[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Thủy Kinh chú của Lịch Đạo Nguyên và Giao Châu Ký của Lưu Hân Kỳ

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lại truyền ranh giới phía đông của nước Phù Nam tức là biển Trướng Hải 漲海, trên biển có đảo lớn, trên đảo có nước Chư Bạc 諸薄國, phía đông nước ấy có đảo Mã Ngũ 馬五洲, lại tiếp tục đi sang phía đông biển hơn 1.000 dặm, đến một hòn đảo lớn tự nhiên, trên đảo có thứ cây mọc trong lửa, những người ở các đảo phụ cận bóc lấy vỏ cây ấy dệt thành vải, dài được mấy xích để dùng làm khăn, trông không khác gì với sợ đay gai, nhưng màu sắc hơi xanh đen. Nếu khăn hơi bị bẩn, thì đem ném vào lửa, sẽ lại sạch như cũ, có người lấy nó làm bấc đèn, thì dùng không biết bao giờ hết vậy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Người nước Phù Nam ở trần, vẽ lên mình, dùng khăn trùm tóc, không chế áo váy xiêm y thường phục. Lấy một người con gái làm vua, gọi là Liễu Diệp 柳葉 [ tiếng Phạn: Neang Neak; tiếng Khmer là សោមា Soma, cũng được coi là vị vua đầu tiên của Campuchia]. Tuổi trẻ [ Liễu Diệp] rất mạnh mẽ, có khí chất như nam nhi. Phía nam [ Phù Nam] có nước Kiếu [ nay thuộc bang Shan của Myanmar và 1 phần Ấn Độ], có kẻ thờ quỷ thần tên là Hỗn Điền 混填, nằm mộng thấy được thần ban cho cây cung, đi thuyền cùng lái buôn ra biển. Hỗn Điền sáng dậy liền tới miếu thờ, được một cây cung dưới gốc cây thần, bèn y theo như lời thần trong mộng lên thuyền ra biển, cập bến vào ấp ngoài của Phù Nam. Người của Liễu Diệp thấy có thuyền tới, định chiếm lấy, Hỗn Điền bèn giương cung bắn vào thuyền của người Phù Nam, tên xuyên qua bên mạn trúng vào người hầu. Liễu Diệp cả sợ, bèn đem người đến hàng Hỗn Điền. Hỗn Điền bèn dạy Liễu Diệp cách lấy vải trùm từ đầu đến chân, không còn để lộ thân thể nữa, rồi nhận lấy việc cai trị nước ấy, lấy Liễu Diệp làm vợ, sinh các con chia ra làm vương 7 ấp. Về sau, có vua là Hỗn Bàn Huống 混盤況 dùng kế dối trá ly gián các ấp, khiến họ ngờ vực nhau, rồi nhân đó cử binh đánh chiếm thôn tính, [từ đấy] cho con cháu mình cai trị các ấp, gọi là tiểu vương 小王. [ Hỗn Điền có lẽ là một quý tộc Ấn Độ, hoặc Tăng lữ Bà La Môn, tên tiếng Phạn là: Kaundinya I, người Việt có khi gọi là Kiều Trần Như I, một số văn bản Trung Quốc gọi là Kiều Trần Như thứ nhất 憍陳如一世; tiếng Khmer gọi ông là Preah Thong hay ហ៊ុនទៀន កៅណ្ឌិន្យទី១ Hun tien Kaundine I].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bàn Huống hơn 90 tuổi thì chết, lập con giữa là Bàn Bàn 盤盤, việc nước đều đem ủy thác cho đại tướng quân là Phạm Man 大將范蔓 [chữ Phạn là: Srei Meara, có bản ghi là Phạm Sư Mạn 范師蔓]. Bàn Bàn lên ngôi được 3 năm thì chết, người trong nước bèn cử Phạm Man làm vua. Man là người dũng mãnh có trí lược, bèn đem quân đánh các nước lân cận, đều quy phục cả, tự xưng là Phù Nam Đại Vương 扶南大王. Lại cho đóng thuyền lớn, đi khắp Trướng Hải [biển Đông], đánh dẹp [ bắt quy phục] hơn 10 nước như Khuất Đô Côn 屈都昆 [ nay là Quận Dungun, Terengganu, Malaysia], Cửu Trĩ 九稚, Điển Tôn 典孫 [nay thuộc Indonesia], mở đất được năm sáu ngàn dặm. Lúc sắp đi đánh nước Kim Lân 金鄰國 [nay là Singapore và 1 phần Malaysia] thì Man bị bệnh, sai Thái tử Kim Sinh 太子金生 đi thay.

Con trai của chị gái Man tên là [Phạm] Chiên 旃, khi ấy làm chủ tướng hơn 2.000 quân, nhân đó soán ngôi Man mà tự lập [làm vua], sai người đến lừa Kim Sinh rồi giết đi. Khi Man chết, có đứa con trai nhỏ còn đang bú mẹ tên là [Phạm] Trường 長, sống ở ngoài dân gian. Đến năm Trường 20 tuổi, bèn giao kết với các tráng sĩ trong nước phục giết Chiên. Rồi đại tướng của Chiên là Phạm Tầm 范尋 lại giết Phạm Trường mà tự lập làm vua.

Phạm Tầm bèn sửa đổi lối cai trị trong nước, xây dựng các lầu các để chơi bời, từ sáng sớm đến giữa trưa ba bốn bận tiếp khách. Dân chúng lấy mía tím, rùa, chim làm lễ vật [dâng lên]. Phép nước không có tù ngục, kẻ nào phạm tội, trước tiên cho trai giới 3 ngày, rồi nung đỏ lưỡi búa, bắt cầm đi 7 bước. Lại lấy vòng vàng, trứng gà bỏ vào nồi nước sôi, thò tay bắt lấy ra, nếu kẻ nào nói dối thì tay sẽ bỏng cháy, còn ai có lý thì không sao. Lại ở hào dưới thành cho nuôi cá sấu, ngoài cửa nhốt mãnh thú, kẻ nào có tội thì đem cho mãnh thú hay cá sấu ăn, nếu mãnh thú cá sấu không ăn thì là vô tội, 3 ngày sẽ thả ra, cá sấu con lớn dài tới 2 trượng, hình dạng như con kì đà, có 4 chân, mõm dài 6,7 xích, 2 bên có răng sắc như dao kiếm, thường ăn cá, gặp được hươu nai hay người cũng ăn, từ vùng Thương Ngô 蒼梧 xuống phía nam và nước ngoài đều có.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thời [Đông] Ngô, sai [quan] Trung lang 中郎 [là] Khang Thái 康泰 cùng Tuyên hóa tòng sự 宣化從事 là Chu Ứng 硃應 đi sứ đến nước Tầm 尋國, người nước ấy còn ở trần, chỉ có phụ nữ là trùm vải từ đầu xuống chân, Thái và Ứng bảo rằng:

- Trong nước rất đẹp, nhưng con người mà áo lót không mặc để lộ hết [thì nghe ra] thật lạ lùng!

Tầm mới lệnh cho đàn ông trong nước lấy vải quấn quanh người. Tấm vải quấn quanh người ấy, nay gọi là “cán man 干漫” vậy. Mọi người đều cắt gấm mà may, người nghèo dùng vải.

Khoảng giữa niên hiệu Thái Khang 太康 thời Tấn Vũ Đế 晉武帝, nước Tầm mới sai sứ đến cống.
Năm Thăng Bình nguyên niên 升平元年 đời Tấn Mục Đế 穆帝 [ năm 357], vua Phù Nam là Trúc Chiên Đàn 竺旃檀 [tiếng Phạn: Candana] phụng biểu dâng voi thuần. Vua [ Trung Quốc] xuống chiếu rằng:
“Con vật này khó nhọc tốn phí không ít, hãy để lại chớ đưa sang”

Sau đó, vua [ tiếp theo của Phù Nam là] Kiều Trần Như 憍陳如 vốn là dòng dõi Bà La Môn婆羅門 bên Thiên Trúc 天竺 [tiếng Phạn là Kaundinya II, tiếng Khmer là កៅណ្ឌិន្យវម៌្ Kaundinavarman, như vậy các vua của Phù Nam đa phần là người Bà La Môn Ấn Độ]. Có lời thần nói rằng:

“Nên làm vua Phù Nam”

Kiều Trần Như trong lòng vui mừng, xuống phía nam, đến nước Bàn Bàn 盤盤 [tiếng Phạn: Pan Pan, còn có tên gọi khác là vương quốc Tambralinga, Bàn Bàn là một vương quốc cổ của người Mã Lai cổ, hình thành và tồn tại từ thế kỷ 3 đến khoảng thế kỷ 6 tại khu vực ngày nay là bang Terengganu, nằm ở bờ phía đông của bán đảo Mã Lai], người Phù Nam nghe được, cả nước đều mừng, đón lập làm vua. [Kiều Trần Như] lại sửa đổi, khôi phục chế độ Phù Nam, có sử dụng luật pháp của Thiên Trúc.
Kiều Trần Như chết, vua sau nối ngôi là Trì Lê Đà Bạt Ma 持梨陀跋摩 [ tiếng Phạn: Śrī Indravarman, tiếng Khmer: ឝ្រីន្ទ្រវម៌្មទី១ Rintravarman I, ở ngôi từ 334-440]. Thời [Lưu] Tống Văn Đế 劉宋文帝 [424-453], Phù Nam nối đời phụng biểu cống phương vật.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đến niên hiệu Vĩnh Minh 永明 đời Tề [niên hiệu Nam Tề Vũ Hoàng Đế, 483-493], vua Phù Nam là Xà Da Bạt Ma 闍邪跋摩 sai sứ cống hiến. [vậy là còn 2 vua Phù Nam nữa chưa biết là ai, vị vua này tên tiếng Phạn là Kaundinya Jayavarman, tiếng Khmer là កៅណ្ឌិន្យជយវម៌្ម Kaudina Jayavarman, vị vua này là con cháu của Kiều Trần Như, và cũng là người Bà La Môn Ấn Độ].

Năm Thiên Giám 天監 thứ 2 [năm 503, niên hiệu Lương Vũ Đế], Bạt Ma lại sai sứ sang cống tượng Phật bằng san hô, và dâng phương vật. Vua [Lương Vũ Đế] xuống chiếu rằng:

“Phù Nam vương Kiều Trần Như Xà Da Bạt Ma 憍陳如闍邪跋摩, cách xa ngoài biển, nối giữ cõi nam, thành tâm từ xa tới, phải qua mấy lần thông dịch mà dâng hiến cống vật. Nên được gia ơn thu nạp, ban cho danh hiệu vẻ vang. Khá phong làm An Nam tướng quân 安南將軍, Phù Nam vương 扶南王”.
Người dân Phù Nam nước da đen xấu, tóc quăn, mũi thẳng. Nơi không đào [được] giếng, mấy chục nhà chung nhau một cái ao dẫn lấy nước. Tục nước Phù Nam thờ Thiên Thần 天神 [các vị thần Bà La Môn, hay Ấn Độ Giáo, không phải đạo Phật]. Tượng Thiên Thần làm bằng đồng, có pho tượng thì 2 mặt 4 tay, có pho 4 mặt 8 tay, mỗi tay cầm 1 thứ, hoặc trẻ nhỏ, hoặc chim thú, hoặc mặt trời mặt trăng.
Vua Phù Nam ra vào cung, đi lại thì cưỡi voi, cung tần cũng như thế. Vua ngồi thì chân co chân duỗi, chân trái buông chạm tới đất. Lấy vải bông trải ra trước mặt, đặt chậu vàng, lò đốt hương ở trên. Phong tục khi có tang thì cắt râu tóc, người chết có 4 cách táng: Thủy táng 水葬 thì bỏ xuống dưới sông, Hỏa táng 火葬 thì đốt thành than tro, Thổ táng 土葬 thì đào huyệt chôn, Điểu táng 鳥葬 thì bỏ ở ngoài đồng [cho chim thú ăn]. Tính người dân đa phần tham-lam keo-kiệt bủn xỉn, không có lễ nghĩa. Nam nữ phóng túng buông thả, có khi còn [tự ý] bỏ nhà theo nhau. Nếp sống tuy rất đơn giản nhưng họ không trộm cắp. Họ làm nghề nông theo lối cổ, gieo trồng một lần gặt hái luôn trong 3 năm. Họ thích điêu khắc và dùng đục chạm trổ rất khéo; nhiều món đồ dùng để ăn cơm như chén đĩa đều làm bằng bạc. Dân chúng đóng thuế bằng vàng bạc, trân châu hoặc dầu thơm. Nhiều người dân biết đọc sách và văn tự của họ giống như nét chữ của dân Hồ [ dân Trung Á]. Cảnh vật trong xứ rất đẹp.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sông Hằng 恒水 là nguồn gốc của [văn minh] các nước xung quanh [Ấn Độ], chảy ra từ giữa dãy núi Côn Lôn 崑崙 [ sông Hằng bắt nguồn từ dãy Hymalaya của Bắc Trung Bộ Ấn Độ, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và chảy vào vịnh Bengal], có 5 nguồn lớn, tất cả các sông đều phân lưu. Một nhánh sông lớn là sông Hỗ Lê 扈黎大江 chảy qua các dãy núi về phía bắc [tức là sông Alaknanda], tập trung về phía đông nam rồi đổ ra biển. Các hợp lưu khác của sông Hỗ Lê vẫn là sông Hằng vậy [ngoài sông Bhagirathi và sông Alaknada, còn có bốn sông khác cũng được coi là các nguồn của sông Hằng là sông Dhauliganga, sông Nandakini, sông Pindar và sông Mandakini. 5 chỗ hợp lưu của chúng gọi là Prayag Panch, tất cả đều nằm dọc theo sông Alaknanda].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bộ tộc [người] Cổ Thích 故釋氏, sống ở những khúc quanh ven bờ sông Hằng, từ các hạ lưu ven sông, họ đã lập nên 4 nước, từ đầu sông Hằng tới giữa sông. Nước Câu Di Na Hạt 拘夷那褐國 [nay là Kushinagar, một thị xã và là một nagar panchayat của quận Kushinagar thuộc bang Uttar Pradesh, Đông Ấn Độ. Theo Kinh Đại Bát Niết-bàn Mahāyāna Mahāparinirvāṇa Sūtra và căn cứ dấu vết khảo cổ hiện đại, Kushinagar là nơi ngài Tất Đạt Đa Cồ-Đàm nhập niết bàn] nằm ở lưu vực đông nam của sông Hằng. Sông chảy qua phía nam của nước Câu Di Na Hạt, phía bắc ở khoảng giữa thành [của nước này] có 2 cây cổ thụ lớn, có sông Hi Liên Thiện 希連禪河, sông Hà Biên 河邊. [Đức] Thế Tôn 世尊 [đức Phật] đã đi về phía bắc Thủ Bàn Nê 首般泥 để hoàn [tức là nhập Niết Bàn, lúc tác giả viết sách này, đạo Phật chưa phổ biến ở Trung Quốc, nên cách viết rất bình thường khi nói về Phật giáo], Xá Lợi Tử 舍利處 được phân đi [khắp nơi].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sách Phù Nam ký 扶南記 của Trúc Chi 竺枝 viết: Ở nước Lâm Dương 林楊國, theo đường bộ từ hay đi xe ngựa từ nước Kim Trần 金陳國 2.000 dặm, không có đường thủy, cả nước sùng Phật, có một vị đạo nhân thiêu táng, thiêu hết vài nghìn bó củi mà vẫn ngồi giữa ngọn lửa, người ta bèn đem thân thể sang một căn phòng bằng đá, để đó hơn 60 năm mà thi thể vẫn không mục nát. Chính Trúc Chi đã tận mắt chứng kiến. Nếu như kim cương thì tồn tại vĩnh viễn, thì nhìn Xá Lợi cũng vậy, thường đem vào Sát 刹 [Phật điện] để thờ, tất là không bao giờ mục nát được. [Con người] khi ở vào một trạng thái hay vị trí của đau khổ, tuyệt vọng, hay trống rỗng đến cùng cực [ nguyên văn: sở vị trí không võng cùng 所謂智空罔窮] thì sẽ giác-ngộ để hiểu ra những nguyên do kiếp-nạn hay sự giải-thoát đến với mình vậy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sông Hằng có dòng chảy không ổn-định, chảy về phía đông qua phía bắc Xá Lợi Thành 舍利城, hay còn gọi là Bì Xá Lợi, là nước Duy Tà Ly 維邪離國 [Vương quốc Licchavi, Lichchhavi, Lichavi, Ni Ba La Quốc 尼波羅國 hoặc Vương triều Li Xa Bì 離車毗王朝 là một vương quốc cổ tại Nam Á, nằm ở thung lũng Kathmandu, Nepal ngày nay, tồn tại từ khoảng năm 400 đến năm 750. Thị tộc Licchavi có nguồn gốc từ khu vực Vaishali và Muzaffarpur ở phía bắc Bihar, Ấn Độ ngày nay, sau đó đã chinh phục khu vực thung lũng Kathmandu. Ngôn ngữ mà người Licchavi sử dụng để khắc bia đá là Vajjika, có liên hệ chặt-chẽ với chữ Gupta, cho thấy các vương quốc cổ khác ở phía nam đã có ảnh-hưởng văn hóa đáng kể, trong đó là Phù Nam, Chăm Pa, Chân Lạp].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Thời Phạm Chiên 范旃 [vua thứ 7 của Phù Nam, trị vì 230-243], có một người ngoại quốc tên là Gia Tường Lê 家翔梨, thường cùng những người trong nước [Phù Nam] đến Thiên Trúc 天竺, rồi lại cùng những nhà buôn về Phù Nam, lại thuyết-giảng về phong tục của Thiên Trúc, thuyết giảng Đạo pháp [ đạo Phật] rất tinh-thông trôi chảy như: vàng bạc đồ quý chất đầy, đào núi làm thủy lợi dẫn nước về cho ruộng đồng màu mỡ, tứ sở dục 恣所欲 [lòng ham muốn], các nước lớn xung quanh, sự tôn quý đức Thế Tôn 世尊 [đức Phật] ...
Phạm Chiên bèn hỏi rằng:
- Hôm nay đi thì khi nào đến, bao nhiêu năm quay về?
Tường Lê đáp:
- Đi đến Thiên Trúc, có thể hơn 3 vạn dặm, cả đi cả về khoảng 3 năm.
Bèn cùng Tường Lê ra đi, 4 năm sau đi thuyền trở về, lấy trời đất [Thiên Trúc] làm trung [tâm] vậy [ ý câu này nói là học theo Ấn Độ mọi mặt].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sông Hằng lại chảy về phía đông qua Lam Mạc tháp [ nay ở vị trí cách Lâm Tỳ Ni 200 dặm, thuộc Nepal], cạnh tháp có ao, giữa ao có [tạc] đầu rồng để che chở. A Dục Vương muốn phá tháp để làm 8 vạn 4 nghìn cái tháp, bỗng gặp Long Vương trong mộng, biết là đời người chỉ có hạn, bèn thôi.

Phù Nam ở miền trung hầu như hoang vu không bóng người, từng đàn voi lấy vòi hút nước rồi phun lên mặt đất, chẳng như ở Thương Ngô, Cối Kê voi cũng phải đi cày ruộng, chim cũng phải đi làm cỏ vậy. [Câu này là lối hành văn cổ, theo lối ẩn dụ ví von, nghĩa là ở Thương Ngô, Cối Kê bên Trung Quốc, đất chật người đông, việc canh tác dùng sức kéo động vật và chuyên môn hóa cao, không như Phù Nam quá hoang vu].

Sông Hằng lại chảy về phía đông đến Ngũ Hà Khẩu 五河口, hội với 5 con sông ở đây, cũng không biết cụ thể từng con sông nào vậy. Các nước A Nan, Ma Kiệt 摩竭國 [tức là Magadha, một đế quốc hùng mạnh ở miền Đông Ấn Độ từ thế kỷ 6 TCN đến thế kỷ 6. Là một vương quốc cổ đại tập trung ở Đồng bằng sông Hằng thuộc bang Bihar ngày nay] đều mong muốn có được xá lợi, muốn lấy [xá lợi mà Tường Lê đem từ Thiên Trúc] về, các chư thiên bèn bảo A Xà Thế Vương 阿闍世王 [tiếng Phạn: Ajatashatru, Ajātaśatru, ajātasattu) là vua nước Magadha – một vương quốc cổ ở phía bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Ông đã trị vì Magadha trong 8 năm cuối cùng tại thế của Phật Thích Ca và 22 năm kế tiếp (khoảng 491 - 461 trước Công nguyên). Ông là người giết hại vua cha Bimbisara (Tần Bà sa La) và cùng Đề-bà-đạt-đa (devadatta) định ám hại Đức Phật, nhưng không thành. Cuối cùng ông giác ngộ theo Phật và phụng sự Phật pháp. Dưới thời Ajatashatru, Magadha trở thành vương quốc cường thịnh nhất ở miền Bắc Ấn Độ], vua bèn đuổi đến đầu nguồn sông, xe của Tường Lê nghe thấy A Nan đến, bèn quay trở lại đón tiếp, đi theo đến thượng nguồn sông, A Nan suy nghĩ, biết trước A Đồ Thế Vương rất oán hận, bèn từ chối cùng xe Tường Lê trở lại để tránh mối họa, tới gần giữa sông, nhập Hỏa Quang Tam Muội 火光三昧 [ dịch âm chữ Phạn "samādhi", dịch nghĩa là chính định 正定, nghĩa là tập trung tinh thần, giữ tâm tĩnh lặng không tán loạn], đốt cặp Xá lợi mà Tường Lê đem về. Tường Lê đành phân ra làm 2, một nhóm ở tại bờ sông, 2 vua giữ một nửa Xá lợi, đem về xây thành 2 cái tháp, qua bờ dưới phía nam sông quan sát chọn địa điểm [ xây tháp], đến ấp Ba Liên Phất 巴連弗 nước Ma Kiệt Đề 摩竭提國 [Magadha, là một đế quốc hùng mạnh ở miền Đông Ấn Độ từ thế kỷ 6 TCN đến thế kỷ 6, một vương quốc cổ đại tập trung ở Đồng bằng sông Hằng thuộc bang Bihar ngày nay], ấp này là sở trị thành của A Dục Vương. Cung điện vua nằm ở giữa thành, xây cao lên, chạm khắc tinh tế hình chim muông rất đẹp, rồi tạc những hòn đá lớn làm núi, dưới núi lại đục đá thành các cung thất bên trong dài 3 trượng, rộng 2 trượng, cao hơn 1 trượng, có nhiều nhà tu hành Bà La Môn 婆羅門, gọi là La Thái Tư Bà 羅汰私婆, cũng gọi là Văn Thù Sư Lợi 文殊師利, ngụ ở bên trong thành, những vị này thấu hiểu nhiều lý lẽ đầy trí tuệ, khi mà công việc không đạt được như ý, họ liền lấy sự thanh tịnh để ngồi thiền, quốc vương tỏ ra rất tôn kính các vị này.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Có một vị cao nhân uyên thâm, đi thuyết giảng Phật pháp khắp nơi, bên ngoài chưa có ai có khả năng vượt qua được. Phàm các nước xung quanh, [mỗi nước] có một thành lớn, người dân giàu có, tranh nhau làm việc nhân nghĩa. A Dục Vương phá hỏng 7 tháp, lại xây 8 vạn 4 nghìn tháp. Sử dụng những người thợ tài hoa nhất xây tháp lớn tại phía nam thành cách hơn 2 dặm, đằng trước tháp đều có [tạc vẽ] về sự tích đức Phật, bắt đầu từ Tinh xá 精舍 [cách gọi của người Ấn Độ Phật giáo nói về các tịnh thất trong các ngôi chùa, là các công trình kiến trúc nhà cửa theo phong cách Phật giáo dành cho những người tu hành nghỉ ngơi, cầu nguyện, thiền định. Đó là một nơi riêng biệt dành cho những ngày ẩn dật ngồi thiền của các thầy tu], phía bắc trổ một cửa hướng về tháp, phía nam tháp có một cột đá, to đến 4-5 người ôm, cao hơn 3 trượng, bên trên có bài văn bia, viết rằng:
“A Dục Vương lấy Diêm Phù Đề 閻浮提 [ tiếng Phạn: Jambudvīpa là tên thường được sử dụng để mô tả lãnh thổ của Đại Ấn Độ trong các nguồn Ấn Độ cổ đại. Thuật ngữ này dựa trên khái niệm dvīpa, có nghĩa là "hòn đảo" hoặc "lục địa" trong vũ trụ Ấn Độ cổ đại. Thuật ngữ Jambudvipa được Ashoka sử dụng để đại diện cho vương quốc của mình vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên] bố thí bốn phương, các nhà sư khi [muốn hoàn tục] quay về [phải bỏ] tiền chuộc tháp”.
Tháp phía bắc dài 300 bộ, A Dục Vương lấy chỗ này làm Nê Lê thành 泥犂城, trong thành có cột bằng đá cũng cao hơn 3 trượng, bên trên có cột tạc con sư tử. Lại có bia ký viết rằng:
“Ghi chép nhân duyên với Nê Lê thành” cùng với năm và ngày tháng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sông Hằng lại chảy về phía đông nam qua núi Tiểu Cô Thạch 小孤石山, trên đỉnh núi có những cung thất bằng đá, cung thất đá đều hướng về phía nam, nghe nói là trước đây đức Phật đã từng ngồi trong cung thất này, Đế Thích Thiên 天帝釋 [gốc là thần Sakra thời Vệ Đà và là thần Indra trong Ấn Độ giáo] lấy 42 sự việc hỏi đức Phật, Phật nhất nhất chỉ vào bức tranh vẽ trên đá vẽ những sự tích từ thời cổ đại.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sông Hằng lại chảy về phía tây qua Vương Xá Tân thành 王舍新城, nơi này do A Xà Thế Vương 是阿闍世王 xây dựng, ra khỏi phía nam thành 4 dặm đi vào hang núi đến chỗ núi Ngũ Sơn, núi hình tròn dáng giống như thành quách, nơi đây là thành cũ của Bình Sa Vương vậy, thành có chiều dài Đông-Tây 5 đến 6 dặm, Nam-Bắc 7 đến 8 dặm. A Xà Thế Vương lúc đầu rất muốn hãm hại những nơi theo Phật, [nên] thành giờ hoang phế, chẳng có bóng người đi lại trên đường. Đi vào hang núi rồi từ núi này sang núi khác, đi theo hướng đông-nam khoảng 5 đến 6 dặm là đến núi Đồ Quật 闍崛山 [tức là Đỉnh Linh Thứu, còn được gọi là Đỉnh Đại Bàng Thánh hay Griddhrakūta, là nơi ẩn dật yêu thích của Đức Phật ở Rajagaha. Đó là bối cảnh cho nhiều bài giảng của ông. Rajgir nằm ở Bihar, Ấn Độ. Nó được đặt tên như vậy bởi vì nó trông giống như một con kền kền đang ngồi với đôi cánh xếp lại], lên đến đỉnh núi khoảng 3 dặm, có một cái hang đá hướng về phía nam, Phật thường ngồi tu thiền ở đây. Đi theo phía tây bắc khoảng 40 bộ lại gặp một cái hang đá nữa là nơi A Nan 阿難 [A-nan-đà, cũng gọi ngắn là A-nan, 605 – 485, là anh em chú bác với Đức Phật vì cha của ông, vua Amitodana, là em vua Suddhodana – tức Tịnh Phạn Vương, thân phụ của Đức Phật] ngồi tọa thiền. Yêu Ma 夭魔 đến biến hóa thành con chim Kên Kên [nguyên tác là Điêu Thứu 雕鷲] dọa nạt A Nan [ đoạn này mô tả về Linh Thứu sơn 靈鷲山 núi Linh Thứu. Một núi nhỏ gần Vương Xá 王舍, nơi đức Phật Thích Ca hay dừng chân. Theo truyền thuyết, đức Phật giảng Diệu Pháp Liên Hoa Kinh 妙法蓮華經 tại đây. Tên núi Kên Kên xuất phát từ tích nói rằng Ma Vương 魔王 đã tìm cách quấy phá thiền định của A Nan Đà 阿難陀 bằng cách hiện hình với dạng của một con chim kên kên. Có sách cho rằng, các tảng đá ở núi này có hình chim kên kên]. Phật bèn dùng thần lực làm cho đá tiến sát lại phía vai của A Nan. Yêu ma kinh sợ không dám tới. Vết chân, cánh chim rất lớn hãy còn, người xưa gọi là hang Điêu Thứu vậy. Đỉnh núi có phong cảnh rất đẹp và thiêng liêng, là 5 ngọn núi tối cao [của Phật] vậy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sách Tây Vực ký viết: người bộ tộc Thích 釋氏, theo những người già sống ở núi Đồ Quật 闍崛山 tại đông bắc thành A Lậu Đạt Vương Xá thì từ phía tây nhìn ra núi, có 2 ngọn núi đứng song song với nhau, từ núi này sang núi kia cách 2 đến 3 dặm, khoảng giữa có loài chim Kên Kên sống trên đỉnh núi, những người dân bản địa gọi là núi Đồ Quật. Tiếng Hồ [ chỉ các dân tộc ngoài Trung Quốc sống ở Ấn Độ và Trung Á] là Xà, Linh Thứu vậy. [ chữ Hán 闍 có thể đọc là Đồ hoặc Xà, nếu phiên âm theo tiếng Phạn ācārya sẽ đọc là Xà nghĩa thầy dạy Phật pháp, bậc cao tăng]. Lại có luật của Thiên Trúc quy định thế này: nước La Duyệt Chi 羅閱祗國 có núi linh thiêng Thứu Sơn, mà tiếng Hồ gọi là núi Đồ Quật, núi có đá màu xanh, đầu tảng đá giống như chim Kên Kên. A Dục Vương cho người đến chạm khắc đá tạo thành đôi cánh chim, đôi chân chim, rồi mới đục đến thân chim, nay đến tận nơi xem hãy còn, nhìn từ xa cũng thấy được hình dáng chim Kên Kên, xưa gọi là núi Linh [thiêng] Thứu vậy.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Có nhiều thuyết không đồng nhất, do thời gia xa gần thay đổi nên mới [sinh ra] nhiều chuyện quái dị, nay lấy theo những ghi chép của Pháp Hiển 法顯 [khoảng 422 là một nhà sư và dịch giả Phật giáo Trung Quốc, người đã đi bộ từ Trung Quốc đến Ấn Độ, thăm nhiều địa điểm Phật giáo thiêng liêng ở Tân Cương, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bangladesh và Sri Lanka từ năm 399 đến năm 412 để sưu tầm các bản kinh của Phật giáo. Cuộc hành trình của sư được ghi lại trong cuốn sách Phật quốc ký] người đã từ đến núi này có lời ca tụng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm 首楞嚴: hương hoa cúng dường, nghe danh đã lâu, nay mới được thấy gốc rễ [của Đạo Phật] vậy [dịch chữ 宗Tông nghĩa là Gốc, Dòng, Phái. Đạo Phật 佛 từ Ngũ Tổ trở về sau chia làm hai dòng nam bắc, gọi là nam tông 南宗 và bắc tông 北宗]. Đến nơi đức Phật khổ hạnh [tu hành] 6 năm liền dưới gốc cây [Bồ Đề], cây bây giờ hãy còn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đi về phía tây 3 dặm sẽ đến chỗ đức Phật xuống nước tắm gội, Thiên Vương cầm cành cây lấy nước từ [chỗ Phật tắm] vảy ra các ao trong xứ [làm phép]. Lại đi về phía bắc 2 dặm sẽ đến chỗ Di Gia Nữ 彌家女 dâng lên Phật món cháo loãng, tiếp đi theo hướng bắc 2 dặm là đến chỗ Phật ngồi trên tảng đá dưới gốc cây, ngài ngồi quay về hướng đông ăn cháo, bàn ăn bằng đá nay vẫn còn, dài rộng chừng 6 xích, cao 2 xích. Giữa đất nước [Thiên Trúc] mùa lạnh mùa nóng nối tiếp nhau đều đặn, cây [bồ đề] có thể có tuổi thọ vài ngàn năm, có khi đến cả vạn năm không chừng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lại đi về phía đông bắc 20 dặm, sẽ đến 1 cái hang đá, Bồ Tát 菩薩 đi vào giữa hang, ngồi Kết Già 結跏趺坐 về hướng tây [tiếng Phạn: Padmāsana hoặc còn gọi là liên hoa tọa là một tư thế ngồi bắt chéo chân có nguồn gốc từ thực hành thiền định của Ấn Độ cổ đại, trong đó bàn chân bên phải được đặt trên đùi bên trái và bàn chân trái được đặt trên đùi bên phải], ngài tâm niệm:

- Nếu mà tôi thành Đạo, là đang có Thần ứng nghiệm.

Tức thì nhìn thấy vách đã phía trên có hình ảnh Phật, dài khoảng chừng 3 xích [ cỡ gần 1 mét], đến nay hình bóng vẫn in rõ. Thủa trời đất khai mở, các vị Thiên Thần trên không trung nói:

- Từ xưa đến nay, [muốn] các nơi chư Phật thành Đạo cả, đi về phía tây nam, bớt đi một nửa tuổi thọ, dưới gốc cây Bối thì từ nay về sau các nơi chư Phật đều đắc đạo.

Các Thiên Thần dẫn dắt Bồ Tát khởi hành, rời khỏi cây 3 bộ [1 bộ=1,66m], Thiên Thần bèn biến cái cây ấy thành cỏ Cát Tường 吉祥草, Bồ Tát nhận lấy, quay lại 15 bộ, có 500 con chim Thanh Tước 青雀 bay đến, bao quanh Bồ Tát làm 3 vòng rồi bay về phía Tây. Bồ Tát trước tiên đến dưới cây Bối [cây giống cây Thốt Nốt], đặt cỏ Cát Tường vào, ngồi hướng về phía Đông. Tức thì, Ma Vương xúi 3 nàng Ngọc Nữ 玉女 đến thử lòng Bồ Tát, Ma Vương cũng tự đi từ phía nam đến, Bồ Tát lấy ngón chân ấn xuống đất, ma binh đều chạy tản ra, 3 nàng ngọc nữ biến thành 3 bà già xấu xí, không thể tự mặc quần áo được.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phật đến dưới cái cây ở Ni Câu Luật 尼拘律, ngồi lên một tảng đá rồi hướng về phía Đông tọa thiền, Phạm Thiên 梵天 đến thăm Phật [Phạm Thiên là một vị thiên thần ở cõi trời Sắc Giới, Phạm Thiên Vương là vua trời tối cao và là chúa tể thiên giới từ cõi Sắc Giới trở xuống trong Phật giáo. Ông được xem là thần bảo vệ giáo lý và ông chưa từng được mô tả trong các văn bản Phật giáo thời kỳ đầu như một đấng Sáng Tạo], bốn vị Thiên Vương nâng đỡ 4 xứ cùng lập đền tháp.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bản dịch của em đến đây là hết. Xin cảm ơn các cụ đã theo dõi và động viên. Hẹn các cụ trong bản dịch mới nhất về Chăm Pa.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top