[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Thủy Kinh chú của Lịch Đạo Nguyên và Giao Châu Ký của Lưu Hân Kỳ

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Qua đò Trị Khẩu là đến huyện Cửu Đức 九德 [ ở đây cần phân biệt huyện Cửu Đức và quận Cửu Đức, huyện Cửu Đức là tên một huyện cổ, được tách ra từ huyện Hàm Hoan của quận Cửu Chân vào năm Thiên Kỷ thứ 2 nhà Đông Ngô, tức năm 278, đặt lỵ sở ở khu vực thành phố Vinh ngày nay, từ thời Tam Quốc đến đời nhà Đường là lỵ sở của quận Cửu Đức, Đức Châu và Hoan Châu] [ còn quận Cửu Đức cũng do nhà Đông Ngô thời Tam Quốc đặt ra, vị trí là toàn bộ Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay, đến đời nhà Tùy thì bãi bỏ quận]. Xưa, huyện Cửu Đức九德縣 thuộc quận Cửu Chân, ở phía nam của quận tiếp giáp với quận Nhật Nam. Có người Man tên là Lô Dư 盧轝 cư trú ở đất này, Dư chết, con là Bảo Cương 寶綱 thay, cháu tên là Đảng 黨, đều phục tùng sự giáo hóa của nước Ngô. Nhà Ngô đặt là quận Cửu Đức 九德郡, lại đem huyện ấy [ huyện Cửu Đức] lệ thuộc vào quận. Lâm Ấp Ký cho biết: Cửu Đức là nơi tột cùng của Cửu Di 九夷 [cách gọi các dân tộc nói chung thuộc phạm vi quản lý của Trung Quốc nhưng ngoài đất Ngũ Lĩnh], cho nên lấy để đặt tên cho quận.
Chỗ đặt tên quận ấy, là một nước Di của [ nước] Việt Thường Thị 越裳氏 [tồn tại] vào thời nhà Chu 周. Theo Chu Lễ 周禮, Cửu Di là nước Việt Thường cực xa. Thời Chu Thành Vương 周成王 [1065-1020 TCN] [Việt Thường Thị đã từng đem] một chim trĩ trắng, 2 chim trĩ đen, voi …đến cống, không ai biết tiếng, phải qua 9 lần thông dịch mới hiểu được.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Từ huyện Cửu Đức thông đến cửa Loại Khẩu 類口, sông bắt nguồn từ miền đất hoang vu xa xôi phía tây bắc, đi qua địa hạt Ninh Châu 寧州 tới. Sông ngách Cửu Đức ở phía trong đi qua các con suối là Việt Thường Cứu 越裳究, Cửu Đức Cứu, Nam Lăng Cứu, có huyện Nam Lăng 九德究 đặt ra vào đời nhà Tấn. Sách Phù Nam ký của Trúc Chi 竺枝 nói: cứu là chỗ cuối cùng của khe núi chảy qua bãi cát nông. Sách Địa lý chí nói: trong quận có 52 con sông nhỏ, cùng đi ra sông lớn, đều gọi là cứu vậy.
Lâm Ấp ký viết: năm Nghĩa Hi 義熙 thứ 9 [414], Thái thú Giao Chỉ là Đỗ Tuệ Kỳ 杜慧度 [ là em trai Đỗ Tuệ Độ, Tuệ Độ là Thứ sử Giao Châu, em trai Tuệ Kỳ là Thái thú Giao Chỉ] đến cửa sông Cửu Chân, đánh nhau với vua nước Lâm Ấp là Phạm Hồ Đạt, bắt chém hai con của Hồ Đạt, bắt tù hơn trăm người. Hồ Đạt chạy trốn. Tháng 5, Tuệ Kỳ từ sông Cửu Chân, theo đường thủy đi suốt sông ngách Đô Túc Phố 都粟浦, lại đến đánh úp Cửu Chân, vòng vây dài vượt qua núi, hàng rào kép cắt đứt sông ngách, xua voi đi lên trước, đánh giáp lá cà ở dưới thành, giao chiến liền mấy ngày, giết và làm bị thương [quân Lâm Ấp] mới lui.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sách Địa lý chí viết: quận Cửu Chân, Hán Vũ Đế mở vào năm Nguyên Đỉnh 元鼎 thứ 6, đóng lỵ sở ở huyện Tư Phố, Vương Mãng đổi tên gọi là Hoan Thành. Tấn Thư, Địa Đạo ký nói: quận Cửu Chân có huyện Tùng Nguyên 松原縣. Lâm Ấp ký: từ huyện Tùng Nguyên trở về phía tây, chim muông quen dạn, không sợ cung tên. Bà quả phụ ở vậy, xõa tóc đến già. Ngọn núi Nam Di, cao không qua 1 nhận 仞 [đơn vị đo cổ từ thời nhà Chu, khoảng 8 thước, cỡ 6,5m], chim oanh vàng nhớ mùa xuân ở phía Bắc, chim trả xanh giỡn bóng ở phía Nam, tuy tiếng chim hót líu lo vui vẻ, chuyền tiếp nhau, không phải là vì thành ở xa, khó đi chơi một mình được, mà vì phong tục, giống người khác nhau. [Đoạn này là lối hành văn cổ, khó chuyển ý cho đủ được, ý tác giả nói là phong cảnh ở đây tuyệt đẹp, cũng giống như ở Trung Quốc, nhưng vì phong tục tập quán của các dân tộc ở đây quá khác nhau, cho nên cảm thấy cô đơn]
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Từ suối Nam Lăng Cứu 南陵究 đi ra Nam Giới Man 南界蠻 [nay là vị trí cửa Sót của Hà Tĩnh, ở đây đang nói từ cửa Sót đi về phía núi Hoành Sơn]. Năm Vĩnh Hoà thứ 3, [ năm 347, vua Lâm Ấp là] Phạm Văn xâm lược Giao Châu, ở chỗ phân giới núi Hoành Sơn, trước đó, Văn thông báo với Thứ sử Giao Châu, yêu cầu lấy núi Hoành Sơn ở biên giới phía bắc quận Nhật Nam làm ranh giới, núi Hoành Sơn nối biên giới với Nam Giới [Hà Tĩnh], từ xa mà đi tới, nhìn thấy núi non trùng điệp, kéo ngang dài đến tận biển, vững như trường thành. [Từ đây] đi đò sang miếu Tị Ảnh 比景廟, miếu ở phía bắc huyện Tị Ảnh, từ sông ngách Môn Phố 門浦 đến vịnh Cố Chiên 古戰灣, năm Xích Ô 吳赤烏 thứ 11 nước Ngô tức là năm Chính Thuỷ 正始 thứ 9 nước Ngụy [năm 248], Giao Châu và Lâm Ấp đánh nhau lớn ở Vịnh ấy, lần đầu Lâm Ấp mất Khu Túc.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đi đò sang huyện Lô Dung, là huyện thuộc quận Nhật Nam. Từ huyện Lô Dung đến Vô Biến 無變 [đều thuộc đất Nhật Nam], qua huyện Phong Hoả 烽火 đến huyện Tỉ Cảnh 比景縣. Giữa trưa, bóng trên đầu phải ở dưới [chân] mình, người cùng bóng sánh nhau. Như Thuần 如淳 nói: giữa trưa mặt trời ở trên đầu, bóng ở dưới mình, cho nên đặt tên như vậy, lấy Tỉ Ảnh đặt làm tên huyện. Khám Nhân 闞 駰 nói chữ Tỉ 比 đọc như chữ Tí 庇 là che trong ấm ti là bóng che, bóng ở dưới mình là nói mình che cho bóng vậy.

Lâm Ấp ký viết: sang đò ở Tỉ Cảnh đi đến huyện Chu Ngô 朱吾 [nay là địa phận Tp Huế] sông ngách huyện Chu Ngô là biên giới ngày nay, ở phía nam huyện Chu Ngô, có người Văn Lang 文狼人 [chữ Lang trong nghĩa lang sói], họ sống ngoài đồng, không có nhà cửa, lấy cây là nơi ở, ăn thịt cá sống, thu hái cây cỏ thơm làm nghề nghiệp, trao đổi mua bán với người khác như dân thời thượng-cổ vậy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phía nam huyện có suối Văn Lang Cứu 文狼究 dòng dưới chảy thông. Tấn Thư, Địa đạo chí viết: huyện Chu Ngô thuộc quận Nhật Nam, cách quận 200 dặm. Thời nhà Hán, dân huyện này không chịu nổi sự trưng thu thuế của viên quan trưởng lại ăn lương 2.000 thạch 二千石長吏 [nguyên văn: nhị thiên thạch trưởng lại, xưa các quan lĩnh lương bằng gạo], bèn dẫn Khuất Đô Kiền 屈都乾 lập ra nước [thời cổ, ngoài Lâm Ấp và Phù Nam ra, thì ở miền Trung, miền Nam và vùng Tây Nguyên còn rất nhiều các bộ tộc và các tiểu quốc nhỏ khác như: Khuất Đô Kiền, Tây Đồ Quốc, Ba Liêu Quốc, thực tế tên chính xác là gì người dịch không khảo cứu được, xét theo mô tả thì đi thuyền 3.000 dặm mới đến Khuất Đô Kiền, có lẽ là một tiểu quốc cuối miền Trung]

Khuất Đô 屈都 là dân Di vậy, sông ngách Chu Ngô 朱吾 ở trong thông với hồ Vô Lao 無勞湖 [Tấn Vũ Đế chia huyện Bắc Cảnh lập huyện Vô Lao, các đời Tống, Tề vẫn theo, đến đời nhà Lương thì bỏ] [nay thuộc địa bàn tỉnh Quảng Nam]. Suối Vô Lao Cứu 無勞究 thông với sông ngách Thọ Linh 壽泠. Năm đầu niên hiệu Nguyên Gia 元嘉 [năm 424], thứ sử Giao Châu là Nguyễn Di Chi 阮彌之 đánh Lâm Ấp, Di Chi làm thứ sử vào những năm Nguyên Gia 7,8,9…Năm Nguyên Gia thứ 8, Phạm Dương Mại đem 100 chiếc lâu thuyền vào cướp phá Cửu Đức, [thuyền chiến Lâm Ấp] vào cửa sông Tứ Hội. Thứ sử Giao Châu là Nguyễn Di Chi sai đội chủ là Tương Đạo Sinh đem 3.000 quân ra đánh, tấn công thành Khu Túc, nhưng không lấy được, đem quân trở về. Có lẽ Tương Đạo Sinh đánh Khu Túc vào năm thứ 8, Nguyễn Khiêm Chi tập kích Khu Túc vào nàm thứ 9.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[ Lợi dụng lúc] Dương Mại đi ra ngoài cưới vợ, không có ở trong nước. Phân uy tướng quân 奮威將軍 là Nguyễn Khiêm Chi 阮謙之 đem 7.000 quân trước đánh úp Khu Túc, đã đi qua Tứ Hội 四會, chưa vào Thọ Linh, ba ngày ba đêm, không nơi dừng nghỉ, ở đấy, biển lặng, bờ thẳng, gặp bão nên thua to, Dương Mại đem bố vợ đi theo, dẫn quân lính đem khoảng 300 chiếc thuyền đến cứu viện. Khiêm Chi gặp bão, còn lại vài chiếc thuyền chiến, đến tối lại gặp địch ở sông ngách Thọ Linh, đánh nhau to trong bóng tối, Khiêm Chi tự tay bắn trúng người lái thuyền của Dương Mại, thuyền hỏng quay ngang quay dọc, côn lôn 崑崙 [các nước có ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đều có quan trưởng lại cận thần, người tùy tùng, gọi là côn lôn] đem một chiếc thuyền lớn đến đón được Dương Mại. Khiêm Chi cho răng với số thuyền còn lại sau bão, khó đánh thắng được địch, từ đây lại đi thuyền về Thọ Linh, đến sông ngách Ôn Công 溫公. Năm Thăng Bình 升平 [năm 359] thứ 3, Ôn Phóng Chi đánh Phạm Phật 范佛 ở Âm Dương Kỳ 陰陽圻, chỗ phân giới của vịnh đi vào vịnh Tân La 新羅灣 đến Yên Hạ 焉下, có tên là sông ngách A Bôn Phố 阿賁浦. đi vào vịnh Bành Long 彭龍灣, ẩn tránh sóng gió, tức là các vũng biên của nước Lâm Ấp. Năm Nguyên Gia 元嘉 thứ 23 [năm 446], Thứ sử Giao Châu là Đàn Hòa Chi đã phá thành Khu Túc, cờ bay rợp biên, định kéo đến Điển Xung 典沖 [kinh đô Lâm Ấp, tiếng Phạn là: Kandapurpura hay là còn gọi là Phật Thệ, nằm di chỉ Thành Lồi, ở vị trí mà ngày nay là xã Thủy Xuân, Huế, phía bắc và phía tây là sông Hương chảy vòng bao bọc, phía nam và phía đông là đồng bằng, tuy nhiên có giả thuyết cho rằng Điển Xung nằm ở Quảng Nam], lên Qủy Tháp 鬼塔 trong vịnh Bành Long, đánh nhau to với quân Lâm Ấp. Điển Xung là kinh đô của nước Lâm Ấp. Hoà Chi [và quân Lâm Ấp] đánh lớn ở cầu đông ngoài thành. Cái gọi là sông ngách Ôn Công Phố, vịnh Tân La Loan, Yên Hạ, vịnh Bành Long Loan, đều là tên đất kể ra lần lượt trên đường đi vào nam từ Khu Túc đến Điển Xung. Các đền thờ thần, tháp thờ quỷ [của Lâm Ấp] ở dưới đều xây dựng trong thành, không phải tháp qủy này. [Quân Hòa Chi] đi thuyền đến Điển Xung. Quân Lâm Ấp vào sông ngách, lệnh cho quân không tiến vì cẩn thận vậy. Phía tây sông, tức là đô của Lâm Ấp, đóng ở Điển Xung, cách bờ biển 40 dặm [Lương thư, Lâm Ấp truyện cho biết thành cách biển 120 dặm] ở ngoài biên giới hoang vắng, nước Lâm Ấp là biên giới phía nam của nước Việt Thường cổ. Thời Tần, thời Hán là huyện Tượng Lâm cua Tượng Quận. Phía đông kề biển xanh, phía tây ở bên cạnh nước Từ Lang 徐狼 [có giả thuyết cho là Java, tức Indonesia], phía nam giáp với nước Phù Nam, phía bắc liền với Cửu Đức, sau bỏ tên Tượng Lâm, khôi phục lại tên Lâm Ấp [huyện Lâm Ấp thời Tần, thời Hán đổi làm Tượng Lâm, đến đây vẫn gọi là nước Lâm Ấp, Tượng Lâm khôi phục lại tên Lâm Ấp mới hợp].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lâm Ấp dựng nước bắt đầu từ cuối thời Hán trong cuộc nối loạn thời Sơ Bình 初平 [Hậu Hán thư cho biết: năm Vĩnh Hoà thứ 2, tức năm 137, thời Hán Thuận Đế, người Man Di ở ngoài biên giới huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam, khoảng vài ngàn người như bọn Khu Liên, đánh huyện Tượng Lâm, giết viên Trưởng lại người Hán], con người có lòng dạ khác, viên Công tào 功曹 [chức quan thời Hán, phụ tá cho quan Thái thú ở quận, thường sử dụng người dân bản địa] huyện Tượng Lâm 象林 họ Khu區, có con tên là Liên 逵 [bèn nổi dậy] đánh huyện ấy, giết quan huyện lệnh, tự xưng là vua. Gặp buổi loạn ly, nước Lâm Ấp được thành lập, sau cứ nối đời, truyền ngôi cho con cháu. Đến thời Tam Quốc tranh nhau, nước ấy chưa có chỗ phụ thuộc. Nước [Đông] Ngô có đất Giao Châu, liền với nước ấy [ đã có quan hệ thông sứ]. Nước ấy tiến xâm đất Thọ Linh đế làm cương giới.

Từ Khu Liên trở về sau, nước này không có sử sách, không ghi được việc truyền đời, số đời vua khó biết được, dòng dõi tuyệt diệt, không còn giống nòi. Cháu ngoại là Phạm Hùng lên thay, nhân tình vui lòng suy tôn. Sau khi Hùng chết, con là Dật 逸 lên thay. Có Phạm Văn 范文 là gia nô của Phạm Trùy 范椎, Di soái ở huyện Tây Quyển 西捲 [huyện Tây Quyển thời nhà Hán là đất khu vực tỉnh Quảng Trị bây giờ, lỵ sở đóng tại chỗ hợp lưu của sông Cam Lộ và sông Quảng Trị, đầu đời Đông Tấn, bị Lâm Ấp đánh chiếm, năm đầu Đại Nghiệp nhà Tùy, 605, chính quyền nhà Tùy có thu hồi lại vùng đất này, nhưng sau đó Lâm Ấp lại chiếm được] quận Nhật Nam. Lúc làm gia nô, Văn vào khe núi chăn bò, Văn bắt được 2 con cá chép ở trong khe, giấu kín mang về định để ăn riêng. Lang 郎 [người Lâm Ấp gọi chủ là lang] biết, tra hỏi, Văn thẹn lắm và sợ, tìm cớ nói:

- [tôi] đem hòn đá mài về, không phải là cá.

Lang đến chỗ đế cá thấy hai phiến đá, tin là nói thật, rồi bỏ đi. Văn mới lấy làm lạ. Đá ấy có sắt, Văn đem vào núi dùng đá để luyện thép, rèn hai thanh đao, giơ đao hướng vào khối đá chắn ngang rồi nguyện rằng:

- Cá chép biến hóa, luyện đá thành đao, nếu đao chém vỡ khối đá này, là có thần linh. Nếu Văn trị được tảng đá này, thì làm vua của nước, nếu chém không vào, là đao không có thần linh.

Văn tiến lên chém khối đá ấy, thì như kiếm Long Uyên 龍淵, kiếm Can Tương干將 [tên 2 thanh bảo kiếm cổ thời Xuân Thu-Chiến Quốc, nước Ngô thời ấy có đôi vợ chồng luyện kiếm giỏi, chồng là Can Tương, vợ là Mạc Tà, đã đúc cho vua Ngô Hạp Lư một đôi kiếm Âm-Dương, Dương là kiếm Can Tương, Âm là kiếm Mạc Tà] chém vào cây lau sậy vậy. Vì thế nhân tình cùng qui phục dần. Nay khối đá chém ấy vẫn còn, đao cá vẫn còn, truyền nước cho con cháu, như chuyện thanh kiếm chém rắn vậy [lấy chuyện Hán Cao Tổ Lưu Bang chém rắn. Thời Tấn Huệ Đế, kho vũ khí bị cháy, đốt mất kiếm này].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trùy từng sai Văn đi buôn bán ở xa, phía bắc lên đến Trung Quốc, mắt thấy tai nghe được nhiều [điều mới lạ], vào thời Kiến Hưng 建興 của Tấn Mẫn Đế 晉愍帝, Văn đi xuống phía nam đến nước Lâm Ấp, dạy vua là Phạm Dật 范逸, xây dựng thành trì, sửa chữa sản xuất vũ khí, bắt đầu xây dựng kế hoạch rộng lớn. Vua yêu và tin Văn, cho làm tướng soái, được lòng mọi người. Văn xàm tấu nói dèm pha các con của vua, họ hoặc bỏ đi, hoặc chạy trốn, vua trở nên trơ trọi. Năm Hàm Hòa 咸和 thứ 6 đời Thành Đế 成帝 [năm 342], vua Lâm Ấp chết, không có con nối ngôi, Văn [bèn] đón con vua ở nước ngoài về, đi đường biển, khi lấy nước cho con vua uống, Văn bỏ thuốc độc vào trong quả dừa để cho con vua uống mà giết đi, rồi uy hiếp người trong nước, tự lập làm vua. Đem thê, thiếp của vua trước đặt lên lầu cao, người nào theo mình, thì lấy, người nào không theo mình thì không cho ăn uống, để cho chết.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sách Giang đông cựu sự 江東舊事 viết: Phạm Văn vốn người ở Dương Châu 揚州人, lúc nhỏ bị người ta bắt làm nô lệ, bán vào Giao Châu. Năm 15, 16 tuổi, Văn mắc tội đáng bị đánh đòn, Văn sợ hãi phải bỏ trốn, theo người lái buôn Lâm Ấp vượt biên đi xa, bị tịch thu nộp cho vua, được vua yêu quí lắm. Qua hơn 10 năm vua chết, Văn làm hại con của vua, lừa giết các hầu, tướng, tự lập làm vua, uy lừng các nước. [Văn tự lập làm vua. Ngay sau đó đem quân đánh các nước Đại Kỳ Giới, Tiểu Kỳ Giới, Thức Bộc, Từ Lang, Khuất Đô, Kiền Lỗ. Phù Đơn, đều diệt được].

Các nước [các tiểu quốc kể trên người dịch tạm thời chưa rõ ở đâu, có lẽ là trong phạm vi miền Trung-Tây Nguyên, và dưới đây là tác giả mô tả các dân tộc khác nhau ở miền Trung-Tây Nguyên mà gọi chung là Di] mà Văn đánh chiếm được đều là người Di cả, hoặc người Di búi tóc dài, nói tiếng Man 蠻語 [tổ tiên người Thục búi tóc ở bên trái, ngay cả Nam Việt Vương là Triệu Đà cũng nhiễm tục người Di ở phương Nam, búi tóc ngồi xổm], ăn bằng miệng, uống bằng mũi? [nguyên văn: 口食鼻飲 khẩu thực tị ẩm], hoặc vẽ chim lên mặt hay xăm mình [ở nước Điêu Đề, người ta vẽ mặt và mình, xăm vào bắp thịt và nhuộm màu xanh, hoặc màu như áo gấm, hoặc như vẩy cá]. Lại có giống người Lang Hoang 狼䐠 cởi trần truồng, [thực ra] đây là những tù nhân hay những người phạm tội mặc áo đỏ bị đi đày thời Hán, Ngụy, tất cả đều được Văn dùng. [Theo Hán Thư, Hình pháp chí thì tội phạm bị đi đày ra khỏi biên cảnh Trung Quốc thường mặc áo đỏ. Thời Hán Vũ Đế, mở 19 quận, đặt chức Thứ sử ở Giao Châu để cai trị, từ đó trở về sau, rất nhiều tù nhân Trung Quốc di chuyển đến ở lẫn vào trong dân].
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
SÔNG DIỆP DU HÀ 葉榆河 [Sông Hồng]


Sông Diệp Du Hà 葉榆河 ở ích Châu 益州 ra từ biên giới phía bắc của huyện ấy, sông Diệp Du Hà ra từ biên giới phía bắc huyện Diệp Du của ích Châu, [Thời Hán huyện thuộc quận Ich Châu, thời Hậu Hán thuộc quận Vĩnh Xương, thời Thục thuộc quận Vân Nam, thời Tấn y theo, sau thuộc quận Đông Hà Dương, các thời Tống, Tề, Lương y theo, sau thời Đại Bảo thì bỏ] cong theo huyện chảy về phía đông bắc. Sông Diệp Du Hà ra từ huyện Diệp Du, tức là sông Tây Nhĩ Hà ngày nay, qua huyện Bất Vi, ra ích Châu, vào Tây Tuỳ của huyện Tường Kha, qua huyện Mê Linh của quận Giao Chỉ chảy ra biển. Tức là sông Dương Giang của huyện Mông Hoá ngày nay, chảy về phía đông nam gọi là sông Đại Xưởng Hà, sông Lễ Xã Giang, sông Nguyên Giang, sông Hà Để, đến Giao Chỉ làm sông Long Môn Giang, vào sông Phú Lương [sông Cầu] rồi chảy ra biển.
Trước đây Of đã mổ xẻ 1 lần Thuỷ kính chú rồi cụ nhỉ và khẳng định Diệp du hà là sông Hồng. Bây giờ mổ tiếp em đang quan tâm nhiều các sông Champa
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Năm Kiến Nguyên 建元 thứ 2 [ năm 344], văn cho quân đánh Nhật Nam, Cửu Đức, Cửu Chân, trăm họ bỏ chạy, ngàn dặm không người ở, mới [thu quân] trở về Lâm Ấp. [năm Vĩnh Hoà thứ 3, (năm 341), Văn đem quân lính tấn công vây hãm Nhật Nam, giết Thái thú là Hạ Hầu Lãm, giết hại 5000-6000 người, những người còn lại chạy về Cửu Chân, san bằng thành huyện Tây Quyển, rồi chiếm cứ Nhật Nam, sau đó không lâu, Văn trở về Lâm Ấp. Năm ấy Thứ sử Giao Châu là Chu Phiên, sai Đốc hộ là Lưu Hùng đóng ở Nhật Nam, Văn lại đến công hãm. Năm thứ 4 (năm 348), lại tập kích Cửu Chân, giết hại sĩ tốt đến 8, 9 phần 10. Văn lại công hãm Nhật Nam lần thứ hai, giống như trên, và tập kích Cửu Chân giết hại sĩ tốt, tiến lên cướp phá Cửu Chân, tàn hại sĩ dân].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trước đây Of đã mổ xẻ 1 lần Thuỷ kính chú rồi cụ nhỉ và khẳng định Diệp du hà là sông Hồng. Bây giờ mổ tiếp em đang quan tâm nhiều các sông Champa
Đúng rồi cụ, sông Hồng và các phụ lưu của nó.
Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu của Pháp hồi em học có cho rằng, phía miêu tả tháp Lê Nê là ở miền Trung chứ không phải Đồ Sơn, tức là qua Thanh Hóa, Nghệ An kia cụ.
Chăm Pa tác giả viết kỹ và em đánh giá cao tính xác thực cụ ạ.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phía tây nước Lâm Ấp cách Quảng Châu 廣州 2.500 dặm [có lẽ tác giả nhầm, Lâm Ấp cách Quảng Châu rất xa, đâu chỉ 2.500 dặm, hơn nữa ở khoảng giữa còn cách Giao Châu, nhà Hán đặt quận Nhật Nam ở phía nam quận Giao Chỉ 3.000 dặm, Lâm Ấp ở biên giới phía nam quận Nhật Nam 400 dặm, lị sở Giao Châu đóng ở quận Giao Chỉ, tính ra Lâm Ấp cách Giao Châu 3.400 dặm] góc tây nam của thành là một dãy dài núi cao, liên tiếp nhau làm thành tấm màn chắn thiên nhiên, mà phía bắc liền với khe suối. Sông Đại Nguyên Hoài 大源淮水 ra từ biên giới xa xôi, miền Na Na, có ba lớp bãi dài, núi Ẩn Sơn 隱山 vòng phía tây, bao phía bắc, quành phía đông, dãy núi này có suối ở phía nam, sông Tiểu Nguyên Hoài 小源淮水 ra từ biên giới miền Tùng Căn 松根, là khe nhỏ chảy từ núi trên, núi Ẩn Sơn vòng phía nam đi ngoằn ngoèo, ra phía đông hợp với sông Hoài, chảy vào Điển Xung. Thành này phía tây nam giáp núi, phía đông bắc trông xuống sông, lớp lớp ngòi, hào, vòng quanh dưới thành, ở ngoài phía đông nam, vì thành ở cạnh rừng rậm, chiều ngang từ đông sang tây dài, chiều dọc từ nam sang bắc hẹp, mé phía bắc đầu phía tây, thì ngoẹo gãy cong vào. Chu vi thành là 8 dặm 100 bộ [4.160m], thành xây bằng gạch cao hai trượng [ 6,66m]. Lâm Ấp lấy gạch làm thành, trát bằng vôi hàu, ở trên xây lên bức tường gạch cao 1 trượng, có đục lỗ vuông, trên gạch lát ván, trên ván có gác, trên gác có mái, trên mái có lầu, lầu cái cao thì 6-7 trượng, cái thấp thì 4-5 trượng. Điện cao vênh nhìn như đuôi con cú [ nguyên văn: 飛觀鴟尾 phi quán si vĩ, phi quán là cung điện cao, si vĩ là đuôi con cú, đây là cách trang trí mang nét kiến trúc Ấn Độ], đón gió chạm mây, ở rìa núi cao nhìn xuống sông, [chỉ thấy] cao ngất hiểm trở, chỉ có kiểu dáng khoẻ, nhưng vụng trong việc xét các tích xưa [ kiến trúc Lâm Ấp là kiến trúc kiểu Ấn Độ, tác giả là người Hán, nên thấy khác lạ]. Tục của người Di là thành mở 4 cửa, phía đông là cửa tiền, ngang với bến bãi của hai sông Hoài, ở chỗ đường quanh có tấm bia cổ, người Di viết bài "minh", tán tụng công đức của vua nước là Hồ Đạt 胡達, bài minh [tức là bia ký] nói rằng Lâm Ấp có nhiều thành lũy bắt đầu từ vua Lâm Ấp Phạm Hồ Đạt, Hồ Đạt là người có chí lớn, hoài bão lớn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cửa tây thẳng đến hào hai lớp, đi quành lên phía bắc là lên núi, phía tây núi là sông Hoài, cửa nam đi qua hào hai lớp, đối diện với luỹ Ôn Công 溫公壘. Năm Thăng Bình 升平 thứ 2 [năm 358], Thứ sử Giao Châu là Ôn Phóng Chi 溫放之 giết Thái thú Giao Chỉ 交趾太守 là Đỗ Bảo 杜寶 và Biệt giá 別駕 [chức quan đời Hán, giúp việc cho Thứ sử] là Nguyễn Lạng 阮朗. [Thứ sử Giao Châu là Ôn Phóng Chi đánh Lâm Ấp vào năm Thăng Bình thứ 3. Phóng Chi là con của Ôn Kiệu, lúc sắp đi đánh Lâm Âp, Thái thú Giao Chỉ là Đỗ Bảo, biệt giá là Nguyễn Lạng, đều không theo, Phóng Chi cho là họ làm nản lòng quân sĩ, nên giết đi, ra lệnh cho quân sĩ tiến đánh, phá được Lâm Ấp mà trở về, rồi đánh Lâm Ấp, đánh liên tiếp nhiều trận cả thủy, bộ]. Phật giữ thành tự thủ nhiều lần xin hàng phục, được đáp ứng. Nay ở phía nam Thành Đông của Lâm Ấp 5 dặm, có hai luỹ Ôn Công là thế.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Cửa bắc cạnh bờ sông Hoài, đường đứt không thông được. Trong thành lại có thành nhỏ, chu vi 320 bộ [512m], tất cả nhà đều là điện lợp ngói, tường phía nam không mở, nhà dài ở hai đầu, nóc nhà theo chiều nam bắc. Phần giống như mặt sau của phía nam gọi là thành ở khu tây, trong thành có núi đá, thuận theo dòng sông Hoài, mặt hướng về phía nam, điện mở cửa về hướng đông, nào mái đuôi con cú, nào cửa xanh, thềm đỏ, nào rui dài xà vuông, phần nhiều làm theo lối cổ. Cột trên của điện gác cao hơn thành 1 trượng rưỡi, tường trát [chất gì như] phân trâu, màu xanh lục vòng quanh, cửa nách cong, cửa sổ [trạm trổ] đẹp, phòng Hoàng hậu ở có cửa sổ màu tím, buồng các cung tần không khác gì, chỗ vua nghỉ ngơi giải trí [ dịch thoát chữ cung quán 宮觀], gian chính điện cực đẹp [dịch chữ lộ tẩm 路寢], rồi đến khu hậu cung [nguyên văn vĩnh hạng 永巷], tất cả đều có ở trên điện, [đến giờ chầu vua, từ trên cao nhìn xuống thấy các quan] tới ngồi xổm ở hiên phía đông, nói chuyện với người đứng ở dưới, con em, quan lại, người hầu đều không được lên. Nhà có hơn 50 khu, thành dãy dài liên tiếp, mái hiên nhà cửa cứ nối tiếp nhau. Đền thờ thần, tháp thờ qủy lớn, nhỏ có 8 ngôi, kiến trúc cao lớn đồ sộ nguy nga rực rỡ, trên đài cao [lại] có nhà gỗ [nguyên văn: tạ 榭] có nhiều tầng, hình giống như chùa thờ Phật. Thành ngoài không có phố xá, làng xóm, chợ búa gì, thôn ấp ít có người ở, bờ biển tiêu-điều, không phải là nơi nhân dân ở được, thế mà người cầm đầu vẫn ở yên lâu dài, duy-trì nước được 10 đời, há có thể tồn-tại lâu dài được nửa ư? [nhận xét rất hay, tác giả cho rằng Lâm Ấp quá chú-trọng đến việc xây các công trình xa-hoa phục vụ vua chúa, đền thờ, lăng tẩm, đền tháp, mà quên đi phát triển kinh-tế và dưỡng sức người dân]
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thời Nguyên Gia 元嘉, Đàn Hoà Chi đánh Lâm Ấp, Dương Mại vua nước ấy ban đêm đem cả nước chạy vào rừng núi, Hoà Chi chiếm được thành ấp của họ, thu được của báu rất nhiều. [năm Nguyên Gia thứ 23, Đàn Hoà Chi đánh Lâm Ấp, thừa thắng truy đuổi, chiến thắng Lâm Ấp. Cha con Dương Mại phải chạy trốn, của cải mà Hoà Chi thu được đều là của lạ, đều là những bảo vật chưa có tên, chưa từng có trên đời này, Hòa Chi cho phá tượng vàng, nấu chảy ra được mấy chục vạn lạng]. Sau khi Hoà Chi rút quân, Dương Mại về nước, thấy cảnh nước nhà tan hoang, người cũ không còn, nên do dự, hoang mang, đấm ngực uất hận, khóc đến ngất đi tỉnh lại, đến năm Nguyên Gia thứ 23 [năm 447] thì mất. Xưa kia, lúc mẹ Dương Mại có mang, nằm mộng thấy người trải chiếu vàng Dương mại [陽邁金席 dương mại kim tịch], đem đặt đứa trẻ của bà lên trên chiếu, ảnh vàng nổi lên sáng chói. Tục của người Hoa, vàng tốt gọi là vàng Tử ma 紫磨金, tục của người Di, vàng tốt gọi là vàng Dương mại 陽邁金. Cha là Hồ Đạt 胡達 chết, Dương Mại lên ngôi vua, được lòng người, tự lấy giấc mộng thiêng ấy làm phúc lành của đất nước. Thái tử của ông, lúc đầu tên là Đốt 咄, lúc Dương Mại chết, Đốt 19 tuổi, lên thay làm vua. Hâm mộ đạo đức của vua cha, Đốt lại đổi tên là Dương Mại II [Phạm Dương Mại nhị thế 陽邁, 范阳迈二世], hai đời Chiêu Mục 昭穆 [Theo thứ tự lễ nghi tông miếu thời cổ, thủy tổ ở giữa, xuống tới hàng dưới cha con (tổ, phụ) là chiêu mục, bên tả là hàng chiêu 昭, bên hữu là hàng mục 穆], cha con cùng chung tên, biết là nước Lâm Ấp [có điềm] sắp mất vậy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thành ấy [kinh đô Lâm Ấp, thành Điển Xung] phía ngoài hào thành là rừng cây có gai rậm rạp, các loài cây tạp um tùm, mây gai cuộn, trúc quế xinh tươi, [quế là tên một loại trúc, trên núi Bính Sơn có nhiều cây trúc quế chen nhau mọc ngút trời]. Trong đó, cây quế thơm, nhân sâm mọc thành rừng, không khí trong sạch, mây mù lắng đọng. Có Quế Phủ 桂父 [ông già quế] là người trong huyện, ở trong rừng này, uống quế đắc đạo [Quế Phủ là người huyện Tượng Lâm, màu da đen mà có lúc trắng, lúc vàng, lúc đỏ, người ở Nam Hải tranh nhau thờ ông. Ông thường uống quế và rau quỳ trộn với óc rùa, cứ một ngàn viên là 10 cân quế. Ở phía nam Kinh Châu, còn có một loại thuốc gọi là Quế hoàn. Lại nói, Quế Phủ thường ăn lá quế, thấy biết thần của nó, một sáng ông từ biệt quê hương, lâng lâng bay vào trong mây]. Các loài chim thường, các loài chim lạ, từng đàn bay so cánh kín trời, [có loài chim] không so cánh không bay. Có loài chim là quy phi 歸飛, cánh rất lớn, nó tự kêu lên nghe ra như thế. Đó là tình quyến-luyến quê hương rất thương tâm, đó là lòng kính-mến cây dâu 桑梓, cây tử, nơi chôn rau cắt rốn đã thành nếp. Du Ích Kỳ 俞益期, người ở Dự Chương 豫章, tính khí cương-trực, không hạ mình uốn theo thế tục, không có chỗ nương thân, đi xa xuống phương Nam, đi xa đến Nhật Nam. viết thư cho Hàn Khang Bá 韓康伯 nói:

- Trong chuyến Nam du, cái đáng xem nhất chỉ có cây cau 檳榔, nhưng cau không chịu được sương, không thể trồng ở đất Bắc được, không được người trưởng giả để mắt đến, khiến người ta rất hận.


Từng thấy chim nhớ đất quyện nhau bay về, càng tăng thêm lòng nhớ nhung quê cha đất tổ. Loài chim này lưng xanh, bụng đỏ, lòng son lộ ra ngoài, tình kêu chưa thấu, suốt ngày kêu quy phi 歸飛 [nghĩa là quay về], bay được bao nhiêu, đường xa còn hơn vạn dặm, về làm sao được? [Tác giả nói lên nỗi nhớ quê rất cảm động].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thái thú quận Cửu Chân là Nhâm Diên 任延, bắt đầu dạy dân cày bừa. Việc giáo hóa tập tục ở đất Giao Chỉ đã nhanh chóng lan đến đất Tượng Lâm. Nhân dân biết cày bừa đến nay đã hơn 400 năm. Thời Kiến Vũ [năm 25-56], Nhâm làm Thái thú quận Cửu Chân, dân ở đây không biết cày ruộng bằng trâu bò, Diên cho đúc rèn các nông cụ, dạy dân khai khẩn đất đai. Thời đó Thái thú quận Giao Chỉ là Tích Quang, tiêng tăm giáo hóa dân cũng ngang với Diên, phong tục Trung Hoa ở vùng Lĩnh Nam bắt đầu từ hai vị Thái thú này. Phương thức [canh tác mới] nhanh chóng lan đến đất Tượng Lâm. Nghề đốt rẫy làm sạch cỏ để gieo giống, cách làm cũng tương tự người Hoa [ nguyên văn là 火耨耕藝 hỏa canh thủy nậu tức là đốt cỏ, đưa nước vào để trồng lúa, cỏ và lúa đều mọc, muốn trừ cỏ, đưa nước vào tưới, cỏ chết, chỉ còn lúa sống, gọi là hỏa canh thủy nậu]. Ruộng gọi là Bạch điền 白田, thì trồng các loại ngũ cốc trắng? Ruộng bạch điền thu đến hơn 10 hộc, ruộng nước thu được vài mươi hộc, bạch điền có phải là ruộng khô-không? [thực ra ruộng Bạch điền chủ yếu trồng lúa mùa và hoa màu]. Tháng 7 đốt rẫy, có nơi gọi tháng 7 là đại tác là tháng 7 làm lớn, tháng 10 đậu hạt. Còn lúa trồng hai vụ Hè và Đông ở Giao Chỉ, gọi là vụ Hè thì từ tháng 5 làm là đúng. Tháng 10 có [nơi] lúa chín, ruộng gọi là Xích điền 赤田, thì trồng các loại ngũ cốc đỏ [ đúng ra là cấy lúa Chiêm], tháng 12 trồng, tháng 4 có lúa chín, người ta gọi hai vụ lúa nước là vậy. Nhà nước đánh thuế từ vụ thứ 2. Ở những vùng về phía Nam xa hơn, khí trời nắng nóng, ruộng một năm 3 vụ, mùa Đông trồng thì mùa Xuân chín, mùa Xuân trồng thì mùa Hè chín, mùa Thu trồng thì mùa Đông chín. Còn như cỏ nứt mầm nhiều thì tháng gieo hạt thay giống, trồng các giống lúa Đồng 穜 [nghĩa là loại lúa trồng trước chín sau, người dịch chưa rõ lắm], Lục 稑 [nghĩa là loại lúa trồng sau chín trước, người dịch chưa rõ lắm] các giống [chín] sớm [chín] muộn, không tháng nào là không tốt, công cày bừa, rồi làm cỏ cũng rất nặng, hoa lợi thu được ít, cho nên mùa vụ chóng là vì vậy. [đây nói về] Vụ thứ hai của lúa Giao Chỉ, nhiều cỏ nên thu hoạch lúa được ít.


Gạo không phân tán [bán] ra ngoài, thường xuyên làm cho nước giàu có. Việc trồng dâu nuôi tằm một năm thu tám lứa kén. Ở quận Cửu Chân, tằm một năm 8 lứa, kén nhỏ, nhẹ và mỏng, sợi tơ yếu, sồi mảnh. Ở Nhật Nam mỗi năm nuôi 8 lứa tằm.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Để tìm chính xác hơn ranh giới cổ của Việt Thường, bên cạnh mốc Đên Cuông, có thể đi thêm 20km ra đến Cửa Lò là sẽ thấy khác:
"... Dựa vào những di chỉ và dấu vết cổ sử - khảo cổ học, các nhà sử học thuộc Viện Sử học Việt Nam đã thống nhất rằng, từ xa xưa nơi đây (Cửa Lò) là một trong nhiều địa điểm tụ cư của các nhóm dân có nguồn gốc Mã Lai - Đa Đảo (phản ánh trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh)...".

Nhìn trên bản đồ thì có thể dự đoán biên giới cổ với Việt Thường chính là Sông Cấm: bắc sông Cấm là Âu Lạc, và từ nam Sông Cấm trở vào Quảng Trị (Bắc Huế) là Việt Thường. Vị trí của Sông Cấm là ranh giới tự nhiên, như sông Đồng Nai là ranh giới giữa Chăm Pa và Chân Lạp vậy.

P/s: Bàn thêm về phạm vi của Cửa Lò.

Trên Wiki có dẫn thêm 1 cách hiểu về 2 từ Cửa Lò theo nghĩa Malay : "Cửa Lò thật ra là một địa danh Việt hóa từ Kuala (tiếng Malay: Bãi bồi có nhiều cát sỏi)...".

Tuy nhiên, ở đây ý nghĩa của từ Kuala bị hiểu sai, nó nghĩa là ngã ba sông hơn là bãi bồi, và trong thực tế thì tp KL là tp có rất nhiều sông rẽ nhánh từ sông chính Klang đổ ra vịnh Malaca. Thêm nữa, lưu ý tp Vinh cũng có 1 sông chính là Sông Cả, và nhiều sông nhánh từ sông này, tức layout rất giống KL. Vậy nên, Cửa Lò cổ có lẽ chính là cả tp Vinh hiện nay.

Cuốn này viết không sâu về Lịch sử mà cụ, Thủy Kinh chú sớ dài hơn, nhưng rắm rối và rất khó hiểu nếu không có trình độ.
Cũng còn 1 đoạn dài em chưa post mà
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top