Cụ dịch thế là kỹ rồi.
Bức thư nguyên văn cụ Thịnh lời lẽ đầy đủ mà bị nó xuyên tạc.
Cay cái là ông Hồ Bạch Thảo lại dùng bản xuyên tạc của Thành Trác để bổ sung cho giả thuyết của ông ấy.
Thay vì đưa nguyên văn bức thư của Lê Văn Thịnh
Phải thống nhất bản văn của ông Thịnh chép trong Tục tư trị được chép hai lần , theo trình tự sự kiện, lần 1 cụ đốc đã dịch, gọi là bản A, lần 2 là bản Thành Trác đưa cho sứ thần nhà Lý sao chép vào năm sau là bản B. Bản A và bản B đều có câu "bồi thần không tranh chấp", bản A chỉ có thêm câu nhưng đất đấy vốn thuộc Quảng Nguyên.
Cũng theo trình tự sự kiện, bản A lúc đầu Thành Trác đưa cho vua xem là bản A', bị cắt xén nên vua Tống tưởng ông Thịnh đã buông, sau phải xem lại thì mắng Thành Trác bắt phải trao đổi lại với ông Thịnh. Nghĩa là hoàn toàn có thể sau bản A vẫn còn các văn bản khác thể hiện ý ông Thịnh. Năm sau nhà Lý sang xin sao lục lại thư từ ông Thịnh thì được Thành Trác đưa cho bản B, bản này hợp ý vua Tống nên có ghi trong Tục tư trị là Giao Chỉ thắc mắc thì đưa văn bản cho xem.
Như vậy: Tục tư trị chép cả hai bản A và bản B, không ai chứng minh được bản B không phải của ông Thịnh hay bản B bị cắt xén.
Nội dung bản A cũng không có câu chữ nào để thể hiện ý đòi đất cả, nó gần như Galilê ra tòa đồng ý trái đất không quay rồi khi quay ra lại đèo thêm câu: Ấy thế mà nó vẫn quay. Bản A ghi rõ ý Thành Trác là "biên giới sẽ ở phía nam hai động Vật Dương, Vật Ác, bồi thần không tranh chấp" nhưng lại đèo thêm một câu kiểu, ấy nhưng đất ấy lại vốn thuộc Quảng Nguyên. Nói năng nhùng nhằng không rõ ý như thế đấy.
Tóm tắt lại sự việc thì thấy rằng:
Việc ông Thịnh đi sứ đòi đất được chống lưng bằng sự kiện ta đánh vào đất Nùng Trí Hội và có hiệu quả, trên cơ sở cái vốn quân sự ấy ông Thịnh được vua Tống giao lại hai động 6 huyện nhưng là đất Túc, đất Tang (giờ không biết ở đâu).
Trong các văn bản ngoại giao (cả bản A và bản B được ghi lại) ông Thịnh có viết câu "tiểu bồi thần không dám tranh chấp", nghĩa là mọi sự vâng theo ý Tống.
Sứ nhà Lý sau đợt ông Thịnh lại phải sang sao lục lại các văn bản ông đã giao dịch với phía Tống, nghĩa là ông này về triều báo cáo không hết.
Tổng thể lại, ông này được vua giao vốn cho đi thương thảo đã làm lỗ, làm thiệt hại cương thổ khi mang về đất xấu, đất vua không muốn. Đã thế về lại còn không nộp văn bản giao dịch với Tống triều để phải đi sưu tầm lại, thế là dối vua.