Thế cụ chưa hiểu về hệ thống phanh rồi, hê thống phanh được trợ lực bởi áp chân không, áp này được sinh ra bởi chính động cơ xe và được tích một phần trong một cái bầu trợ lực có van một chiều. Khi cụ đạp phanh, áp chân không này sẽ giúp cụ đẩy dầu từ xy lanh tổng phanh đến các xy lanh trên các bánh xe. Khi máy vẫn nổ thì áp chân không được bổ sung vào bầu trợ lực liên tục nên cụ đạp thoải mái. Còn khi máy đã tắt, áp trong bầu chỉ đủ cho cụ đạp thêm được 1-2 phát là hết vì động cơ đã tắt không sinh ra áp chân không bù cho nó nữa. Từ đó dẫn đến lực chân của cụ không đủ để đẩy áp trong xy lanh tổng, nên cụ thấy nó cứng chứ chả có cái gì “khoá cứng” lại như cụ nói đâu cụ nhé.
Ngoài lề thêm chút là áp chân không chỉ trợ lực phanh trong các tình huống phanh thông thường, còn khi những ứng dụng phanh khác như abs, edb... hoạt động thì áp lực dầu lúc này được trợ lực bởi bơm điện. Bơm này thường gắn liền với cụm tổng van và hộp điều khiển phanh.
Cụ nêu đúng về hiện tượng nhưng không đúng về nguyên lý của hệ thống trợ lực.
Với hệ thống trợ lực chân không, người ta lợi dụng luôn áp suất chân không tại cổ hút của động cơ. Bầu trợ lực chân không là thiết bị chính của hệ thống trợ lực này. Bầu trợ lực là 1 buồng có 2 ngăn, chúng được ngăn cách nhau qua màng ngăn đàn hồi. Màng ngăn này được gắn chặt với cần đạp chân phanh để tác động lên xi lanh thủy lực của tổng phanh.
Đồng thời cần đạp chân phanh này cũng tác động lên 2 van của buồng chân không này. Cơ chế của van thứ nhất là khi đạp phanh, van này mở 1 ngăn chân không thông với không khí ngoài trời (bầu này nằm hướng về phía người lái). Cơ chế của van thứ 2 là bình thường (không đạp phanh) nó nối thông áp suất 2 ngăn chân không với nhau, khi đạp phanh nó chặn lại cách ly 2 ngăn chân không.
Ở điều kiện bình thường cả 2 ngăn (buồng) chân không được nối với cổ hút động cơ, áp suất trong bầu chân không < áp suất khí quyển. Khi đạp phanh, 1 buồng mở thông ra áp suất khí quyển trong khi buồng còn lại vẫn giữ áp suất <áp suất khí quyển. Do sự chênh lệch áp suất này làm màng ngăn đàn hồi sẽ bị ép về phía buồng có áp suất thấp => tác động thêm lực kéo vào cần đạp phanh => phanh nhẹ nhàng.
Chính vì cơ hoạt động như vậy nên khi tắt máy vẫn đạp phanh được, chỉ có cảm giác nặng hơn thôi - do mất trợ lực. Vì vậy hệ thống phanh vẫn hoạt động bình thường khi tắt máy.
Nếu cụ nào để ý kỹ một chút thì khi giảm tốc nhanh chân phanh sẽ nhẹ hơn khi giảm tốc chậm, do lúc đó bướm ga đóng hoàn toàn, tua máy vẫn rất cao => áp suất chân không tại cổ hút cực thấp nên lực "trợ lực" sẽ mạnh hơn. Tất nhiên cái này chênh lệch ít thôi, nhưng nếu để í sẽ thấy
Một số xe đã cũ có hiên tượng bị thủng màng ngăn đàn hồi thì khi đạp phanh sẽ nghe tiếng sáo i i...rất vui tai
Còn vụ đạp phanh liên tục nó cứng lại thì xe nào cũng bị hết, cái đấy giải thích cũng đơn giản thôi. Cụ nào từng đi xe bị E dầu phanh (Air), hoặc phanh không ăn chắc biết võ "nhồi phanh" rồi