- Biển số
- OF-29999
- Ngày cấp bằng
- 25/2/09
- Số km
- 14,301
- Động cơ
- 1,764,926 Mã lực
Một thời gian khó anh nhỉNgày xưa ăn no luôn, làm bát đầy xong tiếng sau lại thấy đói
Một thời gian khó anh nhỉNgày xưa ăn no luôn, làm bát đầy xong tiếng sau lại thấy đói
À, GS là GEN XXNhững năm 90 e ăn thịt hộp với ruốc cá nục thôi chứ k dc ăn bobo
Kể ra món này còn dễ ăn hơn cái loại khoai tây baby, tròn tròn như ngón chân cái, vỏ vẫn còn xanh, đổ vào gầm giường lăn lông lốc. Món này luộc lên nó còn ngai ngái kg nuốt được .Một thời gian khó anh nhỉ
Ký ức em ko còn nhớ đến bobo. Nhà em có nghề phụ nên vẫn có thịt, cá, bếp dầu..Kể ra món này còn dễ ăn hơn cái loại khoai tây baby, tròn tròn như ngón chân cái, vỏ vẫn còn xanh, đổ vào gầm giường lăn lông lốc. Món này luộc lên nó còn ngai ngái kg nuốt được .
Mấy cụ ở trên bảo hồi ăn bobo kg có đường nhưng tầm năm 77-79 em vẫn ăn bobo bung với đỗ đen rắc ít đường vàng
Bia Vạn Lực chai xanh cao hình như 640ml hay to hơn, e uống từ hồi mẫu giáo nhớn rồiÀ, GS là GEN XX
90 thì đầy bia Vạn Lực rồi
Oạch, GS dậy thì sớm thếBia Vạn Lực chai xanh cao hình như 640ml hay to hơn, e uống từ hồi mẫu giáo nhớn rồi
Lúc đó gọi là bo bo thôi, nhưng thực tế nó chính là hạt lúa mì, ngoài Bắc lúc đó vẫn gọi là mì hạt ( để phân biệt với mì sợi, bột mì). Lô hạt mì đầu tiên cấp phát cứu đói cho dân là từ kho Bình Tây hay Bình Đông gì đó vốn là nguyên liệu dự trữ dùng để SX bia bác ạ.Bo bo đâu phải hạt lúa mì, hạt này tây nó chuyên nấu cho gia súc thì phải.
Em ăn bo bo xong ra vẫn là bo bo. Một thời bao cấpCái sự Bo bo hoàn toàn là hậu quả sự chống phá của thế lực thù đuỵch, bác ạ.
Được sự chỉ đạo sâu sát của Bên A này, sự vào cuộc của các thể loại bên B này, sự nỗ lực năng động sáng tạo của bên C này, ta đã thoát bo bo.
Những bác đã hưu trí như bác Ngao5 , chắc đã được chén bo bo và lưu được ký ức hoàn chỉnh.
Tôi chỉ nhớ được là nó khá cứng, nhai trệu trạo gần gẫy răng mới nuốt được.
Vâng, hồi còn sv ở bển em cũng hay ăn hạt mạch (гречиха) này, bọn em thường gọi là hạt 2 mông, nấu như cơm ăn với thịt bò hầm cũng khá ngon. Tết tây người Nga hay có món nhồi hạt này vào bụng con gà tây hoặc ngỗng đút lò nướng ạ
Bo bo không phải là hạt lúa mì, nó là lúa miến (sorghum), cây chịu được khô hạn, xuất xứ từ Ấn Độ và Indonesia. Do tàu thuỷ Liên Xô chở về nên người ta tưởng nhầm là Liên Xô viện trợ
Người Nga có hạt lúa mạch, trông hình dáng giống bo bo, nhưng còn tiêu hoá được với điều kiện xay sát cẩn thân. Người Nga thích món súp lúa mạch nấu với đầu cá hồi và củ cải đỏ gọi là Borst. Đây là món truyền thống đãi khách quý. Em không duyệt được món này
Để thấy nó là món ăn truyền thống, em cho cụ xem hình dưới đây.
Nghe tin Stalin qua đời,
6-3-1953 – Eileen Keenan, một nhân viên phục vụ tại nhà hàng 1203, Washington D.C. đặt một tấm biển bên ngoài nhà hàng mời mọi người thưởng thức món súp đại mạch miễn phí (Free Borst) để kỷ niệm cái chết của Stalin
Ngoài ra Việt Nam còn nhập cả lúa mì nguyên vỏ và lúa mạch nguyên vỏ nữa, người Việt cứ gọi chung là "bo bo"
Ở miền núi, đặc biệt là Hà Giang, trồng một loại cây người dưới xuôi gọi là "mạch", vì hạt có hình tam giác nên gọi là "tam giác mạch". Cây này cũng chịu được khô hạn, hạt ăn khó tiêu, người Hà Giang dùng để làm thữc ăn cho gia súc. Từ ngày có phong trào chụp ảnh tam giác mạch thì họ mới trồng nhiều thêm để phục vụ du lịch
May mắn em k phải ăn bo bo vì cụ ông bìa B, cụ bà CBCNV làm "gián tiếp đc 15kg/th. Em thì phiếu E, đc 13kg. Chỉ nhớ thiếu xà phòng giặt phải đun quả bồ hòn lấy nước thay xà phòng. Có người đói quá ăn nhân hạt bồ hòn, say và nôn mửa gần chết.
Theo em thì bo bo nó là giống hạt riêng chứ ko phải lúa mỳ ạ, nếu là lúa mỳ thì đã xay thành bột có giá trị rất cao chứ tội gì phát thay gạo mậu dịch đâu cụ?Lúc đó gọi là bo bo thôi, nhưng thực tế nó chính là hạt lúa mì, ngoài Bắc lúc đó vẫn gọi là mì hạt ( để phân biệt với mì sợi, bột mì). Lô hạt mì đầu tiên cấp phát cứu đói cho dân là từ kho Bình Tây hay Bình Đông gì đó vốn là nguyên liệu dự trữ dùng để SX bia bác ạ.
Nói đến thời dân SG cũng phải ăn bo bo ( mì hạt) thì không thể không nhắc đến bà Ba Thi
Nhảy đầm thì đến năm 199X ở SG vẫn cấm, nếu nhớ không nhầm là vụ ca sỹ Ngọc Sơn bị bắt cũng vì nhảy nhót, chẳng có thác loạn như báo hồi đó đưa tinView attachment 7813525
Ăn bo bo đói nên phải cấm nhảy đầm, giữ gìn sức khỏe nhân dân.
em ko đổi bún mà xúc gạo đi bán lấy tiền mua thuốc lá hút ạAi đổi bún không???
Có ai đổi bún không???
Thời đầu những năm 80 thì nhà em có mỳ sợi. Sau đó thì có hạt bobo này, chắc là bố mẹ em đem đổi lấy gạo nên ít phải ăn hơn, nếu như có ăn thì đem rang lên, ăn như ăn ngô rang vậy.
Có một thời gian có rất nhiều khoai tây nữa.
Báo TT nói nhiều loại hạt, kể cả lúa mạch, lúa mì chưa kịp xay bột. Dân ta gọi tuốt là cao lương.Bàn rồi lại lôi ra bàn lại, "Bo bo ai còn nhớ":
Đúng là loại hạt hơi tròn, trắng ngà cụ gì đưa ở trên nhưng có rãnh nữa, có lẽ nguồn hạt nó tạp, vì em nhớ có tờ "Khoa học phổ thông" ở trong Nam hồi đó cũng có bài "Hạt cao lương là hạt gì", chứng tỏ mình nhập nhiều loại hạt về để cứu đói.
Không biết làng này còn kinh doanh món này không cụ nhỉ?Đầu vào bao nhiêu, đầu ra bấy nhiêu. Chỉ khổ cái dạ dày!
Hồi ấy, ai cũng căm thù bo bo. Những người căm thù bo bo nhất là dân làng Cổ Nhuế vì "hàng xấu" giá rất thấp.
Cơ chế ngăn sông cấm chợ, triệt tiêu động lực kinh tế thị trường, mỗi huyện là một pháo đài là nguyên nhân bao trùm nhất.Nhưng lúc đó bị cấm vận, chúng ta thiếu tới 1/2 sản lượng gạo
Cái này là sai. Em không trách gì cụ, có thể cụ chỉ nghe lại từ bộ máy tuyên truyền thôi.
Năm 1985, Việt Nam vẫn đang thiếu lương thực, nhiều người phải ăn bo bo. Đến 1989, VN chấm dứt thời kỳ thiếu gạo, trở thành nước xuất khẩu gạo (1.4 triệu tấn).
Chúng ta hết đói trước khi rút quân khỏi Campuchia (1989), trước khi bình thường hóa quan hệ với TQ (1991), trước khi ra khỏi cấm vận của Mỹ (1994). Người VN đã thoát đói hoàn toàn bằng vào nội lực, không hề có tí ngoại lực nào.
Đói ăn giai đoạn 1975-1986, chỉ bao gồm 2 nguyên nhân: (1) Cơ chế yếu kém, bao gôm cả lãnh đạo và điều hành (nguyên nhân chính); và (2) duy trì động viên ra mặt trận (nguyên nhân phụ). Sở dĩ (2) là nguyên nhân phụ, vì khu vực nông thôn VN thực chất là dư thừa lao động (đến bây giờ vẫn thừa), có động viên quân đội cũng không thấm vào đâu.