thương chưa dứt.

Tiên đế lúc đầu muốn giết hai người ấy để tạ thiên hạ. Nhưng Vương An Thạch hết sức che-chở, cho nên chúng mới khỏi mất đầu. Thế là đã may lắm rồi. Đến năm Nguyên Phong thứ 6 [1083], có Thánh chỉ định rằng Thẩm Khởi đã phạm tội nặng không được lục dụng nữa. Thiên hạ truyền tụng tin ấy, và cho là đáng đời. Lời Tiên đế không thể đổi được. Vậy không nên vì tức vị mà ân-xá.

Thẩm Khởi và Lưu Di đều có trách-nhiệm đối với hơn mười vạn sinh linh. Dù có bị bỏ ngục suốt đời, cũng chưa trả đủ nợ. Gần đây, chỉ vì Lưu Di hơi được dùng, mà Khởi không biết tự lượng sức, dám ngỏ lời kêu và đổ lỗi cho Di, vin vào lẽ nọ kia, để mong được dùng lại.

Theo ý thần, thì việc An Nam là do Khởi gây ra hết, rồi Di nối đuôi theo. Xử tội thì có thủ phạm, tòng phạm. Di còn là kẻ siêng năng, học-thuật còn có chỗ dùng được. Còn Khởi thì nhân-cách đê-tiện, làm việc thì xu-nịnh và nham-hiểm. Triều đình dùng Di đã làm mất uy tín đối với thiên hạ, huống chi nay lại dùng Khởi. Thật không có lý [do] gì [để mà] ân-xá [ cho] Khởi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top