[Funland] Cụ nào đã từng ăn Bo Bo.

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,503
Động cơ
357,338 Mã lực
Ăn món bo bo này mỏi răng nhiều tí, cơ mờ nó còn có chất hơn gạo trắng Ấn độ, cái thứ gạo rất thơm khi nấu mà rất nhạt khi bỏ mồm.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,079
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
phuongmit : GS chắc chưa đc ăn bo bo đâu nhỉ?
Em chả nhớ gì về bo bo, chắc chắn đã ăn nbuwng ký ức bằng 0 8->
Em chỉ nhớ có thời gian đc ăn gạo tấm Ấn Độ
Loại gạo tấm này "ăn hao cơm" lắm, em toàn bị mẹ mắng suốt vì sao nấu cơm kiểu gì mà nhanh hết gạo :((
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,079
Động cơ
655,047 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chúc mừng bác và 2 phụ huynh.
Vấn đề thời đó không phải là thiếu gạo, mà là cóc có gạo mà bán cho dân.
Đến năm 1986, tôi còn phải nhận khoai tây hoặc Bột mỳ thay thế tiêu chuẩn gạo hàng tháng, 13 hay 19kgs thì phải, tôi cũng không nhớ.
Bộ đội, CA, một số ngành lao động nặng nhọc là 21 kg/tháng; CB CNV thì 15-18kg/tháng, dưới 18 tuổi thì 13 kg/tháng, trẻ em tùy độ tuổi, ít nhất là 7kg/tháng. Xưa ở nhà, chuyên môn của em là đi mua gạo, tháng 2 lần nên em nhớ lắm ạ :D
 

Yelnut

Xe tăng
Biển số
OF-390971
Ngày cấp bằng
7/11/15
Số km
1,295
Động cơ
-231,564 Mã lực
May quá, có "nhân chứng" làm chứng cho em. Bố em CBCNVC, tạm gọi là trung cao cấp của 1 ngành nên có lẽ được chế độ tốt hơn chăng? Tháng nào cũng thừa gạo để đổi bún ăn tươi cuối tháng đó cụ.

Phiếu TR thì cụ nhắc em mới nhớ, rất chuẩn ạ!
Ai đổi bún không???
Có ai đổi bún không???
Thời đầu những năm 80 thì nhà em có mỳ sợi. Sau đó thì có hạt bobo này, chắc là bố mẹ em đem đổi lấy gạo nên ít phải ăn hơn, nếu như có ăn thì đem rang lên, ăn như ăn ngô rang vậy.
Có một thời gian có rất nhiều khoai tây nữa.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
55,222
Động cơ
1,131,913 Mã lực
Bo bo đâu phải hạt lúa mì, hạt này tây nó chuyên nấu cho gia súc thì phải.
dBmSrNFt.jpg
NYI2j5Va.jpg

Bo bo không phải là hạt lúa mì, nó là lúa miến (sorghum), cây chịu được khô hạn, xuất xứ từ Ấn Độ và Indonesia. Do tàu thuỷ Liên Xô chở về nên người ta tưởng nhầm là Liên Xô viện trợ
Người Nga có hạt lúa mạch, trông hình dáng giống bo bo, nhưng còn tiêu hoá được với điều kiện xay sát cẩn thân. Người Nga thích món súp lúa mạch nấu với đầu cá hồi và củ cải đỏ gọi là Borst. Đây là món truyền thống đãi khách quý. Em không duyệt được món này
Để thấy nó là món ăn truyền thống, em cho cụ xem hình dưới đây.
Nghe tin Stalin qua đời,
6-3-1953 – Eileen Keenan, một nhân viên phục vụ tại nhà hàng 1203, Washington D.C. đặt một tấm biển bên ngoài nhà hàng mời mọi người thưởng thức món súp đại mạch miễn phí (Free Borst) để kỷ niệm cái chết của Stalin

Nga 1953_3_6 (1).jpg
Nga 1953_3_6 (3).jpg

Ngoài ra Việt Nam còn nhập cả lúa mì nguyên vỏ và lúa mạch nguyên vỏ nữa, người Việt cứ gọi chung là "bo bo"
Ở Nga lúa mạch thường để nấu rượu. Rượu Smirnoff, rượu Stolichnaya .... nổi tiếng cũng nấu từ lúa mach, khác nhau ở hương vị do bí quyết sản xuất
Bia cũng sử dụng lúa mạch, nhưng quan trọng và bia là cỏ hublon lên mem bia. Nước Tiệp trồng cỏ hublon ngon, thành ra người Đức từ xa xưa đã mở nhiều hãng bia ở Tiệp. Nước Nga không trồng được loại cỏ này, nên bia Nga chậm phát triển và không ngon
Nhà máy rượu Hà Nội thời kỳ 1940 vẫn phải sử dụng cỏ hublon mua của Tiệp. Bố em quen với tay giám đốc nhà máy bia Hà Nội tên là Pitek (chắc chắn là người Tiệp, hoặc Pháp gốc Tiệp), nên sau này bia Hà Nội vẫn ngon dù tam sao thất bản.
Theo em biết (không rõ đúng không) những chai bia hồi em uống ở Tiệp thường ghi là 10 độ, bia Pravopramen tới 12 độ. Thoạt đầu em tưởng là nồng độ cồn 10 hoặc 12%, sau mới biết đó là lượng men cỏ hublon có trong bia. Lượng cồn trong bia bằng con số đó chia cho 4. Thí dụ bia 12 độ thì lượng cồn là 3%

Ở miền núi, đặc biệt là Hà Giang, trồng một loại cây người dưới xuôi gọi là "mạch", vì hạt có hình tam giác nên gọi là "tam giác mạch". Cây này cũng chịu được khô hạn, hạt ăn khó tiêu, người Hà Giang dùng để làm thữc ăn cho gia súc. Từ ngày có phong trào chụp ảnh tam giác mạch thì họ mới trồng nhiều thêm để phục vụ du lịch
 
Chỉnh sửa cuối:

Euro2CityStar

Xe lăn
Biển số
OF-345955
Ngày cấp bằng
9/12/14
Số km
12,014
Động cơ
396,201 Mã lực
Nơi ở
Quân khu bàn phím
Không biết hình thù quả này nó ra làm sao mà nó dai thế các cụ nhẩy, em lại bị đau răng chỉ ăn được đồ mềm, thịt bò với thịt chó phải mềm mềm em mới ăn được, chứ dai dăng dắc thì em chịu, nhai lệch cả hàm.
thé có nhai được thịt sugar baby không
 

NNS

Xe ngựa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
29,047
Động cơ
519,676 Mã lực
hột này ninh kĩ còn ra nhai đc chứ nấu độn cơm thì ăn xong ị ra nguyên hột, hệt ăn hạt ổi chín, chả tiêu hoá éo gì :))
những năm đói kém này em ít phải nhận cái thứ hột thức ăn gia súc này mà hay ăn độn mì vụn
 

TimeBreak

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-70206
Ngày cấp bằng
8/8/10
Số km
2,066
Động cơ
460,817 Mã lực
Tôn Đản là của vua quan
Nhà Thờ là của trung gian nịnh thần
Đồng Xuân là của thương nhân
Vỉa hè ấy của nhân dân anh hùng

Các Lão nhớ bài thơ lịch sử này hem
 

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
21,659
Động cơ
757,612 Mã lực
Nhà em gần nhà máy xay xát nên nhiều vỏ trấu tha hồ đun, bobo hầm kỹ cùng hạt đỗ đen. Bo bo nở bung, nhai kỹ, ngậy phết :))
Nhà em ở tp Việt trì. Có than cám (than do lọc bụi từ lò nhà máy nhiệt điện ) nên hầm bo bo nhừ luôn. Tuy nhiên nhà em thời đấy hơi khá giả hơn bình thường nên chỉ 'ăn chơi ' thôi chứ không phải ăn thay cơm
 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,386
Động cơ
1,550,187 Mã lực
Em lạ gì, vào 100 hạt, ra đủ 100 hạt, không "sứt mẻ" gì :))

Nghĩ lại một thời bi tráng, quần áo vá, mùa đông anh em đổi nhau cái áo bông xanh công nhân để đi học. Cơm độn triền miên, khi thì gạo mốc, khi thì tấm Ấn Độ, lúc thì cả bột cám ép, hạt bo bo... vậy mà vẫn cứ lớn
Chuẩn cụ nhỉ, còn ăn bột mỳ làm bánh luộc nướng lá chuối các kiểu, ăn gạo đỏ toàn con mọt gạo.
 

Anhduc73

Xe buýt
Biển số
OF-555802
Ngày cấp bằng
27/2/18
Số km
765
Động cơ
168,188 Mã lực
Đầu vào bao nhiêu, đầu ra bấy nhiêu. Chỉ khổ cái dạ dày!
Hồi ấy, ai cũng căm thù bo bo. Những người căm thù bo bo nhất là dân làng Cổ Nhuế vì "hàng xấu" giá rất thấp.:))
 

Chelski

Xe điện
Biển số
OF-30410
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
3,007
Động cơ
515,804 Mã lực
Nói chuyện về thời kỳ bo bo thì thôi, một thời ấu trĩ, tập trung và kế hoạch hóa sản xuất tiêu dùng, chúng ta thiếu đói vì tự kìm hãm người dân trong khi đất đai để phát triển nông nghiệp thì trù phú , ngày đó đầu những năm 1980 thì các hoạt động tư hữu của cải vật chất đều bị ngăn cấm, thương nghiệp chỉ có nhà nước nắm giữ, người dân muốn có hàng hóa tiêu dùng thì chỉ bằng cách đổi tem phiếu : Tem phiếu thịt, rau, mắm muối.....Hàng tháng thì xếp hàng từ 2h sáng ở cửa hàng, kho lương thực trên tay không rời mấy loại giấy tờ vô cùng quan trọng là Sổ gạo và Tem phiếu, nhà nào mà làm " Mất sổ gạo" thì coi như xong.....Em còn bé, nhớ mang máng chuyện vui là cụ già thèm rượu nấu, nút lá chuối, hàng tuần có mối bán hàng rượu loại này đi qua cửa nhà, bà bán hàng phải đựng rượu trong bong bóng lợn, hoặc săm xe ...quấn vào người và mặc áo che đi, qua cửa nhà em cụ già vẫy tay ra hiệu là đi thẳng vào trong từ từ cởi áo, bỏ rượu ra rót vào chai, sau đó lại quấn lại vào người, mặc áo vào coi như vào chơi thôi...Mấy ông phòng thuế đi tuần mà bắt được thì coi như bắt tội phạm.😁
 

dhela

Xe tăng
Biển số
OF-771898
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
1,775
Động cơ
1,097,161 Mã lực
May quá, có "nhân chứng" làm chứng cho em. Bố em CBCNVC, tạm gọi là trung cao cấp của 1 ngành nên có lẽ được chế độ tốt hơn chăng? Tháng nào cũng thừa gạo để đổi bún ăn tươi cuối tháng đó cụ.

Phiếu TR thì cụ nhắc em mới nhớ, rất chuẩn ạ!
Nhà em cũng giống nhà bác An đây. Chưa phải đong bo bo lần nào, chỉ thỉnh thoảng trộm gạo của mẹ nộp cho chị trùm hội nhi đồng xóm để đc ăn thử cùng các chị cho vui. Quan trọng để các chị ko hitle, cho chơi cùng. Ngày xưa đã có trùm rồi ^^

Em ko nhớ vụ đổi bún mà chỉ nhớ chuyện đổi gạo. 10 ký mậu dịch đâu như đc 6-7 ký gạo quê (?), em ko nhớ rõ.
Còn gạo mậu dịch, tức là gạo đong theo sổ hàng tháng thì cực nhiều sạn đá với con mọt gạo. Mỗi lần nấu cơm là phải đãi gạo. Mọt nổi đen chậu nước, sạn đá lắng cả nắm dưới rá vo. Việc quá khó với mini bọn em nên mẹ phải làm và bọn em ngồi xổm bên cạnh xem chăm chú ^^

Xưa chỉ thấy lạ là gạo quê đổi cho các bác hay gánh rao chẳng có sạn. Chỉ gạo mậu dịch mới lắm đá!
Sau mới đc nghe giai thoại là mỗi lần qua một cửa kho là bao nhiêu cân gạo đc rút khỏi bao thì có bấy nhiêu cân sạn đá đc đổi vào cho đủ ký :)
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,898
Động cơ
203,955 Mã lực
Em nhớ là cũng đã ăn món này, thực ra là loại hạt không dùng cho con người....Nhưng lúc đó bị cấm vận, chúng ta thiếu tới 1/2 sản lượng gạo cho dân. Phải xin viện trợ và mua nợ từ Liên xô, Ấn độ...Muốn sử dụng loại hạt bo bo này thì phải qua chế biến xay xát, thải cám và lên men thành bột . Nhưng đang thiếu đói nên không có điều kiện làm kịp nên đưa thẳng tới người dân, ngoài cách ngâm nước, nấu lâu để ăn trực tiếp như cơm, người dân nhận về còn tự giã làm bột ,làm bánh ( có loại bánh nổi tiếng thời ấy gọi là "Nắp hầm") nhưng vẫn dai, cứng và khó tiêu hóa.
recipe38183-cook-step2-636711357281178492.jpg
Nhưng lúc đó bị cấm vận, chúng ta thiếu tới 1/2 sản lượng gạo

Cái này là sai. Em không trách gì cụ, có thể cụ chỉ nghe lại từ bộ máy tuyên truyền thôi.

Năm 1985, Việt Nam vẫn đang thiếu lương thực, nhiều người phải ăn bo bo. Đến 1989, VN chấm dứt thời kỳ thiếu gạo, trở thành nước xuất khẩu gạo (1.4 triệu tấn).

Chúng ta hết đói trước khi rút quân khỏi Campuchia (1989), trước khi bình thường hóa quan hệ với TQ (1991), trước khi ra khỏi cấm vận của Mỹ (1994). Người VN đã thoát đói hoàn toàn bằng vào nội lực, không hề có tí ngoại lực nào.

Đói ăn giai đoạn 1975-1986, chỉ bao gồm 2 nguyên nhân: (1) Cơ chế yếu kém, bao gôm cả lãnh đạo và điều hành (nguyên nhân chính); và (2) duy trì động viên ra mặt trận (nguyên nhân phụ). Sở dĩ (2) là nguyên nhân phụ, vì khu vực nông thôn VN thực chất là dư thừa lao động (đến bây giờ vẫn thừa), có động viên quân đội cũng không thấm vào đâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top