[Thảo luận] Đi thẳng qua giao cắt có vòng xuyến - luật có bắt buộc phải xi nhan hay không?

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Em có một cái đồ thị để các cụ tham khảo.

Nó là kết quả tổng hợp và tất nhiên bao hàm cả việc xi nhan ở vòng xuyến.



 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Xin lỗi cụ Bia vì câu hỏi không liên quan đến thớt, nhưng hơi liên quan đến còm này của cụ.
Em xem trong luật thì không thấy nói tín hiệu khi chuyển hướng là tín hiệu gì, đèn xi nhan hay hình thức nào khác (có thể có nhưng em chưa được đọc, nếu có thì cụ cho em xin nhé).
Vì có nhiều hình thức phát tín hiệu khác nhau như bằng đèn, còi, cờ hoặc bằng tay, nên em muốn hỏi cụ rằng, khi chuyển hướng em không dùng tín hiệu là bật đèn xi nhan mà thò tay ra vẫy có được không?

Trong luật dùng chữ tín hiệu, với nhiều nghĩa, kụ à.
Nhà cháu nghĩ, như kụ hbu082 nói là chuẩn đấy. Tín hiệu có thể bao gồm nhiều hình thức để báo hiệu cho người khác biết chính xác ý định của mình, chứ không chỉ giới hạn ở "tín hiệu đèn".

Tín hiệu có thể bao gồm đèn xi nhan, vẫy tay, vung cờ hiệu hoặc khăn, áo khi muốn rẽ, cành cây, xô chậu đặt trên đường khi xe dừng đỗ, ... Nói chung là có thể dùng bất cứ thứ gì có thể gây sự chú ý của người khác và để họ có thể nhận ra thông điệp các kụ muốn thông báo.

Nếu kụ thử đánh 4 chữ hand signal on road vào Gúc gồ, chọn chế độ tìm ảnh. Anh Gúc gồ sẽ đưa ra nhiều kiểu tín hiệu mà thế giới hay sử dụng.

Ví dụ, với ô tô thì có thể dùng tay ra tín hiệu, như sau:








Còn xe mô tô thì đủ các kiểu vẫy tay:


Link: http://bikersofamerica.blogspot.com/2014/02/motorcycle-hand-signals-do-you-know.html
.

.
 
Chỉnh sửa cuối:

lookkool

Xe đạp
Biển số
OF-131450
Ngày cấp bằng
19/2/12
Số km
25
Động cơ
373,153 Mã lực
Bẩm các kụ mợ,

Đúng là một chủ đề muôn thuở, các kụ nhỉ.

1- Các kụ OF, kụ thì bảo đi thẳng qua giao cắt có vòng xuyến là có chuyển hướng nên phải xi nhan, kụ khác thì bảo không có chuyển hướng nên không cần xi nhan.

2- Trong văn bản pháp luật về Gtđb hiện hành không có quy định cụ thể nào bắt buộc xe lưu thông qua giao cắt có vòng xuyến phải xi nhan.

3- Csgt trước kia không quan tâm chủ đề này. Nhưng gần đây họ tăng cường bắt lỗi với hành vi xe đi thẳng qua vòng xuyến nhưng không bật xi nhan phải.

4- Các nước trên thế giới thì quy định khác nhau. Có nước không quy định đi qua vòng xuyến phải xi nhan (Hoa kỳ chẳng hạn), có nước lại quy định (Úc chẳng hạn) khi đi qua vòng xuyến nếu rẽ trái hay quay đầu thì xi nhan trái, rẽ phải xi nhan phải, còn đi thẳng thì không cần xi nhan, ai thích thì cũng có thể xi nhan.

5- Cá nhân nhà cháu thì theo quan điểm: Đi thẳng qua vòng xuyến không cấu thành hành vi chuyển hướng, nên không phải xi nhan, kẻ cả khi vào lẫn khi ra khỏi vòng xuyến.
Em theo cụ vào đây từ một thớt trên FB, như đã hứa với cụ là em sẽ bàn ở 4Rum nhưng giờ mới có thời gian còm.
Có thể nói đã từ lâu cụ Bia rất tận tâm với các đề tài liên quan đến Luật GTĐB, cũng như thớt này cụ rất cố gang để làm sáng tỏ vấn đề tranh cãi "Quy tac phát tín hiệu như thế nào khi lưu thông qua nút giao vòng xuyến?". Có thể cụ trình bày quá dài, khiến chủ đề hơi bị loãng. Em chủ yếu không đồng ý với cụ về 2 điểm sau: (1) đi thang qua vòng xuyến không cấu thành hành vi chuyển hướng; (2) không phải xi nhan kể cả vào lẫn ra

Trước tiên em muốn đề cập đến quy định của một số nước trên thế giới. Đa số các nước có điều luật quy định cụ thể, rõ ràng quy tac giao thông qua vòng xuyến. ĐA SỐ YÊU CẦU BẬT TÍN HIỆU KHI RA KHỎI VÒNG XUYẾN (kể cả đi thang - going strait ahead-qua vong xuyến)
Ví dụ:
+ Nước Mỹ, mỗi bang có quy định khác nhau. Bang Florida quy định Bật tín hiệu xi nhan khi vào-ra vòng xuyến, riêng đi thang thì không cần xi nhan lúc vào. Bang NEVADA quy định khi ra khỏi nút thì xi nhan
http://www.dmvnv.com/pdfforms/dlbook.pdf
(http://www.districtgov.org/community/Roundabout-02-08-12.pdf)
+ Nước ÚC quy định vào-ra đều phải xi nhan, RIÊNG đi thang qua vòng xuyến thì một số bang quy định khác nhau.
http://www.lifehacker.com.au/2014/04/the-madness-of-traffic-roundabouts-explained-for-every-state/
http://www.rms.nsw.gov.au/roads/safety-rules/road-rules/roundabouts.html
* Bang Nam ÚC quy định:
Khi giao thông trong nút giao xuyến, LUÔN LUÔN phải báo hiệu để các lái xe khác biết dự định của mình, Khi đi thẳng qua nút thì KHÔNG CÂN THIẾT phải bật tín hiệu xi nhan lúc đi vào, nhưng NÊN bật xi nhan báo hiệu khi ra khỏi nút NẾU CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC.
http://mylicence.sa.gov.au/road-rules/the-drivers-handbook/roundabout
* Bang Victoria và Bang Tasmania quy định:
Phải bật tín hiệu xi nhan khi đi vào nút, khi ra khỏi nút thì bật xi nhan NẾU CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC. Trường hợp đi thẳng qua nút thì KHÔNG BẬT XI NHAN khi đi vào, khi đi ra thì bật xi nhan (Trái) NẾU CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC
https://www.vicroads.vic.gov.au/safety-and-road-rules/road-rules/a-to-z-of-road-rules/roundabouts
http://www.transport.tas.gov.au/__data/assets/pdf_file/0009/109566/Tasmanian_Road_Rules_2015_for_web1.pdf
* Bang Northern Territory cũng quy định:
Nếu đi thang qua nut giao vong xuyen, KHÔNG BẬT xi nhan lúc đi vào, lúc ra bật xi nhan (Trái)
http://transport.nt.gov.au/safety/road-safety/our-safer-road-users/driver/roundabouts
+ Ấn Độ quy định: Phải bật xi nhan lúc vào vòng xuyến cho dù rẽ Trái, hay Phải, Lúc ra phải bật xi nhan, cho dù Rẽ Trá, Phải, hay đi thang (Bang CHANDIGARH)
http://chandigarhtrafficpolice.org/intersections.php
+ CANADA (bang Alberta): quy định luôn phải xi nhan khi ra khỏi nút, nhưng không thấy quy định xi nhan khi vào nút
http://www.transportation.alberta.ca/1995.htm

Tiếp theo......
 

lookkool

Xe đạp
Biển số
OF-131450
Ngày cấp bằng
19/2/12
Số km
25
Động cơ
373,153 Mã lực
Như vậy cũng một vấn đề nhưng mỗi nước, thậm chí mỗi bang trong một nước cũng quy định khác nhau. Luật là do con người tại nơi nào đó tạo ra, và chỉ phù hợp với một nơi nào đó. Nên ĐÚNG-SAI phải can cứ vào luật nào. Vietnam thậm chí còn chưa có luật củ thể quy định vấn đề này nên mạn phép không bàn đúng-sai, mà chỉ bàn về vấn đề LOGIC của luật.


- Nếu xe chúng ta là xe "C" ở hình trên, thì xe số 1, và xe số 2 phải nhường đường cho xe "C". Nếu xe "C" đi thang qua nút, không xi nhan Phải khi sap ra khỏi nút, thì xe số 1 vẫn cứ đợi cho đến lúc xe "C" ra khỏi nút rồi mới biết được dự định của xe "C", lúc đấy xe "1" mới có thể đi vào nút. NHƯNG nếu xe "C"bật xi nhan Phải trước khi ra khỏi nút thì xe "1" biết trước dự định của xe "C" và có thể đi vào nút mà không cần đợt xe "C" ra han khỏi nút
- Tương tự xe số 2 cũng có thể quan sát tín hiệu của xe C để quyết định thời điểm đi vào nút. Nếu xe "C" xi nhan rẽ Phải thì xe 2 có thể đi vào nút ngay, không cần đợi xe C đi qua, nếu xe "C" bật xi nhan báo rẽ Trái (hoac không báo gì) thì xe 2 phải đợi xe "C" đi qua rồi mới được vào nút.
Đây bản chất của vấn đề xi nhan báo hiệu khi đi qua nút giao vòng xuyến.

Vậy có cần phải bật xi nhan khi đi vào xuyến không? Nếu rẽ Phải thì đương nhiên phải bật rồi! còn nếu rẽ Trái thì sao? nếu mà không bật thì có thể hiểu ngầm định là Rẽ Trái? (vì rẽ Phải là bat buộc phải bật) => điều này dẫn đến sự khác nhau giữa một số quốc gia, chủ yếu là do quan điểm của những người làm ra luật thôi. Một số nước không yêu cầu bật để bớt đi động tác xử lý. Đac biệt, khi đi thang qua nút (do hành trình ngan, không đủ thời gian bật xi nhanTrái-Phải) nên một số Luật quy định bật lúc vào, một số quy định không bật. Lúc ra thì một số luật khuyến cáo NÊN bật xi nhan nếu có thể (ví dụ của ÚC). Và luật nào thì cũng phải phù hợp với điều kiện thực tế. Dựa vào thực tế, người làm luật xây dựng nên luật.

Nút giao vòng xuyến là một dạng giao cat cực kỳ phổ biến ở ÚC, đạc biệt là trong khu dân cư, các nút giao chủ yếu là rất nhỏ, qua một thời gian lái xe ở ÚC em nhận thấy rất khó thao tác bật tín hiệu khi đi thang qua các nút giao vòng xuyến kích thước nhỏ. Lúc vào bật xi nhan, thì do đánh lái nên xi nhan tự tat, nên phải một tay giữ cần gạt xi nhan, vừa đi được một tí lại phải gạt xi nhan báo ra khỏi nút, nói chung là rất bất tiện. Ngay cả dân ÚC cũng có người thực hiện xi nhan, có người không thực hiện. Và em cũng đã từng bị một người lái vượt lên, đón ở đèn đỏ kế tiếp để phàn nàn là không xi nhan khi ra khỏi xuyến!

CHỐT LẠI VẤN ĐỀ:
- Không thể nói đúng/sai trong trường hợp Vietnam, và không thể suy diễn bang điều luật 15
- Quan điểm của em là khi ra khỏi nút LUÔN LUÔN phải xi nhan để báo hiệu cho các xe khác biết (trái với quan điểm của cụ Bia)
- Nên xi nhan đầy đủ lúc Vào-Ra để tránh rac rối khi bi CSGT xử phạt (cãi nhau mệt mỏi, luật không rõ ràng, minh bạch)
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
...

CHỐT LẠI VẤN ĐỀ:
1- Không thể nói đúng/sai trong trường hợp Vietnam, và không thể suy diễn bang điều luật 15
2- Quan điểm của em là khi ra khỏi nút LUÔN LUÔN phải xi nhan để báo hiệu cho các xe khác biết (trái với quan điểm của cụ Bia)
3- Nên xi nhan đầy đủ lúc Vào-Ra để tránh rac rối khi bi CSGT xử phạt (cãi nhau mệt mỏi, luật không rõ ràng, minh bạch)
Thật tuyệt vời.
Nhà cháu xin cảm ơn kụ lookkool rất nhiều. Thông tin kụ còm rất chi tiết, cụ thể, rất hữu ích.

Nhà cháu sẽ đọc và xin trao đổi tiếp với kụ, kụ nhé.

Trước mắt, nhà cháu tạm thời nêu 3 ý kiến của nhà cháu đối với 3 câu chốt của kụ, như sau:

1- Trong khi theo luật chưa thể nói (lái xe) đúng hay sai trong trường hợp VN, thì áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội để tuyên bố lái xe không sai. Lái xe chỉ sai khi cơ quan có thẩm quyền xử phạt chứng minh được lỗi vi phạm, theo các lỗi do pháp luật quy định.

2- Nhà cháu không khẳng định, không khuyến khích "không xi nhan khi ra khỏi nút vòng xuyến".
Nhà cháu chỉ khẳng định rằng, với luật Gtđb hiện hành, đi thẳng qua vòng xuyến không phải là chuyển hướng, nên không buộc phải xi nhan, rằng để khẳng định lái xe mắc lỗi, để phạt lái xe lỗi không xi nhan khi đi thẳng qua vòng xuyến Csgt có nghĩa vụ phải chứng minh lỗi vi phạm, căn cứ trên các quy định lỗi cụ thể của luật pháp, như nêu tại 1- ở trên.

Còn việc rẽ trái rẽ phải sau vòng xuyến có phải xi nhan hay không?
Cá nhân nhà cháu cho rằng Có, đó là chiểu theo các quy định hiện hành.

Nhưng, trong tương lai, có cách nào để tổ chức giao thông qua vòng xuyến mà không cần xi nhan hay không?

Nhà cháu cũng cho rằng Có.
Dựa trên quy định của nhiều nước khác, Vn có thể bổ sung luật, với mục đích tạo ra môi trường giao thông tương đối hợp nhất với các nước văn minh về giao thông đb.

Và trong tương lai, có cần xi nhan khi đi qua vòng xuyến hay không?
Nhà cháu chưa có quan điểm cá nhân về việc này, nên muốn các kụ mợ cùng cho ý kiến, trong thớt này.

(Nếu Vn tạo được môi trường giao thông hợp nhất với TG như vậy, thì
người Vn khi du lịch châu Âu châu Mỹ châu Úc sẽ không bỡ ngỡ, không phạm vào những lỗi ngớ ngẩn kiểu Vn khi tự mình lái xe nơi xứ người. Các lỗi ngớ ngẩn đó, nếu mắc phải ở nước ngoài, nhẹ thì tốn tiền phạt, nặng thì có khi phải đổi bằng sức khoẻ hoặc sinh mạng;
người nước ngoài khi du lịch hoặc tham gia lưu thông đường bộ tại Vn cũng không bị bối rối với luật lệ lưu thông, kiểu bắt lỗi chẳng giống ai của Vn).

3- Còn hiện tại, nhà cháu nghĩ giải pháp tình thế như kụ nêu ở 3- là hợp lý, đối với những ai không muốn rắc rối. Nhưng về lâu dài thì chẳng nên, vì đó là sự thoả hiệp với các tồn tại, không giúp gì được cho việc xây dựng môi trường lưu thông hợp nhất với quốc tế.

Một lần nữa, nhà cháu xin cảm ơn kụ lookkool nhé. Mong kụ bớt chút thời gian, thường xuyên tham gia trên OF nhé. Các còm trên FB chỉ xuất hiện một thời gian rồi trôi mất, khó tìm lại được.

(Nhà cháu ấn tượng với tính đối xứng ở nick của kụ, lại ý nghĩa nữa).

.
 

sozinho

Xe buýt
Biển số
OF-12372
Ngày cấp bằng
1/1/08
Số km
636
Động cơ
507,597 Mã lực
Em đi ở châu âu, khi vào thì không phải xi nhan, nhưng ra phải xi nhan dù vẫn đi hướng thẳng như bác đề cập, lý do: để xe chờ vào ở hướng kế tiếp họ biết mà vào. Do vậy nếu ở ta dù không quy định mà có thói quen đó cũng nên giữ, sau này đi đâu hòa nhập.
Về ý kiến lắp đèn ở bùng binh của bác em cho là dở, cái hay của bùng binh là bỏ bớt sự phụ thuộc vào đèn mà vẫn có được giao thông hợp lý (trừ một số bùng binh phức tạp phải có đèn để phân bổ mật độ giao thông cho hợp lý)

Nhà cháu muốn tìm từ cho phù hợp mà không có. Đại ý là, nhà cháu muốn nhờ kụ VW Golf giúp tìm một số điều luật cụ thể của Đức quy định về việc lưu thông qua vòng xuyến, kèm clip hướng dẫn cụ thể, và lời bình giảng của kụ (comment) tại sao họ quy định như vậy.
Điều này có ích cho các kụ OF khi muốn hiểu tổng quát trên thế giới người ta quy định thế bào. Đặc biệt có ích nếu các kụ OF có kế hoạch sang Đức du lịch bằng ô tô tự lái.

Nhà cháu sẽ tìm hiểu, và quote lại trong phần 4 "Thế giới người ta quy định thế nào?".

Nhà cháu muốn nhờ kụ, vì kụ thông thạo tiếng Đức, giao thông Đức. Cỏn nhà cháu thì một chữ Đức bẻ đôi cũng chưa biết.
.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Như vậy cũng một vấn đề nhưng mỗi nước, thậm chí mỗi bang trong một nước cũng quy định khác nhau. Luật là do con người tại nơi nào đó tạo ra, và chỉ phù hợp với một nơi nào đó. Nên ĐÚNG-SAI phải căn cứ vào luật nào. Vietnam thậm chí còn chưa có luật củ thể quy định vấn đề này nên mạn phép không bàn đúng-sai, mà chỉ bàn về vấn đề LOGIC của luật.



- Nếu xe chúng ta là xe "C" ở hình trên, thì xe số 1, và xe số 2 phải nhường đường cho xe "C". Nếu xe "C" đi thang qua nút, không xi nhan Phải khi sap ra khỏi nút, thì xe số 1 vẫn cứ đợi cho đến lúc xe "C" ra khỏi nút rồi mới biết được dự định của xe "C", lúc đấy xe "1" mới có thể đi vào nút. NHƯNG nếu xe "C"bật xi nhan Phải trước khi ra khỏi nút thì ① xe "1" biết trước dự định của xe "C" và có thể đi vào nút mà không cần đợt xe "C" ra han khỏi nút

- Tương tự xe số 2 cũng có thể quan sát tín hiệu của xe C để quyết định thời điểm đi vào nút. Nếu xe "C" xi nhan rẽ Phải thì xe 2 có thể đi vào nút ngay, không cần đợi xe C đi qua,

② nếu xe "C" bật xi nhan báo rẽ Trái

③ (hoac không báo gì)

① thì xe 2 phải đợi xe "C" đi qua rồi mới được vào nút.

Đây bản chất của vấn đề xi nhan báo hiệu khi đi qua nút giao vòng xuyến.

④ Vậy có cần phải bật xi nhan khi đi vào xuyến không? Nếu rẽ Phải thì đương nhiên phải bật rồi! còn nếu rẽ Trái thì sao? nếu mà không bật thì có thể hiểu ngầm định là Rẽ Trái? (vì rẽ Phải là bat buộc phải bật) => điều này dẫn đến sự khác nhau giữa một số quốc gia, chủ yếu là do quan điểm của những người làm ra luật thôi. ⑤ Một số nước không yêu cầu bật để bớt đi động tác xử lý. Đac biệt, khi đi thẳng qua nút (do hành trình ngắn, không đủ thời gian bật xi nhanTrái-Phải) nên một số Luật quy định bật lúc vào, một số quy định không bật.

⑥ Lúc ra thì một số luật khuyến cáo NÊN bật xi nhan nếu có thể (ví dụ của ÚC). Và luật nào thì cũng phải phù hợp với điều kiện thực tế. Dựa vào thực tế, người làm luật xây dựng nên luật.

Nút giao vòng xuyến là một dạng giao cat cực kỳ phổ biến ở ÚC, đạc biệt là trong khu dân cư, các nút giao chủ yếu là rất nhỏ, qua một thời gian lái xe ở ÚC em nhận thấy rất khó thao tác bật tín hiệu khi đi thang qua các nút giao vòng xuyến kích thước nhỏ. Lúc vào bật xi nhan, thì do đánh lái nên xi nhan tự tat, nên phải một tay giữ cần gạt xi nhan, vừa đi được một tí lại phải gạt xi nhan báo ra khỏi nút, nói chung là rất bất tiện. Ngay cả dân ÚC cũng có người thực hiện xi nhan, có người không thực hiện. Và em cũng đã từng bị một người lái vượt lên, đón ở đèn đỏ kế tiếp để phàn nàn là không xi nhan khi ra khỏi xuyến!

...
Nhà cháu xin trao đổi cùng kụ lookkool theo từng mục ① ② ③ ... trong còm của kụ nhé.

① - Chúng ta cùng thống nhất với nhau, mục đích thứ nhất của việc xi nhan khi ra vào vòng xuyến, như in đậm ① và ④ của kụ, là để xe khác BIẾT hướng mình sẽ đi, để họ quyết định chờ để nhường đường cho xe mình hay không.

Câu hỏi của nhà cháu là:

- liệu có bao cách nào khác để có thể báo cho xe khác biết hướng xe mình sẽ di chuyển, ngoài cách xi nhan ra?

Lí do: phương pháp dùng xi nhan để báo hướng di chuyển trên giao cắt vòng xuyến có nhiều bất cập, gây hiểu lầm cho xe khác, hoặc không thể nhìn thấy xi nhan từ xa.

(Bất cập của xi nhan:
- với đặc điểm khí hậu của Vn, khi trời nắng to nhiều kụ sẽ không thể nhìn thấy xi nhan đèn vàng của xe khác nằm bên kia vòng xuyến, nhất là khi vòng xuyến quá rộng, khoảng cách từ xe 1 đến xe C có thể đến 50m hoặc hơn; giũa vòng xuyến còn trồng cây, căng panô cản tầm nhìn nữa
- nếu quy định xe nào vào vòng xuyến cũng phải xi nhan trái, thì xe 1 và 2 nhìn thấy tất cả các xe C đang vào vòng xuyến đều xi nhan trái, sẽ không phân biệt được xe C nào sẽ đi thẳng, xe C nào sẽ rẽ trái sau vòng xuyến).

② - vì nhiều kụ khẳng định, khi đi vào vòng xuyến phương tiện bắt buộc phải có xi nhan trái, cho dù phương tiện đó sẽ đi thẳng qua vòng xuyến hoặc rẽ trái sau vòng xuyến.

Giả sử, xe C bật xi nhan trái, như in đậm ② kụ nêu, nhưng sau đó lại đi thẳng đến D:

Câu hỏi:
- khi nhìn thấy xe C xi nhan trái, xe 1 phải chờ đến khi nào thì mới được đi vào vòng xuyến?
- trong khi chờ trước vòng xuyến, xe 1 phải liếc lên xe C bao nhiêu lần nữa để xác định chính xác được hướng xe C sẽ đi?
- trong khi chăm chú nhìn, chờ xi nhan của xe C có đổi hướng để đi thẳng hay không, xe 1 còn thời gian để quan sát xe khác hay không? Nếu quan sát xe khác, liệu có bỏ lỡ xi nhan mới của xe C hay không?

③ - trong in đậm ③ của kụ, nếu xe 1 chờ đến khi không thấy xe C xi nhan nữa thì mới đi vào vòng xuyến rồi đi thẳng, thì thời gian chờ đó của xe 1 có phải là chờ vô ích hay không?
Có cách nào để báo sớm cho xe 1 biết hướng xe C sẽ di chuyển, ngay từ khi xe C mới đi vào vòng xuyến hay không?

④ - in đậm ④ "xe vào vòng xuyến để rẽ trái có cần bật xi nhan trái (để xe 1 và xe 2 biết) hướng mình đi hay không?
Vì những bất cập của xi nhan như đã nêu tại ① ở trên, nhà cháu muốn chuyển câu hỏi ④ này thành câu "thay vì xi nhan trái, có cách nào để cho xe 1 và xe 2 biết xe C sẽ rẽ trái hay không?

⑤ - kụ với nhà cháu cùng đồng ý với nhau ở điểm "có hành vi xe đi thẳng qua nút giao vòng xuyến".

⑥ - như vậy, có một số nước quy định khi thoát khỏi vòng xuyến thì KHÔNG bắt buộc phải bật xi nhan, mà chỉ khuyến cáo là NÊN bật.

Câu hỏi:
- tại sao luật của họ không yêu cầu bật xi nhan khi thoát khỏi vòng xuyến?
- Vn mình có thể nghiên cứu để áp dụng giống họ được không?


Kết luận của nhà cháu cho còm này:

1- Mục đích của xi nhan khi lưu thông trên vòng xuyến là để báo cho các xe khác biết hướng xe mình sẽ di chuyển khi thoát vòng xuyến, đẻ các xe đó quyết định có chờ để nhường đường hay không.

2- Việc dùng xi nhan để thông báo hướng sẽ đi trên vòng xuyến có nhiều bất cập.

Việc xi nhan trái trước khi vào vòng xuyến, xi nhan trong vòng xuyến có nhiều bất cập, khiến rất nhiều trường hợp xe khác không thể nhìn thấy xi nhan của xe mình (trời nắng to, xe khác che khuất, cây cảnh & pa nô quảng cáo dựng giữa vòng xuyến che khuất tầm nhìn), xi nhan mỗi người một kiểu, (không thống nhất dẫn đến hiểu lầm ý định của xe đang xi nhan) dẫn đến việc xi nhan tại vòng xuyến có hiẹu quả không cao.

3- Có nhiều phương pháp khác, có thể giúp phương tiện xác định sớm và chính xác hướng di chuyển của các phương tiện khác, mà không nhất thiết phải bật xi nhan.

Một trong số đó là phương pháp "đi theo vạch kẻ chia làn trên vòng xuyến + tuân thủ nguyên tắc nhường đường cho xe đi ra khỏi vòng xuyến".

Theo phương pháp này, xe rẽ trái bị buộc phải đi vào làn sát với vòng xuyến, xe đi thẳng thì đi làn phía ngoài, xe rẽ phải thì đi sát lề phải.
Từ xa có thể nhìn thấy xe khác đi trên làn nào, qua đó có thể xác định sớm và chính xác hướng đi của các xe khác, mà không bị phụ thuộc vào xi nhan.

Nếu phương pháp này hợp lý, có thể bổ sung quy định vào luật hiện hành của Vn.

Nhà cháu chờ được nghe ý kiến của kụ lookkool và các kụ mợ khác.
Xin cảm ơn các kụ mợ đã đọc còm nhé.
 

Đức Phệ

Xe hơi
Biển số
OF-406939
Ngày cấp bằng
26/2/16
Số km
120
Động cơ
227,430 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình, HN
Ngã 4 mà có vòng xuyến là e toàn bật cảnh báo xong đi thẳng, sang làn bên kia rồi thì e tắt, e đi thế có đc k hả cccm ?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em đi ở châu âu,

1- khi vào thì không phải xi nhan,

2- nhưng ra phải xi nhan dù vẫn đi hướng thẳng như bác đề cập, lý do: để xe chờ vào ở hướng kế tiếp họ biết mà vào. Do vậy nếu ở ta dù không quy định mà có thói quen đó cũng nên giữ, sau này đi đâu hòa nhập.

3- Về ý kiến lắp đèn ở bùng binh của bác em cho là dở, cái hay của bùng binh là bỏ bớt sự phụ thuộc vào đèn mà vẫn có được giao thông hợp lý

4- (trừ một số bùng binh phức tạp phải có đèn để phân bổ mật độ giao thông cho hợp lý)


Xin cảm ơn kụ nhiều.

1- Nhà cháu cũng thấy 1- ở trên là hợp lý.

2- nhờ kụ cho biết thêm, bên châu âu họ có quy định cách lưu thông khác nhau trên các bùng binh có kẻ vạch và trên bùng binh không có kẻ vạch hay không?
Hơn nữa, nhà cháu thấy bên châu Âu họ cho phép xe đi vào tất cả các làn trên bùng binh, cho phép chuyển làn khi đang đi trên bùng binh. Khi muốn ra, chỉ xi nhan để chuyển làn tại lối ra.

3- Việc lắp đèn không áp dụng với tất cả các vòng xuyến, mà chỉ nên áp dụng tại các vòng xuyến phức tạp, có đông xe, để ngắt dòng xe đang dồn vào vòng xuyến, như kụ nêu tại 4- ở trên.
 

lookkool

Xe đạp
Biển số
OF-131450
Ngày cấp bằng
19/2/12
Số km
25
Động cơ
373,153 Mã lực
Tham gia giao thông trong vòng xuyến KHÔNG luôn luôn là một điều thoải mái, đac biệt trong các vòng xuyến phức tạp, lớn, có hơn 4 nhánh (ngoại trừ tham gia giao thông ở VN rất dễ, . Để tiếp nối câu chuyện, em xin mời các cụ thư giãn tí, bang cách xem qua 2 cái nút giao phức tạp ở bang South Australia, đó là nút giao Britannia và nút giao Blackwood. Nút giao Britannia trước đây có 5 nhánh, hiện đã được sửa chữa thành nút giao đôi. Nút giao Blackwood thì hiện nay đang được lập kế hoạch để nâng cấp tương tự nút giao Britannia
Video này nói về nút giao Britannia trước và sau khi nâng cấp
Đây là hình ảnh nút giao Britannia mới được hoàn thành. Nó lớn đến nỗi nhiều lần đi vào nút mà cứ ngỡ như mình đang đi trên đường thang nếu đi nhánh phía Tây trong hình, nhiều đi vào trong xuyến và quên nhường đường (vì không tập trung nhìn biển báo vòng xuyến)


Còn đây là nút giao "tai tiếng" theo cách gọi của bài báo dưới đây



Cụ nào quan tâm về lập kế hoạch nâng cấp nút giao thì tham khảo báo cáo này, có thống kê các vụ tai nạn, loại hình va chạm xảy ra trong nút giao.
http://www.dpti.sa.gov.au/__data/assets/pdf_file/0017/50921/Main_Road_Belair_Blackwood_Road_Management_Plan.pdf
Cuối cùng mời các cụ xem video trong bài báo dưới đây, Hãy quan sát và đánh giá việc thực hiện xi nhan và nhường đường của các lái xe khi lưu thông ra vào nút giao. Còm tiếp theo em sẽ quay lại trả lời cụ thể các vấn đề mà cụ Bia đã đưa ra ở trên
http://www.theaustralian.com.au/news/blackwood-roundabout-replaces-britannia-as-adelaide8217s-worst-intersection/story-e6frg6n6-1226741763929
 

sozinho

Xe buýt
Biển số
OF-12372
Ngày cấp bằng
1/1/08
Số km
636
Động cơ
507,597 Mã lực
2-Theo như em thấy thấy thì không có sự khác biệt giữa bùng binh kẻ hay không kẻ làn, nhưng do thói quen thì dù không kẻ làn em vẫn đi theo làn "ảo" vì sẽ không phải bận tâm đến (nếu có) xe chạy song song với mình. Ở chỗ em trong bùng binh có thể chuyển làn bình thường, vì với những bùng binh lớn có 3-4 làn, đôi khi mình thoát ra từ hầm thì nhập làn trong sát bùng binh, vậy sau đó ngay lập tức phải xi nhan ra để ra khỏi làn này, sẽ buộc phải cắt 3 làn khác, tất nhiên mình không ưu tiên nên phải chờ họ cho phép. (tất nhiên là do mình không thuộc đường khi vừa chui ra chọn làn bên trái để bám).

Xin cảm ơn kụ nhiều.

1- Nhà cháu cũng thấy 1- ở trên là hợp lý.

2- nhờ kụ cho biết thêm, bên châu âu họ có quy định cách lưu thông khác nhau trên các bùng binh có kẻ vạch và trên bùng binh không có kẻ vạch hay không?
Hơn nữa, nhà cháu thấy bên châu Âu họ cho phép xe đi vào tất cả các làn trên bùng binh, cho phép chuyển làn khi đang đi trên bùng binh. Khi muốn ra, chỉ xi nhan để chuyển làn tại lối ra.

3- Việc lắp đèn không áp dụng với tất cả các vòng xuyến, mà chỉ nên áp dụng tại các vòng xuyến phức tạp, có đông xe, để ngắt dòng xe đang dồn vào vòng xuyến, như kụ nêu tại 4- ở trên.
 

lookkool

Xe đạp
Biển số
OF-131450
Ngày cấp bằng
19/2/12
Số km
25
Động cơ
373,153 Mã lực
2-Theo như em thấy thấy thì không có sự khác biệt giữa bùng binh kẻ hay không kẻ làn, nhưng do thói quen thì dù không kẻ làn em vẫn đi theo làn "ảo" vì sẽ không phải bận tâm đến (nếu có) xe chạy song song với mình. Ở chỗ em trong bùng binh có thể chuyển làn bình thường, vì với những bùng binh lớn có 3-4 làn, đôi khi mình thoát ra từ hầm thì nhập làn trong sát bùng binh, vậy sau đó ngay lập tức phải xi nhan ra để ra khỏi làn này, sẽ buộc phải cắt 3 làn khác, tất nhiên mình không ưu tiên nên phải chờ họ cho phép. (tất nhiên là do mình không thuộc đường khi vừa chui ra chọn làn bên trái để bám).
Em chưa thấy nơi nào cho phép chuyển làn trong nút giao vòng xuyến, cụ có thể trích dẫn luật, hoac nói cụ thể nơi nào quy định thế được không?
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,748
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tham gia giao thông trong vòng xuyến KHÔNG luôn luôn là một điều thoải mái, đac biệt trong các vòng xuyến phức tạp, lớn, có hơn 4 nhánh (ngoại trừ tham gia giao thông ở VN rất dễ, . Để tiếp nối câu chuyện, em xin mời các cụ thư giãn tí, bang cách xem qua 2 cái nút giao phức tạp ở bang South Australia, đó là nút giao Britannia và nút giao Blackwood. Nút giao Britannia trước đây có 5 nhánh, hiện đã được sửa chữa thành nút giao đôi. Nút giao Blackwood thì hiện nay đang được lập kế hoạch để nâng cấp tương tự nút giao Britannia
Video này nói về nút giao Britannia trước và sau khi nâng cấp
Đây là hình ảnh nút giao Britannia mới được hoàn thành. Nó lớn đến nỗi nhiều lần đi vào nút mà cứ ngỡ như mình đang đi trên đường thang nếu đi nhánh phía Tây trong hình, nhiều đi vào trong xuyến và quên nhường đường (vì không tập trung nhìn biển báo vòng xuyến)


Còn đây là nút giao "tai tiếng" theo cách gọi của bài báo dưới đây



Cụ nào quan tâm về lập kế hoạch nâng cấp nút giao thì tham khảo báo cáo này, có thống kê các vụ tai nạn, loại hình va chạm xảy ra trong nút giao.
http://www.dpti.sa.gov.au/__data/assets/pdf_file/0017/50921/Main_Road_Belair_Blackwood_Road_Management_Plan.pdf
Cuối cùng mời các cụ xem video trong bài báo dưới đây, Hãy quan sát và đánh giá việc thực hiện xi nhan và nhường đường của các lái xe khi lưu thông ra vào nút giao. Còm tiếp theo em sẽ quay lại trả lời cụ thể các vấn đề mà cụ Bia đã đưa ra ở trên
http://www.theaustralian.com.au/news/blackwood-roundabout-replaces-britannia-as-adelaide8217s-worst-intersection/story-e6frg6n6-1226741763929

Cảm ơn kụ có ví dụ rất sinh động. Nhà cháu không hiểu rõ trước kia các khó khăn trên thực tế tại nút giao Britannia là gì, nhưng cũng mạo muội có một vài phỏng đoán, như sau:

1- đây là nút giao 5 nhánh, còn gọi là bùng binh ngã 5.

2- thông thường, trên một nút giao 4 nhánh (ngã tư), xe vào từ một nhánh sẽ có 4 phương án thoát ra, là rẽ trái, đi thẳng, rẽ phải và quay đầu.
Lấy lối vào nút giao làm chuẩn, 3 nhánh thoát ra còn lại đều có thể được đặt tên cụ thể và chính xác, là nhánh rẽ trái, nhánh đi thẳng, nhánh rẽ phải (và quay đầu, theo hệ tay lái nghịch).
Dùng hệ thống đèn xi nhan sẵn có trên ô tô, có thể thông báo chính xác cho xe khác biết xe mình sẽ thoát theo hướng nào trong 3 hướng thoát nói trên.
Do vậy, với nước Úc, không có gì khó khăn và phức tạp khi cần tổ chức giao thông tại các giao cắt vòng xuyến 4 nhánh.

3- Nhưng, khi nút giao có thêm 1 nhánh nữa, hoặc hơn. Việc tổ chức lưu thông qua nút giao 5 nhánh, nút giao 6 nhánh trở nên phức tạp hơn nhiều.
Phức tạp, vì phải quy định thống nhất nhánh nào là nhánh đi thẳng (để không xi nhan khi thoát), nhánh nào là rẽ trái (để xinnhan trái), nhánh nào là rẽ phải (để xi nhan phải). Vì có 4 nhánh thoát, nhưng chỉ có 3 hướng đi, cho nên luôn luôn xảy ra tình trạng "thừa nhánh", nghĩa là luôn luôn có hoặc 2 nhánh rẽ trái, hoặc 2 nhánh đi thẳng, hoặc 2 nhánh rẽ phải. Nếu chỉ căn cứ vào xi nhan xe trước, thì không thể xác định chính xác xe đó rẽ vào nhánh rẽ trái nào (rẽ vào nhánh rẽ trái bên trái hay nhánh rẽ trái bên phải), hoặc đi thẳng vào nhánh đi thẳng nào (vào nhánh đi thẳng bên trái hay nhánh đi thẳng bên phải) hoặc rẽ phải vào nhánh rẽ phải nào (rẽ vào nhánh rẽ phải bên phải hay nhánh rẽ phải bên trái).
Chính điều này làm cho lái xe bối rối, khiến cho việc đi qua giao cắt 5-6 nhánh kiểu này là một cực hình với người Úc.

4- Nhìn ảnh nút giao Blackwood, không thấy có vạch kẻ chia làn, vạch kẻ mũi tên trong vòng xuyến, nhà cháu đoán trên giao cắt Britannia trước kia cũng vậy. Cũng từng không có vạch kẻ chia làn, vạch kẻ mũi tên trong vòng xuyến. Chính điều đó gây khó khăn cho việc sớm nhận biết hướng xe thoát của phương tiện khác, như nói ở 3-.

5- Nhìn ảnh nút giao Britannia mới, nhà cháu thấy có vạch kẻ chia làn, vạch kẻ mũi tên trong vòng xuyến (nhà cháu xin tạm gọi là Kẻ vạch kiểu Mỹ). Đồng thời, đã mở rộng đoạn đường thắt cổ chai có nhiều xe qua nhất.
Chính nhờ biện pháp Kẻ vạch kiểu Mỹ như này, mà các phương tiện chủ động sớm chọn làn phù hợp với hướng mình thoát. Xe phía sau chỉ cần nhìn xe trước chạy làn nào, có mũi tên gì, có khi chẳng cần nhìn xi nhan nữa, là có thể đoán ngay được xe đó sẽ thoát ra ở nhánh nào, sẽ chủ động nhường đường hay vượt qua.

6- Ở Vn, nhất là ở tp HCM, có nhiều ngã 5, ngã 6, thậm chí ngã 7, có cả bùng binh kép như bùng binh Britannia. Lưu thông qua những ngã này quả là một cực hình.
Chính vì vậy, nhà cháu cho rằng chúng ta có thể tham khảo cách cải tạo nút giao Britannia ở Úc, cách tổ chức giao thông ở các nút giao của Mỹ (nơi không cần phải xi nhan) để áp dụng cho các ngã 5, ngã 6, ngã 7 của Vn.
.
 
Chỉnh sửa cuối:

buihai

Xe buýt
Biển số
OF-13711
Ngày cấp bằng
4/3/08
Số km
910
Động cơ
529,314 Mã lực
Em thì hiểu là nếu có vòng xuyến tròn thì nhập vào xi nhan trái (cho ai đang đi trước mặt, đi ngang, đi sau) đều biết mình chuẩn bị vào vòng. Vào vòng rồi thì lúc ra xi nhan phải để cho ai đi sau, đi ngang, đi trước đều biết mình chuẩn bị ra vòng.

Lỗi này xxx bắt thường xuyên nên cứ nên xi nhan cho chuẩn, cái này luật có thể ko quy định rõ ràng nhưng xi nhan giúp đảm bảo an toàn cho mình khi ra vào vòng xuyến vì thường các khu vực có vòng xuyến đều giao thông rất phức tạp, nếu ko có dấu hiệu rõ ràng rất dễ xảy ra tai nạn.
 

lookkool

Xe đạp
Biển số
OF-131450
Ngày cấp bằng
19/2/12
Số km
25
Động cơ
373,153 Mã lực
Nhà cháu xin trao đổi cùng kụ lookkool theo từng mục ① ② ③ ... trong còm của kụ nhé.

① - Chúng ta cùng thống nhất với nhau, mục đích thứ nhất của việc xi nhan khi ra vào vòng xuyến, như in đậm ① và ④ của kụ, là để xe khác BIẾT hướng mình sẽ đi, để họ quyết định chờ để nhường đường cho xe mình hay không.

Câu hỏi của nhà cháu là:

- liệu có bao cách nào khác để có thể báo cho xe khác biết hướng xe mình sẽ di chuyển, ngoài cách xi nhan ra?

Lí do: phương pháp dùng xi nhan để báo hướng di chuyển trên giao cắt vòng xuyến có nhiều bất cập, gây hiểu lầm cho xe khác, hoặc không thể nhìn thấy xi nhan từ xa.

(Bất cập của xi nhan:
- với đặc điểm khí hậu của Vn, khi trời nắng to nhiều kụ sẽ không thể nhìn thấy xi nhan đèn vàng của xe khác nằm bên kia vòng xuyến, nhất là khi vòng xuyến quá rộng, khoảng cách từ xe 1 đến xe C có thể đến 50m hoặc hơn; giũa vòng xuyến còn trồng cây, căng panô cản tầm nhìn nữa
- nếu quy định xe nào vào vòng xuyến cũng phải xi nhan trái, thì xe 1 và 2 nhìn thấy tất cả các xe C đang vào vòng xuyến đều xi nhan trái, sẽ không phân biệt được xe C nào sẽ đi thẳng, xe C nào sẽ rẽ trái sau vòng xuyến).

② - vì nhiều kụ khẳng định, khi đi vào vòng xuyến phương tiện bắt buộc phải có xi nhan trái, cho dù phương tiện đó sẽ đi thẳng qua vòng xuyến hoặc rẽ trái sau vòng xuyến.

Giả sử, xe C bật xi nhan trái, như in đậm ② kụ nêu, nhưng sau đó lại đi thẳng đến D:

Câu hỏi:
- khi nhìn thấy xe C xi nhan trái, xe 1 phải chờ đến khi nào thì mới được đi vào vòng xuyến?
- trong khi chờ trước vòng xuyến, xe 1 phải liếc lên xe C bao nhiêu lần nữa để xác định chính xác được hướng xe C sẽ đi?
- trong khi chăm chú nhìn, chờ xi nhan của xe C có đổi hướng để đi thẳng hay không, xe 1 còn thời gian để quan sát xe khác hay không? Nếu quan sát xe khác, liệu có bỏ lỡ xi nhan mới của xe C hay không?

③ - trong in đậm ③ của kụ, nếu xe 1 chờ đến khi không thấy xe C xi nhan nữa thì mới đi vào vòng xuyến rồi đi thẳng, thì thời gian chờ đó của xe 1 có phải là chờ vô ích hay không?
Có cách nào để báo sớm cho xe 1 biết hướng xe C sẽ di chuyển, ngay từ khi xe C mới đi vào vòng xuyến hay không?

④ - in đậm ④ "xe vào vòng xuyến để rẽ trái có cần bật xi nhan trái (để xe 1 và xe 2 biết) hướng mình đi hay không?
Vì những bất cập của xi nhan như đã nêu tại ① ở trên, nhà cháu muốn chuyển câu hỏi ④ này thành câu "thay vì xi nhan trái, có cách nào để cho xe 1 và xe 2 biết xe C sẽ rẽ trái hay không?

⑤ - kụ với nhà cháu cùng đồng ý với nhau ở điểm "có hành vi xe đi thẳng qua nút giao vòng xuyến".

⑥ - như vậy, có một số nước quy định khi thoát khỏi vòng xuyến thì KHÔNG bắt buộc phải bật xi nhan, mà chỉ khuyến cáo là NÊN bật.

Câu hỏi:
- tại sao luật của họ không yêu cầu bật xi nhan khi thoát khỏi vòng xuyến?
- Vn mình có thể nghiên cứu để áp dụng giống họ được không?


Kết luận của nhà cháu cho còm này:

1- Mục đích của xi nhan khi lưu thông trên vòng xuyến là để báo cho các xe khác biết hướng xe mình sẽ di chuyển khi thoát vòng xuyến, đẻ các xe đó quyết định có chờ để nhường đường hay không.

2- Việc dùng xi nhan để thông báo hướng sẽ đi trên vòng xuyến có nhiều bất cập.

Việc xi nhan trái trước khi vào vòng xuyến, xi nhan trong vòng xuyến có nhiều bất cập, khiến rất nhiều trường hợp xe khác không thể nhìn thấy xi nhan của xe mình (trời nắng to, xe khác che khuất, cây cảnh & pa nô quảng cáo dựng giữa vòng xuyến che khuất tầm nhìn), xi nhan mỗi người một kiểu, (không thống nhất dẫn đến hiểu lầm ý định của xe đang xi nhan) dẫn đến việc xi nhan tại vòng xuyến có hiẹu quả không cao.

3- Có nhiều phương pháp khác, có thể giúp phương tiện xác định sớm và chính xác hướng di chuyển của các phương tiện khác, mà không nhất thiết phải bật xi nhan.

Một trong số đó là phương pháp "đi theo vạch kẻ chia làn trên vòng xuyến + tuân thủ nguyên tắc nhường đường cho xe đi ra khỏi vòng xuyến".

Theo phương pháp này, xe rẽ trái bị buộc phải đi vào làn sát với vòng xuyến, xe đi thẳng thì đi làn phía ngoài, xe rẽ phải thì đi sát lề phải.
Từ xa có thể nhìn thấy xe khác đi trên làn nào, qua đó có thể xác định sớm và chính xác hướng đi của các xe khác, mà không bị phụ thuộc vào xi nhan.

Nếu phương pháp này hợp lý, có thể bổ sung quy định vào luật hiện hành của Vn.

Nhà cháu chờ được nghe ý kiến của kụ lookkool và các kụ mợ khác.
Xin cảm ơn các kụ mợ đã đọc còm nhé.
XIN ĐƯỢC PHẢN HỒI LẠI CÒM CỦA CỤ BIA SG NHƯ SAU:
Em đưa 2 cái nút giao Britinna và Blackwood để dẫn lời cho các trả lời ở sau đây, trong video ở bài báo mà em nêu ở trên (cũng là link dưới đây) các cụ có thể thấy khi vào nút giao xuyến, có xe thì thực hiện xi nhan, có xe thì không. Việc nhường đường thì rất quy tac, các xe chọn khoảng cách an toàn khi vào nút rất hợp lý. Có ánh nang chói lòa (rất dac trưng của ÚC) như cụ Bia ban khoan
http://www.theaustralian.com.au/news/blackwood-roundabout-replaces-britannia-as-adelaide8217s-worst-intersection/story-e6frg6n6-1226741763929
Trả lời câu hỏi ①: Theo em không có cách nào thực tế và hiệu quả hơn để báo hiệu cho các xe khác biết hướng đi của mình bang xi nhan
sgb345 nói:
phương pháp dùng xi nhan để báo hướng di chuyển trên giao cắt vòng xuyến có nhiều bất cập, gây hiểu lầm cho xe khác, hoặc không thể nhìn thấy xi nhan từ xa.
Trả lời: cái này chỉ là quan điểm cá nhân thôi, thực tế không như vậy, trong nút giao các phương tiện lưu thông chậm (20 kmh) và tầm nhìn tốt
Trả lời câu hỏi ②:
Xe "C" chờ xe "1" bao lâu để được vào xuyến? => Xe C cần xác định một khoảng cách an toàn (wait for a gap) để đi vào xuyến, không nhất thiết cứ thấy xe "C" ở tít xa (truong hợp nút giao rộng) mà vẫn cứ chờ. Cũng như trong trường hợp ta đang đi trên đường thang, muốn rẽ Trái thì phải xi nhan và nhường đường cho các xe chạy trên đường thang theo chiều ngược lại, chọn khoảng cách đủ an toàn để rẽ trái mà không ảnh hưởng việc đang lưu thông bình thường của các xe đang đi trên đường thang.




Đừng có đi vào nút theo kiểu "cướp đường" như trong trường hợp ở Video dưới đây, các cụ nhớ bật loa để nghe nó chửi (của ÚC nên đi bên Trái, ngược quy tac với VN)
sgb345 nói:
Trong khi chờ trước vòng xuyến, xe 1 phải liếc lên xe C bao nhiêu lần nữa để xác định chính xác được hướng xe C sẽ đi?
Trả lời là liên tục quan sát @-)
sgb345 nói:
trong khi chăm chú nhìn, chờ xi nhan của xe C có đổi hướng để đi thẳng hay không, xe 1 còn thời gian để quan sát xe khác hay không? Nếu quan sát xe khác, liệu có bỏ lỡ xi nhan mới của xe C hay không?
Trả lời: Thực tế thì thấy không đến nỗi cang thang và khó khan lam, đấy là LÝ DO tại sao LUẬT quy định khi đi vào nút giao vòng xuyến phải nhường đường cho các phương tiện đang lưu thông phía TRÁI mình(các nước như ÚC thì nhường đường cho các phương tiện đang lưu thông bên PHẢI). BỞI VÌ, bên Trái (Viêt nam) và bên Phải (ÚC, ANH..) là đây vị trí ngồi lái, từ vị trí ghế lái có tầm quan sát tốt hơn.
Trả lời câu hỏi ③:
sgb345 nói:
nếu xe 1 chờ đến khi không thấy xe C xi nhan nữa thì mới đi vào vòng xuyến rồi đi thẳng, thì thời gian chờ đó của xe 1 có phải là chờ vô ích hay không?
Có cách nào để báo sớm cho xe 1 biết hướng xe C sẽ di chuyển, ngay từ khi xe C mới đi vào vòng xuyến hay không?
Ở phần trả lời câu hỏi 1& 2 trả lời cho câu hỏi 3
EM sẽ trả lời các câu hỏi ở phần tiếp theo
 
Chỉnh sửa cuối:

lookkool

Xe đạp
Biển số
OF-131450
Ngày cấp bằng
19/2/12
Số km
25
Động cơ
373,153 Mã lực
Trả lời câu hỏi ④
sgb345 nói:
- in đậm ④ "xe vào vòng xuyến để rẽ trái có cần bật xi nhan trái (để xe 1 và xe 2 biết) hướng mình đi hay không?
Vì những bất cập của xi nhan như đã nêu tại ① ở trên, nhà cháu muốn chuyển câu hỏi ④ này thành câu "thay vì xi nhan trái, có cách nào để cho xe 1 và xe 2 biết xe C sẽ rẽ trái hay không
Để trả lời câu hỏi này, Em muốn cụ nghiên cứu luật của bang Washington, KHÔNG YÊU CẦU XI NHAN KHI VÀO NÚT, XI NHAN PHẢI TRƯỚC KHI RA KHỎI NÚT
http://www.wsdot.wa.gov/safety/roundabouts/
Và video này, hướng dẫn lái xe trong nút giao vòng xuyến ở Washington
Ý kiến của em: không có cách nào tốt hơn để xe 1 và xe 2 biết xe C sẽ rẽ Trái (vẫn như ý kiến trả lời ở câu 1), trời buổi tối, trời mưa thì các vạch sơn, tín hiệu khác nếu có sẽ mờ nhạt hết! Đèn xi nhan luôn luôn hiển thị tốt.
NHƯNG lưu thông trong nút giao vòng xuyến, thì quy tac nhường đường dường như luôn luôn đảm bảo an toàn, xi nhan chỉ là yêu cầu để tang tính an toàn, đảm bảo việc nhường đường, chuẩn bị tâm lý tốt hơn!
 

lookkool

Xe đạp
Biển số
OF-131450
Ngày cấp bằng
19/2/12
Số km
25
Động cơ
373,153 Mã lực
Trả lời ý kiến ⑤ và ⑥

sgb345 nói:
kụ với nhà cháu cùng đồng ý với nhau ở điểm "có hành vi xe đi thẳng qua nút giao vòng xuyến".
Có thể cụ hiểu nhầm, em đồng ý là "hành vi xe đi thẳng qua nút giao vòng xuyến", nhưng chỉ là đi thẳng trên phương diện hướng "vật lý" nhưng không đi thẳng về "hình thái/quy tac" chuyển động

Ở ngoài nút giao, các phương tiện lưu thông theo hướng thẳng, nhưng trong nút giao, các phương tiện đi theo quy luật vòng tròn, CHO DÙ đi thảng xuyên qua nút giao từ điểm này qua điểm kia! Và khi thay đổi quy tac chuyển động thì phải báo hiệu để các phương tiện khác biết. Cũng như trường hợp dưới đây (rất phổ biến ở ÚC), mac dù xe xanh đi thẳng, nhưng vẫn phải xi nhan, vì nó thay đổi quy tac chuyển động (làn, quy tac ưu tiên) từ đường chính sang đường phụ. Việc xi nhan báo hiệu cho các phương tiện khác biết để nhường đường (ví dụ nếu có một xe đang chờ trên đường phụ để nhập sang đường chính)

Vấn đề hạn chế ở đây là chúng ta cứ hay bị trói buộc vào suy nghĩ "di chuyển theo hướng thẳng" để giải quyết vấn đề quy tac giao thông. Nên nhiều người cứ thac mac "Tại sao tôi đi thẳng lại phải xi nhan? Hoac như rẽ lại không xi nhan? Như ví dụ ở hình trên

Nếu đưa cái ví dụ trên để giải thích cho nút giao thì sẽ dễ hiều hơn. Làn đường trong và ngoài nút giao không liền mạch, quy luật di chuyển khác nhau. Thì khi di chuyển từ ngoài vào trong nút và ngược lại thì phải phát tín hiệu. Sẽ có người hỏi rang, can cứ vào điều luật nào?? Nếu áp dụng luật VN thì chả giải thích được, điều luật 15 quá "chung chung" không được rõ ràng như luật của nhiều nước, qui định cụ thể Khi nào xi nhan? Trong nút giao lại có quy định riêng rõ ràng


Việc một số nước không quy định bật xi nhan lúc ra khi đi thang qua nút vòng xuyến (ví dụ ở NAM ÚC không quy định bật xi nhan khi ra khỏi xuyến có một làn, nhưng đối với xuyến có nhiều làn thì luôn luôn phải xi nhan khi ra khỏi nút)
http://mylicence.sa.gov.au/road-rules/the-drivers-handbook/roundabout
Lý do là đối với nút giao một làn, kích thước thưởng rất nhỏ-ít phức tạp, hành trình ngan, khó cho việc thực hiện xi nhan, nút giao nhiều làn thì độ phức tạp cao, hành trình dài nên có thể thực hiện xi nhan
 
Chỉnh sửa cuối:

lookkool

Xe đạp
Biển số
OF-131450
Ngày cấp bằng
19/2/12
Số km
25
Động cơ
373,153 Mã lực
CHỐT LẠI CÒM CỦA EM Ở CHỦ ĐỀ NÀY BANG MỘT SỐ Ý KIẾN CÁ NHÂN SAU:
- Quy tac lưu thông trong nút giao vòng xuyến luôn luôn là vấn đề tranh cãi, bất nhất giữa các nước. Chang hạn như các thac mac của nhiều người ở trên trang web của Bộ giao thông bang British Columbia (Canada) là một minh chứng
http://tranbc.ca/2011/04/12/round-and-round-we-go-rules-of-the-roundabout/#sthash.nX3xMdnf.ioOPwQ3e.dpbs
- Hiện tại phát tín hiệu bang xi nhan vẫn là phương thức hữu hiệu, nếu chỉ đi theo làn đường, vạch kẻ đường là không đủ an toàn. Ngoài ra xi nhan còn giảm thời gian chờ đợi của các phương tiện ngoài nút, tang nang lực lưu thông của nút
- Cần phải có Luật cụ thể quy định quy tac giao thông trong nút giao xuyến ở VN. Điều luật 15 chưa đủ giải thích trường hợp "đi thang qua nút" vì điều 15 chỉ bat buộc xi nhan khi "chuyển hướng", mà không nói rõ các trường hợp cụ thể
Em muốn kết thúc bang một video sau đây ở trên trang web của Bộ giao thông bang British Columbia
Người lái xe đi vào một nút giao nhiều làn, và cách anh ta giải thích lý do không xi nhan là (ở giây 42):
"I don't have to signal because I have no choice, but to go right, but i will signal at my exit" (tôi không phải xi nhan bởi vì không có lựa chọn nào khác ngoài việc đi thẳng. Nhưng tôi sẽ xi nhan lúc ra khỏi vòng xuyến)

Và một tranh luận khác của các bạn đọc ở trên trang web của Bộ giao thông bang British Columbia (không chỉ riêng chúng ta đang tranh luận đâu nhé :-@)



Thằng Latsimus Max nói:
Tao đến từ một nước có hàng triệu nút giao vòng xuyến (đếch biết nó đến từ đâu :))), khi vào nút giao thì đi hướng nào xi nhan hướng đó. Khi tao đến Canada thì éo thằng nào xi nhan khi vào xuyến cả, thậm chí rẽ. Đây là một quy luật khó chịu nhất, thằng nào cũng phải đoán, và điều này ảnh hưởng đến hiệu quả giao thông của xuyến, làm hỏng mục đích thiết kế của nút giao xuyến"
Thằng Tranbceditor nói:
Khi vào xuyến thì có thể xi nhan như là một phép lịch sự cho dù luật không yêu cầu (em thích thằng này quá =D>) bởi vì khi vào xuyến xe luôn rẽ phải (quy định đối với xuyến ở Canada hơi khác, các cụ xem ở link dưới)...Luật ở bang BC quy định chỉ xi nhan khi việc di chuyển của bạn ảnh hưởng đến các xe khác..."
Quy định ra vào nút giao xuyến ở Canada hơi khác, xin mời các cụ xem link
http://tranbc.ca/2012/07/20/right-right-and-you-will-be-alright-on-roundabouts/#sthash.tLzTNhga.dpbs
Thân ái chào các cụ, chúc các cụ luôn luôn lái xe an toàn
 

sozinho

Xe buýt
Biển số
OF-12372
Ngày cấp bằng
1/1/08
Số km
636
Động cơ
507,597 Mã lực
Em đi theo cách mà dân bản xứ họ đi, em thấy hợp lý nên không tìm hiểu thêm làm gì, đơn giản là trong vòng xuyến các làn đường là vạch kẻ đứt, do đó có thể chuyển (luật cấm với vạch kẻ liền), nếu không cho chuyển thì em ra khỏi vòng xuyến kiểu gì???

Em chưa thấy nơi nào cho phép chuyển làn trong nút giao vòng xuyến, cụ có thể trích dẫn luật, hoac nói cụ thể nơi nào quy định thế được không?
 

lookkool

Xe đạp
Biển số
OF-131450
Ngày cấp bằng
19/2/12
Số km
25
Động cơ
373,153 Mã lực
Em đi theo cách mà dân bản xứ họ đi, em thấy hợp lý nên không tìm hiểu thêm làm gì, đơn giản là trong vòng xuyến các làn đường là vạch kẻ đứt, do đó có thể chuyển (luật cấm với vạch kẻ liền), nếu không cho chuyển thì em ra khỏi vòng xuyến kiểu gì???
Cảm ơn cụ, em đã tìm thấy thông tin là ở Tây Ban Nha cho phép chuyển làn trong nút giao vòng xuyến
http://www.ibexinsure.com/news-item/how-to-drive-in-a-roundabout-in-spain






Em xin dịch đoạn "How do I indicate direction at a roundabout?"
"Để ra khỏi xuyến, mac dù xi nhan Phải là bat buộc, nhưng thỉnh thoảng, đac biệt là khi lối ra kế tiếp quá gần, trường hợp này không khuyến cáo xi nhan để tránh các lái xe khác hiểu nhầm là bạn có ý định ra khỏi xuyến ở lối ra kế tiếp. Nếu bạn đang lái xe ở trong xuyến, không nên xi nhan TRÁI để báo rang bạn vẫn đang đi vòng để tìm lối thoát ra. Chỉ xi nhan khi muốn chuyển làn, và xi nhan Phải để báo hiệu bạn sap ra khỏi xuyến tại một lối ra nào đó"

Nói chung là rất đau đầu, em xin dừng cuộc chơi tại đây
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top