- Thứ 1: Luật ban hành ảnh hưởng đến toàn bộ người dân Việt Nam, nhưng ý kiến dân đen hoàn toàn không được coi trọng. Điều này cũng dễ hiểu vì xưa nay luật cấp TW đề ra chủ yếu là để bảo vệ giới cầm quyền chóp bu và chế độ hiện tại, bảo vệ lợi ích của nhóm đứng đầu. Luật mà được đa phần người dân thông qua thường chỉ là luật làng, luật xã, luật thôn xóm, luật khu phố... Nếu không muốn tranh cãi luật này được ủng hộ hay không, thì làm cái khảo sát ai đồng ý với việc vượt đèn đỏ phạt 18-20tr (ô tô) và 4-6tr (xe máy) trên facebook tích xanh "Thông tin chính phủ", và một số trang báo lớn như "VNexpress, Dân Trí..." để 100tr dân vào vote là biết kết quả ngay trong ngày.
- Thứ 2: Luật pháp ban hành ngày càng nghiêm minh, nghiêm khắc, nhưng phía sau nó là cả một hệ thống mục ruỗng, kém chính xác, đầy sai sót & lỗi nghiêm trọng.
Mọi người (từ những người tham gia giao thông lão làng đến những người mới cầm vô lăng những ngày đầu tiên) đều biết là hệ thống đèn tín hiệu, biển báo, vạch kẻ giao thông trên cả nước có quá nhiều vấn đề (đang 10s, 20s xanh nhảy lập tức sang đỏ, đỏ đếm ngược về 0 rồi lại tiếp tục đỏ..., vạch kẻ đường mờ, vạch kẻ không hợp lý, không khớp biển báo, biển báo không đúng vị trí, biển hôm nay gỡ mai cắm, biển bị che khuất tầm nhìn, khuất sau hàng loạt biển báo, cây cối...). Tất cả những điều này đều có rất nhiều clip trên facebook & tiktok.
Nếu mọi việc được triển khai dựa trên những điều chính xác, hợp lý, ít sai sót thì mới hy vọng có kết quả bền lâu. Còn không thì việc ban hành và thi hành pháp luật nghiêm minh dựa trên những thứ đầy sai sót, bất hợp lý, thiếu tin cậy ví như việc xây một ngôi nhà cao tầng dựa trên nền móng hoàn toàn là cọc tre, xây nhà trên bùn..., rồi sớm muộn cũng sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề tiêu cực và gây ra hậu quả khôn lường.
- Thứ 3: Pháp luật nghiêm minh nhưng người thực thi pháp luật không nghiêm minh, không đủ tâm và tầm, đầy lỗ hổng và thối nát.
Việc thực thi pháp luật hiện tại đang đều dựa theo cảm tính, thiếu công cụ giám sát & đầy tiêu cực. Hiện tại, từng ngày và từng giờ việc này đang diễn ra trên tất cả các cung đường, và tất cả những ai từng lái xe trên nước Việt Nam này đều biết điều đó. Nói thẳng, việc này chẳng khác nào trao một thanh gươm cực bén, trao quyền sinh sát cho một thằng... Mất Dạy.
(Người trong ngành hả? bỏ qua. Người nhà nhả, là lực lượng công vụ, công an, báo chí, truyền hình phải không? bỏ qua. Lỗi anh 20tr? 10tr mời anh đi nhanh. Lỗi em 6tr? 3tr giải quyết nhanh...). Nói tóm lại là: chế độ hiện tại trao quyền thực thi pháp luật vào tay những người thiếu thượng tôn pháp luật. Ngoài ra, những người hành pháp này còn được bảo vệ bởi bộ áo giáp vô cùng dày (luật chống người thi hành công vụ, luật áp dụng cho người trong ngành...). Nếu có chuyện xảy ra, nếu có lỡ chân ga, anh em hãy tưởng tượng là mình đang đối đầu với một kẻ giám sát vừa to, vừa khỏe, mặc full giáp, full công cụ hỗ trợ và trên tay đang cầm một thanh gươm cực kỳ bén, chỉ cần vung dao là đoạt mạng mà ae không có bất kỳ cơ hội phản kháng nào.
- Thứ 4: Luật ban hành xen kẽ rất nhiều điều hợp lý như: Phạt nặng những người điều khiển xe & lùi xe ngược chiều trên cao tốc, phạt lạng lách đánh võng, mở cửa không quan sát, vận chuyển thép cuộn không chằng buộc...rồi "chèn" vào đó một điều đang gây "cực nhiều tranh cãi" đó là: phạt rất nặng những người không tuân thủ tín hiệu đèn, biển báo.
Câu hỏi đặt ra ở đây là: tại sao đa phần người dân không phản đối những điều trước đó ??? mà lại chỉ phản đối mỗi cái tín hiệu đèn vs biển báo này? Đó là vì ai cũng biết là tín hiệu đèn và biển báo ở VN không hề có một chuẩn mực tin cậy nào, nói tóm lại là như ****. Thêm vào đó là tệ nạn tham nhũng, bẫy bắt người đi đường của những người thực thi pháp luật clip chình ình đầy rẫy trên mạng, xảy ra như cơm bữa, nên việc người dân tin tưởng vào luật mới là điều không thể. Ban hành 9 điều luật hợp lý kèm theo một điều luật bất hợp lý để mong nhân dân đồng tình? Hiện tại thì chính vì lý do đèn đóm không chính xác, biển báo vạch kẻ bất hợp lý, lỗi 10tr đóng 5tr cho đi... cho nên khiến điều luật chưa hợp lý này biến thành mỏ vàng không đáy cho các anh khai thác, làm béo cho một nhóm nhỏ người. Các anh nghĩ luật đã ra thì người dân rồi cũng sẽ phải cắn răng chấp nhận, dân trí của người dân VN thực sự ng*u ngốc đến mức như vậy sao?
- Thứ 5: Luật nghiêm để trị, luật nhẹ thì nhờn? Mình nghĩ một bộ luật nào ban hành liên quan đến lợi ích kinh tế, sức khỏe người dân thì cũng nên cân nhắc đến 2 yếu tố đó là: răn đe & giáo dục. Với bộ luật hiện tại, tính răn đe: có, nhưng tính giáo dục thì hoàn toàn không.
Việc phạt rất nặng những người vi phạm giao thông trong bộ luật mới chẳng khác nào bảo rằng: Dân VN ngu quá, bọn dân đen chúng mày thực sự là hết thuốc chữa rồi, nên tao ra cái luật này giống như cây gậy bóng chày, bọn mày mà sai thì gậy phang thẳng vào đầu, không chết cũng la lết, máu chắc chắn không đổ ít mà sẽ đổ rất nhiều, để cho chúng mày nhớ suốt đời? phải không?
Bỏ qua các vấn đề tiêu cực phát sinh, nếu luật mới ra nhằm mục đích: "Giáo dục ý thức người dân" tốt hơn, thì cam đoan đây chắc chắn 100% là cách giáo dục bằng đòn roi, roi vọt. Đảm bảo fail! Cách giáo dục này thường chỉ áp dụng đối với những đối tượng bất trị, cứng đầu, là giải pháp lựa chọn cuối cùng, và chưa bao giờ là cách giáo dục tốt nhất trong tất cả hoàn cảnh.
Khi chúng ta huấn luyện một con vật (cứ giả dụ vậy), hoặc một đứa trẻ nhỏ..., thì việc nói đạo lý - lý lẽ để chúng hiểu được cái nào nên làm, cái nào không, cái nào đúng cái nào sai v.v... là điều không thể. Vậy thì chẳng lẽ chúng ta dùng đòn roi để ép chúng vào khuôn khổ? hay là dạy bảo chúng từ từ theo một cách khác hợp lý hơn? Có một số trường hợp dùng đòn roi để dạy bảo từ bé, và đạt kết quả mong đợi. Nhưng có rất ít người nhận ra, bên trong sự phục tùng đó là một nỗi uất hận kìm nén, một ngọn lửa phản kháng âm ỷ chực chờ bùng lên. Những vết thương này tuy nhỏ, nhưng không bao giờ lành, chúng sẽ cứ tích lũy từng ngày, và chờ đến một ngày nỗi đau đủ lớn thì nó sẽ quay lại cắn trả cái người mà đã ra đòn với nó, hậu quả thì vô cùng khủng khiếp. Nói điều này là vì mình từng nhận kết quả không tốt đẹp khi huấn luyện một con cún theo cách như vậy. Và nhìn vào xã hội, lịch sử trong thời gian đã qua (Vụ bé Hào Anh, vụ những người người làm thuê giết chủ, chồng giết vợ vì đòn roi quá đau. Hổ, sư tử, voi trong rạp xiếc giết chết người huấn luyện, các cuộc binh biến dưới thời nô lệ, của nhân dân lao động bị áp bức.v.v...) thì rất nhiều trường hợp dạy dỗ bằng đòn roi cho ra sản phẩm cuối cùng đi ngược hoàn toàn với mong đợi. Đối với mình thì 18tr-20tr ô tô/ 4tr-6tr xe máy, là những cú đòn/roi rất đau.
Vậy giáo dục bằng cách nào? thực ra mình thấy mức phạt hiện tại (800-1tr xe máy, 4tr-6tr ô tô) đã rất mạnh và đau rồi. Nhưng vì sao dân vẫn nhờn? Như một bác nào đó trên VOZ nói thì chỉ là cách thực hiện (hành pháp) chưa thực sự nghiêm mà thôi? Có rất nhiều phương pháp giáo dục ý thức người tham gia giao thông nhưng không lấy tiền làm cây gậy chỉ thiên. Mình lấy ví dụ: Mỗi quận có một hội trường Giao Thông sức chứa 500 người, hội trường này có loa phát luật giao thông đường bộ cả ngày. Với các trường hợp vi phạm giao thông thì tùy vào lỗi mà có thời gian cụ thể như:
Mọi lỗi giao thông đều được xử lý bằng camera phạt nguội gửi tới người vi phạm, với lỗi vượt đèn đỏ ( những người thích vội vàng):
- Lỗi lần 1 có 2 option:
+ option 1: Đến hội trường nghe luật giao thông 3h + test cuối ngày rồi về
+ option 2: Đóng phạt 5 củ VND và được đi ngay + trừ điểm bằng lái
- Lỗi lần 2 có 2 option:
+ option 1: Đến hội trường nghe luật giao thông 5h + test cuối ngày rồi về
+ option 2: Đóng phạt 10 củ VND và được đi ngay + trừ điểm bằng lái
- Lỗi lần 3 có 2 option:
+ option 1: Đến hội trường nghe luật giao thông 8h + test cuối ngày rồi về
+ option 2: Đóng phạt 20 củ VND và được đi ngay + trừ điểm bằng lái
- Lỗi lần 4 có 2 option:
+ option 1: Giam xe 2 tháng + thi lại bằng.
+ option 2: Đóng phạt 20 củ VND và đi ngay + thi lại bằng.
Tất cả những người bị phạt cuối giờ đều phải làm một bài test 50 câu liên quan đến luật giao thông đường bộ, ai pass thì cho đi về, ai chưa pass thì ở lại làm cho đến khi qua mới thôi
Như đã thấy ở trên thì việc phạt sẽ rất linh hoạt, những ai thấy tiền không quan trọng thì có thể đóng phạt rồi đi ngay, còn những ai ở lại thi hành phạt thì sẽ học được rất nhiều bài học. Hình phạt ở đây là đánh vào thời gian, thời gian ngày càng tăng sẽ làm cho những người vội vàng phải cân nhắc vi phạm, bởi vì không đi làm ngày nào đồng nghĩa với việc ngày hôm đó người vi phạm không có thu nhập về cho gia đình. Nếu có một cốp nào ở trên suy nghĩ được như vậy thì đúng là hồng phúc cho dân tộc, nhưng mà ý tưởng vậy thôi chứ thực ra có kứt mà mấy anh nhả miếng bánh béo ngậy thơm ngon trong mồm ra phải không? đang thơm ngon bỏ mịa.:still_dreaming:
- Thứ 6: Các anh đề nghị giữ lại 85% tiền phạt vi phạm để thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự an toàn giao thông, theo mình biết thì số tiền này cả nghìn tỷ VND. Vậy thì cả nghìn tỷ này chi tiêu như thế nào? Có công khai các khoản thu chi không hay các anh im lặng chia nhau? tiền này là tiền mồ hôi xương máu của nhân dân, nuôi các anh một phần, phần còn lại phải sử dụng để phục vụ đất nước. Giờ mức phạt tăng lên gấp 4-5 lần thì các anh lại chả béo quá?