Văn minh đến từ nhiều loại hình giáo dục cá nhân cho đến toàn xã hội qua nhiều hình thức, thế hệ mà thành như gia đình, nhà trường, cộng đồng,... và ảnh hưởng từ nhiều yếu tố như kinh tế, văn hóa, truyền thống... chứ không thể coi độ nặng của hình phạt là tiêu chuẩn của giáo dục, nâng cao sự văn minh, nó chỉ thể hiện sự ấu trĩ và bất lực của nhà cầm quyền.
Còn phạt nặng theo cụ nói giới hạn là bao nhiêu? cơ sở ở đâu, nặng quá thì có thể có những hệ quả, hệ lụy gì, nhẹ quá thì ra sao và thế nào thì là hợp lí thì lại là việc của các chiên gia, lờ đờ,... kết luận và ban hành. Bằng khả năng quan sát và kiến thức hạn hẹp, em chỉ có thể đánh giá nó:
1. Tạo dư luận mang tính tiêu cực trên mọi nền tảng có thể quan sát, và e là sẽ còn kéo dài. Gây ảnh hưởng xấu lên uy tín của Đ và nhà nước. Cơ hội lôi kéo những người dân thiếu hiểu biết vào các tổ chức bất mãn, chống phá.
2. Mức phạt cao vượt mức chi trả của phần lớn số người tham gia giao thông (bao gồm cả 2 bánh và 4 bánh) cho mục đích giáo dục và răn đe, làm em liên tưởng đến 2 chữ "trừng phạt" hơn. Và có khả năng xảy ra những tình huống TIÊU CỰC còn nhiều hơn hiện tại, trong khi chỉ cần lực lượng chấp pháp thi hành nghiêm chỉnh đã hạn chế đi sự vô tổ chức của giao thông đô thị đi nhiều lần.
Điểm sáng duy nhất em thấy là hạn chế việc vượt đèn đỏ vô tội vạ
nhưng vẫn cần thời gian để đưa ra kết luận.
Hạ tầng không đồng bộ ( cực kì nhiều bất cập), người thực thi thì không thiếu chiêu trò, luật pháp còn nhiều thiếu sót và kẽ hở, giáo dục cộng đồng thực sự chưa được đầy đủ, người dân tham gia giao thông khôn lỏi, cố ý hay vô tình thì cũng chỉ là 1 nhân tố trong cái khung vô hình của xã hội này. Vậy mà cụ và 1 số cụ chỉ cố gắng lấp liếm, đổ hết trách nhiệm lên đầu người tham gia giao thông. Trước khi mong muốn "văn minh như người ta" bằng cách áp đặt luật lệ hà khắc cũng phải xem xem còn thiếu những điều kiện gì chứ. Chốt lại 1 câu là phàm ai ăn cơm mà chưa từng cắn phải lưỡi
. Iem xin hết!