Tại sao lại cứ phải làm ạ?
E theo hướng bỏ Tết, vô bổ và phiền phức, mệt mỏi.
Coi đó là1 kỳ nghỉ thôi, cần gặp nhau thì hẹn tất cả đến 1 chỗ, nhậu bữa là xong!
Các ý kiến của cụ
huyhung123 thoạt tiên gây khó chịu với nhiều cụ, nhưng thực ra để trả lời rốt ráo, tại sao phải ăn Tết và tổ chức ăn Tết thực ra không đơn giản. Không chỉ Tết mà phần lớn các hoạt động văn hóa, tôn giáo, hoạt động tập thể nói chung thường đều là phiền phức, lãng phí xét trên quan điểm thực dụng:
- Đi nhà thờ, đi chùa, cầu kinh, thắp hương v.v... chỉ tốn thời gian, tốn tiền, chả có ích lợi gì thực tế.
- Tổ chức đám cưới làm gì? Cứ việc đăng ký kết hôn rồi về ở với nhau. Nếu cần mọi người ủng hộ tiền cho cuộc sống mới thì làm cái thông báo, có STK cho mọi người chuyển tiền?
- Tổ chức đám ma làm gì? Người chết thì đem thiêu hay chôn là xong?
- Tổ chức các lễ khánh thành, khai trương, động thổ ... làm quái gì?
- Các công ty cần quái gì mặc đồng phục (với các bộ phận ít tiếp xúc với bên ngoài)?
...
Nói chung là đều lãng phí, phiền phức cả.
Vậy tại sao những hoạt động văn hóa, tôn giáo, tập thể vô nghĩa đó vẫn tồn tại? Cái này nó liên quan đến lịch sử hình thành của xã hội loài người CCCM ạ. Ngắn gọn là con người sở dĩ vượt lên hơn hẳn các loài động vật là khả năng tổ chức các cộng đồng ngày càng lớn và phức tạp. Từ những bầy đàn vài chục người nguyên thủy, lên đến công xã thị tộc vài trăm người, lên đến bộ lạc hàng ngàn người, quốc gia hằng trăm nghìn, hàng triệu người cùng hợp tác làm những việc phức tạp.
Và cái gì đã gắn kết những con người đó với nhau: đó là tín ngưỡng, niềm tin được chia sẻ và tuyên truyền thông qua ngôn ngữ và thực hành những niềm tin đó thông qua các hoạt động tập thể. Đó chính là các hoạt động văn hóa, tôn giáo. Người Việt cổ tin rằng mình nở ra từ trứng của Âu Cơ và Lạc Long Quân, người Nhật tin rằng họ là con của nữ thần mặt trời, người Trung Quốc phong kiến tin rằng vua là con trời, mọi công dân có trách nhiệm phục tùng... Những niềm tin này là cơ sở để hình thành quốc gia. Quân thập tự chinh tin rằng mình đang đi mở mang nước chúa là cơ sở để tổ chức những đạo quân lớn, nhà tư bản tin vào sức mạnh của thị trường tự do để cùng làm nên kinh tế thị trường... Các hệ thống niềm tin đó càng phức tạp thì sẽ xây dựng được những cộng đồng, những quốc gia, những liên minh quốc gia ngày càng lớn. Niềm tin vào CNCS và CNTB chẳng đã từng giúp xây dựng nên 2 liên minh hàng chục nước đó sao.
Nếu như không có các hoạt động vô nghĩa đó thì chất keo gắn kết xã hội (và nhỏ hơn là gia đình) sẽ dần tan rã mọi người sẽ không thấy mình là thành phần của cộng đồng xã hội đó nữa. Người dân không còn tin vua là thiên tử, không còn sùng kính vua nữa thì xã hội phong kiến tan rã, không còn tin vào thần lửa nữa thì Bái hỏa giáo biến mất.
Tại sao lại phải giữ gìn bản sắc văn hóa của từng dân tộc? Bởi vì nếu không thì bản thân dân tộc đó sẽ biến mất/hòa tan vào với dân tộc khác. Chúng ta đã chứng kiến người Hán hòa tan người Mãn Châu, người Mông Cổ, người Bách Việt. Bản thân người Việt ở một chừng mực nào đó cũng đang hòa tan người Mường, người Hoa, người Thái..., văn hóa Âu Mỹ cũng xâm nhập đáng kể vào người Việt v.v...
Vua Quang Trung khi đánh quân Thanh cũng bảo: " Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng...". Nguyễn Trãi cũng lý giải tại sao nước Việt và Trung Quốc không phải là một: "Phong tục Bắc Nam cũng khác".
Thực ra hòa tan cũng chả sao (theo em nghĩ
) chỉ là bản thân văn hóa của từng công đồng, dân tộc nó có sự phản kháng, cạnh tranh nhau, cũng là 1 dạng mạnh được yếu thua mà thôi. Và những lời ủng hộ/phản đối Tết truyền thống thực ra chỉ đang đại diện cho các thành phần đang hòa tan và không muốn hòa tan mà thôi.
Em trích 1 đoạn trong cuốn Homo Sapiens của Yuval Noah Harari
Những em họ chimpanzee của chúng ta thường sống trong những bầy nhỏ gồm vài tá những cá nhân. Chúng hình thành những tình bạn thân thiết, cùng đi săn và cùng chiến đấu kề cận nhau chống lại loài baboon, loài báo và những con chimpanzee đối địch. Cũng như những chính trị gia của loài người, vào những chiến dịch vận động tranh cử, những mùa bầu cử, đã đi quanh để bắt tay và hôn những em bé, vì vậy con thú muốn theo đuổi vị trí hàng đầu trong một nhóm chimpanzee đã dành nhiều thời gian để ôm, vỗ lưng và hôn những bé con chimpanzee. Con trùm đực thường giành được ngôi vị của mình không phải vì nó có thể chất mạnh mẽ hơn, nhưng vì nó đang dẫn đầu một liên minh lớn và ổn định. Những liên minh này đóng một vai trò trung tâm không chỉ trong những tranh giành công khai cho những vị trí alpha, nhưng trong hầu hết những hoạt động thường ngày. Thành viên của một liên minh dành nhiều thời gianvới nhau, chia sẻ thức ăn và giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn.
Có những giới hạn rõ ràng về kích thước của những nhóm có thể được thành hình và duy trì trong một cách như vậy. Ngõ hầu có thể hoạt động được, tất cả những thành viên của một nhóm phải biết nhau mật thiết. Hai con chimpanzee đã chưa từng bao giờ gặp nhau, chưa từng bao giờ đánh nhau, và chưa từng bao giờ tham gia vào việc chải chuốt cho nhau sẽ không biết liệu chúng có thể tin nhau được không, liệu sẽ đáng bõ công giúp đỡ nhau không, và con nào trong bọn sẽ đứng hàng cao hơn. Trong những điều kiện tự nhiên, một nhóm chimpanzee điển hình gồm khoảng 20-50 con thú. Khi số lượng chimpanzee trong một nhóm tăng lên, trật tự xã hội mất quân bằng, cuối cùng dẫn đến một rạn vỡ và sự thành hình một nhóm mới của một số con thú.
...
Trong bối cảnh của cuộc Cách mạng Nhận thức, sự ngồi lê đôi mách, truyền kháo đồn đãi đã giúp Homo Sapiens thành hình bầy đoàn lớn hơn và ổn địnhhơn. Nhưng ngay cả sự ngồi lê đôi mách, đồn đãi về nhau cũng có giới hạn của nó. Nghiên cứu xã hội học đã chỉ ra rằng kích thước tối đa ‘tự nhiên’ của một nhóm người được gắn bó bằng ngồi lê đôi mách đồn đãi là khoảng 150 cá nhân. Hầu hết mọi người có thể, hoặc không biết rõ lẫn nhau, hoặc sự ngồi lê đôi mách đồn đãi giữa đám họ không có hiệu quả, nếu có hơn 150 con người.
...
Homo Sapiens đã xoay sở giải quyết thế nào để vượt qua đường ranh quan trọng này, cuối cùng đã thành lập những thành phố gồm hàng chục nghìn cư dân và những đế quốc thống trị hàng trăm triệu người? Bí mật có lẽ là sự xuất hiện của chuyện tưởng tượng bịa đặt. Một số lớn gồm những người xa lạ có thể hợp tác thành công bằng cách tin tưởng vào những huyền thoại chung.
Bất kỳ một sự hợp tác trên quy mô rộng lớn nào của con người – cho dù là một nhà nước hiện đại, một hội nhà thờ Trung cổ, một thành phố thời cổ,hoặc một bộ lạc sơ khai – đều bắt gốc rễ từ những huyền thoại phổ biến có chung vốn chỉ hiện hữu trong trí tưởng tượng tập thể của con người. Những hội Nhà thờ có gốc rễ trong những thần thoại tôn giáo phổ biến có chung. Hai người Catô, là những người chưa từng bao giờ biết nhau, vẫn có thể cùng nhập đoàn viễn chinh đi thánh chiến, hoặc góp tiền vào quỹ chung để xây dựng một nhà cứu tế, vì cả hai đều tin rằng God đã nhập thể trong xương thịt con người và đã để cho Người đó chịu đóng đinh chết trên giá gỗ chữ thập, để chuộc “tội” cho “chúng ta”. Những nhà nước đã có gốc rễ từ những huyền thoại chung của quốc gia. Hai người Serb đã chưa bao giờ gặp nhau, nhưng người này có thể liều mạng sống của mình để cứu người kia, vì cả hai đều tin vào sự hiện hữu của quốc gia Serbia, tổ quốc Serbia, và lá cờ Serbia.
Hệ thống tư pháp đã bắt nguồn từ huyền thoại pháp luật phổ biến. Hai luật sư, những người đã chưa bao giờ từng gặp nhau, vẫn có thể kết hợp những nỗ lực để bảo vệ một người lạ hoàn toàn, vì họ đều tin vào sự hiện hữu của pháp luật, công lý, nhân quyền – và vào tiền lệ phí trả cho dịch vụ của họ. Thế nhưng, không một nào trong số những điều này hiện hữu ở ngoài những câu chuyện mà người ta tạo dựng lên và kể cho nhau nghe. Không có những God trong vũ trụ, không có những nhà nước, không có tiền bạc, không có nhân quyền, không có luật pháp, và không có công lý bên ngoài sự tưởng tượng phổ thông có chung của loài người.
Mọi người dễ dàng hiểu rằng những người ‘nguyên thủy’ gắn chặt trật tự xã hội của họ bằng sự tin tưởng vào những ma quỷ và những hồn thiêng, và tụ tập mỗi khi trăng tròn để cùng nhảy múa quanh ngọn lửa trại đốt ngoài trời.