OK, bác muốn nói về lý và tình.
Theo như bác nói, ở đó làn bên phải và làn giữa có ngăn cách bằng vạch liền. Cũng theo bác nói là ở đó không có biển báo phân làn gì cả đúng không. Vậy căn cứ vào đâu để bác nói làn đường bên phải là dành cho xe máy. Hay là bác căn cứ vào câu ngớ ngẩn trong luật "... các phương tiện thô sơ phải đi về làn bên phải, còn xe cơ giới thì đi về làn bên trái...". Nếu như thế thì làn bên phải chỉ dành cho xe bò, xe đạp, còn xe máy, ô tô phải đi vào làn trái hết. Thậm chí nếu có phân làn rõ ràng là làn xe máy như ở đường Kim Mã rẽ phải ra Liễu giai thì khi rẽ phải bác cũng vẫn phải đi vào làn đấy để rẽ. Cũng giống như trên đường Phạm Hùng. Làn ngoài cùng bên trái là làn dành cho xe con, tuy nhiên xe tải, xe khách khi rẽ trái vẫn phải đi vào làn đó để rẽ. Cái đó là theo luật, các phương tiện không thể tạt đầu các phương tiện khác để rẽ được.
Còn như nói về tình, giả sử bác đi vào làn bên phải và ý định đi thẳng. Đi như thế hoàn toàn đúng luật và cũng rất nhiều người đi. Đèn bật xanh và bác chuẩn bị đi, bất ngờ có thằng rẽ phải từ làn giữa tạt đầu bác. Cảm nghĩ của bác lúc đó thế nào. Hay chẳng hạn bác đi vào làn giữa, đèn bật xanh nhưng bác không thể đi được vì phương tiện phía trước muốn rẽ phải đang phải dừng lại để nhường đường cho các phương tiện làn bên phải đi thẳng. Tôi nghĩ CSGT hoàn toàn có thể phạt bác, nếu không phải lỗi sai làn thì là lỗi không nhường đường phương tiện khác theo luật, hay là cản trở các phương tiện khác lưu thông.
Bác nói lỗi đó nhạy cảm và chỉ cần nhắc nhở và không cần thiết phải phạt. Hoàn toàn đồng ý. Nhưng thử hỏi bác có xứng đáng được như thế không, xuống xe bác có nói được một câu như là "đây là một lỗi nhạy cảm, tôi cũng không chắc chắc đi như thế nào nên đi như thế, các anh chỉ nên nhắc nhở, không nên phạt..." hay không. Ở đây thì xuống xe bác đã cố cãi lấy cãi để rồi. Và liệu nếu như CSGT rất lịch sự, bác xuống xe họ nhắc nhở bác và không phạt gì cả thì liệu có tác dụng hay không. Phản biện cho bác như thế rồi bác còn cố cãi thì liệu một câu nhắc nhở có tác dụng gì với bác.
Đây, em lại nói chuyện về Lý và Tình với bác.
Về Lý: Bác đã nói Lý thì bác KHÔNG THỂ nói là LUẬT NGỚ NGẨN được. Luật nào là ngớ ngẩn? Luật là do Quốc hội, cơ quan quyền lực nhất của Việt Nam thông qua, được Chủ tịch nước ký ban hành. Sao lại là Ngớ ngẩn?
Cũng nói luôn về lý, là để anh Phạt được người tham gia giao thông, anh phải có đủ bằng chứng, đủ căn cứ thì anh mới nói chuyện Phạt ở đây được. Còn khi chưa đủ, anh chỉ NÊN hướng dẫn, nhắc nhở mà thôi. Trong xã hội pháp quyền, cái gì pháp luật không cấm thì được làm. Được làm có nghĩa là tôi có thể làm, có thể không, tùy thích và tùy phông văn hóa của tôi. Tôi có thể không sai về mặt pháp luật, nhưng không hợp lý về mặt văn hóa thì anh chỉ có quyền nhắc nhở để góp phần nâng cao ý thức của tôi, chứ anh không có quyền phạt.
Về tình: một tí cái tình em đã trình bày trong cái lý. Còn về phần "xứng đáng", em lại thưa với bác thế này. Khi dừng xe, xxx là người chủ động. Nhưng câu của xxx thở ra luôn là: Anh đi sai, anh vi phạm, anh cho xem giấy tờ. Chứ nào họ có chủ động nói được câu đại ý là: chào anh, vừa rồi anh đi như vậy là gây khó khăn cho người khác, anh cho xem giấy tờ?
Sau đó sẽ là câu chuyện giải thích này nọ...
Trong clip cụ Phan đưa lên, rõ ràng 1 đồng chí rất ôn tồn, 1 đồng chí thì lại rất hung hăng: nào là sai lè ra thế, nào là nói thế cho nhanh, v.v... Xin lỗi bác, ở trong trường các cậu ấy được dạy là nói với nhân dân là phải nói thế à?
Cũng nói về tình, cỡ mươi năm trước đây, khi cắm 1 cái biển báo mới thì các lực lượng chức năng sẽ đứng ra chỗ đó khoảng 15 ngày để hướng dẫn người tham gia giao thông rồi sau đó mới xử lý vi phạm. Ngày đó còn đâu?
Bác cũng nói về câu chuyện lịch sự. Thưa bác, đó chính là thái độ của xxx: luôn coi người khác là vi phạm, là đối tượng, là phải xử lý. Thế nên họ không thể lịch sự. Sao bác lại lo là nếu xxx lịch sự, nhắc nhở nhẹ nhàng (vì lỗi đang rất nhẹ nhàng) thì lại không có tác dụng? Bác nghĩ tất cả người tham gia giao thông đều vô văn hóa, đều đạp lên mọi thứ mà đi cho được việc mình à?
Tại sao bác lại nói là phản biện như vậy mà còn cố cãi...: ở đây chẳng ai cãi ai cả. 2 luồng ý kiến tranh luận. Tại sao ý kiến của bác được coi là PHẢN BIỆN, còn ý kiến trái lại với bác lại coi là CÃI?
Kính bác