[Funland] Ảnh xưa nhất về VIỆT NAM ( TỪ 1858 đến trước 1910)

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xin trân trọng giới thiệu cùng các cụ nào thích tìm hiểu, khám phá 1 cuốn sách: Sur Les Frontières du Tonkin tạm dịch: Nhật Ký Trên Biên Giới Việt-Trung (1885-1887)

Tác giả là Bác sĩ Paul Marie Neis, một bác sĩ Hải quân Pháp và là một thành viên của Ủy ban Phân định Biên giới Việt Nam và Trung Hoa trong những nǎm 1885 –1887

 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Có mấy điểm cần tóm tắt để các cụ dễ đọc hơn.

1. Biên giới Việt Nam và Trung Hoa (Việt – Trung) thực ra đã được ký kết vào tháng 6 nǎm 1887 tại Bắc Kinh, theo đó thì tình hình một số những vùng đất biên giới ấy như sau:

Giai đoạn 1:
a. Mất 150 thước đất cách Cửa Trung Hoa trên đường đi Ðồng Ðǎng (Chương 6).

b. Núi Mẫu Sơn bị khoanh vùng giao cho Trung Hoa (Chương 8).

Giai đoạn 2:
Các cửa ải khác cũng theo phương thức lấy dòng suối cách cửa ải; do đó, phía Việt Nam mất một số đất (Chương 7).

Giai đoạn 3:
Không khảo sát được vùng biên giới Lào Kay, Vân Nam vì thổ phỉ Trung
Hoa phục kích giết chết hết thủy thủ đoàn của một chiếc tầu đi đầu, nên phái đoàn phải quay về lại Lào Kay. Bản đồ biên giới vùng này được thiết lập bằng sự so sánh hai bản đồ của Bắc Bộ và Trung Hoa. Một số tỉnh Mường người Trung Hoa cho rằng của họ nhưng sau vẫn là của Việt Nam (Chương 22).

Giai đoạn 4:
a. Sông Paklam được coi là biên giới giữa Việt Nam và Trung Hoa.
b. Nội địa Việt Nam vùng Vịnh Oanh Xuân và Mũi Paklung rơi vào tay Trung Hoa (Chương 28).
c. Quần đảo Gotow ( Cô-tô) vẫn thuộc Việt Nam (Chương 28).
d. Biên giới Việt –Trung từ Cao Bằng đến Vân Nam được thiết lập bằng so sánh hai bản đồ của Bắc Bộ và Trung Hoa. Trong đó không ai nói về thác Bản Giốc (Chương 28).



2. Ðến đây theo Bác sĩ P. Neis thì việc phân định biên giới trên bộ coi như hoàn tất và đặc biệt quan trọng là không có bất cứ một cột mốc biên giới nào được cắm cũng như hai bên không hề nói phát hiện bất cứ một cột mốc biên giới nào trong giai đoạn khảo sát.

3. Những tài liệu liên quan đến biên giới Việt – Trung của xứ sở ta đều do người Pháp nắm giữ vì như chúng ta đã biết qua tác phẩm NKTBGVT một khi Ủy ban Phân định Biên giới không khảo sát được thì hai bên sử dụng bản đồ để đối chiếu (Chương 28). Ngoài ra đã có một lần người Pháp đã lấy tài liệu về biên giới ta tại Hà Nội để giúp ích cho tiến hành khảo sát biên giới tại Lào Kay (Chương 17).

4. Tấm bản đồ trong tác phẩm NKTBGVT do các sĩ quan địa hình Pháp thiết lập vào lúc đi khảo sát vùng Ải Nam Quan đã sai về kinh độ (xem Hình 19). Kinh độ trong khu vực Ải Nam Quan phải là khoảng 107º chứ không phải khoảng 104º Ðông Greenwich

5. Như vậy, trước khi người Pháp đến xâm lǎng đất nước ta, giữa Việt Nam (ngày ấy là An Nam) đã có một thỏa ước chung về biên giới với Trung Hoa. Ðiều này rõ rệt nhất là dân chúng bốn làng ở gần Cổng Bo-Chaï ( Pò Chài) đã đưa những chứng cứ về bốn làng này là thuộc An Nam cho Ủy ban Pháp xem nhờ phân giải (Chương 10) tình trạng bị người Trung Hoa lấn chiếm đất.

6. Bác sĩ P. Neis đã không nói rõ vì sao người Pháp đã có những tấm bản đồ Việt Nam để từ đó giúp họ phân định biên giới Việt –Trung 1885-1887.

7. Người Trung Hoa đã thoả thuận gần như trọn vẹn đường biên giới cũ được phân định giữa Việt Nam và Trung Hoa trước khi người Pháp đến xâm lǎng Việt Nam.

Nhật Ký Trên Biên Giới Việt –Trung là một tác phẩm được viết dưới dạng một Nhật Ký về chuyến phiêu lưu và nghiên cứu có tính khoa học của Bác sĩ P. Neis, trong đó ông cũng tỏ lộ những quan điểm trung thực nhân bản với người Việt Nam mặc dầu đôi lúc cũng rất Tây.

Việt Nam lúc ấy khá hoang sơ, vắng vẻ, cướp bóc khắp nơi.

Tuy thế, chúng ta hãy xem tình yêu đất nước quê hương qua việc một người An Nam trong Ủy ban Phân định Biên giới đã bị bệnh chết nhưng các bạn anh không muốn chôn anh trên đất Trung Hoa (Chương 11), hoặc hãy xem một phụ nữ Thô miền biên giới với lòng hiếu khách thử nấu món ǎn xứ An Nam cho các ủy viên Pháp ǎn (Chương 10).

Từ những vùng biên cương xa xôi đó, người dân Việt Nam luôn một lòng nhớ về nguồn gốc dân tộc mình. Người đọc cũng biết được những phụ nữ Việt Nam xưa ở vùng Móng Cái bị người Trung Hoa bắt buôn nô lệ (Chương 23). Làng Trà Cổ nơi có rất nhiều giáo dân Công giáo ngày ấy ra sao.


Cuốn này chưa được phát hành tại Vn, chả hiểu vì sao?


Mới dịch được 14 chương hầu các cụ, trên file word, còn chưa kịp biên tập lại..heheheheh

Link down:

http://upfile.vn/I-GgMTBtu5Zm/sur-les-frontieres-du-tonkin-doc.html
 
Chỉnh sửa cuối:

LinhHung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-136133
Ngày cấp bằng
27/3/12
Số km
1,703
Động cơ
386,287 Mã lực
Vâng cháu cũng xin dừng vì đã nắm được ý cụ là cảm ơn thằng cướp nó đã để lại cho cái WC tự hoại và cái TV.

Thời nào chẳng có Trần Ích Tắc cụ. Cơn lũ để lại phù sa nhưng không ai cảm ơn cơn lũ để lại chút ít phù sa sau khi cuốn trôi tất cả nhà cửa, tài sản, sinh mạng...Con sông êm đềm bên cạnh nhà cháu hằng ngày vẫn bồi đắp phù sa và cho cháu những giọt nước mát.
Quay đi quay lại vẫn là : thằng cướp, wc tự hoại, cho ị nhờ, Tivi. Thế mà ngày nay cả thế giới dùng đấy ông ạ, chắc mỗi ông không dùng thôi
 

trangvuduc

Xe buýt
Biển số
OF-129230
Ngày cấp bằng
2/2/12
Số km
623
Động cơ
380,982 Mã lực
Cụ kể tiếp cụ Tôn Thất Thuyết đi.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Xin kể tiếp chuyện cụ Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi hầu các cụ


Thua trận tan tác, ông Thuyết biết phải chạy ra căn cứ đã xây sẵn ở Quảng Trị. Nhưng nếu đi một mình thì kiểu gì không Pháp thì quân triều đình cũng thịt, phải kéo vua đi cùng thì mới chính danh.

Ông chạy vào cung, bảo vua phải chạy ngay, vua Hàm Nghi hoảng hốt kêu:

" Ta có đánh nhau với ai mô mà phải chạy?"

Nghe thật đau lòng, thì ra những việc lớn thế này mà ông Thuyết cũng tự mình quyết.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ông Thuyết bảo không nói nhiều lời, rồi kể vắn tắt mọi chuyện, yêu cầu vua Hàm Nghi lên kiệu chạy. Vua đồng ý.

Vua Hàm Nghi ngồi trong kiệu bị chao đảo liên tục, đầu bị va đập nhiều lần vào thành kiệu rất đau, sau cùng nhà vua phải xuống nằm trên võng cho lính cáng. Nguyễn Văn Tường cho người rước vua Hàm Nghi tới thành Quảng Trị để lánh nạn. Chiều ngày 6 tháng 7 thì cả đoàn mới tới Quảng Trị.


Trước đó, ông Nguyễn văn Tường cho người vào điện tâu xin rước vua và các bà Thái-hậu tạm lánh lên Khiêm-lăng. Khi xa-giá ra gần đến cửa hữu, thì gặp Nguyễn văn Tường đã chực sẵn ở đấy để đi hộ giá. Tuy nhiên ông Thuyết bảo ông Tường phải ở lại để thu xếp công việc. Mình tôi chạy đã. Ông Tường vâng lời.

Kinh thành Huế lúc ấy cực-kỳ hỗn loạn, vương-tôn công-tử, người đi ngựa, kẻ đi chân, dân-gian thì trẻ cõng già, đàn-bà dắt trẻ-con, ai nấy chạy hốt-hoảng tìm đường tránh cho khỏi chỗ binh-đao.

Vua đến Trường-thi vào nghỉ được một lát, thì ông Thuyết lại giục lên đường, nói rằng quân Pháp đã sắp đuổi tới. Tối ngày 6 tháng 7, vua vào nghỉ nhà một người bá-hộ, sáng ngày 7 ra đi, đến tối mới tới thành Quảng-trị.

Quan tuần-phủ Trương quang Đản ra rước vua và đoàn vào Hành-cung và đặt quân-lính để phòng giữ.

Vua Hàm Nghi ở Tân Sở rồi về vùng Tuyên Hóa, Quảng Bình. Vua đã phải chịu nhiều khổ ải vì phải luồn lách giữa núi rừng hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, giữa muôn vàn thiếu thốn, bệnh tật, đói khát và sự hiểm nguy về tính mạng luôn đe dọa. Nhưng chính nơi đây đã làm vua thay đổi hoàn toàn quan niệm, ông đã không cảm thấy bị ép buộc mà thản nhiên đón nhận, được sự đùm bọc của nhân dân trăm họ, đặc biệt là sựche chở giúp đỡ và tham gia nhiệt tình của đồng bào các địa phương từ Quảng Trị qua tới đất Lào cũng như trong vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình.
 

Tantafee

Xe hơi
Biển số
OF-109075
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
164
Động cơ
393,275 Mã lực
Quay đi quay lại vẫn là : thằng cướp, wc tự hoại, cho ị nhờ, Tivi. Thế mà ngày nay cả thế giới dùng đấy ông ạ, chắc mỗi ông không dùng thôi
Sức của mình, tiền của mình cả thì ngu sao không dùng? Nhưng chỉ thần kinh có vấn đề mới cảm ơn thằng cướp ấy, không bị nó đô hộ 80 năm, để dân tộc này phát triển trong hòa bình thì đã hơn thế rất nhiều rồi. Đối với những di sản do Pháp để lại thì có hai kiểu ngu dốt: Kiểu thứ nhất là đốt phá những thứ đấy, kiểu thứ hai là nâng lên hít hà như được chúa trời ban tặng.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tôn Thất Thuyết mượn danh vua ra hịch Cần Vương, kêu gọi dân ta đứng lên oánh Pháp.

Ông Thuyết một lòng một dạ theo Thiên- Triều, nên đã viết thư cầu viện cho Tổng đốc Vân-Quý của nhà Thanh và rất nhiều chỉ dụ khác tới các quan lại, lãnh tụ của phong trào chống Pháp. Đại ý ông đổ tội mất nước là do bọn dân theo Đạo, nên việc cần làm là giết hết bọn dân Đạo.

Vâng theo hịch Cần-Vương, các nơi nổi dậy ác liệt, nhiều cuộc khởi nghĩa oánh Pháp nổ ra. Em sẽ kể hầu các cụ vài cuộc khởi nghĩa lớn.

Vâng theo mật thư của ông Thuyết ( lấy danh vua Hàm Nghi), quân khởi nghĩa nhằm ngay vào dân Đạo đầu tiên, chỉ tínhtừ đầu tháng 6 cho đến cuối tháng 8, dân bên Đạo gồm 8 cha cố Tây và hơn 20.000 người bị giết.
 

bjboyn00b

Xe điện
Biển số
OF-23594
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
2,202
Động cơ
520,133 Mã lực
Cụ có nhiều ảnh quý giá quá, lại am hiểu lịch sử, đúng là SGK lịch sử VN chán chết, nghe cụ nói hay hơn nhiều.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lại nói về ông Nguyễn văn Tường

Bị ông Thuyết bắt ở lại, ông Tường run lắm, ông cầu khẩn bà Từ Dụ giúp.

Khi ông Thuyết đem vua Hàm Nghi và tam cung là bà Từ-Dụ Thái-hoàng thái-hậu, bà Hoàng-thái-hậu là vợ vua Hiệp Hòa , bà Hoàng-thái-phi là vợ thứ vua Tự Đức, mẹ nuôi vua Kiến-phúc chạy khỏi Huế, đến Quảng Trị thì các bà này ghét ông Thuyết nên quyết định quay về, ông Thuyết cũng chả cần.

Ông Thuyết bảo vua Hàm Nghi vào lạy 3 bà để đi, vua khóc vào lạy chia tay, kể cũng đau xót.

Ông Tường lang thang trốn ở Huế, trưa ngày 7 thì chạy vào nhà giám-mục Caspard, nhờ ông ấy đưa ra đầu thú với thống-tướng De Courcy. Thống-tướng cho Nguyễn văn Tường ra ở Thương-bạc-viện, giao cho đại-úy Schmitz và một toán lính Pháp phải coi giữ, và hẹn cho trong hai tháng phải làm thế nào cho yên mọi việc thì làm.
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,267
Động cơ
478,760 Mã lực
Không hiểu bản đồ này có đúng không, nhưng nhìn vào cái bản đồ này thì thấy các vua nhà Nguyễn chẳng có mấy công lao trong việc mở rộng đất nước. Nguyễn Ánh sinh năm 1762, lên ngôi năm 1802, mà đến năm 1757 lãnh thổ đã mở xuống tận Cà Mau rồi.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ông Nguyễn văn Tường viết sớ ra Quảng-trị xin rước vua trở về Kinh để cho yên lòng người.

Nhưng lúc ấy vua Hàm-Nghi và tam cung , bị Tôn-thất Thuyết giữ chặt, sớ của Nguyễn văn Tường gửi ra vấn an, ông Thuyết đem giấu đi không cho vua biết.

Ông Thuyết nói muốn xin rước xa-giá lên Tân Sở, để lo-liệu sự khôi-phục. Đức Từ-dụ và hai bà Thái-hậu nhất định không chịu đi.

Ý 3 bà muốn yêu cầu ông Thuyết đưa vua về, tất nhiên đời nào ông nghe.

Vài hôm sau, ông Tường lại gửi sớ ra, bảo mọi việc xong rồi, các bà cho người đi tìm vua Hàm Nghi để về, bọn Hoạn-quan về bảo ông Thuyết không cho về, đồng thời ông Thuyết viết thư cho mấy bà bảo ông Tường phản trắc đấy, về là Pháp nó giết.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 14 tháng 7, các bà lại nhận được sớ của Nguyễn văn Tường ra giục trở về. Bà Từ Dụ mới quyết ý về Kinh, định ngày mồng 19 thì lên đường, quan tuần-phủ Trương Quang Đản đem quân đi hộ-giá.

Đến chiều tối ngày mồng 20, các bà Thái-hậu về đến Khiêm-cung. Nguyễn văn Tường dâng sớ lên thỉnh an và kể tình hình mọi việc.

Đất nước thiếu vua, De Courcy đặt ông Thọ-Xuân lên làm giám-quốc, giao quyền Binh-bộ thượng-thư ( Bộ trưởng QP) cho viên Khâm-sứ De Champeaux.

Để bãi việc binh của ta, Pháp gọi quan Kinh-lược ở Bắc-kỳ là Nguyễn hữu Độ và quan Tổng-đốc Nam-Định là Phan đình Bình về cùng với Nguyễn văn Tường coi việc Cơ-mật. Vì hai ông Độ và Bình ở Bắc-kỳ đã hiểu mọi việc và đã biết theo chính-sách của bảo-hộ của Pháp, cho nên De Courcy đem về để thu-xếp mọi việc cho chóng xong.

Nguyễn văn Tường và Nguyễn hữu Độ không hợp ý nhau, Nguyễn hữu Độ bỏ ra Bắc-kỳ.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lúc này, hưởng ứng chiều Cần-Vương, dân ta nổi dậy khắp nơi oánh Pháp. Pháp cũng hoảng hốt.

De Courcy thấy chỗ nào cũng có loạn cả, bèn trở ra Bắc-kỳ, hội các tướng lại để bàn sự oánh dẹp, sai đại-tá Pernot đem 1500 quân ở Huế ra đuổi Tôn Thất Thuyết, lại sai thiếu-tướng De Négrier đem một đạo quân đi từ Thanh-Hóa oánh vào.

Chính-phủ Pháp thấy De Courcy lỗ mãng, lúc nào cũng đòi oánh, chả biết dùng VĂn-trị, điện sang không cho khởi sự dùng đại-binh, đúng lúc bấy giờ ở Bắc-Kỳ và Trung Kỳ có bệnh dịch-tả, quân Pháp chết đến ba bốn nghìn người, bởi vậy cho nên việc dùng binh phải đình lại.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ngày 7 tháng 9 năm 1885. Hết hạn 2 tháng De Courcy hẹn cho Nguyễn văn Tường.

Các quan ở Bắc-Kỳ có nhiều người ghét Nguyễn văn Tường, bèn mật thư xin De Courcy đem trị tội.

Sáng ngày 8, De Courcy bắt quan nguyên Phụ-chính Nguyễn văn Tường, quan Hộ-bộ thượng-thư Phạm Thận Duật và Tôn-Thất Đính ( cha đẻ Tôn-Thất Thuyết) đem đày ra Côn-lôn. Cụ Phạm Thận Duật đang đi tàu thì mất, Pháp ném xác xuống biển.

Nguyễn văn Tường bị đày ra đảo Haiti, được ít lâu cũng mất, cho đem xác về chôn ở quê nhà.
 

LinhHung

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-136133
Ngày cấp bằng
27/3/12
Số km
1,703
Động cơ
386,287 Mã lực
Sức của mình, tiền của mình cả thì ngu sao không dùng? Nhưng chỉ thần kinh có vấn đề mới cảm ơn thằng cướp ấy, không bị nó đô hộ 80 năm, để dân tộc này phát triển trong hòa bình thì đã hơn thế rất nhiều rồi. Đối với những di sản do Pháp để lại thì có hai kiểu ngu dốt: Kiểu thứ nhất là đốt phá những thứ đấy, kiểu thứ hai là nâng lên hít hà như được chúa trời ban tặng.
Ông này chắc người của....hãy nhìn vào thực tế đi, đừng ảo tưởng nữa rồi suốt ngày lại đi ị nhờ với xem tivi nhờ. Nói ông thông cảm, éo có nó thì không có mấy cái Nhà hát Lớn cho ông ra hội họp, có đường xe lửa sớm như vậy cho ông dùng đâu. Bao nhiêu khu nghỉ mát cũng do nó tìm ra đấy ông ạ. Trạm khí tượng thủy văn lớn nhất Đông Dương cũng do nó dựng lên, giờ vẫn dùng ầm ầm đấy.
Ông xem mấy chục năm phát triển trong hòa bình đã làm được gì hơn nó chưa hay vừa làm vừa phá, đường chưa làm đã hỏng, cầu chưa đi đã sập, bao nhiêu công trình to thì cứ hỏng dần theo thời gian ngắn ?
Hãy xem những gì nó làm đừng nghe những gì nó nói. Cái gì cũng phải trả giá chứ không cái gì tự nhiên nó đến. Không đề cao nó, không "hà hít" theo kiểu "bệ xí" của ông nhưng cũng đừng phủi *** như ông. Trên đời này có ông là 1: gàn - dở - hấp!
Không "hà hít" nó mà lúc sửa chữa vẫn phải sao chép lại nguyên bản à ? Rồi còn đang bỏ 1 đống tiền để trùng tu rồi bảo tồn cái đô hộ của nó đấy ông ạ. Chê nó sao không đập bỏ hết đi. Chắc mỗi ông nhận ra còn mọi người ngu hết nên mới giữ lại.
Thường những thằng tự cao tự đại thì éo làm được gì nhưng suốt ngày kêu "sức của mình, tiền của mình". Nói cho ông biết 160 năm nữa nếu vẫn còn những thằng như ông thì cũng éo làm được bằng nó trong 80 năm ngày xưa, kể cả nó có đô hộ.
 
Chỉnh sửa cuối:

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,801
Động cơ
696,961 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
De Courcy xử xong ông Nguyễn Văn Tường đi rồi, triệu ông Nguyễn hữu Độ, Phan Đình Bình coi việc triều-chính, sai Nguyễn trọng Hợp ra quyền Kinh-lược ở Bắc-Kỳ Bảo Khâm Sứ De Champeaux lên xin bà Từ Dụ lập ông Chánh Mông là Kiên-giang quận-công lên làm vua.

Ngày mồng 19 tháng 9 năm 1885, ông Chánh-Mông phải thân-hành sang bên Khâm-sứ làm lễ thụ-phong, rồi làm lễ tấn tôn, đặt niên-hiệu là Đồng Khánh.

Vua Đồng Khánh tính hiền-lành, hay trang-sức và cũng muốn duy-tân, ở rất được lòng người Pháp.

Đình-thần thì nhiều người đã biết theo chính-sách bảo-hộ cho nên mọi việc trong Triều đều được yên-ổn. Nhưng vua Hàm-Nghi còn ở mạn Quảng Bình, kéo cờ nghĩa chống nhau với quân Pháp, truyền hịch Cần-vương đi các nơi để mong đường khôi-phục. Lúc bấy giờ, lòng người còn tưởng-nhớ vua Hàm Nghi cũ, cho nên từ tỉnh Bình Thuận trở ra, chỗ nào cũng có người nổi lên oánh Pháp.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top