Có mấy điểm cần tóm tắt để các cụ dễ đọc hơn.
1. Biên giới Việt Nam và Trung Hoa (Việt – Trung) thực ra đã được ký kết vào tháng 6 nǎm 1887 tại Bắc Kinh, theo đó thì tình hình một số những vùng đất biên giới ấy như sau:
Giai đoạn 1:
a. Mất 150 thước đất cách Cửa Trung Hoa trên đường đi Ðồng Ðǎng (Chương 6).
b. Núi Mẫu Sơn bị khoanh vùng giao cho Trung Hoa (Chương 8).
Giai đoạn 2:
Các cửa ải khác cũng theo phương thức lấy dòng suối cách cửa ải; do đó, phía Việt Nam mất một số đất (Chương 7).
Giai đoạn 3:
Không khảo sát được vùng biên giới Lào Kay, Vân Nam vì thổ phỉ Trung
Hoa phục kích giết chết hết thủy thủ đoàn của một chiếc tầu đi đầu, nên phái đoàn phải quay về lại Lào Kay. Bản đồ biên giới vùng này được thiết lập bằng sự so sánh hai bản đồ của Bắc Bộ và Trung Hoa. Một số tỉnh Mường người Trung Hoa cho rằng của họ nhưng sau vẫn là của Việt Nam (Chương 22).
Giai đoạn 4:
a. Sông Paklam được coi là biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa.
b. Nội địa Việt Nam vùng Vịnh Oanh Xuân và Mũi Paklung rơi vào tay Trung Hoa (Chương 28).
c. Quần đảo Gotow ( Cô-tô) vẫn thuộc Việt Nam (Chương 28).
d. Biên giới Việt –Trung từ Cao Bằng đến Vân Nam được thiết lập bằng so sánh hai bản đồ của Bắc Bộ và Trung Hoa. Trong đó không ai nói về thác Bản Giốc (Chương 28).
2. Ðến đây theo Bác sĩ P. Neis thì việc phân định biên giới trên bộ coi như hoàn tất và đặc biệt quan trọng là không có bất cứ một cột mốc biên giới nào được cắm cũng như hai bên không hề nói phát hiện bất cứ một cột mốc biên giới nào trong giai đoạn khảo sát.
3. Những tài liệu liên quan đến biên giới Việt – Trung của xứ sở ta đều do người Pháp nắm giữ vì như chúng ta đã biết qua tác phẩm NKTBGVT một khi Ủy ban Phân định Biên giới không khảo sát được thì hai bên sử dụng bản đồ để đối chiếu (Chương 28). Ngoài ra đã có một lần người Pháp đã lấy tài liệu về biên giới ta tại Hà Nội để giúp ích cho tiến hành khảo sát biên giới tại Lào Kay (Chương 17).
4. Tấm bản đồ trong tác phẩm NKTBGVT do các sĩ quan địa hình Pháp thiết lập vào lúc đi khảo sát vùng Ải Nam Quan đã sai về kinh độ (xem Hình 19). Kinh độ trong khu vực Ải Nam Quan phải là khoảng 107º chứ không phải khoảng 104º Ðông Greenwich
5. Như vậy, trước khi người Pháp đến xâm lǎng đất nước ta, giữa Việt Nam (ngày ấy là An Nam) đã có một thỏa ước chung về biên giới với Trung Hoa. Ðiều này rõ rệt nhất là dân chúng bốn làng ở gần Cổng Bo-Chaï ( Pò Chài) đã đưa những chứng cứ về bốn làng này là thuộc An Nam cho Ủy ban Pháp xem nhờ phân giải (Chương 10) tình trạng bị người Trung Hoa lấn chiếm đất.
6. Bác sĩ P. Neis đã không nói rõ vì sao người Pháp đã có những tấm bản đồ Việt Nam để từ đó giúp họ phân định biên giới Việt –Trung 1885-1887.
7. Người Trung Hoa đã thoả thuận gần như trọn vẹn đường biên giới cũ được phân định giữa Việt Nam và Trung Hoa trước khi người Pháp đến xâm lǎng Việt Nam.
Nhật Ký Trên Biên Giới Việt –Trung là một tác phẩm được viết dưới dạng một Nhật Ký về chuyến phiêu lưu và nghiên cứu có tính khoa học của Bác sĩ P. Neis, trong đó ông cũng tỏ lộ những quan điểm trung thực nhân bản với người Việt Nam mặc dầu đôi lúc cũng rất Tây.
Việt Nam lúc ấy khá hoang sơ, vắng vẻ, cướp bóc khắp nơi.
Tuy thế, chúng ta hãy xem tình yêu đất nước quê hương qua việc một người An Nam trong Ủy ban Phân định Biên giới đã bị bệnh chết nhưng các bạn anh không muốn chôn anh trên đất Trung Hoa (Chương 11), hoặc hãy xem một phụ nữ Thô miền biên giới với lòng hiếu khách thử nấu món ǎn xứ An Nam cho các ủy viên Pháp ǎn (Chương 10).
Từ những vùng biên cương xa xôi đó, người dân Việt Nam luôn một lòng nhớ về nguồn gốc dân tộc mình. Người đọc cũng biết được những phụ nữ Việt Nam xưa ở vùng Móng Cái bị người Trung Hoa bắt buôn nô lệ (Chương 23). Làng Trà Cổ nơi có rất nhiều giáo dân Công giáo ngày ấy ra sao.
Cuốn này chưa được phát hành tại Vn, chả hiểu vì sao?
Mới dịch được 14 chương hầu các cụ, trên file word, còn chưa kịp biên tập lại..heheheheh
Link down:
http://upfile.vn/I-GgMTBtu5Zm/sur-les-frontieres-du-tonkin-doc.html