Em không uống trà, càng ko thưởng trà, nhưng em nhìn cách cầm ly trà của 2 vị nguyên thủ em cứ thấy lấn cấn điều gì đó ko rõ ...
Nghinh khách đáo tệ gia,
Nhị nhật sổ trản trà,
Khiêm nhã phụng nghi lễ
Ung dung bạch lão gia!
Đúng là "Vạch là tìm sâu, bới bèo ra bọ" đã vậy lại còn cả gan làm một chuyện mà các cụ thường gọi là "Dạy đĩ vén váy"! Ở đây không phải dạy hạng "lãy lỗ làm lãi" mà lại là dạy "lưỡng Nguyên thủ Quốc gia"!!!
Đúng ra em im lặng để bác cứ mang cái suy nghĩ vừa vớ vẩn, lại u tối đó trong đầu, nhưng vì bác tương hình của cụ Tổng lên diễn đàn mà "lăn tăn", nên buộc lòng em phải làm rõ vấn đề, để mọi người cùng hiểu. Cũng như để không chỉ bác mà những ai khác có cùng cái "lấn cấn" như bác sẽ không còn "lấn cấn" trong đầu rồi khi phát biểu. lại lòi ra cái thiếu sót về kiến thức, nông cạn về cách nhìn, dù chỉ trong suy nghĩ của mình!
Trong chuyến viếng thăm Trung quốc của T.ổng Bí Thư (TBT) Nguyễn P.hú T.rọng vào tháng Một năm 2017, TBT Đảng CSTQ Tập Cận Bình có mời TBT Trọng
dự tiệc trà thân mật tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Hoa.
Trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam trong 2 ngày 12 và 13-11/2017, theo lời mời của TBT Trọng và C.hủ tịch nước Trần Đại Quang. Đầu giờ sáng ngày 13-11-2017, TBT , Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ăn sáng cùng với TBT Trọng.
Sau khi mời nhà lãnh đạo Trung Quốc đặt vòng hoa và viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cả hai cùng di dạo, thăm nơi Bác Hồ mất và
dự tiệc trà trong khu nhà sàn Bác Hồ.
Về phía VN, Việc tổ chức tiệc trà đáp lễ trong nhà sàn Bác Hồ là cả một sự tính toán hết sức khéo léo và thông minh của Việt Nam vì theo một trong bốn nguyên tắc quan hệ ngoại giao, là "
có qua có lại" :
Trong chuyến thăm Trung Quốc của TBT Trọng, TBT Trung Quốc Tập Cận Bình có mời dùng trà đương nhiên theo nguyên tắc ngoại giao là phải mời lại!!!
Nhưng
mời lúc nào? mời ở đâu? và mời như thế nào? đó mới là một bài toán khó cần giải quyết!
Tuy chỉ là một
chén chè nhưng ý nghĩa của nó vô cùng sâu xa và thâm thúy!
Việc dẫn một chủ tịch một nước với số dân đông nhất thế giới, lại có thể nói là, ở một góc độ nào đó, thì mạnh nhất nhì trên hành tinh, vào thăm khu nhà sản của Hồ Chủ Tịch, giới thiệu về cuộc sống giản dị của người. Nhìn cảnh, ngắm vật còn lưu giữ trong khu nhà lưu niệm cho thấy bao nhiêu năm qua tất cả vẫn giữ nguyên, để hiểu được bản tính của
người Việt Nam là sống tình nghĩa, trước sau như một (始終如一 - "thủy chung như nhất") không "lật lọng nay vầy mai khác"! Đó là bài học đầu tiên ta dạy cho chủ tịch một nước với số dân đông nhất thế giới!
Buổi tiếp kiến và dùng trà được tổ chức ngay vào buổi sáng, là thời khác đầu tiên cuả một ngày (Ngày 13/11/2017) nghĩa là thời điểm bắt đầu cho mọi sự. Vào thời điểm đó, cũng là như theo thông lệ uống trà, và cả như thức ngoại giao, đến ý nghĩa chính trị, thiển nghĩ khó có lúc nào tốt hơn!
Cũng xin nói thêm cho các bác biết, trong tất cả các nghi lễ ngoại giao (Protocol) những "người tham gia" vào đều được học thuộc, hướng dẫn kỹ càng cụ thể, cho dù anh là ai, bởi vì mọi động thái, nói cười, cho đến câu từ của anh, lúc đó không còn là của riêng anh nữa mà
tất cả đều đại diện hình ảnh của đất nước con người mà anh mang quốc tịch! Đấy là nói với người thường, quan chức hoặc quan chức cấp cao. ta chưa bàn đến
quan chức cấp tối cao nhé!
Chỉ với
quan chức cấp cấp cao thôi, tất cả các động thái, cách ngồi, hướng mắt, bàn tay, cử chỉ đều được hướng dẫn rèn luyện thuần thục, đến từng chi tiết nhỏ vì lúc đó không phải là anh ông B.ộ Trưởng này hay t.hủ tướng kia ứng xử, mà mà là ứng xử của cả một tập thể mà anh đang đại diện và "chấp sự"!
Nhìn tấm hình hai người uống trà, cầm chén trà, tâm thế, phong thái đã thể hiện được hai nền văn hóa khác nhau và
chúng ta phải tự hào vì người đứng đầu nhà nước VN đã xứng đáng với vai trò của mình trong hình thái và phong cách khi đối toạ, với một "vị khách sừng sỏ":
Nhìn hình thấy gương mặtcủa TBT Trọng, thì rất tươi cười nhưng vẫn điềm đạm, ánh mắt hướng về ly trà, chứ hoàn toàn không nhìn mặt Tập Cận Bình!
TBT Trọng cầm ly trà bằng một tay (tay trái), Nếu các bác để ý các cụ cao niên người Việt Nam khi cầm tách trà cũng như người trẻ VN cầm chén trà cũng cầm theo cách đó!
Đó là đại diện cho phong cách của người Việt Nam, văn hoá VN, trước một người nước ngoài cho dù là ai, thì mình vẫn giữ vững truyền thống và cung cách của mình!
Đã vậy, nếu nhìn kỹ ta thấy chén chè chỉ được cầm chỗ phía miệng tách và không cầm chặt mà vẫn buông lơi bàn tay (ngón đeo nhẫn,và út) chứng tỏ sự ung dung tự tại:
tôn trọng nhưng không quỳ luỵ!
Trong khi Tập Cận Bình thì cầm tách trà theo cách của người Trung Quốc: Tách trà cầm tay phải và tay trái nâng nhẹ đáy tách lên. Khi mời trà mắt nhìn mặt người đối toạ nhưng không cúi đầu, chỉ thấp vai, hạ hướng mắt vào mặt người đối toạ. (đúng ra theo nghi thức uống trà Trung quốc thông thường, thì phải cúi đầu!) .
Hai phong cách uống trà đại diện cho hai nền văn hóa khác nhau và tấm hình này khi chúng ta đưa ra trước "thập mục sở thị" đã
khẳng định rõ được, phong thái ứng xử, tư tưởng, nguyên tắc của lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam. Hay nói cách khác chỉ một tấm hình nhỏ nhưng nói lên biết bao nhiêu ý nghĩa !!!
Em xin phép được đề mấy câu thơ vào tấm hình trên như thế này:
Chén Trà vào buổi ban mai,
Tiếng là mời khách, mấy ai tỏ tường?
Nặng Vai trách nhiệm đảm đương,
Uy nghi, điềm đạm, chẳng vương nợ nần!
Do người tham gia buổi trà có TBT Trung Quốc Tập Cận Bình nên em xin làm (viết) thêm một bài nữa bằng tiếng Hán (để đọc mà hiểu) chứ em không làm bằng (viết) tiếng Trung Quốc dù em thừa sức!
Nghinh khách, đáo tệ gia,
Nhị nhật, sổ trản trà,
Khiêm nhã, phụng nghi lễ
Ung dung, bạch lão gia!
Dịch nghĩa:
Đón khách vào thăm ngôi nhà đơn sơ
Vào ngày thứ hai trong chuyến thăm viếng, mời dùng ấm trà nhỏ,
Khiêm tốn, nhã nhặn theo nghi thức đón tiếp
Nhưng Cụ đầu bạc vẫn ung dung tự tại !