Trước khi đến chào Vua, người ta phải thực hiện bốn lần quỳ gối với cả hai đầu gối chạm đất, đầu gối trái trước, sau đó là đầu gối phải, đồng thời cúi đầu sâu sát đất. Lễ nghi này bắt đầu từ cửa Đại sảnh hoặc nơi người ta đến để xin yết kiến Vua, cách Vua một khoảng cách nhất định. Sau bốn lần cúi chào, người ta sẽ đến trước chân Vua. Lúc này, người ta đứng dậy và chắp tay, các ngón tay đan xen vào nhau, che khuất bởi tay áo rộng của áo choàng ngoài. Giữ nguyên tư thế này, họ đưa tay lên đầu và sau một lần cúi đầu nhẹ - nghi thức cuối cùng - họ sẽ chào Vua bằng cách nói:
-Vua sống lâu muôn năm!. [Hoàng thượng vạn tuế]
Cách ăn mặc và cách xuất hiện trước Vua này chắc chắn có phần khác thường. Tuy nhiên, so với những bước đầu tiên và những lời chào mà họ phải thực hiện khi bước vào Đại sảnh nơi Vua ngự triều, đây chỉ là những biểu hiện của sự phục-tùng và tôn-kính sâu sắc.
Về vấn đề này, cần lưu ý rằng có năm cách chào hỏi riêng biệt và khác nhau, thể hiện mức độ tôn-trọng và lịch-sự khác nhau. Khi chào Vua, người ta sử dụng một thuật ngữ riêng, chào quan lại sử dụng một thuật ngữ khác, chào Hoàng thân quốc thích và quan lại cấp cao như Phó vương [có lẽ là Chúa Trịnh] và Cố vấn Nhà nước lại sử dụng một thuật ngữ khác. Tương tự như vậy đối với các quan chức khác, người có địa vị và người bình đẳng. Ví dụ khi chào Bua [Vua]:
- Tôi tà ú dúc Bua [Tôi tạ ơn đức Vua].
Còn với Ciua [Chúa Trịnh]:
- Tôi do ú Ciua [Tôi đội ơn Chúa]
Với các hoàng tử, hoàng thân quốc thích:
- Tôi thâ’n duẻ ou [Tôi thưa đức ông]
Với người bề trên:
- Toy Cieng? [ người dịch chưa luận ra được]
Với người bằng vai vế:
- Tôi, N’oy [tôi nói]
Ngoài ra, sau khi được yết kiến Vua, các quan lại lớn sẽ vội vã ra khỏi phòng vua và chạy về nhà.Nếu trong những trường hợp tương-tự mà họ cư xử khác đi, đó sẽ là sự thiếu lịch-sự mà họ không bao giờ được tha thứ. Tất cả các kỵ sĩ, bất kể địa vị nào, đều phải xuống ngựa, voi hoặc bất kỳ phương tiện di chuyển nào khác khi đi ngang qua Cung điện nhà vua. Tuy nhiên, phụ nữ không bắt buộc phải làm điều này. Nhưng khi họ gặp những người có địa vị cao hơn và cần phải chào hỏi và chúc tụng, họ sẽ dừng lại, cúi xuống và ngồi trên gót chân. Trong tư thế này, họ chắp tay và cúi đầu sâu sát đất năm lần. Họ dành thời gian trò chuyện trong tư thế này vì ở Bắc Hà không sử dụng ghế, họ chỉ dùng chiếu trải trên đất [giống kiểu ngồi của Nhật Bản].
-Vua sống lâu muôn năm!. [Hoàng thượng vạn tuế]
Cách ăn mặc và cách xuất hiện trước Vua này chắc chắn có phần khác thường. Tuy nhiên, so với những bước đầu tiên và những lời chào mà họ phải thực hiện khi bước vào Đại sảnh nơi Vua ngự triều, đây chỉ là những biểu hiện của sự phục-tùng và tôn-kính sâu sắc.
Về vấn đề này, cần lưu ý rằng có năm cách chào hỏi riêng biệt và khác nhau, thể hiện mức độ tôn-trọng và lịch-sự khác nhau. Khi chào Vua, người ta sử dụng một thuật ngữ riêng, chào quan lại sử dụng một thuật ngữ khác, chào Hoàng thân quốc thích và quan lại cấp cao như Phó vương [có lẽ là Chúa Trịnh] và Cố vấn Nhà nước lại sử dụng một thuật ngữ khác. Tương tự như vậy đối với các quan chức khác, người có địa vị và người bình đẳng. Ví dụ khi chào Bua [Vua]:
- Tôi tà ú dúc Bua [Tôi tạ ơn đức Vua].
Còn với Ciua [Chúa Trịnh]:
- Tôi do ú Ciua [Tôi đội ơn Chúa]
Với các hoàng tử, hoàng thân quốc thích:
- Tôi thâ’n duẻ ou [Tôi thưa đức ông]
Với người bề trên:
- Toy Cieng? [ người dịch chưa luận ra được]
Với người bằng vai vế:
- Tôi, N’oy [tôi nói]
Ngoài ra, sau khi được yết kiến Vua, các quan lại lớn sẽ vội vã ra khỏi phòng vua và chạy về nhà.Nếu trong những trường hợp tương-tự mà họ cư xử khác đi, đó sẽ là sự thiếu lịch-sự mà họ không bao giờ được tha thứ. Tất cả các kỵ sĩ, bất kể địa vị nào, đều phải xuống ngựa, voi hoặc bất kỳ phương tiện di chuyển nào khác khi đi ngang qua Cung điện nhà vua. Tuy nhiên, phụ nữ không bắt buộc phải làm điều này. Nhưng khi họ gặp những người có địa vị cao hơn và cần phải chào hỏi và chúc tụng, họ sẽ dừng lại, cúi xuống và ngồi trên gót chân. Trong tư thế này, họ chắp tay và cúi đầu sâu sát đất năm lần. Họ dành thời gian trò chuyện trong tư thế này vì ở Bắc Hà không sử dụng ghế, họ chỉ dùng chiếu trải trên đất [giống kiểu ngồi của Nhật Bản].