[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên: chuyện nhà Lý, Lý Thường Kiệt, Nùng Trí Cao.

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Ai bảo ông Thịnh không trình báo lại.
Khi Tống trả Quảng Nguyên và các khê động khác nhưng không trả Vật Dương Vật Ác thì ông Thịnh sẽ phải báo cáo đầy đủ.
Nhưng vua Lý vẫn đòi vì đó là nghĩa vụ.
Được thì tốt không thì thôi.
Lý lẽ để đòi chính là ông Thịnh giấu vua giờ qua Tống lục tài liệu sứ giả mới thấy.
Hợp lý không?
Hợp lý
Nhưng như vậy không đủ để đòi đất.
Và vua có xử ông Thịnh sau đó vì tội lừa vua không?
Không! Vì cả hai biết trước rồi, đóng kịch để tranh thủ thêm thôi.
Lúc đó để đòi được phần lớn đất là ông Thịnh cực xuất sắc đấy.
Còn anh nghĩ chút áp lực quân đội ở biên giới mà Tống nó trả đất là ngây thơ.
Khi Lý Thường Kiệt vào Thanh Hóa thì Tống nó biết Lý không còn cửa gây chiến nửa.
Sau này Minh bị nhà Lê lấy đất khá giống trường hợp này. Nó dọa đem quân đến mà Lê có sợ đâu.
Cụ toàn làm lộn lạo trình tự sự việc, tùy nhiên Thịnh dối vua là dối vua, miễn uốn lượn lôi thôi.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Cụ toàn làm lộn lạo trình tự sự việc, tùy nhiên Thịnh dối vua là dối vua, miễn uốn lượn lôi thôi.
Chỗ nào đoạn nào trong chính sử nói ông Thịnh dối vua?
Cụ đưa ra em đọc thử?
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Chỗ nào đoạn nào trong chính sử nói ông Thịnh dối vua?
Cụ đưa ra em đọc thử?
Phải nhờ Thành Trác cho xem thư ông Thịnh nói không tránh chấp nữa, vua mới biết việc này, vừa đưa trang trước.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Trích từ quyển Tục tư trị cụ đốc đang dịch, có số quyển, số trang.
Trong quyển Trường Biên của Lý Đào đó không hề có đoạn câu chữ dòng nào nói Lê Văn Thịnh lừa dối hay không báo cáo sự việc cho vua Lý hết
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Đây là nguyên văn cụ trích nhé.
Xét về việc Lê Văn Thịnh biến thành hổ giết vua hiển nhiên đã vô lý; điều kế tiếp là Lê Văn Thịnh sau đó bị an trí tại Thao Giang cũng vô lý luôn; nếu quả Lê Văn Thịnh mưu giết vua, tức phạm tội đại hình, cớ sao chỉ an trí?
Qua sự kiện Sứ thần Lê Chung được giao việc sao lục các văn thư và lời nói của Lê Văn Thịnh gửi cho vua quan triều Tống, chứng tỏ Vua Lý Nhân Tông lúc này nhận được báo cáo rằng Lê Văn Thịnh đã gửi những văn thư cho nhà Tống mà không trình cho nhà Vua biết, nên cần phải điều tra. Ngược dòng thời gian, vào năm 1084 trong cuộc hội đàm cương giới, phái đoàn Lê Văn Thịnh giành lại được 6 huyện, 2 động. Với thành tích này, sau khi trở về nước Văn Thịnh được thăng chức Thái sư. Nhưng ông ta không tâu báo hết với Vua về những thư từ giao dịch với vua quan nhà Tống; bí mật này cũng như chiếc kim để trong bọc, lâu ngày sẽ lộ ra.
Đến khi Sứ thần Lê Chung trở về nước, Vua nhận được bản sao các văn thư, đại loại như thư gửi cho Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ Hùng Bản có đoạn như sau
Lê Văn Thịnh gửi thư cho Hùng Bản rằng:
“Thành Trác nói: ‘Thượng Điện, Hạ Lôi [huyện Đại Tân, Quảng Tây], Ôn, Nhuận, Anh, Giao, Vật Dương, Vật Ác, Kế, Thành, Cống, Lục, Tần, Nhiệm Động, Cảnh Tư, huyện Hà Kỷ gồm 18 xứ thuộc đất tỉnh nội địa; biên giới tại phía nam. Tiểu tử Bồi thần nghe theo mệnh, không dám tranh chấp.[6] (Quyển 349. Năm Nguyên Phong thứ 7 [1084])

Rõ ràng nội dung thư gửi cho Hùng Bản hoàn toàn trái ngược với quan điểm của nhà vua quyết đòi các động Vật Dương, Vật Ác, được trình bày trong thư gửi cho Vua Triết Tông trích ở trên. Thư Văn Thịnh gửi cho người nước ngoài, trái với chính sách của nhà Vua, lại không cho Vua biết; dưới thời quân chủ việc làm như vậy phạm tội “khi quân”; vì là thầy học Vua, chắc nội vụ được xử kín trong cung đình; chỉ bắt đi an trí, tức quản thúc, chỉ định nơi cư trú mà thôi. Người ngoài không biết đầu đuôi, nên dư luận đồn thổi rằng Văn Thịnh có phép biến thành hổ mưu giết Vua, nên bị đày![7]
Cũng nên hiểu về thân thế của Lê Văn Thịnh, người đậu thủ khoa đầu tiên dưới triều nhà Lý, cũng tương tự như Trạng Nguyên, lại từng được mời vào kinh đô dạy Vua học. Những ông Trạng trong lịch sử Việt Nam, thường tự thị tài năng, làm theo ý riêng, nên triều đình thường rất kiêng kỵ; chính quyền chuyên chế nhà Nguyễn chủ trương, quan không đặt Tể tướng, khoa cử không lấy Trạng nguyên. Ông Trạng Thịnh, thầy học của vua, lại là người cực thông minh; có lẽ qua những lần giao tiếp hội đàm, nắm bắt tình thế, thấy được hiện tại chỉ có thể lấy được một số đất như vậy, chứ không thể hơn; nên tự động giải quyết bằng lời nói khéo chăng?
Nguyên văn bức thư của Nhân Tông.
Trường Biên quyển 380. Tống Triết Tông năm Nguyên Hựu thứ nhất [1086]
Ngày Nhâm Tý tháng 6 [8/8/1086], Giao Chỉ Quận vương Lý Càn Đức tâu:
“Ấp của kẻ dưới có 2 động Vật Dương, Vật Ác, 8 huyện tiếp giáp với tỉnh nội địa; trước sau bị kẻ giữ đất làm phản, đem thân qui thuận. Vật Dương vào năm Bính Thìn [1076] bị thu vào đất tỉnh, Vật Ác vào năm Nhâm Tuất [1082] bị thu, lập ải Thông Khang. Tuy những đất này chỉ nhỏ như viên đạn, nhưng rất đau đớn trong lòng, thường không rời trong giấc mộng; thực do tổ tiên thần trước đây giết, bắt kẻ tiếm nghịch, xông pha nơi gian nan nguy hiểm, liều chết mới có được. Nay kẻ hậu sinh không thừa kế được tổ tiên, chưa tròn phận sự nơi cương vực, chỉ sống tạm trong khoảnh khắc mà thôi. Vào năm Giáp Tý [1084], ty Kinh lược Quảng Tây từng đem sự việc tâu lên triều trước [Thần Tông], bèn đem 2 động Túc, Tang , 6 huyện cho thần quản lãnh. Xét Túc, Tang hiện thuộc ấp của kẻ dưới; không phải là đất thỉnh cầu ngày nay, nên không dám bái mệnh. Nay gặp lúc Bệ hạ canh tân trong nước, cẩn thận dâng biểu tâu lên trình bày sự việc.”
Chiếu thư đáp:
“Trước đây quan tại biên giới tâu, viên Thủ lãnh [chỉ Lý Thường Kiệt] của khanh xâm lăng biên thùy nước ta; tiên Hoàng đế [Thần Tông] với lòng khoan nhân, đích thân ban chiếu dụ cho cải chính biên giới, cùng xét rõ đặc cách cắt khu Khang ải, để làm vật vua ban ơn. Dư âm như tồn tại, nét mực vẫn còn tươi; đáng nên nghĩ đến sự bao dung, kính cẩn tuân theo phân hoạch; cớ sao mấy lần tâu cáo, vẫn cố chấp con đường mê. Lại đòi hỏi biên giới mới làm vật cũ của mỉnh; lòng tham không chán, còn đâu thấy được việc thờ người trên! Phải chăng ý của khanh như vậy, hoặc do người khác xui nên mê hoặc? Huống các châu động này từ xưa vốn là dân của vua, một lần lấy lại đất Quảng Nguyên, cho đến việc ban cấp châu Thuận, đất đai của khanh vốn không xâm phạm. Khanh hãy đem hết lòng chí thành, tuân theo chiếu chỉ trước, cẩn thận giữ đất phong, chớ mưu mô sinh sự; gắng sức đáp ứng với lòng quan hoài, để vĩnh viễn được ân sủng.”
Lại ra lệnh cho Kinh lược sứ Miêu Thời Trung gửi thông điệp giải đáp những điểm khó khăn.[3]

Tất cả đều là suy đoán và giả thuyết của ông Hồ Bạch Thảo rằng ông Thịnh giấu vua tự ý chấp nhận nhường châu Vật Dương Vật Ác
Đó Không phải chính sử
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Trong quyển Trường Biên của Lý Đào đó không hề có đoạn câu chữ dòng nào nói Lê Văn Thịnh lừa dối hay không báo cáo sự việc cho vua Lý hết
Sự kiện là phải nhờ Thành Trác đưa thư, kết luận là câu " tiểu bồi thâtn không tranh chấp" lúc đó nhà Lý mới thấy, khách quan mà xét thế là dối, giấu vua.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Đây là nguyên văn cụ trích nhé.
Xét về việc Lê Văn Thịnh biến thành hổ giết vua hiển nhiên đã vô lý; điều kế tiếp là Lê Văn Thịnh sau đó bị an trí tại Thao Giang cũng vô lý luôn; nếu quả Lê Văn Thịnh mưu giết vua, tức phạm tội đại hình, cớ sao chỉ an trí?
Qua sự kiện Sứ thần Lê Chung được giao việc sao lục các văn thư và lời nói của Lê Văn Thịnh gửi cho vua quan triều Tống, chứng tỏ Vua Lý Nhân Tông lúc này nhận được báo cáo rằng Lê Văn Thịnh đã gửi những văn thư cho nhà Tống mà không trình cho nhà Vua biết, nên cần phải điều tra. Ngược dòng thời gian, vào năm 1084 trong cuộc hội đàm cương giới, phái đoàn Lê Văn Thịnh giành lại được 6 huyện, 2 động. Với thành tích này, sau khi trở về nước Văn Thịnh được thăng chức Thái sư. Nhưng ông ta không tâu báo hết với Vua về những thư từ giao dịch với vua quan nhà Tống; bí mật này cũng như chiếc kim để trong bọc, lâu ngày sẽ lộ ra.
Đến khi Sứ thần Lê Chung trở về nước, Vua nhận được bản sao các văn thư, đại loại như thư gửi cho Kinh lược Quảng Nam Tây Lộ Hùng Bản có đoạn như sau
Lê Văn Thịnh gửi thư cho Hùng Bản rằng:
“Thành Trác nói: ‘Thượng Điện, Hạ Lôi [huyện Đại Tân, Quảng Tây], Ôn, Nhuận, Anh, Giao, Vật Dương, Vật Ác, Kế, Thành, Cống, Lục, Tần, Nhiệm Động, Cảnh Tư, huyện Hà Kỷ gồm 18 xứ thuộc đất tỉnh nội địa; biên giới tại phía nam. Tiểu tử Bồi thần nghe theo mệnh, không dám tranh chấp.[6] (Quyển 349. Năm Nguyên Phong thứ 7 [1084])

Rõ ràng nội dung thư gửi cho Hùng Bản hoàn toàn trái ngược với quan điểm của nhà vua quyết đòi các động Vật Dương, Vật Ác, được trình bày trong thư gửi cho Vua Triết Tông trích ở trên. Thư Văn Thịnh gửi cho người nước ngoài, trái với chính sách của nhà Vua, lại không cho Vua biết; dưới thời quân chủ việc làm như vậy phạm tội “khi quân”; vì là thầy học Vua, chắc nội vụ được xử kín trong cung đình; chỉ bắt đi an trí, tức quản thúc, chỉ định nơi cư trú mà thôi. Người ngoài không biết đầu đuôi, nên dư luận đồn thổi rằng Văn Thịnh có phép biến thành hổ mưu giết Vua, nên bị đày![7]
Cũng nên hiểu về thân thế của Lê Văn Thịnh, người đậu thủ khoa đầu tiên dưới triều nhà Lý, cũng tương tự như Trạng Nguyên, lại từng được mời vào kinh đô dạy Vua học. Những ông Trạng trong lịch sử Việt Nam, thường tự thị tài năng, làm theo ý riêng, nên triều đình thường rất kiêng kỵ; chính quyền chuyên chế nhà Nguyễn chủ trương, quan không đặt Tể tướng, khoa cử không lấy Trạng nguyên. Ông Trạng Thịnh, thầy học của vua, lại là người cực thông minh; có lẽ qua những lần giao tiếp hội đàm, nắm bắt tình thế, thấy được hiện tại chỉ có thể lấy được một số đất như vậy, chứ không thể hơn; nên tự động giải quyết bằng lời nói khéo chăng?


Tất cả đều là suy đoán và giả thuyết của ông Hồ Bạch Thảo rằng ông Thịnh giấu vua tự ý chấp nhận nhường châu Vật Dương Vật Ác
Đó Không phải chính sử
Lê Văn Thịnh gửi thư cho Hùng Bản rằng:
“Thành Trác nói: ‘Thượng Điện, Hạ Lôi [huyện Đại Tân, Quảng Tây], Ôn, Nhuận, Anh, Giao, Vật Dương, Vật Ác, Kế, Thành, Cống, Lục, Tần, Nhiệm Động, Cảnh Tư, huyện Hà Kỷ gồm 18 xứ thuộc đất tỉnh nội địa; biên giới tại phía nam. Tiểu tử Bồi thần nghe theo mệnh, không dám tranh chấp.[6] (Quyển 349. Năm Nguyên Phong thứ 7 [1084])

Đoạn đó trong Tục tư trị mà ông HBT hay viết tắt là Trường Biên.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Lê Văn Thịnh gửi thư cho Hùng Bản rằng:
“Thành Trác nói: ‘Thượng Điện, Hạ Lôi [huyện Đại Tân, Quảng Tây], Ôn, Nhuận, Anh, Giao, Vật Dương, Vật Ác, Kế, Thành, Cống, Lục, Tần, Nhiệm Động, Cảnh Tư, huyện Hà Kỷ gồm 18 xứ thuộc đất tỉnh nội địa; biên giới tại phía nam. Tiểu tử Bồi thần nghe theo mệnh, không dám tranh chấp.[6] (Quyển 349. Năm Nguyên Phong thứ 7 [1084])

Đoạn đó trong Tục tư trị mà ông HBT hay viết tắt là Trường Biên.
Đó là trường biên viết.
Nhưng không có đoạn nào dòng nào nói ông Thịnh lừa dối vua Nhân Tông hay giấu việc tự ý quyết định cả
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Sự kiện là phải nhờ Thành Trác đưa thư, kết luận là câu " tiểu bồi thâtn không tranh chấp" lúc đó nhà Lý mới thấy, khách quan mà xét thế là dối, giấu vua.
Đó là cụ suy diễn
Chính sử không chép thế
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Trích từ quyển Tục tư trị cụ đốc đang dịch, có số quyển, số trang.
Nguyên văn ông Thịnh viết thế này.
Lê Văn Thịnh không bằng lòng với Thành Trác. Nhưng biết rằng cãi nhau với Trác cũng vô-ích, Văn Thịnh bèn viết thư cho Hùng Bản:

- Thành Trác đã nói sẽ vạch rõ địa-giới ở phía Nam 18 xứ, sau này [chỉ còn có]: Thượng Điện, Hạ Lôi, Ôn- Nhuận, Anh, Dao, Vật Dương, Vật Ác, Kế, Thành, Cống, Lục, Tần, Nhiệm Động, Cảnh, Tư, Kỳ, Kỷ, Huyện, và nói những xứ ấy đều thuộc Trung Quốc. Bồi thần tiểu tử này, chỉ biết nghe mệnh, không dám cãi lại. Nhưng những đất nói trên, mà họ Nùng đã nộp, đều thuộc Quảng Nguyên [ của Đại Việt]

Nay, Thánh triều ban bố hàng vạn chính lệnh khoan hồng. Sao lại chọn miếng đất đầy đá sỏi, cỏ cây không mọc được, lam chướng này, mà không trả lại nước tôi, để giúp kẻ ngoại thần?


Như vậy hoặc ông Thảo hoặc Thành Trác cắt xén thư của cụ Thịnh rồi.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Cụ cãi cùn rôi, đoạn văn có số chú thích 6 trỏ đến nguyên văn chữ Hán trong Tục tư trị, cụ không công nhận thì chịu rồi.
Ông Thảo hoặc Thành Trác cắt xén lược bỏ khúc sau bức thư cụ Thịnh rồi.
Nguyên văn bức thư cụ Đốc trích ở trên kìa.
Cụ Thịnh vẫn bảo 18 động đó của Đại Việt chứ có nhường đâu.
Cắt xén thư người khác là sai rõ ràng
Ông Thảo trích bậy bạ cắt xén
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
[
Dâdy là thư gửi Thành Trác, sau này là thư gửi Hùng Bản.
Thành Trác cho người đem thư đi, nhưng lại cố tình sửa ý tứ bức thư Văn Thịnh, gửi kèm cho Hùng Bản những lời giải thích của y, thành ra bức thư Văn Thịnh gửi cho Hùng Bản lại có ý:

- Tôi không tranh chiếm các châu động mà Nùng Trí Hội và Nùng Tông Đán đã nộp, Thành Trác nói: ‘Thượng Điện, Hạ Lôi, Ôn, Nhuận, Anh, Giao, Vật Dương, Vật Ác, Kế, Thành, Cống, Lục, Tần, Nhiệm Động, Cảnh Tư, Hà Kỷ huyện, gồm 18 xứ thuộc đất tỉnh nội địa [ Trung Quốc], biên giới tại phía Nam. Tiểu tử Bồi thần nghe theo mệnh, không dám tranh chấp.

Thành Trác lại tâu về triều rằng Văn Thịnh không đòi đất Vật Dương và Vật Ác nữa, xin giáng chiếu theo lời Trác đề-nghị. Vua sai Hùng Bản xem xét kỹ lại những thư từ, công văn và những điều đề nghị của Văn Thịnh, thì thấy lời tâu của Trạc không đúng.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Thành Trác cho người đem thư đi, nhưng lại cố tình sửa ý tứ bức thư Văn Thịnh, gửi kèm cho Hùng Bản những lời giải thích của y, thành ra bức thư Văn Thịnh gửi cho Hùng Bản lại có ý:

- Tôi không tranh chiếm các châu động mà Nùng Trí Hội và Nùng Tông Đán đã nộp, Thành Trác nói: ‘Thượng Điện, Hạ Lôi, Ôn, Nhuận, Anh, Giao, Vật Dương, Vật Ác, Kế, Thành, Cống, Lục, Tần, Nhiệm Động, Cảnh Tư, Hà Kỷ huyện, gồm 18 xứ thuộc đất tỉnh nội địa [ Trung Quốc], biên giới tại phía Nam. Tiểu tử Bồi thần nghe theo mệnh, không dám tranh chấp.

Thành Trác lại tâu về triều rằng Văn Thịnh không đòi đất Vật Dương và Vật Ác nữa, xin giáng chiếu theo lời Trác đề-nghị. Vua sai Hùng Bản xem xét kỹ lại những thư từ, công văn và những điều đề nghị của Văn Thịnh, thì thấy lời tâu của Trạc không đúng.
Đoạn văn năm 1084 lại khác đoạn của năm sau, có thể hiêtu ông Thịnh viết uốn éo nên bị vua Tống bắt viết rõ ý, bản rõ nhất là bản Thành Trác đưa cho sứ nhà Lý, sau đó Trác bị tội.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Đoạn văn năm 1084 lại khác đoạn của năm sau, có thể hiêtu ông Thịnh viết uốn éo nên bị vua Tống bắt viết rõ ý, bản rõ nhất là bản Thành Trác đưa cho sứ nhà Lý, sau đó Trác bị tội.
Không có nhé cụ.
Ngày 17 tháng 8 năm Nguyên Phong thứ 7 [ 19/9/1084]

Hùng Bản gửi thư lên triều đình, nói:

- Thành Trác thưa rằng trong bản văn Lê Văn Thịnh có nói: "Khê động nhỏ mọn ấy, nếu Trác nhận là đất của triều đình, thì xin để tôi bày tỏ với nha kinh lược, nhờ tâu về triều, xin triều đình địnhđoạt ".

Văn Thịnh lúc này mới biết Thành Trác đã xuyên tạc thư mình, nhưng Thịnh vẫn giữ mặt điềm nhiên không lộ vẻ giận dữ, Thịnh gửi kèm cho Hùng Bản lá thư khác y như cũ, Hùng Bản bèn gửi lên cho vua.

Vua xem xét rồi nói:

- Trẫm rất muốn sai Hùng Bản xem xét kỹ-càng những lời Thành Trác tâu về từ trước nay. Hoặc nếu quan kinh lược mới đã tới, thì hãy xét tường tận những công văn, văn bản, thư từ và lời đối đáp của Văn Thịnh. Nếu có thể chấp-nhận được, thì vạch rõ ra mà theo, để từ nay về sau, hễ người Giao Chỉ nhận được chiếu, thì không thể phản bác hay phúc đáp lôi thôi nữa. Vậy phải trình về cho rõ.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Không có nhé cụ.
Ngày 17 tháng 8 năm Nguyên Phong thứ 7 [ 19/9/1084]

Hùng Bản gửi thư lên triều đình, nói:

- Thành Trác thưa rằng trong bản văn Lê Văn Thịnh có nói: "Khê động nhỏ mọn ấy, nếu Trác nhận là đất của triều đình, thì xin để tôi bày tỏ với nha kinh lược, nhờ tâu về triều, xin triều đình địnhđoạt ".

Văn Thịnh lúc này mới biết Thành Trác đã xuyên tạc thư mình, nhưng Thịnh vẫn giữ mặt điềm nhiên không lộ vẻ giận dữ, Thịnh gửi kèm cho Hùng Bản lá thư khác y như cũ, Hùng Bản bèn gửi lên cho vua.

Vua xem xét rồi nói:

- Trẫm rất muốn sai Hùng Bản xem xét kỹ-càng những lời Thành Trác tâu về từ trước nay. Hoặc nếu quan kinh lược mới đã tới, thì hãy xét tường tận những công văn, văn bản, thư từ và lời đối đáp của Văn Thịnh. Nếu có thể chấp-nhận được, thì vạch rõ ra mà theo, để từ nay về sau, hễ người Giao Chỉ nhận được chiếu, thì không thể phản bác hay phúc đáp lôi thôi nữa. Vậy phải trình về cho rõ.
Nhờ cụ đốc dịch quyển 349 là rõ ngay, cụ đốc dịch là ở quyển trước khi Lê Chung đi sứ và xin sao lục thư ông Thịnh.
 

Arjuna82

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-798965
Ngày cấp bằng
1/12/21
Số km
654
Động cơ
22,568 Mã lực
Tuổi
38
Đoạn văn năm 1084 lại khác đoạn của năm sau, có thể hiêtu ông Thịnh viết uốn éo nên bị vua Tống bắt viết rõ ý, bản rõ nhất là bản Thành Trác đưa cho sứ nhà Lý, sau đó Trác bị tội.
[ Lời tác giả: Cho dù Văn Thịnh biện bạch nhún nhường, Tống Thần Tông vẫn ban chiếu theo lời đề nghị từ đầu của Thành Trác, mà không chấp nhận lời xin của Lê Văn Thịnh trong công văn gửi cho Hùng Bản. Tuy có ban cho Giao Chỉ 6 huyện và 2 động, nhưng hai châu Vật Dương và Vật Ác vẫn ở lại, vì Thành Trác đã nói rõ là phân định cương giới ở phía Nam 18 xứ, xét ra Giao Chỉ được hơn một nửa].
Thằng vua Tống nó theo lời xuyên tạc của Thành Trác chứ nó có thèm xem lại bức thư ông Thịnh gửi cho Hùng Bản đâu.
Khi đi ngoại giao mà không có binh lực áp phía sau nó khổ thế đấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top