Ơ thế cụ Xúc lắm tuổi nhỉEm vs bà Dung là bạn tâm giao ẩm thực rồi, đặt 1m vô tư nhé
Ơ thế cụ Xúc lắm tuổi nhỉEm vs bà Dung là bạn tâm giao ẩm thực rồi, đặt 1m vô tư nhé
Quê em vẫn thế đây cụ, em cũng thấy nhàm. Cứ 28 Tết là em lên 1 đại lý to quất 13 suất quà (giống hệt nhau) để mùng 1 đi đủ 13 nhà họ hàng. May mà họ toàn gần nên em chỉ đi vài tiếng là xong. Trong lúc nhà em + nhà bà chị đi thì ông bà nội tức bố mẹ chồng em ở nhà cũng tiếp x đoàn. Nhà em muốn đi du xuân thì sớm cũng phải chiều mùng 3. Em đang xem thời tiết như nào để có đi chuyến Tây bắc không đây.Em thì phát sợ cái kiểu đi mỗi nhà 1 chút, rồi người ta lại đến nhà mình. Đến thì ăn nói khách sáo, chúc nhau mấy câu ba lăng nhăng theo kiểu học vẹt, giả tạo.
Quê em (17) đã bỏ tục lệ hạ mâm khi có khách từ khoảng năm 1992.mợ kể tết xưa rồi, giờ kể cả ở quê khách tới cũng chả ai ăn cơm, có chăng tợp hớp rượu ăn cái kẹo chúc nhau vài câu là lượn tiếp
Có em ạ, chỉ thích ăn Q ăn K, vừa vui vừa không béo.Em xin hỏi là ở đây có ai có sở thích giống em. Ngày tết xong mọi việc em chỉ thích được ngồi học nhóm, nhóm 4 người giải bộ đề 52 lá
Với các cụ ấy chẳng có gì là truyền thống nữa.haize.Oh Vâng! Đúng là ngày nào chả giống nhau! nếu tất cả mọi người trong nhà điều coi đó là một ngày bình thường thì nó bình thường.
Họ không nghĩ được thế đâu, sự thực dụng nó len lỏi vào trong cả bữa cỗ tết truyền thống mất rồi.Các ý kiến của cụ huyhung123 thoạt tiên gây khó chịu với nhiều cụ, nhưng thực ra để trả lời rốt ráo, tại sao phải ăn Tết và tổ chức ăn Tết thực ra không đơn giản. Không chỉ Tết mà phần lớn các hoạt động văn hóa, tôn giáo, hoạt động tập thể nói chung thường đều là phiền phức, lãng phí xét trên quan điểm thực dụng:
- Đi nhà thờ, đi chùa, cầu kinh, thắp hương v.v... chỉ tốn thời gian, tốn tiền, chả có ích lợi gì thực tế.
- Tổ chức đám cưới làm gì? Cứ việc đăng ký kết hôn rồi về ở với nhau. Nếu cần mọi người ủng hộ tiền cho cuộc sống mới thì làm cái thông báo, có STK cho mọi người chuyển tiền?
- Tổ chức đám ma làm gì? Người chết thì đem thiêu hay chôn là xong?
- Tổ chức các lễ khánh thành, khai trương, động thổ ... làm quái gì?
- Các công ty cần quái gì mặc đồng phục (với các bộ phận ít tiếp xúc với bên ngoài)?
...
Nói chung là đều lãng phí, phiền phức cả.
Vậy tại sao những hoạt động văn hóa, tôn giáo, tập thể vô nghĩa đó vẫn tồn tại? Cái này nó liên quan đến lịch sử hình thành của xã hội loài người CCCM ạ. Ngắn gọn là con người sở dĩ vượt lên hơn hẳn các loài động vật là khả năng tổ chức các cộng đồng ngày càng lớn và phức tạp. Từ những bầy đàn vài chục người nguyên thủy, lên đến công xã thị tộc vài trăm người, lên đến bộ lạc hàng ngàn người, quốc gia hằng trăm nghìn, hàng triệu người cùng hợp tác làm những việc phức tạp.
Và cái gì đã gắn kết những con người đó với nhau: đó là tín ngưỡng, niềm tin được chia sẻ và tuyên truyền thông qua ngôn ngữ và thực hành những niềm tin đó thông qua các hoạt động tập thể. Đó chính là các hoạt động văn hóa, tôn giáo. người Việt cổ tin rằng mình nở ra từ trứng của Âu Cơ và Lạc Long Quân, người Nhật tin rằng họ là con của nữ thần mặt trời, người Trung Quốc phong kiến tin rằng vua là con trời, mọi công dân có trách nhiệm phục tùng... Những niềm tin này là cơ sổ để hình thành quốc gia. Quân thập tự chinh tin rằng mình đang đi mở mang nước chúa là cơ sở để tổ chức những đạo quân lớn, nhà tư bản tin vào sức mạnh của thị trường tự do để cùng làm nên kinh tế thị trường... Các hệ thống niềm tin đó càng phức tạp thì sẽ xây dựng được những cộng đồng, những quốc gia, những liên minh quốc gia ngày càng lớn. Niềm tin vào CNCS và CNTB chẳng đã từng giúp xây dựng nên 2 liên minh hàng chục nước đó sao.
Nếu như không có các hoạt động vô nghĩa đó thì chất keo gắn kết xã hội (và nhỏ hơn là gia đình) sẽ dần tan rã mọi người sẽ không thấy mình là thành phần của cộng đồng xã hội đó nữa. Người dân không còn tin vua là thiên tử, không còn sùng kính vua nữa thì xã hội phong kiến tan rã, không còn tin vào thần lửa nữa thì Bái hỏa giáo biến mất.
Tại sao lại phải giữ gìn bản sắc văn hóa của từng dân tộc? Bởi vì nếu không thì bản thân dân tộc đó sẽ biến mất/hòa tan vào với dân tộc khác. Chúng ta đã chứng kiến người Hán hòa tan người Mãn Châu, người Mông Cổ, người Bách Việt. Bản thân người Việt ở một chừng mực nào đó cũng đang hòa tan người Mường, người Hoa, người Thái, văn hóa Âu Mỹ cũng xâm nhập đáng kể vào người Việt v.v...
Vua Quang Trung khi đánh quân Thanh cũng bảo: " Đánh cho để dài tóc. Đánh cho để đen răng...". Nguyễn Trãi cũng lý giải tại sao nước Việt và Trung Quốc không phải là một: "Phong tục Bắc Nam cũng khác".
Thực ra hòa tan cũng chả sao (theo em nghĩ ) chỉ là bản thân văn hóa của từng công đồng, dân tộc nó có sự phản kháng, cạnh tranh nhau, cũng là 1 dạng mạnh được yếu thua mà thôi. Và những lời ủng hộ/phản đối Tết truyền thống thực ra chỉ đang đại diện cho các thành phần đang hòa tan và không muốn hòa tan mà thôi.
Em trích 1 đoạn trong cuốn Homo Sapiens của Yuval Noah Harari
Sao lại bỏ sinh nhật đám cưới, đám ma??? Bỏ xong thì chúng ta thành bò trâu gà lợn hết à cụ. Tổ chức sao cho phù hợp mới đúng chứ.Em nghĩ hay là mình bỏ hết các hủ tục sinh nhật, đám cưới, đám ma đi nhỉ. Toàn hủ tục bày vẽ ra. Nhất là đám cưới ý, em thấy ăn uống vô tích sự tốn kém lắm.
À tại em thấy nhiều cụ mợ kêu cái truyền thống 1000 năm là hủ tục, là khổ sở cho các mợ... Blah blah thì em nghĩ mấy cái sự kiện kia, em thấy cũng nên bỏ nốt. Nhất là khoản đám cưới là nên bỏ nhất, cỗ bàn thừa mứa nhiều hủ tục (trao nhẫn chả hạn). Các mợ có đồng ý không.Sao lại bỏ sinh nhật đám cưới, đám ma??? Bỏ xong thì chúng ta thành bò trâu gà lợn hết à cụ. Tổ chức sao cho phù hợp mới đúng chứ.
Em thích ăn Tướng Sỹ Tượng nhưng bộ 3 đỏ xe pháo mã và đôi xe hồng có sức hấp dẫn và tạo hưng phấn cực kỳ đối với em.Có em ạ, chỉ thích ăn Q ăn K, vừa vui vừa không béo.
1 đi 13 nhà với 13 xuất quà biếu á? Èo ôi mệt phết nhỉ, đi 13 nhà ngồi tý nói vài câu hỏi han em đã thấy mệt rùi lại còn xách 13 túi quà nữa,Quê em vẫn thế đây cụ, em cũng thấy nhàm. Cứ 28 Tết là em lên 1 đại lý to quất 13 suất quà (giống hệt nhau) để mùng 1 đi đủ 13 nhà họ hàng. May mà họ toàn gần nên em chỉ đi vài tiếng là xong. Trong lúc nhà em + nhà bà chị đi thì ông bà nội tức bố mẹ chồng em ở nhà cũng tiếp x đoàn. Nhà em muốn đi du xuân thì sớm cũng phải chiều mùng 3. Em đang xem thời tiết như nào để có đi chuyến Tây bắc không đây.
Nhà em cũng gần như cụ sakai_yo. Thường là từ trưa đến tối mùng 1 cả đại gia đình nhà em (bố mẹ em, gia đình em và em trai em) già trẻ lớn bé 10 người rồng rắn đi chúc Tết, bắt đầu từ 2 bên nhà thờ tổ nội ngoại rồi chú bác v.v... Cũng tầm hơn chục nhà. Loanh quanh trong tỉnh cộng lại chắc cũng 5-60 km.1 đi 13 nhà với 13 xuất quà biếu á? Èo ôi mệt phết nhỉ, đi 13 nhà ngồi tý nói vài câu hỏi han em đã thấy mệt rùi lại còn xách 13 túi quà nữa,
Nhưng có khi có quà lại đỡ phải nói nhiều, cũng đỡ mệt
Vâng, chia 2 nhịp. Nhịp sáng 6 nhà loanh quanh - toàn đi bộ. Chiều xa hơn (tầm 2-3km) thì đi xe máy + ô tô. May là toàn ở gần nên không mất time. 13 suất đó toàn là anh chị em ruột của bố mẹ chồng em ạ.1 đi 13 nhà với 13 xuất quà biếu á? Èo ôi mệt phết nhỉ, đi 13 nhà ngồi tý nói vài câu hỏi han em đã thấy mệt rùi lại còn xách 13 túi quà nữa,
Nhưng có khi có quà lại đỡ phải nói nhiều, cũng đỡ mệt
Em thì làm dâu nên chẳng có kỷ niệm gì như cụ, tuy nhiên năm có 1 lần nên em cũng không thấy phiền phức gì, chỉ là cũng thấy hình thức, nhưng nếu không có ngày m1 thì lại chẳng bao giờ đến nhà các cô dì chú bác ấy.Nhà em cũng gần như cụ sakai_yo. Thường là từ trưa đến tối mùng 1 cả đại gia đình nhà em (bố mẹ em, gia đình em và em trai em) già trẻ lớn bé 10 người rồng rắn đi chúc Tết, bắt đầu từ 2 bên nhà thờ tổ nội ngoại rồi chú bác v.v... Cũng tầm hơn chục nhà. Loanh quanh trong tỉnh cộng lại chắc cũng 5-60 km.
Tuy cùng làm, nhưng em trai em và thậm chí một phần là bố mẹ em coi đấy như một bổn phận, nghĩa vụ, hoàn thành cho xong. Còn em lại thấy mình gặp lại những chú bác, họ hàng, anh chị em họ đã cùng lớn lên, già đi với mình. Ngày xưa cùng đá bóng, câu cá, thậm chí đánh nhau, cho mình quả bòng, quả hồng xiêm...v.v... thực sự cũng hơi xúc động. 1 năm gặp lại mọi người 1 lần cũng chả lấy gì làm phiền phức lắm.
Hồi xưa, chưa có ô tô riêng thì đúng là hơi cực 1 chút. Em và em trai, sáng mùng 1 phải chạy loăng quăng khắp nơi, thấy có cái xe taxi nào trả khách thì vồ lấy mặc cả rồi lôi về chở mọi người. Giờ có ô tô riêng, cả nhà rong ruổi, trên xe bọn trẻ con chơi với nhau, người lớn nói chuyện, cũng như 1 cuộc du xuân nữa.
Em chia sẻ thêm một chút. Thực tình em cũng sinh ra lớn lên ở quê, quê em ko xa lắm nhưng cũng vẫn có nét văn hóa như cụ kể, kiểu như sáng 1 Tết là các gia đình tụ tập đông đủ con cái cháu chắt (đa phần là con trai con dâu cháu nội) rồi đi một vòng quanh làng, quanh họ chúc Tết lẫn nhau. Đoàn đi có thể do ông/bà hoặc con trai trưởng dẫn đầu, team ở nhà thì ngược lại bà/ông/ con dâu trưởng... Nhà này đến nhà kia nói vài câu chúc tụng, ồn ào một lúc rồi rời điNhà em cũng gần như cụ sakai_yo. Thường là từ trưa đến tối mùng 1 cả đại gia đình nhà em (bố mẹ em, gia đình em và em trai em) già trẻ lớn bé 10 người rồng rắn đi chúc Tết, bắt đầu từ 2 bên nhà thờ tổ nội ngoại rồi chú bác v.v... Cũng tầm hơn chục nhà. Loanh quanh trong tỉnh cộng lại chắc cũng 5-60 km.
Tuy cùng làm, nhưng em trai em và thậm chí một phần là bố mẹ em coi đấy như một bổn phận, nghĩa vụ, hoàn thành cho xong. Còn em lại thấy mình gặp lại những chú bác, họ hàng, anh chị em họ đã cùng lớn lên, già đi với mình. Ngày xưa cùng đá bóng, câu cá, thậm chí đánh nhau, cho mình quả bòng, quả hồng xiêm...v.v... thực sự cũng hơi xúc động. 1 năm gặp lại mọi người 1 lần cũng chả lấy gì làm phiền phức lắm.
Hồi xưa, chưa có ô tô riêng thì đúng là hơi cực 1 chút. Em và em trai, sáng mùng 1 phải chạy loăng quăng khắp nơi, thấy có cái xe taxi nào trả khách thì vồ lấy mặc cả rồi lôi về chở mọi người. Giờ có ô tô riêng, cả nhà rong ruổi, trên xe bọn trẻ con chơi với nhau, người lớn nói chuyện, cũng như 1 cuộc du xuân nữa.
Dung Hòa hàng Cót thôi, chơi luôn xuyên Tết nhá
DH 1 mâm k nhận nha 1 mâm thì mua đồ về mix thôi
Em vs bà Dung là bạn tâm giao ẩm thực rồi, đặt 1m vô tư nhé
Nào cụ xúc than cho em pass nào, em đặt 2 mâm nhẹ nhàng ạ.
Đã vodka và đội ơn cụ xúc than.
Ơ thế cụ Xúc lắm tuổi nhỉ
Nhà DH hàng Cót đợt sau năm 98 mua lại cái khách sạn Ngọc Mai số 9 Cửa Đông đúng k anh Xúk. Giờ có cả DH phố cổ trên hàng Hòm có phải là 1 k nhỉSáng nay em vừa có buổi làm việc với chị Dung (Hòa) - Hàng Cót để đánh giá chất lượng DV năm Nhâm Dần vừad qua và rút kinh nghiệm để bổ sung/sửa đổi nhằm nâng cao CLDV năm Quý Mão sắp tới, đặc biệt quán triệt " Phục vụ 24/7x365 (hoặc hơn nếu năm nhuận), nửa mâm cũng nhận".
Vì vậy các cm muốn đặt mâm cỗ chiều 30 hãy:
- Gọi chị Dung: 0988759252.
- Pass: Em là em anh đang cầm nhiều hộp đựng của chị chưa trả ... mới gọi sáng nay
- Note: Bảo em đặt x mâm và chốc nữa có mấy đứa em gọi thì chị nhận luôn hộ nhé.
Chúc cccm đón năm mới Quý Mão vui vẻ, hạnh phúc, an lành và đạt nhiều hoài bão, ước mơ ...!!!