[Funland] Địa chỉ đặt mâm cỗ chiều tối 30 ở Hà Nội ?

Khoai Cún

Xe tăng
Biển số
OF-302562
Ngày cấp bằng
23/12/13
Số km
1,454
Động cơ
314,772 Mã lực
Nhiều món ko ăn, e cũng ý kiến kiểu thấy cái này nấu xong ko ai ăn thì nấu kiểu khác hoặc bớt đi. Hoặc kiểu mâm cỗ đã có tôm thì thôi mực, đã có nem và sườn thì bớt thịt lợn nấu. Nhưng các cụ bảo nấu để cúng chứ ko fai ăn. Ăn thì ăn ko thì thôi
Em đọc bài của mợ cũng thấy khiếp vía. Giờ cỗ bàn tết nhất còn nặng nề vậy thì mệt mỏi lắm.
Hồi còn ở chung với bố mẹ chồng, em phụ bếp, cụ lên thực đơn cứ theo thế mà xáo xào, lên mâm. Đến khi ở riêng, theo ý mình thì em làm đơn giản, cái gì đặt được đặt luôn cho nhanh, lại ngon. 2 năm nay em đặt món bên Dung Hòa, thêm ít rau củ luộc nữa là tèn ten, cúng xong hạ lễ cả nhà ăn 2 bữa là hết, gọn gàng luôn lại đỡ phí.
 

MP3

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-30965
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
2,512
Động cơ
1,433,902 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân quận
Website
goo.gl
mợ kể tết xưa rồi, giờ kể cả ở quê khách tới cũng chả ai ăn cơm, có chăng tợp hớp rượu ăn cái kẹo chúc nhau vài câu là lượn tiếp:D
Có thể từng vùng, chứ quê chồng em, à kể cả quê nhà ngoại em cũng vậy luôn, năm nào cũng bê ra bê vào vài lượt. Mà có ai ăn đâu, cứ chọc đũa vài cái, ăn vài cái nem chua xong lại bưng mâm đi dọn. Em phải góp ý dù mn có phật ý và hô hào ông xã em ra dọn dẹp cùng, tình hình mới đỡ đi nhiều ạ.
Em nói thêm là gần Tết em thường xuyên thức tới 2-3g sáng, nên là em rất mệt, chỉ thèm ngủ hoặc đi chơi đâu đó giảm căng thẳng, nên em thích ăn uống đơn giản và nếu có thì tụ tập 1 ngày thôi thời gian còn lại nghỉ ngơi cụ ạ
 

thanhlam171

Xe tăng
Biển số
OF-127195
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
1,130
Động cơ
391,517 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vì thực tế là anh bỏ tiền để mua thời gian, công sức cho bữa cơm do người khác nấu thì không phải là của “ tiền của” đi thay người à.
Cụ dùng câu "của đi thay người" trong trường hợp này thì đỉnh quá =)) =)) =))
Thời buổi mới, mỗi người 1 việc, chuyên môn hóa cao cũng ok. Tự dưng cụ lại thêm cái câu "thôi thi của đi thay người" cho mâm cỗ Tết là sao ợ 😂
 

buicongchuc

Xe ngựa
Biển số
OF-146822
Ngày cấp bằng
23/6/12
Số km
25,723
Động cơ
628,231 Mã lực
Nơi ở
Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Bếp quen nhà em mọi năm hay đặt thì năm nay bận việc nên không cung cấp dịch vụ nữa.

Em muốn đặt mâm cơm tất niên cho nhà em và nhà ông bà nội ạ.

Dự định 4-5h chiều 30 tết sẽ lấy.

Các cụ các mợ có địa chỉ nào uy tín cho em xin với. Em ở Ngã tư sở ạ.
Em thấy ở Thái Hà

Screenshot_2023-01-10-13-16-07-29_a23b203fd3aafc6dcb84e438dda678b6.jpg
 

niceshot

Xe container
Biển số
OF-91552
Ngày cấp bằng
14/4/11
Số km
9,396
Động cơ
-61,203 Mã lực

Huyền Miêu

Xe điện
Biển số
OF-461689
Ngày cấp bằng
15/10/16
Số km
3,945
Động cơ
575,631 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Hạnh phúc là quá trình chứ không phải điểm đến ...
Em xin hỏi là ở đây có ai có sở thích giống em. Ngày tết xong mọi việc em chỉ thích được ngồi học nhóm, nhóm 4 người giải bộ đề 52 lá :D
có em :)) chơi tá lả và chơi sâm :))
 

Anbanhmihp

Xe buýt
Biển số
OF-545267
Ngày cấp bằng
11/12/17
Số km
787
Động cơ
39,094 Mã lực
Nơi ở
Hai Phong
Mỗi gia đình mỗi quan điểm, sao thấy vui là được. Em thì ko đặt, năm nào ăn tết ở nhà em thì chiều 30 e hô vợ đứng qua bên xem bố mày biểu diễn, em múa còn nhanh hơn mụ vợ em. Tết nào về nhà nội ăn tết thì em đẩy vợ em ra làm bếp trưởng, em làm bếp phó cũng chỉ loáng cái là xong. Ông nội f1 nhà em lại chỉ thích ăn món em nấu mới chết dở, bà nấu ông ăn mấy mươi năm roài mà ông chê =))
 

Mr.Alo

Xe lăn
Biển số
OF-109607
Ngày cấp bằng
19/8/11
Số km
13,499
Động cơ
490,086 Mã lực
Nơi ở
Lang Thang Bốn Bể
Tùy hoàn cảnh mà làm cơm thôi , thực phẩm mua sẵn để tủ vác ra làm tí xong , đồ tự làm vẫn thích hơn đi mua
 

đen_đá

Xe buýt
Biển số
OF-540872
Ngày cấp bằng
9/11/17
Số km
748
Động cơ
185,229 Mã lực
Vì thực tế là anh bỏ tiền để mua thời gian, công sức cho bữa cơm do người khác nấu thì không phải là của “ tiền của” đi thay người à.
Người ta thường dùng câu đó để an ủi trong trường hợp khác cụ ạ, đang niềm vui đón xuân mới đến mà
 

TorienT

Xe container
Biển số
OF-824061
Ngày cấp bằng
18/12/22
Số km
6,238
Động cơ
71,858 Mã lực
Nhà em cỗ 30 chắc chắn phải tự nấu. Nói chung tất cả các bữa cỗ nhà em đều nấu (tất nhiên trừ giò với bánh chưng).

P/s: Mà em thấy mọi việc bây giờ thể tất nhỉ. Máy móc phục vụ đời sống đầy đủ, người giúp việc quanh năm nhưng làm bữa cỗ chiều 30 cũng gọi là cổ hủ.
 
Chỉnh sửa cuối:

vythygiy

Xe máy
Biển số
OF-87360
Ngày cấp bằng
3/3/11
Số km
92
Động cơ
2,857 Mã lực
Năm ngoái, lần đầu tiên nhà em làm cơm tất niên trước 1 ngày. Dọn dẹp lau chùi thì em chia từng vùng, làm dần trước cả tuần. Ngày cuối năm thảnh thơi, còn thiếu gì mua sắm, làm nốt. Năm nay vẫn vậy thôi ạ.
 

Khoai Cún

Xe tăng
Biển số
OF-302562
Ngày cấp bằng
23/12/13
Số km
1,454
Động cơ
314,772 Mã lực
Em xin hỏi là ở đây có ai có sở thích giống em. Ngày tết xong mọi việc em chỉ thích được ngồi học nhóm, nhóm 4 người giải bộ đề 52 lá :D
Có iem, cỗ bàn xong xuôi đội trẻ con lon ton bọn em tinh ngồi học. Hồi còn bé thì búng tai, giờ có gia đình rồi thì mỗi đứa một đàn dắt dây, lắm khi "bọn" ngồi cạnh chỉ đạo còn hăng hơn đứa cầm bài.
 

my.eb

Xe điện
Biển số
OF-758749
Ngày cấp bằng
29/1/21
Số km
3,777
Động cơ
101,203 Mã lực
Em xin hỏi là ở đây có ai có sở thích giống em. Ngày tết xong mọi việc em chỉ thích được ngồi học nhóm, nhóm 4 người giải bộ đề 52 lá :D
Em chỉ biết chơi và thích chơi mỗi tam cúc, nhưng giờ chả ai chơi, mọi người hình như toàn chơi tá lả, nên chả rủ được ai chơi tam cúc với em :(
 

Ceramicstile

Xe tăng
Biển số
OF-546802
Ngày cấp bằng
21/12/17
Số km
1,678
Động cơ
22,300 Mã lực
Tuổi
45
Em ở quê nên dễ chuẩn bị, mình em lo được 3 mâm ngon lành, món mua sẵn, món tự nấu
 

Nov

Xe điện
Biển số
OF-729257
Ngày cấp bằng
15/5/20
Số km
2,122
Động cơ
1,029,334 Mã lực
Thì cũng là mất xiền mà lị, mất nhiều xiền hơn để người đỡ phải làm :D
Vâng, các cụ giỏi Tiếng Việt quá!
Em phục rồi ạ!
À em đoán mò ý của cụ dưới, chuẩn phết, em phục em quá ;)). Tiếng Việt của cụ cứng nhắc thật ;)
Vì thực tế là anh bỏ tiền để mua thời gian, công sức cho bữa cơm do người khác nấu thì không phải là của “ tiền của” đi thay người à.
 
Chỉnh sửa cuối:

trungduong2211

Xe điện
Biển số
OF-48358
Ngày cấp bằng
10/10/09
Số km
2,323
Động cơ
32,545 Mã lực
mực nấu măng ạ? em chưa dc ăn món đó bao giờ. với lại giờ mới nghe
bình thường toàn vịt măng, ngan măng
thịt lợn nấu măng
chứ chưa thấy mực nấu măng. có mực xào, hấp, mực chiên giòn thì e dc ăn rồi
Món cổ truyền đắc trưng chỉ vùng Bát Tràng Kim Lan quanh đó mới có. Làm kỳ công lắm, mấy ngày mới ra thành phẩm. Măng khô tước sợi nhỏ ngâm luộc rồi xào đi xào lại nhiều lần trên lửa liu riu với nước luộc gà, khô lại châm thêm xào tiếp, mực khô loại ngon cũng tước nhỏ. Nguyên liệu đắt nữa nên nếu mua 1 bát chắc cỡ dăm ba trăm. Su hào xào mực cũng là một món đặc thù riêng. Các món khác như xôi vò, gà luộc, chim bồ câu hầm sen ngon hơn cỗ nội thành nhiều.

Tuy nhiên, nhà nào có cái nếp của nhà đó, làm sao cả nhà vui vẻ là được kể cả ai đó phải vất vả hơn những người khác, quan trọng là chia sẻ.
Vùng quê em truyền thống cỗ bàn toàn đàn ông vào bếp. Chị em chỉ nhặt rau rửa bát. E gđ riêng thoát ly vẫn giữ nếp ấy. Cỗ bàn gđ nhỏ dù chỉ làm mấy món đơn giản hoặc ngày nghỉ muốn ăn đặc biệt chút toàn tự đi chợ nấu nướng. Cơm ngày thường thì vk nấu.
 
Chỉnh sửa cuối:

detector

Xe tăng
Biển số
OF-318852
Ngày cấp bằng
8/5/14
Số km
1,348
Động cơ
320,625 Mã lực
Website
woodsoft.vn
Tại sao lại cứ phải làm ạ?
E theo hướng bỏ Tết, vô bổ và phiền phức, mệt mỏi.
Coi đó là1 kỳ nghỉ thôi, cần gặp nhau thì hẹn tất cả đến 1 chỗ, nhậu bữa là xong!
Các ý kiến của cụ huyhung123 thoạt tiên gây khó chịu với nhiều cụ, nhưng thực ra để trả lời rốt ráo, tại sao phải ăn Tết và tổ chức ăn Tết thực ra không đơn giản. Không chỉ Tết mà phần lớn các hoạt động văn hóa, tôn giáo, hoạt động tập thể nói chung thường đều là phiền phức, lãng phí xét trên quan điểm thực dụng:
- Đi nhà thờ, đi chùa, cầu kinh, thắp hương v.v... chỉ tốn thời gian, tốn tiền, chả có ích lợi gì thực tế.
- Tổ chức đám cưới làm gì? Cứ việc đăng ký kết hôn rồi về ở với nhau. Nếu cần mọi người ủng hộ tiền cho cuộc sống mới thì làm cái thông báo, có STK cho mọi người chuyển tiền?
- Tổ chức đám ma làm gì? Người chết thì đem thiêu hay chôn là xong?
- Tổ chức các lễ khánh thành, khai trương, động thổ ... làm quái gì?
- Các công ty cần quái gì mặc đồng phục (với các bộ phận ít tiếp xúc với bên ngoài)?
...
Nói chung là đều lãng phí, phiền phức cả.
Vậy tại sao những hoạt động văn hóa, tôn giáo, tập thể vô nghĩa đó vẫn tồn tại? Cái này nó liên quan đến lịch sử hình thành của xã hội loài người CCCM ạ. Ngắn gọn là con người sở dĩ vượt lên hơn hẳn các loài động vật là khả năng tổ chức các cộng đồng ngày càng lớn và phức tạp. Từ những bầy đàn vài chục người nguyên thủy, lên đến công xã thị tộc vài trăm người, lên đến bộ lạc hàng ngàn người, quốc gia hằng trăm nghìn, hàng triệu người cùng hợp tác làm những việc phức tạp.
Và cái gì đã gắn kết những con người đó với nhau: đó là tín ngưỡng, niềm tin được chia sẻ và tuyên truyền thông qua ngôn ngữ và thực hành những niềm tin đó thông qua các hoạt động tập thể. Đó chính là các hoạt động văn hóa, tôn giáo. Người Việt cổ tin rằng mình nở ra từ trứng của Âu Cơ và Lạc Long Quân, người Nhật tin rằng họ là con của nữ thần mặt trời, người Trung Quốc phong kiến tin rằng vua là con trời, mọi công dân có trách nhiệm phục tùng... Những niềm tin này là cơ sở để hình thành quốc gia. Quân thập tự chinh tin rằng mình đang đi mở mang nước chúa là cơ sở để tổ chức những đạo quân lớn, nhà tư bản tin vào sức mạnh của thị trường tự do để cùng làm nên kinh tế thị trường... Các hệ thống niềm tin đó càng phức tạp thì sẽ xây dựng được những cộng đồng, những quốc gia, những liên minh quốc gia ngày càng lớn. Niềm tin vào CNCS và CNTB chẳng đã từng giúp xây dựng nên 2 liên minh hàng chục nước đó sao.

Nếu như không có các hoạt động vô nghĩa đó thì chất keo gắn kết xã hội (và nhỏ hơn là gia đình) sẽ dần tan rã mọi người sẽ không thấy mình là thành phần của cộng đồng xã hội đó nữa. Người dân không còn tin vua là thiên tử, không còn sùng kính vua nữa thì xã hội phong kiến tan rã, không còn tin vào thần lửa nữa thì Bái hỏa giáo biến mất.
Tại sao lại phải giữ gìn bản sắc văn hóa của từng dân tộc? Bởi vì nếu không thì bản thân dân tộc đó sẽ biến mất/hòa tan vào với dân tộc khác. Chúng ta đã chứng kiến người Hán hòa tan người Mãn Châu, người Mông Cổ, người Bách Việt. Bản thân người Việt ở một chừng mực nào đó cũng đang hòa tan người Mường, người Hoa, người Thái..., văn hóa Âu Mỹ cũng xâm nhập đáng kể vào người Việt v.v...
Vua Quang Trung khi đánh quân Thanh cũng bảo: " Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng...". Nguyễn Trãi cũng lý giải tại sao nước Việt và Trung Quốc không phải là một: "Phong tục Bắc Nam cũng khác".
Thực ra hòa tan cũng chả sao (theo em nghĩ :D) chỉ là bản thân văn hóa của từng công đồng, dân tộc nó có sự phản kháng, cạnh tranh nhau, cũng là 1 dạng mạnh được yếu thua mà thôi. Và những lời ủng hộ/phản đối Tết truyền thống thực ra chỉ đang đại diện cho các thành phần đang hòa tan và không muốn hòa tan mà thôi.

Em trích 1 đoạn trong cuốn Homo Sapiens của Yuval Noah Harari
Những em họ chimpanzee của chúng ta thường sống trong những bầy nhỏ gồm vài tá những cá nhân. Chúng hình thành những tình bạn thân thiết, cùng đi săn và cùng chiến đấu kề cận nhau chống lại loài baboon, loài báo và những con chimpanzee đối địch. Cũng như những chính trị gia của loài người, vào những chiến dịch vận động tranh cử, những mùa bầu cử, đã đi quanh để bắt tay và hôn những em bé, vì vậy con thú muốn theo đuổi vị trí hàng đầu trong một nhóm chimpanzee đã dành nhiều thời gian để ôm, vỗ lưng và hôn những bé con chimpanzee. Con trùm đực thường giành được ngôi vị của mình không phải vì nó có thể chất mạnh mẽ hơn, nhưng vì nó đang dẫn đầu một liên minh lớn và ổn định. Những liên minh này đóng một vai trò trung tâm không chỉ trong những tranh giành công khai cho những vị trí alpha, nhưng trong hầu hết những hoạt động thường ngày. Thành viên của một liên minh dành nhiều thời gianvới nhau, chia sẻ thức ăn và giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn.
Có những giới hạn rõ ràng về kích thước của những nhóm có thể được thành hình và duy trì trong một cách như vậy. Ngõ hầu có thể hoạt động được, tất cả những thành viên của một nhóm phải biết nhau mật thiết. Hai con chimpanzee đã chưa từng bao giờ gặp nhau, chưa từng bao giờ đánh nhau, và chưa từng bao giờ tham gia vào việc chải chuốt cho nhau sẽ không biết liệu chúng có thể tin nhau được không, liệu sẽ đáng bõ công giúp đỡ nhau không, và con nào trong bọn sẽ đứng hàng cao hơn. Trong những điều kiện tự nhiên, một nhóm chimpanzee điển hình gồm khoảng 20-50 con thú. Khi số lượng chimpanzee trong một nhóm tăng lên, trật tự xã hội mất quân bằng, cuối cùng dẫn đến một rạn vỡ và sự thành hình một nhóm mới của một số con thú.

...
Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng Nhận thức, sự ngồi lê đôi mách, truyền kháo đồn đãi đã giúp Homo Sapiens thành hình bầy đoàn lớn hơn và ổn địnhhơn. Nhưng ngay cả sự ngồi lê đôi mách, đồn đãi về nhau cũng có giới hạn của nó. Nghiên cứu xã hội học đã chỉ ra rằng kích thước tối đa ‘tự nhiên’ của một nhóm người được gắn bó bằng ngồi lê đôi mách đồn đãi là khoảng 150 cá nhân. Hầu hết mọi người có thể, hoặc không biết rõ lẫn nhau, hoặc sự ngồi lê đôi mách đồn đãi giữa đám họ không có hiệu quả, nếu có hơn 150 con người.
...
Homo Sapiens đã xoay sở giải quyết thế nào để vượt qua đường ranh quan trọng này, cuối cùng đã thành lập những thành phố gồm hàng chục nghìn cư dân và những đế quốc thống trị hàng trăm triệu người? Bí mật có lẽ là sự xuất hiện của chuyện tưởng tượng bịa đặt. Một số lớn gồm những người xa lạ có thể hợp tác thành công bằng cách tin tưởng vào những huyền thoại chung.
Bất kỳ một sự hợp tác trên quy mô rộng lớn nào của con người – cho dù là một nhà nước hiện đại, một hội nhà thờ Trung cổ, một thành phố thời cổ,hoặc một bộ lạc sơ khai – đều bắt gốc rễ từ những huyền thoại phổ biến có chung vốn chỉ hiện hữu trong trí tưởng tượng tập thể của con người. Những hội Nhà thờ có gốc rễ trong những thần thoại tôn giáo phổ biến có chung. Hai người Catô, là những người chưa từng bao giờ biết nhau, vẫn có thể cùng nhập đoàn viễn chinh đi thánh chiến, hoặc góp tiền vào quỹ chung để xây dựng một nhà cứu tế, vì cả hai đều tin rằng God đã nhập thể trong xương thịt con người và đã để cho Người đó chịu đóng đinh chết trên giá gỗ chữ thập, để chuộc “tội” cho “chúng ta”. Những nhà nước đã có gốc rễ từ những huyền thoại chung của quốc gia. Hai người Serb đã chưa bao giờ gặp nhau, nhưng người này có thể liều mạng sống của mình để cứu người kia, vì cả hai đều tin vào sự hiện hữu của quốc gia Serbia, tổ quốc Serbia, và lá cờ Serbia.
Hệ thống tư pháp đã bắt nguồn từ huyền thoại pháp luật phổ biến. Hai luật sư, những người đã chưa bao giờ từng gặp nhau, vẫn có thể kết hợp những nỗ lực để bảo vệ một người lạ hoàn toàn, vì họ đều tin vào sự hiện hữu của pháp luật, công lý, nhân quyền – và vào tiền lệ phí trả cho dịch vụ của họ. Thế nhưng, không một nào trong số những điều này hiện hữu ở ngoài những câu chuyện mà người ta tạo dựng lên và kể cho nhau nghe. Không có những God trong vũ trụ, không có những nhà nước, không có tiền bạc, không có nhân quyền, không có luật pháp, và không có công lý bên ngoài sự tưởng tượng phổ thông có chung của loài người.
Mọi người dễ dàng hiểu rằng những người ‘nguyên thủy’ gắn chặt trật tự xã hội của họ bằng sự tin tưởng vào những ma quỷ và những hồn thiêng, và tụ tập mỗi khi trăng tròn để cùng nhảy múa quanh ngọn lửa trại đốt ngoài trời.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top