Mức phạt trc đây nếu làm chặt, ko bỏ lọt người, ko sợ săm trổ, ko ngại quan hệ ... thì quá đủ răn đe, kết hợp thêm gia tăng mức phạt tịnh tiến theo số lần nữa thì quá chuẩn - nhưng việc này khó. Thay vì làm việc khó, sao ta ko làm việc dễ, thay vì lao công khổ tứ bắt 10 người, mỗi người 500k, h ta bắt 1 người 5 củ đã là bằng 10 người, quá năng suất luôn
.
Nếu lấy lý do là tăng thu ngân sách, tăng tính răn đe, ko đi sai sao phải sợ ... mà bỏ qua sự hợp lý của mức phạt trong tương quan với thu nhập trung bình, cơ sở hạ tầng, ý thức tham gia giao thông, sự minh bạch trong hành pháp ... thì tăng luôn lên 50 củ đi, vẫn hoàn toàn đáp ứng các mục đích: tăng thu ngân sách, tăng tính răn đe, ko đi sai sao phải sợ mà
.
Chi tiết cụ thể thì em ko chắc, nhưng một hệ lụy rất lớn trong sự việc lần này là 1 Nghị định dc soạn thảo chủ yếu bởi 1 bên hành pháp, sau đó dc ban hành bởi chính phủ và cơ bản có thể coi là luật (tư pháp), có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân, hoạt dộng xã hội, vậy mà gần như ko thấy có sự đánh giá, góp ý hay thảo luận phản biện gì cả, cũng chả thí điểm, tham khảo một ai, cứ thế mà triển. Nếu sau này các bộ ban nghành khác cũng học theo, nếu gặp người có tâm, có tầm thì ko sao, chẳng may gặp phải đội ko tâm ko tầm, mạnh ai nấy làm, cứ chơi lách luật bằng mấy cái thông tư, nghị định để cài lợi ích nhóm của họ vào thì chỉ khổ dân, khổ doanh nghiệp thôi, xong đến lúc dân ngại đẻ, doanh nghiệp ngại kinh doanh thì lại hò nhau đi tìm giải pháp,đến khổ.