Dù thế nào đi chăng nữa.
TQ và Nhật Bản họ đã nâng tầm văn hóa Trà và thưởng Trà lên một cấp bậc NGHỆ THUẬT THƯỞNG TRÀ.
Với 1 lý do vô cùng đặc biệt và trân trọng nghệ thuật thưởng Trà.
Người TQ với Ẩm Tử Sa - Tranh Thủy Mạc - Kinh Kịch - Lụa Tô Châu được coi là TỨ QUỐC BẢO của Trung Hoa cần phải được bảo tồn.
Để thưởng trà người ta cần không chỉ có Nhất Nước - Nhì Trà - Tam Pha - Tứ Ấm.
Quan trọng tâm tính khi thưởng trà phải thật thư thái.
Thanh nhã cao sang -
Không màng thế sự
Khi thưởng Trà người ta chỉ quan tâm bình luận văn hóa - thi ca - sử sách - ngắm hoa - ngắm trăng - chuyện trò cùng nhau - nghe nhạc. Tuyệt đối người thưởng trà không được để tâm quan tâm chuyện chính sự, thời thế - thế thời.
Khi bước vào bậc cửa người thưởng trà bỏ ngoài kia hết tất cả những dối gian bon chen lừa lọc, đấu đá quan trường.
Các bậc nhân sĩ bỏ mũ áo quan trường xưa vui thú điền viên với mái nhà nhỏ có núi có suối tránh xa thế sự là họ chăm cây cối, ngắm hoa, ngắm cá bơi lội, chơi đàn và thưởng trà.
Thậm chí
không thưởng trà trong lúc chơi cờ Tướng phân tranh thứ hạng thắng thua/
P/S Cụ nói
trà đá vỉa hè là quốc tea VN .
Nói như vậy có nghĩa là Người VN đã thưởng trà với cách trái ngược hoàn toàn so với cách thưởng trà của thế giới.
Một cốc trà đá- không thể ngửi hương ?
Một cốc trà đá- vị đầu và vị cuối khác biệt ( do đá làm loãng và làm lạnh dần ) ?
Một cốc trà uống nơi vỉa hè để ngồi nghe tiếng còi xe - tiếng người mua bán - để ngửi tất cả các mùi thập cẩm ( khói xe cộ - mồ hôi - cống rãnh )
Một cốc trà ở đó người ta uống trà đá hóng hớt, nghe ngóng , thêm bớt bàn chuyện chính sự
Trong khi Thưởng trà tâm thế phải
Thanh nhã cao sang - không màng thế sự ?
Cuối cùng trà đá vỉa hè đóng vai trò gì trong cs bình dân của người VN mình nhỉ ?