[Thảo luận] Đi thẳng qua giao cắt có vòng xuyến - luật có bắt buộc phải xi nhan hay không?

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
.

2- Sử dụng Tam phân để xác định vị trí ô tô trong giao cắt:

Nguyên lý "đi theo Kim đồng hồ":

Khi lưu thông trong giao cắt thông thường, rẽ trái được coi là đi từ 6h đến 9h, đi thẳng coi là từ 6h đến 12h, rẽ phải là từ 6h đến 3h (xem Hình #9)
Ta có thể kẻ vạch 1.18 trên từng làn đường trước khi vào giao cắt, tương ứng với hướng di chuyển theo mũi tên.


Nguyên lý "đi theo Cung tròn":
Có 3 cung tròn: cung bằng 3/4 vòng tròn, cung bằng 1/2 vòng tròn và cung bằng 1/3 vòng tròn.

Khi lưu thông trong vòng xuyến, rẽ trái được coi là đi 3/4 vòng tròn, đi thẳng là đi 1/2 vòng tròn, rẽ phải là đi 1/4 vòng tròn. Quay đầu là đi nguyên 1 vòng tròn. (Xem Hình #10)

Như vậy, trên vòng xuyến, khi thấy một xe A đi sát mép vòng xuyến, chưa cần nhìn xi nhan, xe khác đoán ngay ra xe A này sẽ đi theo cung tròn bằng 3/4 vòng tròn nữa, khi thấy một xe B đi sát mép đường, là biết ngay xe B sẽ chỉ đi tiếp cung bằng 1/4 vòng tròn thôi. Thấy xe C đi ở giữa vòng xuyến (cách mép vòng xuyến và mép đường ở khoảng bằng nhau) là đoán ra xe C sẽ đi tiếp 1/2 vòng tròn.

Nếu trên vòng xuyến còn được kẻ vạch chia làn, được vẽ mũi tên chỉ hướng đi trên từng làn, thì việc nhận biết hướng đi của các xe còn dễ dàng hơn nữa, mà xe chỉ cần xi nhan phải để chuyển làn, không cần xi nhan báo hướng xe sẽ ra khỏi vòng xuyến.
Ngoài ra, tại vị trí nhập vòng xuyến, các làn xe trước vạch dừng còn có thể được kẻ vạch 1.18 trên từng làn. Các xe phải chọn đúng làn đường trước khi vào vòng xuyến theo nguyên tắc xe quay đầu hay rẽ trái (đi 3/4 vòng tròn) sẽ từ làn sát giải phân cách để đi vào làn trong cùng sát vòng xuyến, xe đi thẳng (đi 1/2 vòng tròn) sẽ từ làn giữa để đi vào làn giữa trên vòng xuyến, xe rẽ phải sẽ đi từ làn ngoài cùng bên phải để đi vào làn sát lề đường trên vòng xuyến.

Nguyên lý "Tính thứ tự lối ra"
Khi lưu thông trong giao cắt thông thường, tính từ vị trí xe hiện tại: rẽ phải được coi là khi xe sẽ thoát ngay lối thoát kế tiếp; đi thẳng là khi xe sẽ thoát tại lối thoát thứ hai (sau lối thoát kế tiếp đầu tiên); rẽ trái là khi xe sẽ thoát tại (các) lối thoát tiếp sau lối thoát thứ ba.

Nguyên tắc chuyển làn trên vòng xuyến:

1- Trước khi vào vòng xuyến, lái xe phải chọn đúng làn đường, tương ứng với độ dài cung tròn mình sẽ đi trong vòng xuyến.
2- Tuân thủ nguyên tắc nhường đường cho xe bên trái chuyển ra làn ngoài.
3- Khi đang lưu thông trong vòng xuyến, sau khi qua một lối thoát, xe sẽ chuyển một làn sang bên phải. Có thể quy định chỉ được chuyển làn từ trong ra ngoài, không được chuyển làn từ ngoài vào trong (điều này cần nghiên cứu thêm). Khi chuyển làn, cần bật xi nhan phải
4- Xe chỉ thoát khỏi vòng xuyến từ làn ngoài cùng bên phải.


Bổ sung:
- Nếu trên vòng xuyến có vẽ mũi tên rẽ trái trên làn sát vòng xuyến, có nghĩa xe nào sẽ đi tiếp 3/4 vòng tròn nữa thì mới được đi trên làn có vẽ mũi tên rẽ trái này.
- Nếu chỉ đi tiếp ít hơn 3/4 vòng, xe đó cần chuyển ra làn giữa, nơi có mũi tên đi thẳng.
- Nếu chỉ đi tiếp ít hơn 1/2 vòng thì chuyển ra làn ngoài cùng, nơi có mũi tên rẽ phải.


3- Ngôn ngữ mô tả hướng di chuyển khi đi qua giao cắt thông thường và giao cắt vòng xuyến


(Còn tiếp...)

---------------
Hình minh hoạ:

Hình #9: Áp dụng Tam phân "theo hệ Kim đồng hồ" để định vị phương tiện trong giao cắt thông thường (ngã 3 ngã 4...)




Hình #10: Áp dụng Tam phân "theo hệ Cung tròn" để định vị phương tiện trong giao cắt vòng xuyến.




Hình #11: sử dụng đèn tín hiệu báo hướng rẽ theo nguyên tắc Tam phân khi đi qua vòng xuyến



.
 
Chỉnh sửa cuối:

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
4- Các nước trên thế giới thì quy định khác nhau. Có nước không quy định đi qua vòng xuyến phải xi nhan (Hoa kỳ chẳng hạn), có nước lại quy định (Úc chẳng hạn) khi đi qua vòng xuyến nếu rẽ trái hay quay đầu thì xi nhan trái, rẽ phải xi nhan phải, còn đi thẳng thì không cần xi nhan, ai thích thì cũng có thể xi nhan.
5- Cá nhân nhà cháu thì theo quan điểm: Đi thẳng qua vòng xuyến không cấu thành hành vi chuyển hướng, nên không phải xi nhan, kẻ cả khi vào lẫn khi ra khỏi vòng xuyến.
.
Em có quan điểm khác với quan điểm này của cụ !
Cá nhân em cho rằng khi đi thẳng qua vòng xuyến đúng nghĩa (có đảo an toàn, có biển báo) phải xi nhan !
 

Santo70

Xe buýt
Biển số
OF-160701
Ngày cấp bằng
14/10/12
Số km
564
Động cơ
353,319 Mã lực
Đã gọi là "đi thẳng" thì qua bất cứ cái gì cũng không phải xin nhan.
Em thì lại đồng tình với các cụ là nên xi nhan phải khi đi thẳng ra khỏi bùng binh / vòng xuyến. Lý do chủ yếu là để bảo vệ cho xế yêu của mình thôi cụ ạ. Nếu không làm vậy thì các xe đi bên phải thân xe của mình và họ vẫn tiếp tục ôm cua trái quanh bùng binh / vòng xuyến có thể va chạm với xe của cụ. Nháy đèn phải trong trường hợp này (và nên nháy sớm chút khi vòng xuyến bé để các xe sau kịp quan sát và xử lý tình huống) cũng giống như ta đang xin phép các xe sau đi chậm lại một chút cho xe em rút ra khỏi bùng binh / vòng xuyến thôi ạ. Cứ với tinh thần cầu thị như vậy em nghĩ chắc các cụ đi sau cũng sẽ hài lòng và không đến nỗi khó chịu với hành vi đó của em đúng không?

Còn nhiều lúc cứ lý thuyết nhiều, nhưng ra đường xe các cụ táng vào nhau rồi thì lúc đó có hối hận là lẽ ra lúc đó mình cũng "hâm hâm" một chút, bật đèn xi nhan phải lên thì có phải bây giờ đỡ phải mất thời gian và tiền bạc sửa xe không? Em cứ "phòng thân và phòng bị gậy" sẵn như vậy vì bây giờ giao thông ngoài kia loạn lắm, lái mới nhiều, mà chắc gì mọi người đã biết hết topic này ở đây để vào đọc đâu?
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em có quan điểm khác với quan điểm này của cụ !
Cá nhân em cho rằng khi đi thẳng qua vòng xuyến đúng nghĩa (có đảo an toàn, có biển báo) phải xi nhan !
Xin cảm ơn kụ nhé.

Ngoài lý do đi thẳng qua vòng xuyến không phải là chuyển hướng nên không phải xi nhan, nhà cháu còn một lý do nữa để ủng hộ quan điểm đi thẳng qua vòng xuyến không phải xi nhan, như đã nêu tại Hình #11 ở còm #143. Nếu đi thẳng qua vòng xuyến mà cũng xi nhan, sẽ gây nhiễu với xi nhan của 2 hướng rẽ trái và rẽ phải, khiến xe đi sau khó phán đoán.

Nhưng nếu trong vòng xuyến có kẻ vạch chia làn theo vòng tròn đồng tâm, thì cần xi nhan mỗi khi chuyển làn. Từ làn tròn sát lề của vòng xuyến đi vào làn thẳng trên nhánh thoát, nếu có cắt ngang vạch kẻ chia làn tròn thì phải xi nhan, nếu đó là làn thoát liên tục, không cắt ngang vạch chia làn thì cũng không phải xi nhan.

.
 

Thuy_CK

Xe điện
Biển số
OF-403707
Ngày cấp bằng
3/2/16
Số km
4,344
Động cơ
3,283 Mã lực
Nơi ở
Thị trấn OF
Xin cảm ơn kụ nhé.

Ngoài lý do đi thẳng qua vòng xuyến không phải là chuyển hướng nên không phải xi nhan, nhà cháu còn một lý do nữa để ủng hộ quan điểm đi thẳng qua vòng xuyến không phải xi nhan, như đã nêu tại Hình #11 ở còm #143. Nếu đi thẳng qua vòng xuyến mà cũng xi nhan, sẽ gây nhiễu với xi nhan của 2 hướng rẽ trái và rẽ phải, khiến xe đi sau khó phán đoán.

Nhưng nếu trong vòng xuyến có kẻ vạch chia làn theo vòng tròn đồng tâm, thì cần xi nhan mỗi khi chuyển làn. Từ làn tròn sát lề của vòng xuyến đi vào làn thẳng trên nhánh thoát, nếu có cắt ngang vạch kẻ chia làn tròn thì phải xi nhan, nếu đó là làn thoát liên tục, không cắt ngang vạch chia làn thì cũng không phải xi nhan.

.
Em hiểu ý còm 143 của cụ ! Với trường hợp cụ thể đó là ngã tư nó có thể đủ sự hợp lý.
Nếu giao cắt có vòng xuyến này là ngã 5, ngã 6, ngã 7 thì thuyết tam phân lại không đủ để giải quyết cho tất cả các hướng đi.

- Trên lý thuyết thì hướng đi bên trong vòng xuyến (màu vàng) cắt ngang tất cả các hướng ra (màu đỏ) và hướng vào (màu xanh)
- Theo luật thì chuyển hướng phải có tín hiệu xi nhan .
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Em hiểu ý còm 143 của cụ ! Với trường hợp cụ thể đó là ngã tư nó có thể đủ sự hợp lý.
Nếu giao cắt có vòng xuyến này là ngã 5, ngã 6, ngã 7 thì thuyết tam phân lại không đủ để giải quyết cho tất cả các hướng đi.

- Trên lý thuyết thì hướng đi bên trong vòng xuyến (màu vàng) cắt ngang tất cả các hướng ra (màu đỏ) và hướng vào (màu xanh)
- Theo luật thì chuyển hướng phải có tín hiệu xi nhan .

Xin cảm ơn kụ nhé.

Ngã 5, ngã 6, ngã 7 đều có thể áp dụng quy tắc Tam Phân để xi nhan, kụ à.

- Cách xác định như sau: 7= 1 + 2 + (3, 4, 5, 6) trong đó 1 là lối thoát đầu tiên ở phía trước, là rẽ phải, 2 là lối thoát thứ 2, là đi thẳng, (3, 4, 5, 6) là lối thoát thứ 3, 4, 5, 6, đều là rẽ trái.
Sau lối thoát đầu tiên, ngã 7 được hạ một cấp, còn là ngã 6. Khi đó 6 = 1 + 2 + (3, 4, 5).
Cứ thế mà tính tiếp.

Cứ thấy lối sắp thoát là 1, có nghĩa là sắp rẽ phải, cần đi ở làn sát lề đường.
Cứ thấy lối sắp thoát 2, có nghĩa là đi thẳng, cần đi ở làn giữa, không phải xi nhan.
Cứ thấy lối sắp thoát là 3 trở lên, có nghĩa là rẽ trái, cần đi ở làn sát vòng xuyến, không phải xi nhan. Chỉ xi nhan khi chuyển làn sang phải.

- Khi nào cần xi nhan chuyển làn?
Từ vị trí hiện tại của xe trên vòng xuyến, khi thấy lối thoát sắp tới của mình là từ 3 trở lên, thì cứ đi làn sát xuyến.
Khi nào lối mình sẽ thoát từ 3 biến thành 2 thì cần xi nhan để chuyển làn, từ làn sát xuyến sang làn giữa.
Khi thấy lối thoát của mình từ 2 sắp biến thành 1 thì cần xi nhan phải để chuyển làn, từ làn giữa sang làn sát lề để thoát xuyến.

- Mỗi khi chuyển làn thì cần xi nhan phải.

Như vậy, với Tam phân, các xe phía sau chỉ cần nhìn vị trí ô tô phía trước đang đi trên làn nào của vòng xuyến là có thể đoán ngay được xe ô tô đó sẽ thoát ra ở lối nào phía trước (là rẽ phải ở 1, đi thẳng ở 2, hay sẽ rẽ trái ở 3, 4, 5, 6), mà không cần phải nhìn xi nhan để đoán lối ra của xe đó.

----------------
Giải thích:

- Tại bất kỳ thời điểm nào trong vòng xuyến, lái xe coi vị trí hiện tại của xe là 6h, coi lối thoát đầu tiên bên phải là 3h, coi lối thoát thứ 2 bên phải hoặc thẳng trước mặt là 12h, coi lối thoát thứ 3 trở đi là 9h đến 6h.
- khi xe mới vào ngã 7: lối thoát đầu tiên là 3h (rẽ phải), lối thoát thứ 2 là 12h (là đi thẳng), lối thoát thứ 3, 4, 5, 6 là 9h (tất cả đều là rẽ trái).
- khi xe đi qua lối thoát đầu tiên, phải làm phép tính trừ đi 1. Khi đó, lối thoát thứ 2 trước đó nay trở thành lối thoát đầu tiên (từ 12h thành 3h =rẽ phải); lối thoát thứ 3 trước đó nay trở thành lối thoát thứ 2 (từ 9h thành 12h =đi thẳng); các lối thoát còn lại là sẽ bớt đi một bậc (lối thoát thứ 4, 5, 6 trước đó này trở thành lối thoát 3, 4, 5 nhưng vẫn là rẽ trái).

- tại bất kỳ thời điểm nào, khi ô tô trong vòng xuyến, để thoát ra lối thoát đầu tiên ở trước mặt, xe ô tô phải chuyển sang làn trong cùng sát lề và phải xi nhan bên phải.

- tại bất kỳ thời điểm nào, khi ô tô trong vòng xuyến, để thoát ra lối thoát thứ 2 ở trước mặt, xe ô tô phải đi ở làn giữa, và không phải xi nhan. Chỉ xi nhan bên phải để chuyển sang làn bên phải nếu trước đó xe đã đi ở làn sát vòng xuyến.

- tại bất kỳ thời điểm nào, khi ô tô trong vòng xuyến, để thoát ra lối thoát thứ 3, 4, 5, 6 ở trước mặt, xe ô tô phải chuyển sang làn sát vòng xuyến và cũng không phải xi nhan. Chỉ xi nhan khi chuyển làn trên vòng xuyến.

- Các xe phía sau chỉ cần nhìn vị trí ô tô phía trước đang đi trên làn nào của vòng xuyến là có thể đoán ngay được xe ô tô đó sẽ thoát ra ở lối nào phía trước, không cân phải nhìn xi nhan để đoán lối ra của xe đó.

- Khi thấy ô tô phía trước xi nhan phải, là biết xe đó đang chuyển làn. Nếu mình không chuyển làn thì cần nhường đường và vòng đuôi để đi sang bên trái xe đó.
- còn các xe nhập vào vòng xuyến thì không cần phải xi nhan trái. Chỉ cần nhắm đúng làn đường phù hợp với lối ra mà nhập vào, đồng thời cần nhường đường cho xe ở bên tay trái mình đi lên.
.
 
Chỉnh sửa cuối:

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,671
Động cơ
377,913 Mã lực
Xin cảm ơn kụ nhé.

Ngã 5, ngã 6, ngã 7 đều có thể áp dụng quy tắc Tam Phân để xi nhan, kụ à.

Cách xác định như sau: 7= 1 + 2 + (3, 4, 5, 6) trong đó 1 là lối thoát đầu tiên ở phía trước, là rẽ phải, 2 là lối thoát thứ 2, là đi thẳng, (3, 4, 5, 6) là lối thoát thứ 3, 4, 5, 6, đều là rẽ trái.
Sau lối thoát đầu tiên, ngã 7 được hạ một cấp, còn là ngã 6. Khi đó 6 = 1 + 2 + (3, 4, 5).
Cứ thế mà tính tiếp.

Cứ 1 là rẽ phải, cần chuyển làn ra sát lề đường, khi chuyển làn cần xi nhan phải.
Cứ 2 là đi thẳng, cần đi ở làn giữa, không phải xi nhan. Chỉ xi nhan khi chuyển làn sang phải.
Cứ từ 3 trở lên là rẽ trái, cần đi ở làn sát vòng xuyến, không phải xi nhan. Chỉ xi nhan khi chuyển làn sang phải.

Các xe phía sau chỉ cần nhìn vị trí ô tô phía trước đang đi trên làn nào của vòng xuyến là có thể đoán ngay được xe ô tô đó sẽ thoát ra ở lối nào phía trước (là rẽ phải ở 1, đi thẳng ở 2, hay sẽ rẽ trái ở 3, 4, 5, 6), mà không cần phải nhìn xi nhan để đoán lối ra của xe đó.

----------------
Giải thích:

- Tại bất kỳ thời điểm nào trong vòng xuyến, lái xe coi vị trí hiện tại của xe là 6h, coi lối thoát đầu tiên bên phải là 3h, coi lối thoát thứ 2 bên phải hoặc thẳng trước mặt là 12h, coi lối thoát thứ 3 trở đi là 9h đến 6h.
- khi xe mới vào ngã 7: lối thoát đầu tiên là 3h (rẽ phải), lối thoát thứ 2 là 12h (là đi thẳng), lối thoát thứ 3, 4, 5, 6 là 9h (tất cả đều là rẽ trái).
- khi xe đi qua lối thoát đầu tiên, phải làm phép tính trừ đi 1. Khi đó, lối thoát thứ 2 trước đó nay trở thành lối thoát đầu tiên (từ 12h thành 3h =rẽ phải); lối thoát thứ 3 trước đó nay trở thành lối thoát thứ 2 (từ 9h thành 12h =đi thẳng); các lối thoát còn lại là sẽ bớt đi một bậc (lối thoát thứ 4, 5, 6 trước đó này trở thành lối thoát 3, 4, 5 nhưng vẫn là rẽ trái).

- tại bất kỳ thời điểm nào, khi ô tô trong vòng xuyến, để thoát ra lối thoát đầu tiên ở trước mặt, xe ô tô phải chuyển sang làn trong cùng sát lề và phải xi nhan bên phải.

- tại bất kỳ thời điểm nào, khi ô tô trong vòng xuyến, để thoát ra lối thoát thứ 2 ở trước mặt, xe ô tô phải đi ở làn giữa, và không phải xi nhan. Chỉ xi nhan bên phải để chuyển sang làn bên phải nếu trước đó xe đã đi ở làn sát vòng xuyến.

- tại bất kỳ thời điểm nào, khi ô tô trong vòng xuyến, để thoát ra lối thoát thứ 3, 4, 5, 6 ở trước mặt, xe ô tô phải chuyển sang làn sát vòng xuyến và cũng không phải xi nhan. Chỉ xi nhan khi chuyển làn trên vòng xuyến.

- Các xe phía sau chỉ cần nhìn vị trí ô tô phía trước đang đi trên làn nào của vòng xuyến là có thể đoán ngay được xe ô tô đó sẽ thoát ra ở lối nào phía trước, không cân phải nhìn xi nhan để đoán lối ra của xe đó.

- Khi thấy ô tô phía trước xi nhan phải, là biết xe đó đang chuyển làn. Nếu mình không chuyển làn thì cần nhường đường và vòng đuôi để đi sang bên trái xe đó.
- còn các xe nhập vào vòng xuyến thì không cần phải xi nhan trái. Chỉ cần nhắm đúng làn đường phù hợp với lối ra mà nhập vào, đồng thời cần nhường đường cho xe ở bên tay trái mình đi lên.
.
Cảm ơn bác nhé
Đây là cơ sở lý luận rất rõ ràng để có thể áp dụng với nhiều nút giao nhau. Trong đó có nút Cát Linh - Giảng Võ -Giang Văn Minh -Hào Nam. Tại đây có nhiều tranh cãi của lái xe rằng ; đèn đỏ được rẽ phải thì khi rẽ vào Cat Linh hay Hào Nam, hay cả 2. xxx lúc bắt lúc không theo kiểu bắt nạt làm nhiều lx lúng túng. Với cơ sở lý luận trên thì hoàn toàn có thể tự vệ khi bị xxx bắt sai và đi cho đúng khỏi bị bắt.

Tiện đây bác cho hỏi; Qui tắc Tam Phân trên được đề cập trong tài liệu chính thức nào để khi xxx làm sai mình còn dẫn luận cho họ. Em tin rằng số lượng xxx không biết hoặc giả như không biết sẽ rất nhiều
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cảm ơn bác nhé
Đây là cơ sở lý luận rất rõ ràng để có thể áp dụng với nhiều nút giao nhau. Trong đó có nút Cát Linh - Giảng Võ -Giang Văn Minh -Hào Nam. Tại đây có nhiều tranh cãi của lái xe rằng ; đèn đỏ được rẽ phải thì khi rẽ vào Cat Linh hay Hào Nam, hay cả 2. xxx lúc bắt lúc không theo kiểu bắt nạt làm nhiều lx lúng túng. Với cơ sở lý luận trên thì hoàn toàn có thể tự vệ khi bị xxx bắt sai và đi cho đúng khỏi bị bắt.

Tiện đây bác cho hỏi; Qui tắc Tam Phân trên được đề cập trong tài liệu chính thức nào để khi xxx làm sai mình còn dẫn luận cho họ. Em tin rằng số lượng xxx không biết hoặc giả như không biết sẽ rất nhiều
Xin chào kụ,
Nếu kụ khen, nhà cháu nhận và cảm ơn kụ. Nếu kụ phê bình, nhà cháu cũng xin nhận và cảm ơn kụ. Nhưng,
Quy tắc Tam phân là do nhà cháu tự ngộ ra, khi ngồi uống bia và nhìn đèn xi nhan ô tô nhấp nháy, so sánh với cách ở nước ngoài họ xi nhan. Thấy nó hay hay thì Khái quát lại, đem lên đây trao đổi cùng các kụ mợ cho vui.

Nhà cháu chưa đọc thấy ở đâu viết về Tam phân cả.
.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Xin cảm ơn kụ nhé.

Ngã 5, ngã 6, ngã 7 đều có thể áp dụng quy tắc Tam Phân để xi nhan, kụ à.

- Cách xác định như sau: 7= 1 + 2 + (3, 4, 5, 6) trong đó 1 là lối thoát đầu tiên ở phía trước, là rẽ phải, 2 là lối thoát thứ 2, là đi thẳng, (3, 4, 5, 6) là lối thoát thứ 3, 4, 5, 6, đều là rẽ trái.
Sau lối thoát đầu tiên, ngã 7 được hạ một cấp, còn là ngã 6. Khi đó 6 = 1 + 2 + (3, 4, 5).
Cứ thế mà tính tiếp.

Cứ thấy lối sắp thoát là 1, có nghĩa là sắp rẽ phải.
Cứ thấy lối sắp thoát 2, có nghĩa là đi thẳng, cần đi ở làn giữa, không phải xi nhan.
Cứ thấy lối sắp thoát là 3 trở lên, có nghĩa là rẽ trái, cần đi ở làn sát vòng xuyến, không phải xi nhan. Chỉ xi nhan khi chuyển làn sang phải.

- ...

Như vậy, với Tam phân, các xe phía sau chỉ cần nhìn vị trí ô tô phía trước đang đi trên làn nào của vòng xuyến là có thể đoán ngay được xe ô tô đó sẽ thoát ra ở lối nào phía trước (là rẽ phải ở 1, đi thẳng ở 2, hay sẽ rẽ trái ở 3, 4, 5, 6), mà không cần phải nhìn xi nhan để đoán lối ra của xe đó.
...
.

Ở trên là cách tính đối với đoạn đường đồng cấp, không có đường chính, đường ưu tiên.

Trường hợp giao cắt vòng xuyến có tuyến đường chính, đường ưu tiên, thì tuyến đường chính, đường ưu tiên đó được coi là tuyến đi thẳng, không cần xi nhan.

Các nhánh thoát nào nằm ở bên phải tuyến chính, tuyến ưu tiên đó sẽ được coi là lối Rẽ phải.
Các nhánh thoát nào nằm ở bên trái tuyến chính, tuyến ưu tiên đó sẽ được coi là lối Rẽ trái.
.
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,671
Động cơ
377,913 Mã lực
Xin chào kụ,
Nếu kụ khen, nhà cháu nhận và cảm ơn kụ. Nếu kụ phê bình, nhà cháu cũng xin nhận và cảm ơn kụ. Nhưng,
Quy tắc Tam phân là do nhà cháu tự ngộ ra, khi ngồi uống bia và nhìn đèn xi nhan ô tô nhấp nháy. Thấy nó hay hay thì đem lên đây trao đổi cùng các kụ mợ cho vui.

Nhà cháu chưa đọc thấy ở đâu viết về Tam phân cả.
.
Tạm gác chuyện khen-chê lại nhưng thế là em mừng hụt rồi. Vì em và nhiều nguwoif nữa chỉ cần cái công cụ tự vệ. Mà bác biết rồi đấy, XXX ở ta luôn sẵn có lý sự ".....tôi không biết...anh đi sai rồi ...bla bla.." Thế nên khi ta có thể chỉ ra nơi Luật, TT, ND....nào đề cập đến thì họ mới chịu

Nghiên cứu tiếp vậy
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,675
Động cơ
544,972 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Cứ lấy nguyên tắc "chuyển làn, chuyển hướng" phải xi nhan là rõ nhất
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Tạm gác chuyện khen-chê lại nhưng thế là em mừng hụt rồi. Vì em và nhiều nguwoif nữa chỉ cần cái công cụ tự vệ. Mà bác biết rồi đấy, XXX ở ta luôn sẵn có lý sự ".....tôi không biết...anh đi sai rồi ...bla bla.." Thế nên khi ta có thể chỉ ra nơi Luật, TT, ND....nào đề cập đến thì họ mới chịu

Nghiên cứu tiếp vậy
Kụ có thể áp dụng luật để tự bảo vệ mình. Đồng thời, kụ yêu cầu xxx chứng minh xe kụ đi từ GV sang CL là có chuyển hướng (rẽ phải). xxx sẽ không thể chứng minh được, nên không thể phạt kụ lỗi không xi nhan khi xe kụ đi từ Giảng võ sang Cát linh.

---------------
Giải thích:

- Khi đi từ Giảng võ sang Cát linh, tuyến Giảng võ nối Cát linh ra Quốc tử Giám là tuyến đường chính. Theo luật hiện hành, khi xe đi trên tuyến chính thì không có hành vi chuyển hướng, dù tuyến đường chính có thể cong hay thẳng.
- Khi kụ đi từ GV vào Hào nam, là kụ rời bỏ tuyến đường chính để đi vào tuyến đường nhánh nằm bên phải tuyến chính. Theo luật hiẹn hành, đây là hành vi rẽ phải, nên cần phải có tín hiệu báo rẽ phải.
- Khi kụ đi từ GV vào Giảng võ nối dài (đường ra bến xe Kim mã), hoặc đi vào Giang văn Minh, là kụ rời bỏ tuyến đường chính để đi vào đường nhánh nằm ở bên trái tuyến đường chính. Theo luật hiện hành, đây là hành vi rẽ trái, nên xe phải có tín hiệu báo rẽ trái.
.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,675
Động cơ
544,972 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Kụ có thể áp dụng luật để tự bảo vệ mình. Đồng thời, kụ yêu cầu xxx chứng minh xe kụ đi từ GV sang CL là có chuyển hướng (rẽ phải). xxx sẽ không thể chứng minh được, nên không thể phạt kụ lỗi không xi nhan khi xe kụ đi từ Giảng võ sang Cát linh.

---------------
Giải thích:

- Khi đi từ Giảng võ sang Cát linh, tuyến Giảng võ nối Cát linh ra Quốc tử Giám là tuyến đường chính. Theo luật hiện hành, khi xe đi trên tuyến chính thì không có hành vi chuyển hướng, dù tuyến đường chính có thể cong hay thẳng.
- Khi kụ đi từ GV vào Hào nam, là kụ rời bỏ tuyến đường chính để đi vào tuyến đường nhánh nằm bên phải tuyến chính. Theo luật hiẹn hành, đây là hành vi rẽ phải, nên cần phải có tín hiệu báo rẽ phải.
- Khi kụ đi từ GV vào Giảng võ nối dài (đường ra bến xe Kim mã), hoặc đi vào Giang văn Minh, là kụ rời bỏ tuyến đường chính để đi vào đường nhánh nằm ở bên trái tuyến đường chính. Theo luật hiện hành, đây là hành vi rẽ trái, nên xe phải có tín hiệu báo rẽ trái.
.
Sao lại có tuyến đường chính, tuyến đường nhánh nhỉ? chỉ có tyuến đường giao với đường ưu tiên hoặc không ưu tiên thôi chứ nhỉ?
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,671
Động cơ
377,913 Mã lực
Vâng, đây chính là điểm gây nhiều tranh cãi.
Khi đi từ GV hướng về Hào Nam hoạc Cát Linh. Câu hỏi là. Khi đèn đỏ bật sáng, đèn xanh được rẽ phải bật sáng thì
- Các phương tiện được rẽ phải vào Hào Nam - Không tranh cãi
- Các phương tiện có được đi tiếp vào Cát Linh không? - Cần có cơ sở luật pháp rõ ràng, để tự vệ nếu xxx bắt sai, để chấp hành cho đúng.
1/ Loại bỏ điều kiện tuyến chính - phụ vì cơ sở này yếu. Trong luật chỉ có nút giao đồng cấp hoạc ưu tiên - không ưu tiên, không có khái niệm chính - phụ.
2/ Loại bỏ điều kiện thẳng - cong vì cơ sở này yếu. Vừa mang tính cảm tính vừa thiếu cơ sở của kiến thức chung về 1 đoạn thẳng, hay đoạn đường đều phải bắt đầu và kết thúc từ 2 điểm. Không thể định xác định 1 đoạn đường là cong - thẳng khi đoạn có đi qua 1 giao điểm ở giữa(là nút giao).

Cái qui tắc Tam Phân là rất khoa học và hữu dụng cho các nút giao nhiểu hướng đồng cấp. Tiếc rằng chưa có văn bản pháp qui nào ứng dụng giải thích.

Em tự thấy mình vẫn còn dốt ở chỗ này, nhờ các bác tư vấn tiếp ạ
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Sao lại có tuyến đường chính, tuyến đường nhánh nhỉ? chỉ có tyuến đường giao với đường ưu tiên hoặc không ưu tiên thôi chứ nhỉ?
Xin mời kụ tham khảo quy định tại QC41/2012 về "đường ưu tiên còn gọi là đường chính"
nhé.
.
.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,675
Động cơ
544,972 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Vâng, đây chính là điểm gây nhiều tranh cãi.
Khi đi từ GV hướng về Hào Nam hoạc Cát Linh. Câu hỏi là. Khi đèn đỏ bật sáng, đèn xanh được rẽ phải bật sáng thì
- Các phương tiện được rẽ phải vào Hào Nam - Không tranh cãi
- Các phương tiện có được đi tiếp vào Cát Linh không? - Cần có cơ sở luật pháp rõ ràng, để tự vệ nếu xxx bắt sai, để chấp hành cho đúng.
1/ Loại bỏ điều kiện tuyến chính - phụ vì cơ sở này yếu. Trong luật chỉ có nút giao đồng cấp hoạc ưu tiên - không ưu tiên, không có khái niệm chính - phụ.
2/ Loại bỏ điều kiện thẳng - cong vì cơ sở này yếu. Vừa mang tính cảm tính vừa thiếu cơ sở của kiến thức chung về 1 đoạn thẳng, hay đoạn đường đều phải bắt đầu và kết thúc từ 2 điểm. Không thể định xác định 1 đoạn đường là cong - thẳng khi đoạn có đi qua 1 giao điểm ở giữa(là nút giao).

Cái qui tắc Tam Phân là rất khoa học và hữu dụng cho các nút giao nhiểu hướng đồng cấp. Tiếc rằng chưa có văn bản pháp qui nào ứng dụng giải thích.

Em tự thấy mình vẫn còn dốt ở chỗ này, nhờ các bác tư vấn tiếp ạ
Tại giao cắt, nếu trước giao cắt phương tiện đang đứng trên tuyến chính thì tín hiệu đèn đi thẳng luôn là tín hiệu đi cho phương tiện lưu thông trên tuyến đường chính, kụ à.
Khi đứng trên Giảng Võ hướng về Khách sạn Hốin, tức là đang đứng trên tuyến đường chính, nếu đèn đỏ, nghĩa là đèn đỏ cho tuyến chính đi Cát Linh (là tuyến có lưu lượng xe nhiều nhất, dù không có biển báo đường ưu tiên, xem trích luật tại còm #158). Xe từ GV không được đi vào CL để tránh xung đột với xe từ Giang văn Minh đi Hào Nam.

Khi đó, đèn rẽ phải xanh chỉ có nghĩa cho phép xe từ GV rẽ phải vào Hào nam thôi, kụ à.
.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,747
Động cơ
630,619 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
"đường chính" trong () nhưng E chưa thấy đường nhánh?
Thế kụ đã đồng ý Đường ưu tiên = đường chính, kể cả khi không có biển "đường ưu tiên" hay chưa vậy?
.
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,675
Động cơ
544,972 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Thế kụ đã đồng ý Đường ưu tiên = đường chính, kể cả khi không có biển "đường ưu tiên" hay chưa vậy?
.
E không đồng ý, trong Luật chỉ dùng đường ưu tiên. (đường chính) trong ngoặc chỉ mang tính giải thích cho rõ nghĩa nên không được thể hiện nhiều trong văn bản luật cụ nhé.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top