[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên: chuyện nhà Lý, Lý Thường Kiệt, Nùng Trí Cao.

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Nhâm Thân tháng 6 năm Nguyên Phong thứ 7 [9/7/1084]

Trước đây Quách Quỳ đánh dẹp An Nam, dùng quận Quảng Nguyên dựng lên làm Thuận Châu, triều đình cho rằng không đáng để lấy, chiếu ban cho Lý Càn Đức. Nhưng hoạch-định cương giới chưa rõ ràng, người Giao lại dòm ngó gây hấn tại Nghi Châu, muốn lấy đất Vật Dương của Nùng Trí Hội, bèn đánh Qui Hóa, đuổi Nùng Trí Hội. Trí Hội chạy đến Hữu Giang xin quân. Hùng Bản sai Sứ hỏi sự việc, người Giao bèn rút quân, Càn Đức tạ tội. Bản xin ban cho An Nam 8 động tại Túc Tang 宿桑, chỗ này đất xấu [đến nỗi] cỏ không mọc được, đất không có cây cối, miền lĩnh biểu嶺表 [ngoài Ngũ Lĩnh, ý nói Lưỡng Quảng] do đó được yên.

Cử Cung phụng quan Cáp môn chi hầu Thành Trác cầm đầu phái đoàn, Đặng Tích làm phụ tá đến thương nghị với phái đoàn Lê Văn Thịnh, nơi gặp vẫn là Kế Nghị Biện Chính Cương Chí Sở tại trại Vĩnh Bình [Bằng Tường, Quảng Tây]. Ngoài ra Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ Hùng Bản tại Quế Lâm, giữ nhiệm vụ trung gian giữa triều đình và phái đoàn Kế Nghị Biện Chính.

Phía [Tống] nêu ra điểm chính:

- Những vùng đất mới đây Vương sư [ quân triều đình] chiếm được [ hồi chiến tranh] đáng trả lại, còn những đất do quan lại [các tù trưởng An Nam] mang đi qui minh, thì khó mà trả lại.

Kinh lược sứ Hùng Bản nêu lai lịch những vùng đất này:

- Vào thời Gia Hựu [1056-1059], bọn Nùng Tôn Đán 儂宗旦 đem động Vật Ác 勿惡 qui minh, ban tên Thuận An châu 順安州. Thời Trị Bình [1064-1067] Nùng Trí Hội 儂智會 đem động Vật Dương 勿陽 qui minh, ban tên là Qui Hóa châu 歸化州 [ nay là Tĩnh Tây, Quảng Tây].

Văn Thịnh lập luận rằng:

- Đất đai thuộc quyền sở hữu của chủ [Đại Việt], viên quan lại [giữ đất] mang đất đi, là ăn trộm vật của chủ mang đi. Chủ phải giữ tang vật của kẻ trộm, kẻ ăn trộm mang tang vật đi, pháp luật không cho phép, huống lại làm dơ đến đất đai tỉnh nội địa?

Các quan lại nghị sự vẫn nghi Giao Chỉ muốn sinh sự [như Đào Tông Nguyên], khu mật viện nói:

- Sứ Giao Chỉ còn biện nghị cương giới, hoàn toàn chưa chịu nghe mệnh. Sợ rằng ở biên thùy còn phải phòng-bị.

Vua ban chiếu:

- Hùng Bản phải lo liệu việc phòng ngự ở các thành, trại, dọc biên thùy. Phải hết sức chú ý xếp đặt, tình hình thế nào thì tâu về.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 16 tháng 8 năm Nguyên Phong thứ 7 [1084]

Hùng Bản đã được thăng lên chức thị lang bộ Lại từ tháng 6, nhưng còn phải đợi xong việc phân định địa giới rồi mới về kinh. Bây giờ, Bản được lệnh gọi về. Miêu Thì Trung được bổ nhiệm thay Bản. Ngày này, vua nói:

- Cứ theo tấu sớ, việc Giao Chỉ bàn cương giới xem ra đã có cơ hội xong. Thì Trung am-hiểu Man di ở phương ấy. Không nên để Thì Trung xử việc biên cương dưới quyền Hùng Bản. Bản đã có lệnh đổi, sợ không có trách-nhiệm với việc ấy. Vậy giục Thì Trung không cần đợi bàn-giao, lấy ngựa trạm mà đi nhanh tới nhiệm sở.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lại gặp phái đoàn A-N để bàn định việc cương giới tiếp, bên ta [ Tống] vẫn là Thành Trác và viên coi việc khai mỏ luyện vàng [ Giám trấn nãi kim khanh] Đặng Khuyết. Bên Giao Chỉ vẫn là Chánh sứ Lê văn Thịnh và phó sứ Nguyễn Bồi.

Thành Trác vẫn vạch ra ranh giới như lần đàm phán trước, 2 bên cùng xem địa đồ, Văn Thịnh yêu cầu lấy đủ về 18 động nhưng Trác trước đó đã ngầm bí mật xóa đi, không đủ 18 [ động nữa], Thịnh nói:

- 18 xứ đã ghi tên trên bản đồ đất, nay thấy không đủ 18, sợ có sai lầm.

18 động ấy là:

  • Vật Dương 勿陽 [ Quy Hóa châu]
  • Vật Ác 勿惡 [ Thuận An châu]
  • Kế động 計峒 [ nay ở phía bắc Tĩnh Tây]
  • Tân động 濱峒 [nay ở phía nam Tĩnh Tây, giáp Vn]
  • Nhiệm động 任峒 [ nay ở nam Tĩnh Tây, giáp Vn]
  • Lục động 淥峒 [ cũng ở Tĩnh Tây]
  • Long Anh động 隆英峒 [ nay thuộc Đại Tân, Quảng Tây]
  • Hạ Lôi động下雷峒 [ nay thuộc Đại Tân, Quảng Tây]
  • Trại Hồ Nhuận 潤寨 [ nay thuộc Tĩnh Tây]
  • Thượng Điện động 上電峒
  • Ôn động 溫峒
  • Dao động 遙峒
  • Thành động 城峒
  • Cống động 貢峒
  • Cảnh Tư động 景思 峒
  • Hà Kỷ huyện [2 động] 苛紀縣.
  • Tần động 頻峒
Trác nói:

- Thiên triều đã sắp-đặp, sáp nhập một số [động], nên chỉ có thế, bản quan chỉ phụng mệnh đàm nghị, nếu muốn, làm tấu sớ gửi lên trên [ cho Hùng Bản].

Lê Văn Thịnh không bằng lòng với Thành Trác. Nhưng biết rằng cãi nhau với Trác cũng vô-ích, Văn Thịnh bèn viết thư cho Hùng Bản:

- Thành Trác đã nói sẽ vạch rõ địa-giới ở phía Nam 18 xứ, sau này [chỉ còn có]: Thượng Điện, Hạ Lôi, Ôn- Nhuận, Anh, Dao, Vật Dương, Vật Ác, Kế, Thành, Cống, Lục, Tần, Nhiệm Động, Cảnh, Tư, Kỳ, Kỷ, Huyện, và nói những xứ ấy đều thuộc Trung Quốc. Bồi thần tiểu tử này, chỉ biết nghe mệnh, không dám cãi lại. Nhưng những đất nói trên, mà họ Nùng đã nộp, đều thuộc Quảng Nguyên [ của Đại Việt]

Nay, Thánh triều ban bố hàng vạn chính lệnh khoan hồng. Sao lại chọn miếng đất đầy đá sỏi, cỏ cây không mọc được, lam chướng này, mà không trả lại nước tôi, để giúp kẻ ngoại thần?

Thành Trác cho người đem thư đi, nhưng lại cố tình sửa ý tứ bức thư Văn Thịnh, gửi kèm cho Hùng Bản những lời giải thích của y, thành ra bức thư Văn Thịnh gửi cho Hùng Bản lại có ý:

- Tôi không tranh chiếm các châu động mà Nùng Trí Hội và Nùng Tông Đán đã nộp, Thành Trác nói: ‘Thượng Điện, Hạ Lôi, Ôn, Nhuận, Anh, Giao, Vật Dương, Vật Ác, Kế, Thành, Cống, Lục, Tần, Nhiệm Động, Cảnh Tư, Hà Kỷ huyện, gồm 18 xứ thuộc đất tỉnh nội địa [ Trung Quốc], biên giới tại phía Nam. Tiểu tử Bồi thần nghe theo mệnh, không dám tranh chấp.

Thành Trác lại tâu về triều rằng Văn Thịnh không đòi đất Vật Dương và Vật Ác nữa, xin giáng chiếu theo lời Trác đề-nghị. Vua sai Hùng Bản xem xét kỹ lại những thư từ, công văn và những điều đề nghị của Văn Thịnh, thì thấy lời tâu của Trạc không đúng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 7 tháng 8 năm Nguyên Phong thứ 7 [9/9/1084]

Vua ban chiếu trách Thành Trác [tội xuyên tạc thư của Lê Văn Thịnh]:

- Đã sai Hùng Bản bảo Thành Trác trình bày rõ cho trẫm những công văn, thư từ và những điều đề nghị của Lê Văn Thịnh. [Trẫm đã đọc kỹ] Trong đó không thấy nói đến câu: “không dám tranh chiếm đất Nùng Tôn Đán nộp”. Thế mà ngươi [Trác] lại nói chúng nó đã nghe lời. Thế thì căn cứ vào đâu để xin giáng chiếu gia ân?
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 17 tháng 8 năm Nguyên Phong thứ 7 [ 19/9/1084]

Hùng Bản gửi thư lên triều đình, nói:

- Thành Trác thưa rằng trong bản văn Lê Văn Thịnh có nói: "Khê động nhỏ mọn ấy, nếu Trác nhận là đất của triều đình, thì xin để tôi bày tỏ với nha kinh lược, nhờ tâu về triều, xin triều đình địnhđoạt ".

Văn Thịnh lúc này mới biết Thành Trác đã xuyên tạc thư mình, nhưng Thịnh vẫn giữ mặt điềm nhiên không lộ vẻ giận dữ, Thịnh gửi kèm cho Hùng Bản lá thư khác y như cũ, Hùng Bản bèn gửi lên cho vua.

Vua xem xét rồi nói:

- Trẫm rất muốn sai Hùng Bản xem xét kỹ-càng những lời Thành Trác tâu về từ trước nay. Hoặc nếu quan kinh lược mới đã tới, thì hãy xét tường tận những công văn, văn bản, thư từ và lời đối đáp của Văn Thịnh. Nếu có thể chấp-nhận được, thì vạch rõ ra mà theo, để từ nay về sau, hễ người Giao Chỉ nhận được chiếu, thì không thể phản bác hay phúc đáp lôi thôi nữa. Vậy phải trình về cho rõ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 20 tháng 8 năm Nguyên Phong thứ 7 [ 22/9/1084]

Hùng Bản gửi cho vua một báo cáo khác, nói:

- Thành Trạc trình rằng: "Theo văn bản của Lê Văn Thịnh, đã bằng lòng phân định địa giới ở phía Nam các châu Vật Dương và Thuận An “. Vậy xin bàn nên phụng chỉ ban chiếu thư, cấp cho Giao Chỉ 8 xứ ở ngoài ải, và ban cho Lê Văn Thịnh và Nguyễn Bồi tặng vật.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Mậu Tý 21 tháng 8 năm Nguyên Phong thứ 7 [23/9/1084].

Kế nghị biện chính An Nam cương chí Thành Trác tâu rằng:

- Thần đã cùng bọn Lê Văn Thịnh bàn bạc phản biện rất thẳng thắn, xin ban chiếu gia ân [ cho An Nam]. Chiếu ban Hùng Bản để hỏi Thành Trác:

- Qua thông điệp cùng đích thân Lê Văn Thịnh sau khi thương nghị nói rằng không dám tranh chiếm những châu động do Nùng Trí Hội, Nùng Tôn Đán nộp, có thể dựa vào đó mà ban chiếu cho An Nam không?

Hùng Bản tâu:

- Thành Trác căn cứ vào lời Lê Văn Thịnh nói: “Như Thành Trác bàn, tại phía nam các động Vật Dương, Thuận An hoạch định phân rõ biên giới, Bồi thần không dám tranh chấp”, như vậy việc cải chính biên giới đã có bằng cớ rõ.

Chiếu ban cho Giao Chỉ 8 xứ huyện, động ngoài ải, lại ban cho Sứ thần và Phó đại y phục, Lê Văn Thịnh 500 bộ, Nguyễn Bồi 300 bộ.

[ Lời tác giả: 8 động cỏ cây không mọc được, việc xảy ra vào ngày 4 tháng 6 năm Nhâm Thân, cùng ngày 22 tháng 11 năm Mậu Tý. Ngày 4 tháng 6 năm Nguyên Phong thứ 6, đầu tiên có lệnh cho Thành Trác tranh biện cương giới, Những bản tấu trình của Quảng Tây và lời chiếu của Tống Thần Tông chép lại là theo Thời chính kỷ của Viện khu mật. Từ mồng 7 đến 23 tháng 8, Viện khu mật nhận được 4 tờ trình của Hùng Bản. Xét đường trạm từ Vĩnh Bình đến kinh đô [ Biện Kinh] mất chừng 20 ngày, vậy những chiếu chỉ của vua, trả lời các tờ trình ấy, có lẽ không tới kịp Quảng Tây chăng? Hoặc vua Thần Tông chỉ căn cứ các bản tấu của Thành Trác và Hùng Bản mà ban chiếu?]
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Canh Dần 23 tháng 8 năm Nguyên Phong thứ 7 [ 26/9/1084]

Ti kinh lược Quảng Tây gửi báo cáo, nói:

- Trước đây, bản ti chưa rõ đầu đuôi việc hai châu Qui Hóa và Thuận An. Vì thế, đã sai viên chức ti kinh lược tới bàn biện các việc chính, và gửi chiếu cho Càn Đức bảo người tới chia đất. Nay cứ như ti kinh lược Quảng Tâu tâu, thì ti đã sai Thành Trác đàm phán xong với sai quan Giao Chỉ là Lê Văn Thịnh. Bây giờ, đã thấy rõ đầu đuôi. Vậy xin giáng chiếu.

Vua phê:

-Nay An Nam đã bằng lòng phân định xong xuôi, hãy đem các đất 6 huyện Bảo [Lạc], Luyện, Miêu, Đinh, Phóng, Cận và hai động Túc, Tang ở ngoài cửa ải Khấu Nhạc, trao trả cho Giao Chỉ cai-quản. Cứ theo đó mà giáng chiếu. Lệnh cho viện học sĩ theo đó mà thảo lời chiếu. Đợi ti kinh lược Quảng Tây tra xét kỹ xong tên các ải, rồi sẽ viết chiếu. Còn như bọn Lê Văn Thịnh, rất biết khiêm-tốn, Càn Đức biết cung thuận, thì ban y phục và vải vóc để may áo, cho Lê Văn Thịnh: Y phục quan Thái sư, đai, dây, hốt ngọc, 500 tấm lụa, và Nguyễn Bồi y phục Thượng thư, lụa 300 tấm.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Mậu Tý tháng 10 năm Nguyên Phong thứ 7 [22/11/1084].

Sắc Giao Chỉ Quận vương Càn Đức biết 敕交趾郡王乾德省:

Ty Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ tâu 廣南西路經略司奏:

- Trước đây trẫm được triều mệnh về việc An Nam tâu rằng các châu động thuộc khe động Vật Dương 勿陽, Vật Ác 勿惡, cương giới chưa rõ-ràng. Trẫm đã lệnh cho bản ty hội bàn với bản đạo, sai quan tới biện chính. Nay chuẩn cho An Nam sai bọn Lê Văn Thịnh đến, biên giới đã được phân-định chính theo phép tắc, xin giảng chiếu chỉ để An Nam tuân theo.

Trẫm đã xem các tờ tâu trước kia trình bày về biên giới, lại đặc mệnh sai các quan tại biên giới bàn bạc biện bạch rõ ràng. Khanh vốn được ân sủng tước lộc, đời đời trung thuần, hãy khâm phụng chiếu chỉ, răn bảo các quan dưới quyền, phân [định] [quy] hoạch châu động, đầu đuôi đã rõ-ràng: Hai động Vật Dương, Vật Ác đã đặt chỉ huy [coi sóc], dùng 8 ải sau đây làm biên giới: Canh Kiệm 庚儉, Khâu Củ 邱矩, Khiếu Nhạc 叫岳, Thông Khoáng 通曠, Canh Nham 庚巖, Đốn Lợi 頓利, Đa Nhân 多仁, Câu Nan 勾難. Ngoài biên giới [có 6 huyện]: Bảo 保, Lạc 樂, Luyện 練, Miêu 苗, Đinh 丁, Phóng 放, [6 huyện mất đi trẫm hoảng hốt như rụng rời con chữ] 2 động Túc 宿, Tang桑, giao cho khanh quản lĩnh làm chủ. Khanh hãy đoái trông thể theo lòng quyến luyến, càng thêm lòng cung thuận, cẩn-thận tuân theo giao-ước, chớ dung-túng xâm lấn.

[ Lời người dịch: Chiếu chỉ của vua Tống viết theo quy tắc có vần điệu, niêm luật chặt-chẽ, tuy nhiên, do không thể chuyển ngữ tương-đương được, người dịch xin phép dịch thẳng ra văn xuôi cho dễ hiểu].

[ Lời tác giả: Cho dù Văn Thịnh biện bạch nhún nhường, Tống Thần Tông vẫn ban chiếu theo lời đề nghị từ đầu của Thành Trác, mà không chấp nhận lời xin của Lê Văn Thịnh trong công văn gửi cho Hùng Bản. Tuy có ban cho Giao Chỉ 6 huyện và 2 động, nhưng hai châu Vật Dương và Vật Ác vẫn ở lại, vì Thành Trác đã nói rõ là phân định cương giới ở phía Nam 18 xứ, xét ra Giao Chỉ được hơn một nửa].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Mậu Tuất mồng 5 tháng 3 năm Nguyên Phong thứ 8 [1/4/1085]

Tống Thần Tông mất, Tống Triết Tông 宋哲宗 lên ngôi, mới 10 tuổi. Quyền hành ở trong tay Thái hoàng thái hậu [tức là Tuyên Nhân Hoàng thái hậu 宣仁皇太后]. Thái hoàng thái hậu trước vẫn rất ghét bọn Vương An Thạch. Cho nên lập tức đem phái chống An Thạch lên phò tá. Lã Công Trứ 吕公著, Tư Mã Quang 司馬光, Trình Di 程頤 đều được trọng dụng. Các viên quan theo phe tân pháp đều bị tội hay bị biếm chức. Triều đình Tống xóa bỏ những việc mà Vương An Thạch đã làm. Đối với các phiên quốc, bèn tỏ thái-độ rất cương-quyết, Trình Di nói cần phải rửa những nỗi nhục bị Man di khinh rẻ đời Thần Tông.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 11 tháng 4 năm Nguyên Phong thứ 8 [ 1085, dù lên ngôi nhưng Tống Triết Tông vẫn dùng niên hiệu của cha].

Xuống chiếu gia phong cho Càn Đức chức Đồng trung thư môn hạ bình chương sự 同中書門下平章事 [ tương đương Tể tướng nhà Tống].

Càn Đức dâng biểu tạ ơn, đồng thời lại lại gửi thư sang vua mới, xin đổi lời chiếu cũ về hai động Vật Dương và Vật Ác.

Viện khu mật tâu:

- Nên giáng chiếu, nhắc lại chiếu chỉ của Tiên triều, bảo Càn Đức phải tuân theo.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày Bính Tuất tháng 6 [18/7/1085]

Ban cho Giao Chỉ Quận vương Lý Càn Đức, chiếu rằng:

- Xem Khanh dâng biểu trình bày về cương giới các động Vật Dương, Vật Ác, Trẫm đã xét kỹ đã hiểu rõ. Khanh trước kia thời Tiên đế [Thần Tông] mấy lần tự biện bạch về biên cương, [ Thần Tông] đã giáng chiếu dụ đầu đuôi rất rõ ràng, đặc cách xét theo lời yêu cầu, cắt đất ban cho. Nay chợt xem lời tâu, lại còn phân trần. Trẫm vừa thừa mệnh nối ngôi, cần tuân theo liệt thánh trước, mệnh đã định, về đạo nghĩa khó mà sửa đổi. Nên gắng lòng trung, tuân theo chiếu chỉ trước.

Càn Đức được chiếu, lấy làm tức giận. Nhưng không hề đổ lỗi cho Lê Văn Thịnh đã vụng bàn. Càn Đức nói:

- Ta đã tấu lên lời xin rất gan ruột, Hoàng thượng [ vua Tống] vin lý lẽ cố từ, xưa nay rượu mời sau đó đắng.

Cho nên Càn Đức lại muốn dùng binh. Bấy giờ, có Nùng Thuận Thanh儂順清 thủ lĩnh động Nhâm, bị cha con Lương Hiền Trí 梁賢致chiếm đất. Thuận Thanh đánh lại. Viên coi châu Quảng Nguyên, là Dương Cảnh Thông楊景通 nhân đó thông đồng với Thuận Thanh. Bèn sai bọn Đàm An đem quân vào đánh dân ở biên giới. Quân [Tống] thua mấy trận, Lưỡng Quảng làm tấu gửi lên triều đình.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Ngày 11 tháng 4 năm Nguyên Phong thứ 8 [ 1085, dù lên ngôi nhưng Tống Triết Tông vẫn dùng niên hiệu của cha].

Xuống chiếu gia phong cho Càn Đức chức Đồng trung thư môn hạ bình chương sự 同中書門下平章事 [ tương đương Tể tướng nhà Tống].

Càn Đức dâng biểu tạ ơn, đồng thời lại lại gửi thư sang vua mới, xin đổi lời chiếu cũ về hai động Vật Dương và Vật Ác.

Viện khu mật tâu:

- Nên giáng chiếu, nhắc lại chiếu chỉ của Tiên triều, bảo Càn Đức phải tuân theo.
Chức vua Lý mình cao ghê thiệt.
Lúc này đã là quận vương ngang với tể tướng rồi.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Hình như có cụ Mạc Đăng Dung được phong chức thấp nhất????
Cụ Đăng Dung tước tòng nhị phẩm ngang với tuần phủ.
Nhưng vị thế còn dưới tuần phủ Quảng Tây vì tuần phủ Quảng Tây và tổng đốc Lưỡng Quảng quản An Nam và báo cáo về triều đình.
Ngoài Đăng Dung còn 3 vua Mạc và 4 ông vua Lê nhận tước này.
Lúc đó nước Việt bị xóa sổ, về danh nghĩa là phiên ty An Nam trực thuộc Lưỡng Quảng và Vân Nam
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cụ Đăng Dung tước tòng nhị phẩm ngang với tuần phủ.
Nhưng vị thế còn dưới tuần phủ Quảng Tây vì tuần phủ Quảng Tây và tổng đốc Lưỡng Quảng quản An Nam và báo cáo về triều đình.
Ngoài Đăng Dung còn 3 vua Mạc và 4 ông vua Lê nhận tước này.
Lúc đó nước Việt bị xóa sổ, về danh nghĩa là phiên ty An Nam trực thuộc Lưỡng Quảng và Vân Nam
Em.có thớt một cuộc tiếp sứ nhà Thanh năm 1683 thời vua Lê Hy Tông, thấy là suốt đời từ Mạc Đăng Dung đến hết nhà Minh, nó không phong cho vua Vn tước An Nam Quốc Vương, mãi đến nhà Thanh mới phong, thủ tục cực kì phức tạp, phiền phức.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Em.có thớt một cuộc tiếp sứ nhà Thanh năm 1683 thời vua Lê Hy Tông, thấy là suốt đời từ Mạc Đăng Dung đến hết nhà Minh, nó không phong cho vua Vn tước An Nam Quốc Vương, mãi đến nhà Thanh mới phong, thủ tục cực kì phức tạp, phiền phức.
Đúng rồi cụ.
Và vì phong tước tòng nhị phẩm là quan tước Minh triều nên vua Mạc vua Lê phải qua Ải Nam Quan nhận sắc phong tức nhận trên lãnh thổ Minh triều chứ không được ở Thăng Long nhận sắc.
Đến hết đời Minh sang nam Minh chạy về Vân Nam thì Lê Thần Tông trong lần thứ hai lên ngôi vua mới ép nhà nam Minh phong cho mình là An Nam Quốc vương.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Ngày Bính Tuất tháng 6 [18/7/1085]

............

Càn Đức được chiếu, lấy làm tức giận. Nhưng không hề đổ lỗi cho Lê Văn Thịnh đã vụng bàn. Càn Đức nói:

- Ta đã tấu lên lời xin rất gan ruột, Hoàng thượng [ vua Tống] vin lý lẽ cố từ, xưa nay rượu mời sau đó đắng.

Cho nên Càn Đức lại muốn dùng binh. Bấy giờ, có Nùng Thuận Thanh儂順清 thủ lĩnh động Nhâm, bị cha con Lương Hiền Trí 梁賢致chiếm đất. Thuận Thanh đánh lại. Viên coi châu Quảng Nguyên, là Dương Cảnh Thông楊景通 nhân đó thông đồng với Thuận Thanh. Bèn sai bọn Đàm An đem quân vào đánh dân ở biên giới. Quân [Tống] thua mấy trận, Lưỡng Quảng làm tấu gửi lên triều đình.
"
Qua sự kiện Sứ thần Lê Chung được giao việc sao lục các văn thư và lời nói của Lê Văn Thịnh gửi cho vua quan triều Tống, chứng tỏ Vua Lý Nhân Tông lúc này nhận được báo cáo rằng Lê Văn Thịnh đã gửi những văn thư cho nhà Tống mà không trình cho nhà Vua biết, nên cần phải điều tra. Ngược dòng thời gian, vào năm 1084 trong cuộc hội đàm cương giới, phái đoàn Lê Văn Thịnh giành lại được 6 huyện, 2 động. Với thành tích này, sau khi trở về nước Văn Thịnh được thăng chức Thái sư. Nhưng ông ta không tâu báo hết với Vua về những thư từ giao dịch với vua quan nhà Tống; bí mật này cũng như chiếc kim để trong bọc, lâu ngày sẽ lộ ra.

Đến khi Sứ thần Lê Chung trở về nước, Vua nhận được bản sao các văn thư, đại loại như thư gửi cho Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ Hùng Bản có đoạn như sau:

Lê Văn Thịnh gửi thư cho Hùng Bản rằng:
“Thành Trác nói: ‘Thượng Điện, Hạ Lôi [huyện Đại Tân, Quảng Tây], Ôn, Nhuận, Anh, Giao, Vật Dương, Vật Ác, Kế, Thành, Cống, Lục, Tần, Nhiệm Động, Cảnh Tư, huyện Hà Kỷ gồm 18 xứ thuộc đất tỉnh nội địa; biên giới tại phía nam. Tiểu tử Bồi thần nghe theo mệnh, không dám tranh chấp.[6] (Quyển 349. Năm Nguyên Phong thứ 7 [1084])
"

Như vậy mãi sau này nhà Lý mới lấy được các lời nghị bàn của Lê văn Thịnh, hóa ra ông này làm mất đất thật, đã thế lại không về tâu vua.
Chưa rõ làm sao một con người đi sứ làm mất đất, ở triều mưu thí vua mà thoát chết, bàn tay của nhà Tống đã thò sâu vào túi nhà Lý.
Thế mà cả nghìn năm sau vẫn còn hội thảo định rửa mặt cho ông này, cũng chưa rõ nguyên cớ.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
"
Qua sự kiện Sứ thần Lê Chung được giao việc sao lục các văn thư và lời nói của Lê Văn Thịnh gửi cho vua quan triều Tống, chứng tỏ Vua Lý Nhân Tông lúc này nhận được báo cáo rằng Lê Văn Thịnh đã gửi những văn thư cho nhà Tống mà không trình cho nhà Vua biết, nên cần phải điều tra. Ngược dòng thời gian, vào năm 1084 trong cuộc hội đàm cương giới, phái đoàn Lê Văn Thịnh giành lại được 6 huyện, 2 động. Với thành tích này, sau khi trở về nước Văn Thịnh được thăng chức Thái sư. Nhưng ông ta không tâu báo hết với Vua về những thư từ giao dịch với vua quan nhà Tống; bí mật này cũng như chiếc kim để trong bọc, lâu ngày sẽ lộ ra.

Đến khi Sứ thần Lê Chung trở về nước, Vua nhận được bản sao các văn thư, đại loại như thư gửi cho Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ Hùng Bản có đoạn như sau:


"

Như vậy mãi sau này nahf Lý mới lấy được các lời nghị bàn của Lê văn Thịnh, hóa ra ông này làm mất đất thật, đã thế lại không về tâu vua.
Chưa rõ làm sao một con người đi sứ làm mất đất, ở triều mưu thí vua mà thoát chết, bàn tay của nhà Tống đã thò sâu vào túi nhà Lý.
Thế mà cả nghìn năm sau vẫn còn hội thảo định rửa mặt cho ông này, cũng chưa rõ nguyên cớ.
Cả vua Lý lẫn vua Tống đều hiểu lầm ý của Lê Văn Thịnh
Hơn nửa Lý Nhân Tông thực sự không muốn dùng vũ lực nửa nên việc đòi đất này vô vọng.
Tống cứ phúc đáp đã trao đổi hết và trả đủ đất trong cuộc hòa đàm với Lê Văn Thịnh rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
701,025 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
"
Qua sự kiện Sứ thần Lê Chung được giao việc sao lục các văn thư và lời nói của Lê Văn Thịnh gửi cho vua quan triều Tống, chứng tỏ Vua Lý Nhân Tông lúc này nhận được báo cáo rằng Lê Văn Thịnh đã gửi những văn thư cho nhà Tống mà không trình cho nhà Vua biết, nên cần phải điều tra. Ngược dòng thời gian, vào năm 1084 trong cuộc hội đàm cương giới, phái đoàn Lê Văn Thịnh giành lại được 6 huyện, 2 động. Với thành tích này, sau khi trở về nước Văn Thịnh được thăng chức Thái sư. Nhưng ông ta không tâu báo hết với Vua về những thư từ giao dịch với vua quan nhà Tống; bí mật này cũng như chiếc kim để trong bọc, lâu ngày sẽ lộ ra.

Đến khi Sứ thần Lê Chung trở về nước, Vua nhận được bản sao các văn thư, đại loại như thư gửi cho Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ Hùng Bản có đoạn như sau:


"

Như vậy mãi sau này nhà Lý mới lấy được các lời nghị bàn của Lê văn Thịnh, hóa ra ông này làm mất đất thật, đã thế lại không về tâu vua.
Chưa rõ làm sao một con người đi sứ làm mất đất, ở triều mưu thí vua mà thoát chết, bàn tay của nhà Tống đã thò sâu vào túi nhà Lý.
Thế mà cả nghìn năm sau vẫn còn hội thảo định rửa mặt cho ông này, cũng chưa rõ nguyên cớ.
Cụ Lê Văn Thịnh hiền lành quá, mà cụ Đào Tông Nguyên thì rắn quá, bỏ ngay đàm phán về. Cụ Thịnh có vẻ không đấu nổi với bọn quan nhà Tống, rất gian xảo và mưu mô?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top