- Biển số
- OF-308865
- Ngày cấp bằng
- 22/2/14
- Số km
- 4,678
- Động cơ
- 346,623 Mã lực
Chưa có gì cụ ơi, hehe, bây giờ gió cứ xoay chiều liên hồi cũng hãi...
Vâng! Em cứ thấy chóng cả mặt cụ ạ.
Chưa có gì cụ ơi, hehe, bây giờ gió cứ xoay chiều liên hồi cũng hãi...
Chỗ này lạ quá nhỉ. Mùa nóng cũng có bếp than củi trong nhà? Do khí ẩm bốc lên? Nghe không giống bắc bộ đồng bằng mấy.Hữu thất giai xuyên đậu, 有室皆穿竇
Vô sàng bất thượng lô. 無床不尚爐
Nghĩa là:
Nhà nào cũng đều có cửa sổ cho sáng,
Không có giường nằm nào là không có để bên cạnh một cái lò than.
Nhà cửa của người dân không có phần gác mái, kỹ thuật làm nhà của họ là từ cột chính đến mái hiên cứ thẳng tuột một mạch. Vì thế, tuy nóc nhà hết sức cao, nhưng mái hiên chỉ cách mặt đất chừng 4 đến 5 xích [ khoảng 1m30 -1m70], có nhà còn thấp hơn nữa, cho nên [ trong nhà] rất tối, phải trổ cửa sổ gần như ngang mặt đất trông cứ như hang chó chui vậy.
Người ta trải chiếu cói dươi mặt đất và [ mời khách] ngồi, chủ và khách đều quay về hướng ánh sáng [ mặt trời]. Bên cạnh giường ngủ tất có lò đầy than củi cháy đỏ rực, kể cả là vào mùa nóng cũng thế, vì ở xứ này có rất nhiều khí ẩm bốc lên.
Cách đây gần 1000 năm rồi đấy cụ, thời tiết lúc đó khác giờ nhiều lắm cụ, theo như ông này nói, kinh thành rất lạnh.Chỗ này lạ quá nhỉ. Mùa nóng cũng có bếp than củi trong nhà? Do khí ẩm bốc lên? Nghe không giống bắc bộ đồng bằng mấy.
Chắc cũng không lạnh hơn mấy ông ở bên TàuCách đây gần 1000 năm rồi đấy cụ, thời tiết lúc đó khác giờ nhiều lắm cụ, theo như ông này nói, kinh thành rất lạnh.
Tất nhiên rồi cụ, nhưng thời tiết có lẽ rất khác bây giờ.Chắc cũng không lạnh hơn mấy ông ở bên Tàu
Cụ thấy giống chỗ tóc cạo, không để dài và quân dân nhiều hình xăm à. Các tộc đều thế, mỗi Tq gộc là áo mũ cân đai. Thời Trần tới đời sau là vua không cho lính xăm mình nữa, hình như là Anh Tông, từ đó dân mình mới ít xăm. Còn tóc dài thì chắc quan vua đã để lâu rồi, tầm thời Lý cụ nhỉ.Tất nhiên rồi cụ, nhưng thời tiết có lẽ rất khác bây giờ.
Tác giả đã trực tiếp gặp các cụ Trần Hưng Đạo , Trần Nhật Duật, cả vua, nói chung mô tả rất hay...
Cuộc sống và văn hóa thời Trần, em lại thấy có nhiều nét giống ...Chăm Pa???
Thì chính tác giả đến nước ta thời vua Anh Tông đấy cụ, tác giả nói là vua và con cháu từ đây không xăm nữa..Cụ thấy giống chỗ tóc cạo, không để dài và quân dân nhiều hình xăm à. Các tộc đều thế, mỗi Tq gộc là áo mũ cân đai. Thời Trần tới đời sau là vua không cho lính xăm mình nữa, hình như là Anh Tông, từ đó dân mình mới ít xăm. Còn tóc dài thì chắc quan vua đã để lâu rồi, tầm thời Lý cụ nhỉ.
Cũng có lẽ vậy cụ. Nhưng cụ để ý những khúc ca vua Trần thết đãi sứ giả, có cả bài Mộng Hồ Điệp mà bây giờ phim Bao Công vẫn hát, không hiểu là hát tiếng Việt hay tiếng TQ?Mỗi lần đánh Chiêm lại bắt một mớ tù bình gồm cả vũ công nam nữ ra thì làm gì chả giống.
Thực ra hồi đó quan lại từ Trường an (Hán-Đường) hay Bắc kinh (Nguyên-Minh) xuống Hoa Nam thì ngôn ngữ đã bất đồng rồi, chưa cần sang đến Giao châu.
Có lẽ vậy, cụ thấy tác giả tả hoàng cung, cuộc sống, ăn mặc, em thấy nước ta cũng khá văn minh chứ đâu quá nghèo khổ hay lạc hậu???Em nghĩ hát bằng thổ âm Mân. Ngôn ngữ gốc của nhà Trần.
Lý-Trần chắc đều nói Mân ngữ trong nội tộc. Giống hoàng gia Anh chỉ nói tiếng Pháp trong nội bộ nhưng nói tiếng Anh cổ với dân và quý tộc Saxon.
Cụ doctor76 giỏi chữ Hán lại bỏ công sưu tầm tài liệu lịch sử quý, dịch lại công bố cho mọi người, thật có tâm. Những tài liệu của Cụ rất khó dịch, cần có kiến thức tổng hợp và có giá trị lịch sử rất cao, giúp con cháu nước Việt biết rõ ơn về cuộc sống của Tiền nhân. Đáng tiếc là các nhà Sử học hay các viện nghiên cứu lịch sử chưa quan tâm hoặc không biết.Đột ngột sơn phân Lạp, 突兀山分臘
Uông mang lãng chú Lô. 汪茫浪注瀘
Nghĩa là:
Núi cao chót vót, phân chia thành ngọn núi Lạp,
Sóng vỗ mênh mông, dồn xuống dưới dòng sông Lô.
Nước này 4 mặt đều là núi, nhưng chỉ có các ngọn núi như: Ký Lang 寄狼 [ tên núi ở Lạng Sơn], Bảo Đài 寳臺 [ núi ở Đông Triều, nơi vua Trần Nhân Tông xuất gia tu hành], Phật Tích 佛跡 [ Tiên Du, BẮc Ninh] và núi Mã Yên 馬鞍 [ gần ải Chi Lăng, Lạng Sơn] là cao hơn cả.
Về phía Tây Nam huyện Thiện Nhữ 善汝 có núi Xích Thổ Sơn 赤土山 [ núi đất đỏ] là cao vạn nhận 仞 [ 1 nhận = 8 xích, khoảng 2m30 đến 2m60], chọc trời, dài hàng trăm dặm [ dãy núi thuộc Ninh Bình giáp Hòa Bình].
Tôi đi bè theo dòng sông Nam Sách 南柵 [ Hải Dương], đi chừng 40 dặm [ khoảng 20km] thì tới sông Phú Lương 富良江, ở đây nước chảy xiết, nhưng lòng sông không rộng lắm. Phía Nam sông này gọi là Kiều Thị 橋市 [ nay là Đáp Cầu, Thị Cầu, thuộc Bắc Ninh], dân cư rất đông-đúc, 2 bên sông cây cối xanh-tươi, sông trong vắt, tiếng [ ca hát] làm mê-mẩn lòng người.
Tôi lại đi 44 dặm nữa thì đến sông Quy Hóa 歸化江, sông Lô 瀘江 [ tức là sông Hồng], sông này rộng như sông Hán Ngạc 鄂等江 [ Hán 鄂 là sông Hán ở TQ bắt nguồn từ Thiểm Tây chảy qua Hồ Bắc, Ngạc 等 là tên của tỉnh Hồ Bắc, Hán Ngạc nghĩa là khúc sông Hán chảy qua địa phận tỉnh Hồ Bắc], sông này bắt nguồn từ miền Đại Lý 大理 [ Vân Nam] ở phía Tây chảy xuôi theo hướng Đông Nam rồi đổ ra biển, cũng tức là vùng hạ lưu sông Lô, có giống cá ngon [ tức là quãng ngã ba Bạch Hạc]. Nghe nói Gia Cát Võ Hầu 諸葛武侯 [ Gia Cát Lượng] năm xưa đi đánh Mạnh Hoạch cũng từng vượt sông Lô? Cả thảy 4 con sông, nước lên xuống thất-thường theo mùa.
Nghe miêu tả thì toàn bộ dàn ca vũ nhạc là người Chăm bị bắt làm tù binh.Mỗi lần ĐV đánh Chiêm lại bắt một mớ tù bình gồm cả vũ công nam nữ ra Bắc thì làm gì chả giống.
Thực ra hồi đó quan lại từ Trường an (Hán-Đường) hay Bắc kinh (Nguyên-Minh) xuống Hoa Nam thì ngôn ngữ đã bất đồng rồi, chưa cần sang đến Giao châu.