Vâng cụ, dịch xong là em gửi bản mềm cho các cụ đọc nhé.Cụ Đốc ơi cụ lại cho em xin bản mềm nhé. Mail david.nguyen1168@gmail.com.
Vâng cụ, dịch xong là em gửi bản mềm cho các cụ đọc nhé.Cụ Đốc ơi cụ lại cho em xin bản mềm nhé. Mail david.nguyen1168@gmail.com.
Thế thì đã không phải CS.Em nghĩ các nhà Sử học nên thay đổi cách viết và dạy Lịch sử cụ ạ, sao họ không tìm dịch tư liệu nước ngoài, có khá nhiều, dạy về lối sống, ăn mặc, nhà cửa, chọ búa như tác giả viết đây cụ, nó sống động như ta đang ở thời nhà Trần gần 1000 năm trước, mà dễ hiểu.
Em cảm ơn cụ. Em mê sách nhất là sách lịch sử.Vâng cụ, dịch xong là em gửi bản mềm cho các cụ đọc nhé.
EM nghĩ Sử không hề khó, dạy theo lối bây giờ tức là hơi phiến diện, ví dụ nói đến nhà Trần là học sinh chỉ nghĩ đến đánh nhau thắng quân Nguyên-Mông, nhưng ngoài chiến tranh ra, nhà Trần cũng rất văn minh, phát triển, người buôn bán tấp nập, còn nữa, nhắc tới nhà Nguyên-Mông là xấu, nhưng họ cũng có những nghi chép, giao hảo với ta, cũng đi khắp nơi tìm hiểu, viết sách...nên ta cũng ghi nhận ...Thế thì đã không phải CS.
Em vừa xem cuốn sách giáo khoa sử địa cho học sinh tiểu học của cụ Trần Trọng Kim năm 1928 sao mà nó dễ học dễ tiếp thu đến thế.
Câu Đồng Trụ thổ ngân khô. Em nghĩ là vết đất in ngấn trên thân trụ đồng, như là vệt mặt đất lấp lâu ngày bị sụt hoặc nước ngập lâu rồi rút lưu lại vết. Tức trụ đồng đã chôn lâu đời, Không biết có đúng ý hay không?Thiết truyền ba ảnh hiện, 鐵船波影見
Đồng Trụ thổ ngân khô. 銅柱土痕枯
Nghĩa là:
Thuyền sắt hiện hình dưới làn sóng nước mờ ảo,
Cột đồng dấu đất đã khô rồi.
Mã Viện 馬援 khi đi đánh bà Trưng Trắc 徵側, có đóng 4 chiếc thuyền bằng sắt, sau bị chìm xuống nước biển, nay khi nước trong, còn lờ mờ có thể nhìn thấy được. Còn cái cột đồng do Mã Viện dựng lên, nay vẫn nằm ở tại Can Địa Phố 乾地鋪 (người dịch không hiểu ý tác giả, nếu dịch chính xác thì là chỗ đất khô ráo, nhưng cũng có thể là địa danh, tức là phố Can Địa, nhưng không biết chính xác ở đâu), chữ khắc trên đó có câu là:
“Đồng Trụ chiết, Giao nhân diệt” 銅柱折, 交人滅. [ Cột đồng mà gãy thì người Giao Chỉ sẽ diệt vong].
Nay Trần Nhật Huyên 陳日烜 [ Trần Thánh Tông] đã cho người lấy đất lấp đi, trên đó dựng ngôi chùa thờ Phục Ba 伏波 [ tức Mã Viện].
Cũng có thể như vậy cụ ạ, thế là cột đồng là có thật, còn tồn tại đến đời Trần chứ ko phải là huyền thoại.Câu Đồng Trụ thổ ngân khô. Em nghĩ là vết đất in ngấn trên thân trụ đồng, như là vệt mặt đất lấp lâu ngày bị sụt hoặc nước ngập lâu rồi rút lưu lại vết. Tức trụ đồng đã chôn lâu đời, Không biết có đúng ý hay không?
Có thật chứ Cụ, xưa cái gì ghi trong lịch sử đều có thật, có cả câu khắc trên trụ đồng. Chỉ có thể chi tiết thì có thiên lệnh chút ít. Em cũng tin Mã Viện, Cao biền, Phạm Nhan đều có thật. Lịch sử thì khác với cổ tích và truyền thuyết.Cũng có thể như vậy cụ ạ, thế là cột đồng là có thật, còn tồn tại đến đời Trần chứ ko phải là huyền thoại.
Thật tiếc là tác giả không nói rõ nó nằm ở đâu, em không hiểu rõ cái địa danh Can Địa Phố.Có thật chứ Cụ, xưa cái gì ghi trong lịch sử đều có thật, có cả câu khắc trên trụ đồng. Chỉ có thể chi tiết thì có thiên lệnh chút ít. Em cũng tin Mã Viện, Cao biền, Phạm Nhan đều có thật. Lịch sử thì khác với cổ tích và truyền thuyết.
Chắc GC Lượng vượt sông này bên Vân Nam mà ông này lái về tận Bắc bộ.Đột ngột sơn phân Lạp, 突兀山分臘
Uông mang lãng chú Lô. 汪茫浪注瀘
Nghĩa là:
Núi cao chót vót, phân chia thành ngọn núi Lạp,
Sóng vỗ mênh mông, dồn xuống dưới dòng sông Lô.
Nước này 4 mặt đều là núi, nhưng chỉ có các ngọn núi như: Ký Lang 寄狼 [ tên núi ở Lạng Sơn], Bảo Đài 寳臺 [ núi ở Đông Triều, nơi vua Trần Nhân Tông xuất gia tu hành], Phật Tích 佛跡 [ Tiên Du, BẮc Ninh] và núi Mã Yên 馬鞍 [ gần ải Chi Lăng, Lạng Sơn] là cao hơn cả.
Về phía Tây Nam huyện Thiện Nhữ 善汝 có núi Xích Thổ Sơn 赤土山 [ núi đất đỏ] là cao vạn nhận 仞 [ 1 nhận = 8 xích, khoảng 2m30 đến 2m60], chọc trời, dài hàng trăm dặm [ dãy núi thuộc Ninh Bình giáp Hòa Bình].
Tôi đi bè theo dòng sông Nam Sách 南柵 [ Hải Dương], đi chừng 40 dặm [ khoảng 20km] thì tới sông Phú Lương 富良江, ở đây nước chảy xiết, nhưng lòng sông không rộng lắm. Phía Nam sông này gọi là Kiều Thị 橋市 [ nay là Đáp Cầu, Thị Cầu, thuộc Bắc Ninh], dân cư rất đông-đúc, 2 bên sông cây cối xanh-tươi, sông trong vắt, tiếng [ ca hát] làm mê-mẩn lòng người.
Tôi lại đi 44 dặm nữa thì đến sông Quy Hóa 歸化江, sông Lô 瀘江 [ tức là sông Hồng], sông này rộng như sông Hán Ngạc 鄂等江 [ Hán 鄂 là sông Hán ở TQ bắt nguồn từ Thiểm Tây chảy qua Hồ Bắc, Ngạc 等 là tên của tỉnh Hồ Bắc, Hán Ngạc nghĩa là khúc sông Hán chảy qua địa phận tỉnh Hồ Bắc], sông này bắt nguồn từ miền Đại Lý 大理 [ Vân Nam] ở phía Tây chảy xuôi theo hướng Đông Nam rồi đổ ra biển, cũng tức là vùng hạ lưu sông Lô, có giống cá ngon [ tức là quãng ngã ba Bạch Hạc]. Nghe nói Gia Cát Võ Hầu 諸葛武侯 [ Gia Cát Lượng] năm xưa đi đánh Mạnh Hoạch cũng từng vượt sông Lô? Cả thảy 4 con sông, nước lên xuống thất-thường theo mùa.
Không chỉ ca vũ nhạc, mà nhiều công trình kiến trúc thời Trần có dấu ấn của kiến trúc, công nghệ, vật liệu Chăm (tháp Bình Sơn ở Vĩnh Phúc là 1 ví dụ). Theo quan điểm 1 số nick abc thời nay, các cụ thời Trần sẽ bị phê bình là "rồ Chăm"Nghe miêu tả thì toàn bộ dàn ca vũ nhạc là người Chăm bị bắt làm tù binh.
Hồi đó Chăm Pa luôn kình địch với Đại Việt, thể hiện với Thiên Triều bằng cách xin học nhạc và xin cung cấp nhạc cụ. Tàu rất khoái Chăm Pa ở điểm này.
Kính cụ, quyền này Viễn Chinh Đà Nẵng-Nam Kỳ cụ có bản tiếng Pháp thì cho em xin với ạ/.Vài lời ngỏ:
Nhu cầu tìm hiểu Lịch Sử của nhiều cụ OF rất nhiều, trong mùa dịch này, những lúc rảnh rỗi, em cố gắng tìm những cuốn sách cổ của nước ngoài viết về Việt Nam thời xưa để dịch hầu các cụ, có dịp tìm-hiểu và thấy được những chi tiết thú vị mà Sử ta chưa nhắc đến.
Em đã dịch gần xong cuốn : Viễn Chinh Đà Nẵng-Nam Kỳ của một sĩ quan Pháp, người trực tiếp tham gia trận chiến của Pháp tại Đà Nẵng với quân Nguyễn năm 1858, có rất nhiều chi tiết, thời gian chính xác đến từng phút, từng trận đánh mà tác giả trực tiếp tham-gia,chính tác giả đã giết chết quan hộ thành Đà Nẵng, gần xong thì do nghịch dại, máy bị nhiễm virus có đuôi . NOOA, nghĩa là tất cả các tệp tin đều bị mã hóa dưới tên đuôi này, kèm theo lời đòi tiền chuộc của hacker, nhưng em từ chối, thế là bao nhiêu tài liệu mất sạch.
Đành format lại ổ cứng, cài lại Windows.
Hôm nay, xin giới thiệu với các cụ cuốn: AN NAM TỨC SỰ tác giả là sứ thần nhà Nguyên tên là Trần Cương Trung.
Đoạn nhật ký này tác giả mô tả cảnh sắc núi rừng, chim muông xứ Việt (chắc khu vực từ Ải Chi Lăng đến Tây Yên Tử?) hết sức đặc sắc, sinh động, khiến người đọc như đang được xem 1 vlog kỳ thú. Ông phó Sứ này ko chỉ là 1 nhà 9chị mà còn là 1 phượt thủ kiêm nhà văn hóa, nhà thơ, nhà văn lão luyện.Nơi Thử Quan rừng cây che kín,
Chốn Lang Tái khe suối quanh co.
Từ Khâu Ôn 丘溫 [ tức là Ải Chi Lăng, nay thuộc các huyện Chi Lăng và Hữu Lũng] đi về phía Đông Nam chừng mười mấy dặm rồi trèo đồi vượt núi về hướng Tây Nam, mới đầu tôi chỉ thấy những đồi cỏ tranh vàng úa và những rặng trúc kéo dài trên những triền núi hai bên đường, rồi thì đến rừng cây rậm-rạp, những dòng suối rộng chừng vài xích, nhưng cứ quanh-co hàng trăm khúc, có khi mới đi được trăm bước lại phải qua một lần lội suối, cũng có khi mới đi được nửa dặm là lại lội tiếp, cứ như vậy đến 60, 70 chỗ, rồi lại vượt qua một ngọn núi nữa,hai bên đường đầy những cây cổ thụ và những dây leo xanh ngăn ngắt, trổ hoa vàng rực-rỡ.
Có những tảng đá lớn nhô ra, những bụi giang nứa, những lùm cỏ cây rậm rạp, địa thế hết sức hiểm yếu, nơi đây gọi là ải “ Lão Thử 老鼠 ” [ Ải con chuột], đi về phía Tây, có những dãy núi rất đẹp hiện lên, đỉnh này sang đỉnh kia trùng trùng điệp điệp tưởng như không bao giờ vượt hết, đó gọi là núi Ký Lang 寄狼, nơi đây có những tảng đá xanh rì, những sười núi màu non xanh lam thẫm, những cây cối kỳ lạ, cành nhánh đan xen nhau kín mít, từng đàn chim Anh Vũ鸚鵡 , chim Công 孔雀 [ khổng Tước] vừa bay vừa lên tiếng gọi nhau. Các loài khỉ, vượn thì nhiều vô kể, đi khoảng 30 dặm nữa [ cỡ khoảng 15km] thì tới một cửa ải gọi là ải “Thích Trúc 刺竹關” [ Ải tre trúc], dưới ải có lính canh giữ, trên cửa ải có 2 quả núi giao nhau, đường đèo chỉ đi lọt 1 con ngựa. Những cây tre to đến 2 xích [ 60cm], đầy gai sắc nhọn, có lẽ nơi này là nơi hiểm yếu, nước [ Đại Việt] dùng để chống đỡ mọi sự bất trắc vậy. [ tác giả nói kín đáo, ý là quân Nguyên có đánh thì cũng thảm bại thôi].
Đền Sĩ Nhiếp giờ vẫn còn ở Bắc Ninh, giữ dc đôi khỉ đá hay chó đá gì đó.Sỹ Nhiếp từ tương áp, 士燮祠將壓
Cao Biền tháp vị vu. 髙駢塔未蕪
Nghĩa là:
Đền thờ Sỹ Nhiếp sắp đổ mất,
Tháp đá Cao Biền xây chưa hoang tàn.
Thời nhà Ngô có Sỹ Nhiếp 士燮, người đất Thương Ngô 蒼梧 [ Quảng Tây], có tất cả 4 anh em, 1 người làm Thái thú quận Hợp Phố 合浦, một người làm ở quận Nam Hải 南海, một người làm ở quận Cửu Chân九真, còn Sỹ Nhiếp thì làm Thái thú ở quận Giao Chỉ 交趾. Ông thi hành một chính-sách cai-trị nhân-từ, nên sau khi chết đã chô ngay tại quận [ Giao Chỉ], được dân địa phương lập đền thờ hết sức kính trọng.
Cao Biền nhà Đường, sau khi đã bình-định được đất Giao Châu, liền dựng tháp đá bên trái Kiều Thị 橋市 nằm trên bờ sông Phú Lương 富良江, nay tôi thấy tháp vẫn còn sừng sững như trường tồn vậy.
Giờ chọn được 1 diễn viên điện ảnh tài năng, ngoại hình chuẩn, diễn xuất hút hồn thể hiện được vai vua Trần men lỳ hấp dẫn, tài hoa, khí phách.... khó hơn lên trời!Em nghĩ, nếu học trò học sử, chẳng hạn nó hỏi, vua Trần ăn mặc thế nào, thì qua cách miêu tả, có thể hình dung ra một ông vua khá đẹp, tóc mai để dài, tóc dùng dải khăn xanh buộc, y như phim Kiếm Hiệp vậy, hehe
Chắc cụ làm trong nghành Sử nên mới nắm rõ thế này ạ ?Khó lắm vì nhiều lẽ:
1. Dốt: đa phần giới sử học VN không biết chữ Hán, chữ Pháp, Bồ, Latin
2. Lười: quen ăn sẵn và tư duy lối mòn. Ngoài ra còn viết theo chỉ đạo nữa.
Vâng em luôn hóng những bản dịch của cụ nhất là các bàn dịch tài liệu từ phương tây nói về đất nước ta, và các bản sử dạng ký không phổ biến! Chúc cụ mùa đại dịch nhiều sức khỏe và bình an!Cảm ơn cụ, em kiến thức quê mùa, nông cạn, nhưng cũng rất vui vì còn có nhiều cụ OF vẫn ham mê môn Sử cụ ạ, em nghĩ Lịch Sử không hề khô khan, trái lại rất thú vị, nếu ta biết cách viết và dịch, tham chiếu.
Em chuẩn bị dịch lại cuốn : Viễn Chinh Đà Nẵng-Nam Kỳ, tác giả trực tiếp tham chiến nên viết rất hay, tất nhiên bôi bác quân Nguyễn quá thể, quan giữ thành Đà Nẵng giặc gửi thư không thèm bóc xem, lâm trận thì mới 1 kiếm của tác giả đã chết thảm.
Tưởng tượng vậy thôi cụ.Giờ chọn được 1 diễn viên điện ảnh tài năng, ngoại hình chuẩn, diễn xuất hút hồn thể hiện được vai vua Trần men lỳ hấp dẫn, tài hoa, khí phách.... khó hơn lên trời!
Đang đọc thớt nghiêm túc mà đến câu còm của cụ em phải phì cười. Hỏi thâm nho vãi ra. Hiểu kiểu gì cũng được.Chắc cụ làm trong nghành Sử nên mới nắm rõ thế này ạ ?