[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Thủy Kinh chú của Lịch Đạo Nguyên và Giao Châu Ký của Lưu Hân Kỳ

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Các nhà sử học thắc mắc vì sao tháp Chăm không có ở Huế, hay là ông nào phá hết rồi. Xem lại thì chùa Thiên Mụ có kiến trúc độc đáo và theo mô típ tháp của người Chăm, khác xa các chùa miền Bắc. Chắc là xây từ cảm hứng tháp Chăm. Còn truyền thuyết trên wiki là do nhà Nguyễn sáng tác, nhà Nguyễn hay sáng tác truyền thuyết rồi ghi vào sách lắm.
Huế không có tháp chăm? Cụ đùa à, Thiên Mụ là tháp xây sau tít, chấp gì, dù cảm hứng là hoàn toàn có thể.
"Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm1. ......Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ". "

 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,548
Động cơ
222,318 Mã lực
Huế không có tháp chăm? Cụ đùa à, Thiên Mụ là tháp xây sau tít, chấp gì, dù cảm hứng là hoàn toàn có thể.
"Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm1. ......Tư tưởng lớn của chúa Nguyễn Hoàng dường như cùng bắt nhịp được với ý nguyện của dân chúng. Nguyễn Hoàng cả mừng, vào năm 1601 đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là "Thiên Mụ". "

À, dĩ nhiên đã từng có, câu hỏi là tại sao không còn cái nào ở trên mặt đất!
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
À, dĩ nhiên đã từng có, câu hỏi là tại sao không còn cái nào ở trên mặt đất!
Hỏi buồn cười nhỉ, chả phá hết :D Thủ đô còn ở đó nữa là, sau chả bị phá hết.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,548
Động cơ
222,318 Mã lực
Chú ý là Lâm Ấp chỉ là 1 tiếu quốc trong 4-5 cái của Chăm pa thôi, Chăm pa chỉ liên kết lỏng lẽo, không được như Đại Việt.
 

Heliosii

Xe tải
Biển số
OF-810306
Ngày cấp bằng
6/4/22
Số km
282
Động cơ
111,919 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hay quá, thanks bác đã kì công post lên
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
No no, quốc giáo Chăm Pa có mấy lần thay đổi, tùy theo quốc giáo Ấn độ, họ Chế khi phục hưng Chăm thì ngoài việc trùng tu tháp Chăm (xây gạch) thì cũng cho xây chùa nhiều đấy, và lúc đó thì kinh đó Chăm dich chuyển vào Đồ Bàn rồi, nên ở Huế không được ưu tiên nữa.

Các nhà sử học thắc mắc vì sao tháp Chăm không có ở Huế, hay là ông nào phá hết rồi. Xem lại thì chùa Thiên Mụ có kiến trúc độc đáo và theo mô típ tháp của người Chăm, khác xa các chùa miền Bắc. Chắc là xây từ cảm hứng tháp Chăm. Còn truyền thuyết trên wiki là do nhà Nguyễn sáng tác, nhà Nguyễn hay sáng tác truyền thuyết rồi ghi vào sách lắm.
 

Bastion.P

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,980
Động cơ
1,084,616 Mã lực
Đối tượng cụ quan tâm là VTT ở đâu? Như e đã trao đổi thì đó ko phải vấn đề e đề cập ở trên, và e cũng ko quan tâm lắm đến việc đó.

Còn quay trở câu hỏi VTT ở đâu thì ... để cho dễ hiểu, cụ có trả lời được Giao Châu ở đâu ko, rồi Giao Chỉ, Nhật Nam, Cửu Chân ở đâu ko? Câu hỏi dễ mà khó, khó là vì các địa danh trên vốn nó không phải là các địa danh :D. Sự lý giải theo khía cạnh thiên văn học của TT Du dưới đây, theo e là hợp lý:

Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và sự sa lầy của sử học Việt -Trung hàng ngàn năm nay

Thực sự em chưa nghe thấy 1 thông tin nào như này, khoảng từ sông Cấm, chắc là Nghi Lộc, Diễn Châu giờ nhỉ, tới Quảng Trị. Nó khoảng năm nào cụ?
Thông tin duy nhất em nhớ láng máng, tí em gúc, Giao Chỉ .... thuộc bộ Việt Thường gì đó. Là thời Hùng Vương, đúng không cụ?
"Cửu Đức: Đất của Việt Thường thị xưa, nhà Ngô lấy đặt làm quận Cửu Đức, thống trị 8 huyện. Đời Tấn, Tống, Tề vẫn cứ theo cũ; nhà Lương bỏ quận, đổi làm huyện Cửu Đức thuộc quận Nhật Nam; nhà Đường đổi cho thuộc Hoan Châu. Nay là đất Hà Tĩnh. "

Việt Thường thị, chưa chắc đã phải là Việt Thường nước
Em gúc tiếp vụ cống chim trĩ, vì nếu cống mà phiên âm qua 3 nước, hẳn không thể lân bang với bắc Việt từ Nghệ An ra được.
Bài này dài cãi nhau to :D


Chốt lại thời -1000, thì kể ra có 1ông ngắn ngắn niên đại nằm đó, cũng là có thể.
""
 
Chỉnh sửa cuối:

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Đối tượng cụ quan tâm là VTT ở đâu? Như e đã trao đổi thì đó ko phải vấn đề e đề cập ở trên, và e cũng ko quan tâm lắm đến việc đó.

Còn quay trở câu hỏi VTT ở đâu thì ... để cho dễ hiểu, cụ có trả lời được Giao Châu ở đâu ko, rồi Giao Chỉ, Nhật Nam, Cửu Chân ở đâu ko? Câu hỏi dễ mà khó, khó là vì các địa danh vốn nó không phải địa danh :D. Sự lý giải theo khía cạnh thiên văn học của TT Du dưới đây, theo e là hợp lý:

Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và sự sa lầy của sử học Việt -Trung hàng ngàn năm nay
Bài của cụ Du cũng nhiều dữ liệu và phân tích khúc triết gớm, em sẽ soi và phản biện :D, nếu có tìm thấy sơ hở kkk
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,548
Động cơ
222,318 Mã lực
Bài của cụ Du cũng nhiều dữ liệu và phân tích khúc triết gớm, em sẽ soi và phản biện :D, nếu có tìm thấy sơ hở kkk
Giá mà có được ý kiến của mấy ông sử học về ông Du nhỉ
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bài dịch còn nhiều không cụ Đốc, có gì xong cụ cho các anh em xin bản .doc vào email nhé, cảm ơn cụ.
Em đang dịch nốt phần Phù Nam, tác giả lại viết gộp vào sông Hoàng Hà, lý do tác giả nói là sông Hoàng Hà là khởi nguồn văn-minh TQ, thì sông Hằng là khởi nguồn văn- minh Thiên Trúc [ tức là Ấn Độ], tác giả gộp phần mô tả Phù Nam vào đây.
Lúc tác giả viết sách này, đạo Phật bên TQ chưa phát triển, nên có những nhận xét hơi tiêu cực về đạo Phật.
Dịch xong em tặng các cụ bản pdf.
 
  • Vodka
Reactions: Lah

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bài Tam Đô phú 三都賦 bảo sồi tơ của 8 lứa tằm là thế. Các khe suối phân bố kín vách núi, thường tuôn nước ào ào ra thành thác, trắng như tuyết rơi cát nổi, nước trong lạnh cực sâu nhìn không thấy đáy, khe này suối nọ nhìn hùng vĩ u tịch, bờ sông thông nhau. Sông Hoài chảy từ góc đông bắc thành, trên sông bắc cầu cao, đi đò qua sông Hoài đến bờ bắc, tức là con đường thông từ Bành Long 彭龍 đến Khu Túc 區粟 [thành Lâm Ấp ở phía nam sông Hoài, đi lên phía bắc sông Hoài, phải qua Bành Long, lại đi lên phía bắc đến Khu Túc, thành Khu Túc ở biên giới phía bắc thành Lâm Ấp, thành Khu Túc cách thành Lâm Ấp hơn 400 dặm. Thì đấy là con đường lớn dài hơn 400 dặm]. Cuộc đại chiến của Đàn Hoà Chi ở trên cầu Đông Kiểu 東橋 và Dương Mại bị thương ngã voi đều ở chỗ này. [Tông Xác theo Hoà Chi đi đánh Lâm Ấp, chiếm được thành Khu Túc, vào sông ngách Tượng Phố bị vua Lâm Ấp là Dương Mại đem cả nước ra chống cự, trang bị voi chiến, lớp trước lớp sau đông vô kể. Tông Xác làm hình sư tử giả ra chống với voi, voi sợ bỏ chạy, quân lính vì vậy mà bỏ chạy tán loạn, Dương Mại ngã voi ở đây].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sông ấy lại chảy về phía đông nam, đi qua cửa Thuyền Quan khẩu 船官口, sông Thuyền Quan 船官 phát nguyên ở nước Từ Lang 徐狼, dân ngoại Di này ở trần nửa thân người, nam thì lấy ống tre che thân, nữ thì lấy lá cây để che cơ thể, gọi là người Lang Hoang 狼䐠, là người nước ở trần vậy. Tuy tập tục là ở trần, nhưng còn biết thẹn mà che thân mình, chỉ nhờ về ban đêm, để giao dịch mua bán vời người khác trong bóng tối, ngửi vàng là biết vàng tốt xấu. Sáng hôm sau đem ra xem thì đúng như lời họ nói. [Cùng người Hán, người Giao Châu giao dịch, ngửi vàng là phân biệt được, sau nam giới có quần, nữ quấn mảnh vải ngang thân].

[ Chú thích thêm của người dịch: Các thông tin về thành Điển Xung, Phật Thệ, Phật thành, Thành Lồi hay tiếng Phạn là Kandapurpura; kinh đô của Lâm Ấp lúc ấy là tương đối chính xác, vậy bây giờ vị trí thành Điển Xung ở đâu?

Theo các nhà nghiên cứu, Điển Xung chính là Thành Lồi hiện nay toạ lạc trên địa phận 2 xã Thuỷ Xuân, Thuỷ Biều và một phần của phường Đúc (thành phố Huế), cách trung tâm thành phố khoảng 7km về hướng tây. Toà thành này được xây dựng trên đồi Long Thọ, phía tả ngạn sông Hương. Về mặt hình thể, quả đồi này uốn cong hình móng ngựa mở ra hướng sông Hương. Con đường Huyền Trân Công Chúa được mở cắt ngang và chia toà thành ra làm hai nữa, tính trên phương vị tây-đông. So với nửa hướng đông, nữa hướng tây còn khá quy chỉnh.
Thành có dạng gần vuông, với các lũy Hướng Tây (dài 350m, rộng trung bình 10m, cao trung bình 3,5m), Nam (550m; 9m; 2,3m), Ðông (370), và Bắc (750). Khi triều cường nước sông tiến sát chân lũy Phía Bắc. Bao quanh lũy thành Phía Tây, Nam và Phía Ðông là khe Long Thọ và khe Ðá tạo thành các hào nước. Ở lũy thành Phía Tây có di tích điện Voi Ré và Hổ Quyền; cách lũy thành Phía Nam 50m về Hướng Bắc là miếu quốc vương Chiêm Thành. Ngoài ra, còn tìm thấy một số hiện vật như: vòng bạc, mảnh gốm, đá vỡ có khắc chữ, đá tảng, gạch Chăm, giếng Chăm... ở khu vực trong và ngoài thành. Hiện nay các bờ lũy không còn nguyên dạng trừ lũy Phía Tây, Ðông. Kết cấu lũy thành trên cơ sở lợi dụng triệt để địa hình tự nhiên, thành được đắp bởi 2 lớp đất, kè đá và gạch vỡ, một số đoạn đắp thêm lớp đất trên mặt...

Phía tây thành Lồi là khe Long Thọ chảy cặp theo luỹ thành hướng tây và đổ ra sông Hương. Bao bọc góc thành đông nam và luỹ thành hướng đông là khe Đá, cũng uốn khúc đổ ra sông Hương ở địa phận phường Phường Đúc. Nhìn trên tổng thể, đây là 2 khe nước chảy theo mùa, mùa mưa thì đầy ắp nước, mùa khô thì lại khô cạn chỉ còn lại những đoạn của dòng chảy nông, sâu khác nhau. Xa hơn về phía Tây là làng Nguyệt Biều. Ba mặt của vùng khu vực này được sông Hương bao bọc như là con hào tự nhiên, tạo nên địa thế thuận lợi về giao thông đường thuỷ và chiến lược phòng ngự.]
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Từ đây đi ra ngoài, thì đến được nước Phù Nam 扶南. Xét sách: Phù Nam ký của Trúc Chi nói: nước Phù Nam cách nước Lâm Ấp 4.000 dặm, tuy nhiên cũng thấy nói phía tây Phù Nam cách Lâm Ấp 3.000 dặm, đường thúy, bộ đều thông. Đàn Hoà Chi ra lệnh cho quân vào cửa ngách Ấp Phố 邑浦, chiếm cửa Thuyền Quan Khẩu 船官口, cách thành 6 dặm là đây. Từ cửa Thuyền Quan 船官 nước chảy xuống, đổ vào hồ Đông Hồ 東湖 của sông ngách Đại Phố 大浦, nước sông Đại đi liền ra biển, khi nước triều dâng lên thì chảy về phía tây. Nước triều ngày đêm lên 7, 8 thước, từ đấy trở về phía tây, ngày sóc vọng 朔望 [ ngày mùng 1, ngày rằm âm lịch] đều có nước thủy triều dâng lên, một kỳ nước lên là 7 ngày, nước dâng 1 trượng 6, 1 trượng 7. Sau 7 ngày, ngày đêm chia làm tái triều [nước triều lần thứ 2], nước dâng 1-2 thước. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông tuân theo chặt chẽ một mức nhất định, cao thấp theo độ nhất định, nước không đầy vơi, đây là hiện tượng lên xuống của nước thủy triều của biển. Sông ấy cũng gọi là sông Tượng Thuỷ 象水, lại kiêm tên sông ngách Tượng Phố 象浦 [ nay có lẽ là sông Thu Bồn, thuộc Quảng Nam]. Sách: Tấn, công thần biểu 晉功臣表 gọi là Kim Lân 金潾 đường [sông] sạch, sông Tượng Chử 象渚 nguồn trong sạch là nơi đây [ có lẽ Kim Lân là một con sông nhỏ ở Tượng Quận?]
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ở các bến bãi của con sông này có một loài thuỷ trùng rất bé, đục gỗ thuyền để ăn, vài chục ngày thì thuyền hỏng, ở các nguồn sông đầm nước, vực sâu, bãi cạn, có loài cá ít thấy màu đen, mình dài 5 trượng, đầu như đầu ngựa, rình người xuông nước là đến làm hại. Sách Sơn Hải kinh 山海經 nói: nước Ly Nhĩ Quốc 離耳國, [nước chạm trổ tai], nước Điêu Đề quốc 雕題國 [nước xăm trán], đều ở phía nam sông Uất Thuỷ鬱水.

Lâm Ấp Ký viết: nhà Hán đặt ra chín quận, có quận Đam Nhĩ [ Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Đam Nhĩ, Chu Nhai]. Dân ở đây thích đi chân đất, con trai con gái để xõa tóc, cho tai rủ thõng xuống để trang sức, nam nữ ăn mặc có phần hở hang, nhưng cũng không lấy làm xấu hổ. Ngày nắng thì thích phơi nắng, để tự làm cho người đen đi, lâu ngày quen đi thành bình thường, lấy màu da đen làm đẹp, Bài thơ Ly Tao 離騷 bảo nơi ấy là huyền quốc 玄國 [nước người da đen].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sách Giao Quảng Xuân Thu 交廣春秋 viết: các quận Chu Nhai, Đam Nhĩ [nay là đảo Hải Nam] mở ra cùng lúc với Giao Châu đều do Hán Vũ Đế đặt ra. Các quận ở Nam Hải đều mở ra vào năm Nguyên Đỉnh thứ 6 thời Hán Vũ Đế, đều thuộc Giao Châu. Chu Nhai, Đam Nhĩ cũng thuộc Giao Châu, mà nói mở ra cùng lúc với Giao Châu, dường như hai quận này ở ngoài Giao Châu, ở ngoài cùng phía nam trong biển lớn, đối mặt với huyện Từ Văn 徐聞縣 quận Hợp Phố 合浦. Những ngày trời trong gió lặng, nhìn ra xa thây châu Chu Nhai, thấy nó lớn như một cái vựa thóc hình tròn. Từ Từ Văn đi thuyền ra đây, gặp gió bắc kéo buồm lên, đi một ngày một đêm là tới. Chu vi quận ấy là hơn 2.000 dặm, đường kính là 800 dặm. Nhân dân có khoảng hơn10 vạn nhà, đều là những giống loài người khác lạ, xõa tóc, xăm con chim lên mình, con gái phần nhiều tướng mạo đẹp, làn da trắng trẻo, tóc dài, tóc mai đẹp. Trai gái tụ tập với nhau như loài dê, loài chó, không chịu giáo hóa về đạo đức. Quận Đam Nhĩ bỏ trước. Quận Chu Nhai làm phản vài lần, vua Nguyên Đế 元帝 theo lời đề nghị của Giả Quyên Chi 賈捐之, bãi bỏ quận ấy [người Chu Nhai phần nhiều để tóc dài. Thời Hán, viên Thái thú quận tham tàn, trói phụ nữ, cạo đầu lấy tóc, do vậy họ mới nổi loạn, không chịu phục tùng trở lại. Theo Hán thư, Chiêu Đế kỷ, năm Thuỷ Nguyên thứ 5 (năm 82 trước Công nguyên), bãi bỏ quận Đam Nhĩ... Theo Nguyên Đế kỷ, năm Sơ nguyên thứ 3 (năm 46 trước Công nguyên), huyện Sơn Nam quận Chu Nhai làm phản, Giả Quyên Chi cho rằng nên bỏ Chu Nhai, bèn bãi bỏ quận] ….
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
…Sông Uất Thủy lại chảy về phía nam, từ huyện Thọ Linh chảy vào biển. Ngày xưa Mã Văn Uyên 馬文淵 [tức Mã Viện] chất đá làm bờ đê đến sông ngách Tượng Phố 象浦, dựng cột bằng kim loại đánh dấu biên giới của vùng cực nam [Mã Viện chất đá làm bờ đê để thông ra biển, đến sông ngách Tượng Phố, dựng cột mốc làm biên giới của vùng cực nam]. Mã Văn Uyên dựng hai cột đồng ở bờ bắc Lâm Ấp, có 10 gia đình binh lính sót lại không trở về, ở bờ nam Thọ Linh, đối mặt với cột đồng. Tất cả đều lấy họ là Mã, tự kết hôn với nhau, nay có đến 200 hộ. Người Giao Châu cho họ là người lưu ngụ, nên gọi là Mã lưu 馬流 [ những người lưu lạc của họ Mã]. Ngôn ngữ, ăn uống còn giống với người Hoa. Núi sông dời đổi, cột đồng nay lại ở trong biển, chính nhờ vào những người dân này mà biết được chỗ xưa của cột đồng.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lâm Ấp ký viết: năm Kiến Vũ 建武 thứ 19 [năm 43, năm này Mã Viện kéo quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng] Mã Viện trồng hai cột đồng ở biên giới phía nam quận Tượng Lâm, ranh giới phía nam của nhà Hán với nước Tây Đồ 西屠國. Người bản địa cho ràng những người lưu ngụ ở đây gọi là Mã lưu, đời đời xưng là con cháu nhà Hán [trong biển ở quận Tượng Lâm có bãi nhỏ, từ bắc đến nam là 30 dặm có người nước Tây Đồ, tự xưng là con cháu nhà Hán, có cột đồng, nói rằng đó là tượng trưng của biên giới của nhà Hán. Theo "Cựu Đường chí", Mã Viện đi đánh dân man Lâm Ấp, đến quận Nhật Nam, lại đi về phía nam hơn 400 dặm là đến nước Lâm Ấp, lại đi về phía nam hơn 2.000 dặm, có nước di Tây Đồ. Viện trồng hai cột đồng ở biên giới phía nam quận Tượng Lâm, phân ranh giói với nưóc di Tây Đồ để ghi lại đức tốt của nhà Hán. Thời đó cho rằng có vài chục người không thể về được lưu lại ở dưới cột đồng, đến thời nhà Tùy có tới hơn 300 nhà, người Man phương Nam gọi họ là Mã lưu. Đường thủy của nó đi từ biển phía nam của An Nam phủ hơn 3.000 dặm là đến nước Lâm Ấp, tính từ quận Giao Chỉ đến cột đồng là 5.000 dặm, thời Hán là huyện Tượng Lâm của quận Nhật Nam, từ Hán trở về sau là quốc đô của nước Lâm Ấp. Cột đồng của Mã Viện phải ở phía nam, nói nước Mãn Thích Gia thời Mã Viện đánh Giao Chỉ là nước di Tây Đồ, sau lại đổi gọi là Ca La Phú Sa, sau bị Lâm Ấp thôn tính] [ nay có thể là từ Huế đến Quảng Nam, Quãng Ngãi…]
 

Bostwana

Đi bộ
Biển số
OF-836835
Ngày cấp bằng
10/7/23
Số km
1
Động cơ
0 Mã lực
Chào các bác nhé, em là mem mới, chả là nay đang kiếm file thủy kinh chú để đọc thì thấy post của bác doctor76 nên vào luôn. :x
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phù Nam truyện 扶南傳 của Khang Thái 康泰 viết:

Nước Phù Nam 扶南國, ở trong vịnh lớn 大灣 phía tây biển nam quận Nhật Nam, cách Nhật Nam độ 7.000 dặm, cách tây nam Lâm Ấp hơn 3.000 dặm. Đô thành cách biển hơn 100 dặm Có một con sông lớn rộng chừng 10 dặm, từ phía tây bắc chảy sang phía đông ra biển. Phù Nam chiều dài và chiều rộng hơn 3.000 dặm, đất thấp trũng mà bằng phẳng rộng rãi. Khí hậu, phong tục đại khái giống như Lâm Ấp. Sản vật gồm có vàng bạc, đồng, thiếc, trầm hương, ngà voi, chim công, chim trả, vẹt ngũ sắc.
Cách hơn 3.000 dặm từ biên giới phía nam nước ấy có nước Đốn Tốn 頓遜國 [ nay là Tanasarin, phía nam Myanmar, trên bán đảo Mã Lai], ở trên bờ biển, đất vuông ngàn dặm, đô thành cách biển 10 dặm, có 5 vị vương [thay nhau] trông coi, đều phụ thuộc vào Phù Nam, ranh giới phía đông của Đốn Tốn đi thông được với Giao Châu, ranh giới phía tây tới được Thiên Trúc 天竺, An Tức 安息 [các nước thuộc nền văn minh Ấn Độ xưa], các nước này vẫn qua lại buôn bán [với Phù Nam].Sở dĩ thế này, vì Đốn Tốn vươn ra ngoài biển hơn 3.000 dặm, nước biển dâng không biết đâu là bờ, nên tàu thuyền chưa từng vượt ngang qua được. Chợ lập lên ở đó, tàu buôn từ đông tây khắp nơi đến giao thương, mỗi ngày có hơn vạn người [đến buôn bán], vật báu, hàng quý trên đời này, không gì là không có, lại có thứ cây rượu, tựa như An Thạch Lựu 安石榴, lấy nước từ hoa cây ấy đựng vào vò, để qua mấy ngày liền thành rượu [có lẽ rượu từ cây Thốt Nốt].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngoài Đốn Tốn, ở đảo lớn ngoài biển lại có nước Tì Khiên 毘騫國 cách Phù Nam 8.000 dặm. Truyện kể rằng vua nước ấy cao 1 trượng 2, đầu dài 3 xích, từ xưa đến này bất tử, không biết bao nhiêu tuổi. Vua là thần thánh, việc thiện-ác và tương lai của thần dân trong nước vua đều biết cả, vì vậy không ai dám lừa dối, ở phương Nam gọi là vua cổ dài 長頸王 [trường cảnh vương, cảnh 頸 tức là cổ]. Phong tục nước ấy cũng có nhà cửa, dân ăn gạo nếp, mặc y phục bình thường. Ngôn ngữ người nước ấy hơi khác chút ít so với Phù Nam. Có núi sản ra nhiều vàng, vàng lộ ngay trên đá, [lấy mãi] mà không bao giờ hết. Luật pháp nước này, là khi hành hình tội nhân xong, là ăn thịt [phạm nhân] trước mặt nhà vua. Trong nước không cho phép người nước ngoài đến buôn bán, mà nếu có ai chẳng may qua đó, liền bị giết mà ăn thịt, vì thế, thương nhân không ai dám đến. Vua thường ở trên lầu, không ăn thịt, không thờ quỷ thần. Con cháu thì theo quy luật sinh tử bình thường, còn riêng vua là bất tử mà thôi. Vua Phù Nam mấy lần cho sứ giả mang thư qua lại, [nước Tì Khiên] từng tặng cho vua Phù Nam đồ đạc chén bát đĩa đủ cho 50 người ăn đều bằng vàng ròng, hình dáng có chiếc như cái mâm tròn, có thứ lại như cái âu sành, gọi là Đa La 多羅, chứa được 5 thăng [người dịch không rõ để đựng cái gì], lại có thứ như cái bát, đựng được 1 thăng. Nhà vua cũng có thể đọc được chữ Thiên Trúc [chữ Phạn], viết ra cuốn sách tới 3.000 lời [dạy bảo], nói nguyên do số mệnh của mình, tương tự như kinh Phật, cùng bàn luận các việc thiện.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top