[TT Hữu ích] Dịch sách cổ: Thủy Kinh chú của Lịch Đạo Nguyên và Giao Châu Ký của Lưu Hân Kỳ

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Huyện Mê Linh mở ra vào năm Nguyên Đỉnh thứ 6 thời Hán Vũ Đế, là lị sở của Đô úy. Sách Giao Châu ngoại vực ký 交州外域記 viết: vua nước Việt sai hai sứ giả trông nom, quản lý dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. [Nam Việt Vương là Úy Đà, đánh phá An Dương Vương, sai hai sứ giả trông nom, quản lý dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân]. Nhà Hậu Hán sai Phục ba Tướng quân là Lộ Bác Đức 路博德 đánh Việt Vương. Khi Lộ Tướng quân đến Hợp Phố 合浦, Việt Vương sai sứ giả đem 100 con bò, 1.000 vò rượu và số hộ khẩu của dân hai quận đến dâng cho Lộ Tướng quân, Lộ bèn cho hai sứ giả làm Thái thú quận Giao Chỉ và quận Cửu Chân. Các Lạc tướng 雒將 vẫn cai trị dân như cũ. [ tức là nhà Hán đánh chiếm nước Nam Việt, lúc này do Triệu Dương Vương 趙陽王, hay Triệu Thuật Dương Vương 趙術陽王, Triệu Vệ Dương Vương 趙衛陽王, tên họ thật là Triệu Kiến Đức 趙建德, trị vì từ năm 112 TCN – 111 TCN, là vị vua cuối cùng của nhà Triệu nước Nam Việt. Khi còn là Vương tử, tư dinh của ông được đặt tại vị trí nay là chùa Quang Hiếu 光孝寺; ở thành phố Quảng Châu. Triệu Kiến Đức là con trai của Triệu Minh Vương 趙明王, mẹ ông là người Việt. Vua cha không chọn ông nối nghiệp mà chọn Triệu Hưng 趙興 là con của Cù Thái hậu 樛太后. Cù Thái hậu tư thông với sứ giả nhà Hán là An Quốc Thiếu Quý, muốn mang Nam Việt quy phục nhà Hán. Triệu Ai Vương còn trẻ, chỉ biết nghe theo lời mẹ. Kết quả là Thừa tướng Lữ Gia 呂嘉 đem quân giết Cù Thái hậu, Triệu Hưng và cả Thiếu Quý. Sau đó, đưa Kiến Đức lên kế vị, tức là Triệu Dương Vương.Hán Vũ Đế tức giận việc nhà Triệu giết Thiếu Quý bèn sai Hàn Thiên Thu 韩千秋 đi đánh Nam Việt. Quân Hán chiếm được vài ấp, tiến đến gần Phiên Ngung 蕃隅 thì bị Lữ Gia mang quân chặn đánh, giết chết Hàn Thiên Thu.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hán Vũ Đế được tin Thiên Thu bị giết, sai Lộ Bác Đức đem quân từ Quế Dương, Dương Bộc dùng Lâu thuyền đem quân xuất phát từ Dự Chương, Nghiêm dùng Qua thuyền xuất phát từ Linh Lăng, Hạ lại tướng quân là Giáp đem quân xuống Thương Ngô, Trì Nghĩa hầu là Quý đem quân Dạ Lang xuống sông Tường Kha, đều hội cả ở Phiên Ngung, nước Nam Việt.

Mùa đông năm 111 TCN, Dương Bộc nhà Hán đem 9.000 tinh binh hãm Tầm Hiệp, phá Thạch Môn (Lữ Gia chất đá giữa sông gọi là Thạch Môn) lấy được thuyền thóc của Nam Việt kéo luôn cả các thuyền ấy đi, đem mấy vạn người đợi Phục ba tướng quân Lộ Bác Đức. Bác Đức nói vì đường xa nên chậm, rồi cùng với Lâu thuyền tướng quân hội quân tiến đến Phiên Ngung.

Bấy giờ Lộ Bác Đức có hơn một nghìn người cùng tiến với quân Dương Bộc. Dương Bộc đi trước đến Phiên Ngung. Vua và Lữ Gia cùng giữ thành. Dương Bộc tự chọn chỗ thuận tiện đóng ở mặt đông nam; Lộ Bác Đức đóng ở mặt tây bắc. Vừa chập tối, Dương Bộc đánh bại quân Triệu, phóng lửa đốt thành. Bác Đức không biết quân trong thành nhiều hay ít bèn đóng doanh, sai sứ chiêu dụ. Kẻ nào ra hàng đều cho ấn thao và tha cho về để chiêu dụ nhau. Lâu thuyền tướng quân Dương Bộc cố sức đánh, đuổi quân Triệu chạy ngược vào dinh quân của Lộ Bác Đức.

Đến tờ mờ sáng thì trong thành đầu hàng. Triệu Dương Vương và Lữ Gia cùng với vài trăm người, đang đêm chạy ra biển. Bác Đức lại hỏi những người đầu hàng biết chỗ ở của Gia, bèn sai người đuổi theo. Hiệu úy tư mã là Tô Hoằng 蘇弘 bắt được vua, quan lang của Nam Việt là Đô Kê 都稽, bắt được Gia. Vua và Lữ Gia sau đó đều bị quân Hán giết.

Sau khi Phiên Ngung thất thủ, Tây Vu Vương 西于王 (theo Hán Thư thì có lẽ ông là thủ lĩnh người Việt có đất tự trị Tây Vu với trung tâm là Cổ Loa, được nhà Triệu phong vương, còn theo Hán Thư Công Thần biểu, thì người đứng đầu đất Giao Chỉ gọi là Tây Vu Vương, không xưng Việt Vương, bị tả tướng Hoàng Đồng chém, không đón nhận cả những người ra hàng) đã nổi dậy chống lại nhà Tây Hán. Tả tướng Hoàng Đồng 黄同 của hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân đã giết chết Tây Vu Vương đang làm loạn để hàng Hán.

Thương Ngô vương Triệu Quang cùng họ hàng với vua nhà Triệu, nghe tin quân Hán đến, xin hàng, được phong làm Tuỳ Đào hầu; Huyện lệnh huyện Yết Dương là Sử Định 史定 hàng Hán được phong làm An Đạo hầu; tướng nhà Triệu là Tất Thủ 畢取) mang quân ra hàng được phong làm Liêu hầu; quan Giám quận Quế Lâm là Cư Ông 居翁 dụ 40 vạn dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân ra hàng được phong làm Tương Thành hầu. Vậy là các xứ ở Nam Việt đều xin hàng.
Bấy giờ quân của Hạ lại và Qua thuyền tướng quân, cùng quân Dạ Lang của Trì Nghĩa hầu chưa đến mà nước Nam Việt đã bị Lộ Bác Đức và Dương Bộc dẹp yên rồi].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Quận Giao Chỉ 交趾郡 và châu vốn đóng lị sở ở nơi này, châu lấy tên là Giao Châu 交州. [năm Nguyên Phong thứ 5 thời Hán, đặt Thứ sử, tên gọi là Giao Chỉ. Đặt Thứ sử để khác với 12 châu. Năm Kiến An thứ 8 (năm 203), Trương Tân làm Thứ sử, Sĩ Nhiếp làm Thái thú, đều dâng biểu để xin lập châu, từ đấy mới gọi là Giao Châu. Phải viết tên gọi là Giao Chỉ, song Thứ sử của Giao Chỉ thực tế là Giao Châu. Cho nên Hán chí nói: các quận như Giao Chỉ đều thuộc Giao Châu, đây cũng là biến xưng Giao Châu, đóng lị sở ở Liên Lâu 羸婁, năm Nguyên Phong thứ 5, dời lị sở đến Quảng Tín. Buổi đầu nhà Hán, lị sở của (Giao) châu ở Liên Lâu]. [Liên Lâu 羸婁, hay còn gọi là Luy Lâu 羸婁, chữ 羸 đọc đúng là Liên, tên một huyện cổ ở phía tây bắc Hà Nội. Hán Thư, Địa ký chí cho biết: quận Giao Chỉ có 10 huyện là: Liên Lâu. An Định, Cẩu Lâu, Mê Linh, Khúc Dịch, Bắc Đối, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên. Thành cổ Liên Lâu nằm trên dải đất cao bên bờ tả ngạn sông Dâu trong làng Lũng Khê thuộc xã Thanh Khương huyện Thuận Thành]
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Về sau này, con trai [chữ 朱 Chu: nhà phú quý giàu sang] Lạc Tướng 雒將 huyện Chu Diên 朱䳒 tên là Thi 詩, lấy [chữ 索 Sách là lấy] con gái Lạc tướng huyện Mê Linh 𥹆泠 tên là Trưng Trắc 徵側 làm vợ. [Câu này đã có rất nhiều tranh-cãi, nguyên đoạn văn như sau: 後朱䳒雒將子名詩索𥹆泠雒將女名徵側為妻: hậu Chu Diên Lạc Tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vị thê, có người dịch là: về sau, con trai lạc tướng huyện Chu Diên tên là Thi Sách, lấy con gái lạc tướng huyện Mê Linh là Trưng Trắc, người dịch nghiêng về phương án xem chữ Sách 索 là động từ, nghĩa là cưới hỏi]. [Trưng] Trắc là người có lòng can-đảm gan-dạ dũng-cảm [ 側為人有膽勇 Trắc vi nhân hữu đảm dũng], cùng Thi nổi dậy làm giặc, đánh phá các châu quận, các Lạc tướng đều quy phục, tôn Trưng Trắc làm vua, đóng trị sở ở huyện Mê Linh, thuế má hai năm của dân 2 quận Giao Chỉ và Cửu chân được miễn trừ [ tuy nhiên, câu này người dịch băn khoăn chữ Đắc 得交趾,九真二郡民二歲調賦: đắc Giao Chỉ, Cửu Chân nhị quận dân nhị tuế điệu phú, chữ Đắc 得 nghĩa là được, được hưởng, vậy câu này phải hiểu là: được thu thuế của người 2 quận Giao Chỉ,Cửu Chân 2 năm? một số bản thì sửa chữ Đắc 得 thành chữ Phục复nghĩa là miễn trừ]. Về sau, nhà Hán sai Phục ba tướng quân Mã Viện đem quân sang đánh, Trắc và Thi chạy vào Kim Khê Cứu 金溪究 [ 溪究 Khê Cứu: nơi tận cùng khe suối], đánh 3 năm mới [thắng] được. Lúc ấy, bọn Tây Thục 西蜀 cũng đồng thời đem binh đánh Trưng Trắc, bình-định được tất cả các quận huyện, đặt chức Lệnh trưởng 令長 [thời Tần, Hán, quan cai trị cấp huyện có 1 vạn hộ trở lên gọi là Lệnh 令, 1 vạn hộ trở xuống gọi là Trưởng 長]. [ Thủy Kinh chú viết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng rất sơ sài, còn căn cứ theo Hậu Hán kỉ 後漢紀 – Quang Vũ Hoàng Đế kỉ 光武皇帝紀 thì rõ hơn đôi chút: Năm Kiến Vũ 建武 thứ mười tám (năm 42). Mùa hạ, tháng Tư, bọn Phục ba tướng quân là Mã Viện 馬援-Phù Lạc Hầu là Lưu Long 劉隆, Lâu thuyền tướng quân là Ân Chí 殷志, Bình Lạc Hầu là Hàn Vũ 韓宇 cùng đi đánh quận Giao Chỉ 交阯. Đến quận Hợp Phố 合浦, Ân Chí lâm bệnh chết. Viện đáng lẽ vượt biển vào Giao Chỉ, nhưng vì thuyền ít, không đủ chở quân, liền hỏi người đi đường núi, quân men theo bờ biển triền núi mở đường hơn nghìn dặm, về phía tây đến Lãng Bạc 浪泊, đánh bọn Trưng Nhị 徵貳, bắt mấy nghìn người ra hàng. Sau đó Hàn Vũ bệnh chết, Viện đem cả cánh quân ấy đuổi theo bọn Trưng Nhị đến Cấm Khê 禁溪, liên tiếp phá được bọn ấy, bọn Nhị đều đem mấy trăm người bỏ chạy.

Năm Kiến Vũ 建武 thứ 19, mùa Xuân, tháng Giêng. Mã Viện 馬援 chém bọn Trưng Nhị 徵貳. Tháng hai, phong Viện làm Tân Tức Hầu 新息侯, mổ bò rót rượu an ủi quân sĩ, nhân đó nâng chén rượu mà nói rằng:

- Em họ tôi là Thiếu Du 少遊 xót tính tôi khảng khái nhiều chí lớn nói ‘Làm người sinh ra ở một đời, chỉ cần cơm áo đủ dùng, làm quan không quá chức nhỏ trong quận, trông coi phần mộ của tổ tiên, nuôi nấng vợ con, ở làng xóm được khen là người lương thiện là được rồi, còn muốn dư thừa mà làm gì?’ Khi tôi đang ở vùng phía tây Lãng Bạc 浪泊, dưới nước lụt trên mây mù, khí độc bốc lên ngùn ngụt, ngẩng lên thấy chim diều hâu đang bay là đà rồi rơi xuống giữa nước, mới nghĩ lại lời của Thiếu Du, còn sao được nữa? Nay nhờ sức của các sĩ đại phu mà tôi lập được công, được nhận ban-thưởng, cho nên vừa lấy làm mừng vừa thẹn.

Mọi người ngồi uống rượu không ai không than-thở. (Vua Hán lại) Hạ chiếu Viện lại đánh quận Cửu Chân 九真, từ huyện Vô Công 無功 đến huyện Cư Phong 居風 bắt chém hơn 3.000 thủ cấp, dời mấy trăm nhà cừ soái 渠帥 đến ở quận Linh Lăng 零陵. Chỗ mà Viện đi qua liền sai sửa thành quách, vét mương rãnh, xét bỏ thói cũ không hợp, nêu luật mới. Từ đấy người Lạc Việt 駱越 thường vâng theo việc cũ của Mã tướng quân 馬將軍].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
[ Vậy Mã Viện đi đường nào sang nước ta? Xét có: Mã Viện cố đạo 馬援故道 là đường từ đồng bằng sông Hồng đi Lưỡng Quảng thì gọi là đường cũ Mã Viện, là đường mòn ven biển Quảng Ninh sang Khâm Châu, là con đường mà Mã Viện từng đi vào Giao Chỉ đánh Hai Bà Trưng. Còn có con đường quận Tường Kha 牂牁道 hoặc đường sông huyện Mê Linh gọi là Mê Linh thủy đạo 𥹆泠水道, tức là con đường từ quận Giao Chỉ theo hệ thống sông Hồng (sông Thao, sông Đà, sông Lô) qua quận Tường Kha-quận Ích Châu mà vào miền Ba Thục. Đó có lẽ là con đường mà một cánh quân khác từ miền Tây Thục 西蜀 phải đi qua để cùng Mã Viện đi đánh Hai Bà Trưng. Cũng là con đường Mã Viện muốn đi đánh quận Ích Châu, vì bấy giờ ở đây có các cuộc nổi dậy của thổ dân, Ích Châu thái thú 益州太守 là Phồn Thắng 瀪勝 đánh dẹp không được, phải lui về giữ huyện Chu Đề 朱提)].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong núi [ Giao Châu] có nhiều con rắn lớn, gọi là Nhiêm Xà 髯蛇 [tức là con trăn] dài 10 trượng, chu vi 7, 8 thước, thường nằm trên cây, rình hươu nai. Khi thấy hươu đi qua, liền cúi đầu xuống quấn lấy con hươu, một lát thì hươu chết, trước hết nó xiết cho con hươu mềm ra, rồi nuốt vào, đầu, sừng và xương đều luồn qua da mà ra ngoài.

Người Việt ở miền núi khi thấy con rắn lớn không động đậy, liền lây cái xiên tre lớn, xiên con vật từ đầu đên đuôi, giết chết nó để ăn thịt, cho là món ăn qúy, lạ. Cho nên sách Nam duệ dị vật chí 南裔異物志 [đúng ra là Giao Châu dị vật chí] của họ Dương 楊氏 [ tức Dương Phu] nói: nhiêm xà là loài rắn lớn, đã to lại dài, màu sắc loang lổ, vân vằn vện rất đẹp. Nó ăn lợn, nuốt hươu, nó béo lên trong khi nó dưỡng thương. Trong một bữa tiệc thịnh soạn thết khách, thịt nó là món ăn qúy. Người ta nói khi nó dưỡng thương, thì thịt rất béo. Muốn bắt, lấy áo của đàn bà ném lên nó thì nó cuộn tròn lại mà không chạy, là có thể bắt được.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hai sông phía bắc, thì sông Tả Thuỷ 左水 [tức là sông Cầu] chảy về phía đông bắc, đi qua phía nam huyện Vọng Hải 望海縣 [nay là khu vực tây bắc sông Cầu, Bắc Ninh-Bắc Giang]. Năm Kiến Vũ 建武 thứ 19 [năm 43], Mã Viện đánh Trưng Trắc, lập ra huyện này [ Mã Viện liệt truyện viết: năm Kiến Vũ thứ 19, Viện tâu xin chia huyện Tây Vu đặt huyện này, thời Hậu Hán thuộc quận Giao Chỉ, các thời Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương y theo]. Lại chảy về phía đông đi qua phía bắc huyện Long Uyên 龍淵縣, lại chảy về phía đông, hợp với sông Nam Thuỷ 南水. Sông từ phía đông huyện Mê Linh, đi qua phía bắc huyện Phong Khê 溪縣北 [nay thuộc tp Bắc Ninh], huyện này cũng thành lập vào nàm Kiến Vũ thứ 19, theo lời tấu xin chia huyện Tây Vu [tức là khu vực Cổ Loa] của Mã Viện, thời Hậu Hán thuộc quận Giao Chỉ, thời Ngô thuộc quận Vũ Bình, các thời Tống, Tấn, Tề y theo, khoảng thời Lương, Trần bớt đi ít nhiều diện tích.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sách Giao Châu ngoại vực ký 交州外域記 viết: đất Giao Chỉ ngày xưa, lúc chưa có quận huyện, ruộng đất có ruộng Lạc Điền 雒田, theo nước thuỷ triều lên xuống, dân trồng trọt ở các đám ruộng ấy để hưởng hoa lợi, vì thế mà dân ấy có tên là Lạc dân 雒民, đặt ra Lạc Vương 雒王, Lạc Hầu 雒侯 để trông coi các quận huyện, ở huyện phần nhiều là chức Lạc Tướng 雒將. Lạc Tướng có ấn đồng xanh buộc dây thao. Sau con vua Thục 蜀王子 đem ba vạn quân đến đánh các Lạc vương và Lạc hầu, chinh phục được các Lạc tướng. Con vua Thục vì vậy xưng là An Dương Vương 安陽王. Sau Nam Việt Vương 南越王 là Úy Đà 尉佗 đem quân đánh An Dương Vương [Quảng Châu ký viết An Dương Vương đóng đô ở huyện Phong Khê]. An Dương Vương có thần nhân tên là Cao Thông 臯通 xuống giúp, chế ra cho An Dương Vương một chiếc nỏ thần dài 1 trượng [3,33m], bắn một phát giết chết 300 người. Nam Việt Vương biết không thể đánh được, bèn lui quân về đóng ở huyện Vũ Ninh 武寧縣. Nam Việt Vương sai Thái tử 太子 tên là Thuỷ 始 sang xin hàng phục An Dương Vương, xưng thần thờ vua. An Dương Vương không biết Cao Thông là thần nhân, đãi-ngộ ông không phải đạo, Thông thấy thế bèn bỏ đi, nói với vua rằng:

- Giữ được nỏ này thì làm vua thiên hạ, không giữ được nỏ này thì làm mất thiên hạ.

Sau khi Thông đi rồi, An Dương Vương có người con gái tên là Mỵ Châu 媚珠, Châu thấy Thuỷ đoan chính, Châu cùng Thuỷ qua lại với nhau. Thuỷ hỏi Châu:

- Lệnh bài giữ nỏ của cha nàng đâu cho ta xem?

Thuỷ [có được lệnh bài] thấy nỏ, bèn lấy trộm cái cưa đem cưa đứt lẫy nỏ, rồi trốn về báo với Nam Việt Vương. Khi Nam Việt Vương đem quân đánh, An Dương Vương bắn nỏ, nỏ gẫy mất, nên thua trận. An Dương Vương xuống thuyền theo sông chạy ra biển. Nay ở sau huyện Bình Đạo 平道縣, thấy còn có dấu cũ cảa thành cung của vua [ huyện Bình Đạo xưa nằm trên bờ sông Thiên Đức, thuộc địa phận Long Biên, Đông Anh và Gia Lâm ngày nay]. [Giao Châu ký của Lưu Hân Kỳ viết: thành của An Dương Vương ở phía đông bắc huyện Bình Đạo. Nguyên Hoà chí nói thành cũ của An Dương Vương ở phía đông bắc huyện Tống Bình 31 dặm. Có lẽ xưa đây là đất của Giao Châu. Hoàn vũ ký dẫn Nam Việt chí nói: An Dương Vương đóng đô ở Giao Chỉ, thành của nước này ở phía đông huyện Bình Đạo ngày nay. Thành này có 9 lớp, chu vi 9 dặm].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Theo sách Tân Thái Khang địa chí 晉太康地記: huyện [ Bình Đạo] thuộc quận Giao Chỉ. Nam Việt bèn chinh phục các Lạc Tướng [còn lại chưa hàng]. Mã Viện cho rằng lị sở của miền tây nam ở xa, đường đi ngàn dặm, mới phân lập ra huyện này. Sửa thành quách, đào mương máng, thông đường dẫn nước thủy lợi cho ruộng để làm lợi cho dân xứ này. Viện tâu lên nói:

- Huyện Tây Vu ở biên giới xa xôi, cách triều đình hơn ngàn dặm, xin chia làm hai huyện là Phong Khê và Vọng Hải.

Cùng những nơi Viện đi qua liền làm lị sở quận huyện, xây dựng thành quách.

Huyện này có giống đười ươi, hình giống con chó vàng, dáng lại giống con cáo 貆豸 [ nguyên văn: hoan trĩ], mặt như mặt người, đầu mặt ngay ngắn, giỏi bắt chước tiếng người, tiêng nhỏ nhẹ như tiếng đàn bà con gái. Nghe chúng nói chuyện với nhau, không ai là không buồn được. Thịt nó ngon ngọt, ăn có thể không cần ăn cơm, ăn cả đời không biết no biết chán.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sông Nam Thuỷ lại chảy về phía đông đi qua hồ Lãng Bạc 浪泊 [ Lãng Bạc theo các nhà nghiên cứu Pháp không phải là Hồ Tây bây giờ, mà là vùng đầm lầy, đồng sâu ở huyện Từ Sơn, kéo dài đến huyện miền núi Tiên Du] Mã Viện cho rằng chỗ đất này cao, từ Tây Lý 西里 tiến về đóng đồn ở đây. Lại chảy về phía đông, đi qua phía nam thành cũ huyện Long Uyên 龍淵縣, lại chảy về phía đông hợp với sông Bắc Thuỷ 北水 ở bên trái. Năm Kiến An 建安 thứ 23 [năm 218] lúc mới lập châu, có Giao long 蛟龍 [thuồng luồng] cuộn khúc ở hai bờ nam, bắc, vì vậy đổi tên Long Uyên, gọi là Long Biên 龍編 vậy.

Khi Lư Tuần 盧循 cướp phá Giao Châu, Thứ sử Giao Châu là Đỗ Tuệ Độ 杜慧度 đem quân thuỷ, bộ, sáng sớm ra bờ phía nam, dùng tên lửa để đánh, đốt cháy chiến thuyền của giặc, một lúc thì chúng tan vỡ. Tuần bị trúng tên nhảy xuống sông mà chết, sau đó Tuệ Độ chém đầu Tuần, đưa nộp thủ cấp về kinh sư. Vì có công chém được Tuần, Tuệ Độ được phong tước Long Biên hầu 龍編侯.
[Lư Tuần 盧循 tên lúc nhỏ là Nguyên Long, người huyện Trác, Phạm Dương. Tuần kế tục anh vợ là Tôn Ân ở Chiết Đông chống lại chính quyền Đông Tấn. Lư Tuần xuất thân từ đại tộc Phạm Dương Lư thị. Ông cố là Tư không Tùng sự Trung lang Lư Trạm nhà Tây Tấn. Sau loạn Vĩnh Gia, Trạm chấp nhận làm quan nhà Hậu Triệu, làm đến Thị trung, Trung thư giám. Khi Thạch Hổ nắm quyền, Trạm dời nhà từ Phạm Dương đến Nghiệp. Cuối thời Hậu Triệu, Trạm bị Nhiễm Mẫn giết, ông nội của Tuần là Lư Tài đưa cả nhà chạy xuống miền nam vào khoảng năm 350.

Vì có người từng làm quan của các chính quyền Hồ tộc, họ Lư ở Phạm Dương không được chính quyền Đông Tấn chấp nhận, đến Lư Tuần là đời thứ 3 không được làm quan. Tuần đành lấy em gái Tôn Ân, trong khi họ Tôn ở Lang Tà là sĩ tộc bậc thấp, mà nhà Đông Tấn có quy định rất nghiêm ngặt về đẳng cấp trong hôn nhân, cho thấy tình cảnh của Lư Tuần lúc bấy giờ. Tôn Ân khởi binh, Tuần cũng tham gia bày mưu. Ân tính tàn-nhẫn nghiêm-khắc, Tuần nhiều lần căn ngăn, bộ hạ phần lớn được nhờ. Ân chết rồi, tàn dư nghĩa quân đề cử Tuần làm chủ. Sau nhiều chiến thắng, nhưng dần bị quân triều đình đánh liên tiếp, Tuần bị quan quân truy kích, liên tiếp thất bại. Tuần chạy về Phiên Ngung, thì thành đã bị quan quân theo đường biển chiếm mất. Lư Tuần đưa tàn quân chạy xuống Giao Châu, lại bị thứ sử Đỗ Huệ Độ đánh bại.

Lư Tuần biết không thoát được, dùng rượu độc giết hết vợ con, lại giết cả những kỹ thiếp từ chối chết theo, tự đâm đầu xuống nước mà chết. Đỗ Huệ Độ chém đầu Lư Tuần và đồng đảng, đem về kinh thành Kiến Khang].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Sách Giao Châu ký 交州記 của Lưu Hân Kỳ 劉欣期 viết: viên Công tào của huyện Long Biên là Tả Phi 左飛 từng hóa thành hổ, vài tháng sau lại trở về làm việc quan. Đã nói là hóa, là hóa cả, không có gì tồn tại mà không hóa, như Ngưu Ai 牛哀 hóa thành hổ, không nhận biết anh mình là ai nữa vậy.

Đương khi thay hình đổi trạng, sao lại biết được sự biến hóa đó là không thực? [Ngưu Ai, theo sách Hoài Nam tử, Thục chân huấn: ngày xưa Công Ngưu Ai chuyển bệnh, bảy ngày hóa làm hổ, anh của ông đến thăm khép cửa, vào nhìn trộm, thì bị hổ vồ ăn thịt].

Sông ấy lại chảy về phía đông đi qua huyện Khúc Dương 曲易縣 [nay là các huyện Kinh Môn, Đông Triều và cả miền Quảng Yên], rồi chảy về phía đông mà vào sông Ngân, sông Uất [tức là sông Chanh]. “Kinh” nói: ở biên giới phía đông quận, lại hợp làm ba con sông, đây là một trong số đó [ nên viết đây là hai trong số đó, hai sông là sông Nam Thuỷ sông Bắc Thuỷ, một con thứ nữa là sông Trung Thủy, hợp lại là ba con sông. Xét con sông thứ ấy đến huyện Kê Từ có sông Kinh Thủy (sông Thương phát nguồn từ Lạng Sơn?) chảy vào, mà sông Kinh Thuỷ vào huyện Kê Từ, lại không nói chảy vào con sông thứ, mà lại nói chảy vào sông Trung Thuý, rõ ràng là có sai lầm, phải viết là vào huyện Kê Từ chảy vào con sông thứ, lại đi về phía đông chảy vào sông Uất, đấy là hai con sông. Có lẽ hai con sông Bắc ở trên hợp làm một con sông, con sông thứ này hợp với sông Kinh Thuỷ làm một con sông, sông Trung Thủy ờ dưới lại hợp với sông Nam Thủy làm một con sông, các sông đều chảy vào sông Uất, mới đủ số ba con sông chăng?].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Con sông thứ ấy chảy về phía đông đi qua phía nam huyện Phong Khê 封溪縣, lại chảy về phía tây nam đi qua phía nam huyện Tây Vu 西于縣 [nay ở khu vực phía đông quận Long Biên] lại chảy về phía đông, đi qua phía bắc huyện Liên Lâu, lại chảy về phía đông, đi qua phía nam huyện Bắc Đới 北帶縣 [nay là huyện Chí Linh và Yên Hưng phía sông Lục Đầu], lại chảy về phía đông đi qua huyện Kê Từ 稽徐縣 [nay là Lạng Giang và Lục Ngạn], có sông Kinh Thuỷ 涇水 chảy vào sông ấy. Sông Kinh Thuỷ ra từ núi cao huyện Long Biên, chảy về phía đông nam vào huyện Kê Từ, chảy vào sông Trung Thủy. Sông Trung Thuỷ [sông Thái Bình?] lại chảy về phía đông, đi qua phía nam huyện Liên Lâu 羸𨻻縣. Huyện Liên Lâu vốn là lị sở quận Giao Chỉ, cách phía tây huyện Tống Bình 35 dặm, sau dời lỵ sở [ Giao Chỉ] đến Long Biên.

Từ Giao Chỉ đi về phía nam, có sông ngách Đô Quan Tái Phố 都官塞浦 chảy ra, con sông này từ phía đông huyện đi qua huyện An Định 安定縣 [nay thuộc Hải Dương, Hưng Yên, khu vực giữa sông Thái Bình và sông Kinh Thầy] phía bắc kèm theo sông Trường Giang 長江 [một dòng nhánh của sông Hồng], ở trong sông Trường Giang có chiếc thuyền đồng 銅船 do Việt Vương 越王 đúc, lúc nước triều xuông, người ta còn thấy chiếc thuyền ấy [ không rõ Việt Vương ở đây là ai? Có lẽ là người Việt thì đúng hơn].
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Con sông Trường Giang ấy lại chảy về phía đông, cách sông có thành Nê Lê 泥黎城, người ta nói thành này do A Dục Vương 阿育王 xây lên. Thành Nê Lê ở phía đông nam huyện An Định, cách sông 7 dặm. Tháp và giảng đường mà A Dục Vương xây vẫn còn.
[A Dục Vương, tiếng Phạn là: Asoka, Aśoka, là vị vua thứ ba của vương triều Maurya, thời Ấn Độ xưa, trị vì Ấn Độ từ năm 273 đến 232 trước CN. Là một trong những hoàng đế kiệt xuất trong lịch sử Ấn Độ, Ashoka đã toàn thắng trong loạt các cuộc chinh phạt và cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore. Là một vị vua ủng hộ Phật giáo, nhưng khi mới lên ngôi, ông được mệnh danh là A Dục vương bạo ác, ông lập ra những khung hình phạt tàn ác giống như các cảnh mô tả trong địa ngục để hành hình tội nhân, và ông đặt tên cho các ngục ấy là địa ngục trần gian. Về sau ông hối hận, Quy y Tam Bảo và đã lập nhiều bia đá ghi lại những thánh tích trong cuộc đời Phật Thích Ca. Theo truyền thống Phật giáo, tên tuổi của ông gắn liền với việc truyền bá Phật giáo.

Vào khoảng năm 260 TCN Ashoka tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nhà nước Kalinga (ngày nay là Odisha). Ông đã chinh phục Kalinga, điều mà tiên đế của ông là Chandragupta Maurya chưa bao giờ làm được. Ông xây dựng trung tâm cơ quan quyền lực của đế chế Maurya ở Magadha (nay là Bihar). Ông trở nên đề cao Phật giáo sau khi chứng kiến nhiều chết chóc trong chiến tranh Kalinga, mà bản thân ông đã thực hiện do khát vọng mở rộng đế quốc của mình. "Ashoka suy ngẫm về trận chiến ở Kalinga, cuộc chiến mà người ta ngẫm rằng đã làm hơn 100.000 người chết và 150.000 người khác bị trục xuất." Ashoka đã quy y Phật vào khoảng 263 TCN. Sau đó ông đã hoằng dương giáo pháp nhà Phật ra khắp châu Á, và thiết lập các di tích đánh dấu nhiều địa danh quan trọng trong cuộc đời truyền pháp của Phật tổ Thích Ca.

Tên ông cũng được gọi theo dịch tiếng Hán Việt khác là A Du Ca 阿輸迦 A Du Già 阿輸伽, A Thứ Già 阿恕伽, A Thú Khả 阿戍笴, A Thúc 阿儵, hoặc dịch nghĩa là Vô Ưu 無憂, hoặc như ông tự khắc trên những cột trụ nổi danh được lưu đến ngày nay là D evānaṃpriya priyadarśi (Thiên Ái Hỉ Kiến天愛喜見), nghĩa là "người được chư thiên thương, người nhìn sự vật với tấm lòng hoan hỉ".
Ông là vị quân vương đầu tiên của nước Ấn Độ xưa Bhāratavarṣa, đã thống nhất được một lãnh thổ vĩ đại, lớn hơn ngay cả Ấn Độ ngày nay].

[ Thành Nê Lê 泥黎城 nghĩa là bùn đen? Nê-lê 泥黎 có thể là phiên âm của từ Niraya निरय trong tiếng Nam Phạn. Từ có ý nghĩa đồng nhất trong tiếng Bắc Phạn là naraka नरक, được phiên âm thành Na Lạc Ca 那落迦, Nại Lạc 奈落 hay Na Lạc 那落. Theo quan niệm của Phật giáo, đây là cảnh giới mà người tạo nghiệp ác sẽ rơi vào, tương đương với địa ngục. Địa danh Nê Lê được nhiều học giả xác định là ở vùng Đồ Sơn, được ghi nhận là nơi đầu tiên truyền bá đạo Phật vào nước ta, vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công Nguyên, tương truyền các tăng sĩ Ấn Độ đi truyền giáo đã xây dựng một bảo tháp theo phong cách thời Asoka tại đây. Sách “Thiền uyển tập anh” có chép truyện Quốc sư Thông Biện trả lời Phù Thánh Linh Nhân hoàng thái hậu, dẫn theo "Đàm Thiên pháp sư truyện" trong Tục cao tăng truyện:

- Một phương Giao Châu, đường thông Thiên Trúc, Phật pháp lúc mới tới, thì Giang Đông chưa có, mà Luy Lâu lại dựng chùa hơn 20 ngôi, độ tăng hơn 500 người, dịch kinh 15 quyển, vì nó có trước vậy.

Nghĩa là Phật giáo đã được truyền bá vào nước ta từ rất sớm hơn cả Trung Quốc???].
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,797
Động cơ
366,614 Mã lực
Em có đọc trên Facebook về Thuỷ Kính Chú, do trình độ và thời gian có hạn nên em hiểu sơ sài cũng không biết những chú giải đó đúng sai đến đâu, nhưng có trong đó có rất nhiều vấn đề tác giả dựa vào Thuỷ kính chú để suy luận về cươg thổ nước ta thời xa xưa đó, em thấy khá nhạy cảm và thực sự rất khó hiểu đúng sai nên cũng chỉ đọc để biết thôi, không đủ trình độ để hiểu.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Em có đọc trên Facebook về Thuỷ Kính Chú, do trình độ và thời gian có hạn nên em hiểu sơ sài cũng không biết những chú giải đó đúng sai đến đâu, nhưng có trong đó có rất nhiều vấn đề tác giả dựa vào Thuỷ kính chú để suy luận về cươg thổ nước ta thời xa xưa đó, em thấy khá nhạy cảm và thực sự rất khó hiểu đúng sai nên cũng chỉ đọc để biết thôi, không đủ trình độ để hiểu.
Bây giờ cũng chỉ đọc để hiểu thôi cụ, vì lúc đó, ngoài nước ta ra, còn Chăm Pa, gọi là Lâm Ấp, rồi Phù Nam...
Cương thổ cũng phức tạp, nhưng như vậy, ta mới cần đọc để biết.
 

Lò Văn Sò

Xe hơi
Biển số
OF-495888
Ngày cấp bằng
8/3/17
Số km
183
Động cơ
188,341 Mã lực
Em có đọc trên Facebook về Thuỷ Kính Chú, do trình độ và thời gian có hạn nên em hiểu sơ sài cũng không biết những chú giải đó đúng sai đến đâu, nhưng có trong đó có rất nhiều vấn đề tác giả dựa vào Thuỷ kính chú để suy luận về cươg thổ nước ta thời xa xưa đó, em thấy khá nhạy cảm và thực sự rất khó hiểu đúng sai nên cũng chỉ đọc để biết thôi, không đủ trình độ để hiểu.
Trước thi thoảng e có đọc được các tút của thành viên nhóm cstn, họ gần như kết luận các tên địa danh như Mê (Mi) Linh, Vọng Hải,... thời xưa đều đang nằm trên đất Tq ngày nay, Hai Bà khởi nghĩa bên Tq,...
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lại chảy về phía đông nam hợp với sông Nam Thuỷ, sông Nam Thuỷ lại chảy về phía đông nam, đi qua phía bắc quận Cửu Đức. Sách Giao Châu ngoại vực ký nói trong địa giới quận Giao Chỉ có suối Phù Nghiêm Cứu 扶嚴究, [năm Kiến Vệ thứ 3, các tướng phá Phù Nghiêm, lập quận Vũ Bình. Theo “Nguyên Hoà chí, huyện Bình Đạo vốn là đất của người Di Phù Nghiêm, thời Ngô mở làm quận Vũ Bình, đồng thời lập huyện Bình Đạo tức là nơi sở tại của suối này] ở phía bắc quận, cách qua một con sông, tức là con sông này. Phía bắc sông đối với huyện Chu Diên 朱䳒縣 quận Giao Chỉ, sông Chu Diên [có lẽ là sông Hát hay sông Đáy] ở phía bắc huyện Long Biên, là một trong những nguồn của sông Diệp Du, lại chảy về phía đông, đi qua phía bắc huyện Phố Dương 浦陽縣, lại chảy về phía đông đi qua phía bắc huyện Vô Thiết 無切縣 [ vùng Ninh Bình ngày nay???]

Tháng 9 năm Kiến Vũ thứ 19, Mã Viện dâng thư nói:

- Thần chỉ đem 1,2 vạn tinh binh quận Giao Chỉ hợp với đại binh Hợp Phố thành 2 vạn người, thuyền xe lớn nhỏ 2.000 chiếc, từ khi vào Giao Chỉ đến nay là thịnh. Tháng 10 Viện đi về phía nam, tiến vào quận Cửu Chân, đến huyện Vô Thiết 無切, tướng giặc đầu hàng, tiến vào Dư Phát 餘發 [ nay là Hậu Lộc, Nga Sơn], thủ lĩnh của quân nổi dậy là Chu Bá 朱伯 bỏ quận, chạy trốn vào rừng sâu, nơi đầm lớn hoang vu, ở đây, tê giác, voi quần tụ, bò đàn đông đến vài ngàn con.

Viện lại chia quân vào huyện Vô Biên 無編縣 tức là Cửu Chân Đình 九真亭 thời Vương Mãng. Đến huyện Cư Phong 居風縣, thủ lĩnh giặc không hàng, Viện chém đầu giặc vài ngàn cái, quận Cửu Chân mới yên.

Sông ấy lại chảy về phía nam qua huyện Câu Lậu, huyện ấy kèm theo sông Trường Giang, sông Trường Giang đối với huyện An Định 安定縣, mà sách Lâm Ấp ký bảo là vượt ngoài An Định.Trong sông của huyện có giống tiềm ngưu 潛牛 [trâu nước], hình giống con trâu, lên bờ húc nhau, khi sừng mềm lại trở về sông, sừng cứng rồi lại lên. Lại chảy về phía đông, hợp với sông Bắc Thuỷ, lại đi về phía đông chảy vào sông Uất, ào ào mà chảy mãi. Đây là con sông thứ ba, nói chung lại, đều chảy vào biển Uất Hải 鬱海, cho nên Kinh [Thủy Kinh] có chữ nhập hải. [Đoạn này miêu tả sông ngòi ở tỉnh Thanh Hóa]
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Phần dịch những đoạn còn sót lại của sách Giao Châu ký [ Lưu Hân Kỳ]
Bản gốc rất dài, đã mất, nay chỉ còn sót lại một vài đoạn ngắn, không đầy đủ, xin dịch hầu các cụ,


GIAO CHÂU KÝ

Núi Khang Đầu Sơn 糠頭山 nằm ở cửa biển Hợp Phố, tương truyền là nơi Việt Vương [ không rõ có phải Câu Tiễn không] xay thóc giã gạo, tích trữ ngũ cốc.

Có một cái hồ [ rộng mênh mông] về phía hợp lưu phía bắc 40 dặm, vào những ngày đẹp trời, những người tiều phu, đi tìm đồ quý còn nhìn thấy cả những chiếc thuyền đồng. Ở dòng chảy vào hồ phía trên có nhiều con trâu nước bơi lặn giữa hồ. [ Có lẽ là Hồ Tây]

Đào đường Nam Đường 南塘 [thông đường] đến lỵ sở Cửu Chân, đường đến châu dài hơn 500 lý, chỗ Mã Viện tích trữ đá để làm đê ngăn nước, thông ra biển ở Tượng Phố 象浦, [Mã Viện] cho dựng cờ ở đây để đánh dấu địa giới cực Nam [của Trung Quốc].

Núi Phù Thạch 浮石山, núi đứng sừng sững giữa biển, cao đến vài chục trượng [1 trượng = 3,33m], núi như nổi lên giữa biển. Trên núi có máy bắn đá thần? bằng sắt đặt trên tường, có 1 gian nhà chứa đạn đá với 100 khẩu trên bãi đất bằng, ban đêm vẫn nghe tiếng máy bắn đá ầm ầm.

Chuột Trúc 竹鼠
To như con mèo nhỡ, ăn lá trúc, có nguồn gốc ở huyện Phong Khê 封溪縣.

Guốc bằng vàng 金碮屐
Có bà Triệu [趙嫗者Triệu Ẩu giả, chữ Ẩu 嫗 là tiếng tôn-xưng phụ nữ] là con gái người huyện Quân An 軍安縣 quận Cửu Chân [ nguyên tác: 九真軍安縣女子 Cửu Chân Quân An huyện nữ tử], vú dài đến vài xích [ 1 xích =33,33cm], không thích ở nhà, vào núi tụ họp binh mã, [khi ra trận] thường cài trâm vàng đi guốc vàng.

Cây cổ độ thụ 古度樹
Cây này không ra hoa, quả lại mọc ra từ lớp vỏ ở giữa, to như quả lựu, quả có màu đỏ, ăn được, ở giữa quả bổ ra lại như quả lê, dùng làm bánh thay cho bánh gạo nếp. Nếu quả không nấu, tất cả đều hóa thành sâu như con kiến cánh, làm vỡ vỏ mà bay ra, đen cả nhà. [Có lẽ là cây quả vả]

Quả Dâu da 多感子
Quả màu vàng, chu vi cỡ 1 thốn [ 3,715cm]

Rượu cây Liễu 柳漿
Trong cây liễu có chất lỏng sệt, ngắt hoa lấy cái ống tre hứng chất lỏng, lấy chất lỏng nấu rượu uống ngon, say phải biết vậy.

Cây sam Hợp Phố [ họ thông] 杉
Cách phía đông Hợp Phố 合浦 200 dặm, có một cây sam cổ thụ, lá rụng khi gió mạnh, bay tận vào thành Lạc Dương 洛陽城, thời nhà Hán những người có uy tín nói rằng:
- Ấy là việc tốt lành đang đến, bên ấy [Giao Châu] có bậc vương giả xuất hiện.
[Nhà Hán] bèn sai 1.000 người chặt cây. Những người đi phu dịch chết gần hết. 300 người ngồi ăn dưới gốc cây bị chặt vẫn vừa, xay lúa giã gạo thoải mái.

Thịt dưới đất 土肉為臛
Thái thú Cửu Chân tên là Đào Hoàng Lập 陶璜 ở quận Trúc Thành, đào đất trúng phải con vật màu trắng, hình dáng như con nhộng tằm, không có đầu, dài vài chục trượng, chu vi rất lớn, thân mềm nhũn, không ai biết gọi tên là gì. Cắt ra, thấy thịt nó như thịt con lợn sữa, bèn đem nấu lên, mùi vị rất thơm, món canh cũng béo ngậy, 3 quân ăn không hết.

Cá nướng 黌炙
Có loài cá vàng, gọi là Huỳnh Ngư 黌魚, hình dáng giống con rùa, có 12 chân, con nhỏ như sợi đay? băm nhỏ thì chuyển sang màu đen, chân giống con cua, nằm ở bụng. Con cái con đực cùng lũ con đi kiếm ăn, người phương Nam đem bắt lấy nướng ăn.
 

doctor76

Xe ngựa
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
26,287
Động cơ
700,870 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
SÔNG ÔN THỦY 溫水

Sông Ôn Thủy [ sông Ôn Thủy ngày nay gọi là sông Nam Bàn Giang] bắt nguồn từ huyện Dạ Lang 夜郎縣, quận Tường Kha 牂柯, chảy về phía đông đến Quảng Uất vào sông Uất Giang, quận Uất Lâm [nên gọi là sông Uất Thủy 郁江] [ đời Hán vẫn gọi là sông Uất Thủy, đầu sông tiếp nhận nước sông Ôn Thủy cùng Đồn Thủy [ nay là sông Bắc Bàn Giang] của huyện Dạ Lang, chảy đến Quảng Châu ngày nay rồi ra biển, các sông Hữu Giang, Uất Giang,Tầm Giang ở tỉnh Quảng Tây và sông Tây Giang của Quảng Đông đều gọi là Uất Thủy]

[ Thông tin trong đoạn này chưa chính xác, hoặc do thời gian dòng chảy có biến đổi gì không? sông Ôn Thủy và sông Đồn Thủy không thông với sông Hữu Giang, tác giả chưa lên đầu nguồn sông Uất Thủy chăng? Từ thời Nam Triều trở về sau, vùng hạ lưu sông Uất Thủy gọi là sông Tây Giang, từ thời Đường, Tống về sau, vùng thượng du sông Uất Thủy gọi là Hữu Giang, ngày nay, đoạn sông Uất Thủy chảy qua miền đông Quảng Tây gọi là sông Tầm Giang, nên sông Uất Giang ở Quảng Tây thực ra là 1 đoạn sông Uất Thủy xưa kia. Sông Uất Giang là 1 nhánh lớn của sông Tây Giang phía nam Quảng Tây, nguồn phía bắc của sông Hữu Giang bắt nguồn từ miền nam Vân Nam, nguồn phía nam của sông Tả Giang ra từ sông Kỳ Cùng của Việt Nam chảy đến miền tây huyện Ung Ninh thì hợp thành sông Uất Giang, đoạn sông chảy qua Tp Nam Ninh và huyện Ung Ninh gọi là sông Ung Giang].
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Ô vãi, tưởng Thủy Kính Chú là cụ dịch lâu, post đây rồi, mấy lần gúc keyword otofun thủy kính chú không thấy, cứ lẩm bẩm sao giờ tìm kiếm nó kém :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top