Bắc Hà có chiều dài 1.500 dặm, tính từ điểm cực đầu giáp với của tỉnh Quảng Đông cho đến biên giới của Vương quốc Ciampa. Và mặc dù hai nơi giáp với Vương quốc này được bao bọc trong vĩ độ 11 độ, trong đó từ giới hạn của Ciampa, chúng tôi sẽ nói đến Nam Hà [Đàng Trong] trong một cuốn sách khác, tuy nhiên vẫn tính Nam Hà chung vào đây.
Bắc Hà, từ biên giới Quảng Châu cho đến Chăm Pa, có dạng uống cong như lưỡi liềm, một mặt giáp biển, phần kia tựa vào những dãy núi cao của Trung Hoa, Lào và đế chế Khmer, nhưng người Bắc Hà thay vì tính bằng dặm mà chúng ta thường đo, hãy dùng ngày và nói rằng Vương quốc của họ dài 50 ngày đường và rộng 20. Trong không gian này có một số Hoàng tử và giống như Đế quốc Trung Hoa được chia thành 16 Vương quốc, Bắc Hà được cũng được chia thành nhiều Tỉnh. Sự phân chia này kể từ đó đã được thay đổi tùy theo thời điểm và tính thất thường của những người cai trị và những người đôi khi phải làm nhiều hơn và đôi khi ít hơn, nói theo cách của chúng ta và theo sự phân chia của các tỉnh đã được tạo ra kể từ đó và tiếp tục phát triển, chúng tôi kể về 5 Hoàng tử hành động giống như các lãnh chúa Châu Âu và chúng tôi muốn nói thêm về một số dân tộc sống trên những ngọn núi xa xôi và hoang dã hơn và tuân theo 2 vị Vua nhỏ mà chúng tôi gọi là Vua của Nước và người còn lại là Vua Lửa, [tức là 2 nước Thủy Xá và Hỏa Xá xưa, nay là vùng Tây Nguyên]. Người đầu tiên trở thành vua của Bắc Hà trên thực tế ít có quyền hành, người thứ 2 được phong làm vua Nam Hà mặc dù vì những lý do đặc biệt mà ông ấy không mặc một chiếc áo kiểu nhà vua, ông ấy được gọi là Gnà Câ [Nhà Cả] là nói minh họa cho ngôi nhà cổ [đoạn này tác giả viết ẩn ý khó hiểu, đại khái là mô tả việc Trịnh Tráng bắt đầu nắm thực quyền lấn át các vua Lê là Lê Thần Tông, Lê Chân Tông; còn ở Đàng Trong, chúa Nguyễn Phúc Nguyên cũng trở mặt phản trắc, không cống nộp hay nộp thuế cho triều đình Lê-Trịnh nữa, Phúc Nguyên tự ví mình là Nhà Cả ý nói mình mới là Vua chính thức, hơn cả chúa Trịnh vua Lê]. Người thứ ba là vua của vùng Cuicanghe [Cao Bằng], giáp tỉnh Quảng Tây [ý nói nhà Mạc], người thứ 4 được gọi là Tiểu vương xấu xa tên là Bào [chúa Bầu ở Tuyên Quang], người thứ 5 là tiểu vương Lào để phân biệt với những người Rumoi [Rú Mọi], là những người sống ở những vùng xa xôi hoang dã, một phần trong số đó tuân theo các vị vua 2 nước Thủy Xá, Hỏa Xá. Người Lào ít phụ thuộc vào Bắc Hà, họ có quyền tự trị, có nghĩa vụ phải cống nộp hàng năm, ở tiểu vương quốc Lào, tiếng Bắc Hà vẫn được sử dụng, tuy nhiên người ta chủ yếu vẫn nói phương ngữ riêng hoàn toàn khác với tiếng Việt, nhất là kiểu phát âm [ở đây, tiểu vương quốc Lào chính là vùng đất Trấn Ninh, lúc này vẫn là lãnh thổ của Đại Việt, người Lào nói tiếng Lào, một thứ tiếng giống với tiếng Thái của Việt Nam].