[Funland] Ảnh xưa nhất về VIỆT NAM ( TỪ 1858 đến trước 1910)

Yêu Thanh Hóa

Xe tải
Biển số
OF-344759
Ngày cấp bằng
29/11/14
Số km
296
Động cơ
274,360 Mã lực
Thật là kinh khủng ạ
Tiếp:

- Từ 1789 - 1802, được Lộc giúp tiền thuê lính Tây, Tàu, mua súng ống, tàu chiến, thuê sỹ quan Pháp huấn luyện quân đội, lại chiếm được vùng Nam Bộ giàu có cộng với nhiều chính sách hợp lòng dân, trong khi Tây Sơn suy yếu mạnh sau khi Nguyễn Huệ qua đời. Nguyễn Ánh đã tiêu diệt nhà Tây Sơn, thống nhất đất nước.

- Trả thù Tây Sơn vô cùng tàn khốc ( "Trẫm vì chín đời mà trả thù"):

+ 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì.
+ Vua Quang Toản và tất cả các con Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc bị Ngũ Tượng Phanh Thây, cắt đầu bỏ ngục.
+ Quật mộ các vua Tây Sơn ( Quang Trung, Thái Đức, Cảnh Thịnh) bổ quan tài, chặt đầu bỏ ngục, hài cốt bị giã nát, cho lính *** vào rồi quăng sông.
+ Các tướng lĩnh chủ chốt của Tây Sơn cùng con cái ( 3 đời) : Lăng trì, voi giầy, chém ngang lưng. Ai có bố mẹ già trên 80 được chém đầu.
Mọi xã hội đều phải tuân theo một qui tắc vận hành. Nếu kẻ nào cũng làm việc lật đổ kẻ khác để nắm quyền làm vua thì không họ nào có thể ngồi yên mà trị quốc an dân, mở mang bờ cõi, thiên hạ tất nhiên loạn.

Bởi vậy nhà Lê chính danh dựng lại nền độc lập của đất nước nên tồn tại gần 360 năm, ở ngôi vị hoàng đế. chúa Trịnh công lao to lớn, diệt Mạc lập lại nhà Lê trung hưng, điều hành đất nước cường thịnh, Trung Hoa không dám nhòm ngó. chúa Trịnh chỉ nhận phong vương mà không dám soán ngôi đế. Nhà Mạc nhân lúc vua Tương Dực hôn quân bị Duy Sản giết, đã chiếm giữ kinh thành Thăng Long tự xưng vua rồi cũng bị dẹp yên.

Vua Hùng dựng nước từ lãnh thổ và dân cư có sẵn. Lê Lợi khởi binh giành lại độc lập cho nước nhà. 9 đời chúa Nguyễn dựng cõi phương nam, với khởi đầu chỉ có đất Thuận Hóa bé nhỏ, đã tiêu diệt Chiêm Thành, Chân Lạp, sáp nhập đất Hà Tiên của người Minh Hương để có được một cõi Đàng Trong rộng lớn, trù phú. Công lao 9 đời chúa Nguyễn so với các vua Hùng còn khó biết được ai lớn hơn ai. Chúa Nguyễn cũng chỉ dám xưng vương, không nhận sắc phong của chúa Trịnh nhưng vẫn thần phục hoàng đế nhà Lê. Vẫn nhận sắc phong của vua Lê Dụ Tông cho một đỉnh núi Đàng Trong. Ngay cả Nguyễn Phúc Ánh vẫn dùng niên hiệu Cảnh Hưng của hoàng đế Lê Hiển Tông, mặc dù nhà Lê trung hưng đã không còn tồn tại. Sau đó mới lấy niên hiệu Gia Long.
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
2,774
Động cơ
422,631 Mã lực
Thời Minh Mạng hình như mình cũng có đánh qua Ai Lao,nhưng giằng co với Xiêm chán chê rồi cũng rút về giữ cương vực lãnh thổ như ngày nay.
 

letgo'

Xe tăng
Biển số
OF-330828
Ngày cấp bằng
11/8/14
Số km
1,279
Động cơ
292,487 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.nhadat-369.com
Mọi xã hội đều phải tuân theo một qui tắc vận hành. Nếu kẻ nào cũng làm việc lật đổ kẻ khác để nắm quyền làm vua thì không họ nào có thể ngồi yên mà trị quốc an dân, mở mang bờ cõi, thiên hạ tất nhiên loạn.

Bởi vậy nhà Lê chính danh dựng lại nền độc lập của đất nước nên tồn tại gần 360 năm, ở ngôi vị hoàng đế. chúa Trịnh công lao to lớn, diệt Mạc lập lại nhà Lê trung hưng, điều hành đất nước cường thịnh, Trung Hoa không dám nhòm ngó. chúa Trịnh chỉ nhận phong vương mà không dám soán ngôi đế. Nhà Mạc nhân lúc vua Tương Dực hôn quân bị Duy Sản giết, đã chiếm giữ kinh thành Thăng Long tự xưng vua rồi cũng bị dẹp yên.

Vua Hùng dựng nước từ lãnh thổ và dân cư có sẵn. Lê Lợi khởi binh giành lại độc lập cho nước nhà. 9 đời chúa Nguyễn dựng cõi phương nam, với khởi đầu chỉ có đất Thuận Hóa bé nhỏ, đã tiêu diệt Chiêm Thành, Chân Lạp, sáp nhập đất Hà Tiên của người Minh Hương để có được một cõi Đàng Trong rộng lớn, trù phú. Công lao 9 đời chúa Nguyễn so với các vua Hùng còn khó biết được ai lớn hơn ai. Chúa Nguyễn cũng chỉ dám xưng vương, không nhận sắc phong của chúa Trịnh nhưng vẫn thần phục hoàng đế nhà Lê. Vẫn nhận sắc phong của vua Lê Dụ Tông cho một đỉnh núi Đàng Trong. Ngay cả Nguyễn Phúc Ánh vẫn dùng niên hiệu Cảnh Hưng của hoàng đế Lê Hiển Tông, mặc dù nhà Lê trung hưng đã không còn tồn tại. Sau đó mới lấy niên hiệu Gia Long.
Em không nói Nguyễn Ánh tận diệt triều Tây Sơn là kinh khủng, điều đó dường như là tất yếu. Điều kinh khủng ở đây là cách thức thực hiện nó ạ.
 

Yêu Thanh Hóa

Xe tải
Biển số
OF-344759
Ngày cấp bằng
29/11/14
Số km
296
Động cơ
274,360 Mã lực
Em không nói Nguyễn Ánh tận diệt triều Tây Sơn là kinh khủng, điều đó dường như là tất yếu. Điều kinh khủng ở đây là cách thức thực hiện nó ạ.
+ 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì.
gần 300 người trong tôn thất chúa Nguyễn bị Tây Sơn tận diệt

+ Quật mộ các vua Tây Sơn ( Quang Trung, Thái Đức, Cảnh Thịnh) bổ quan tài, chặt đầu bỏ ngục, hài cốt bị giã nát, cho lính *** vào rồi quăng sông
Hơn 400 năm nhà Nguyễn mở nước phương nam chỉ gián đoạn khoảng 30 năm Tây Sơn và 13 năm mất Phú Xuân vào tay chúa Trịnh. Mồ mả tổ tiên chúa Nguyễn ở Đàng Ngoài không bị chúa Trịnh xâm phạm. Khi thống nhất đất nước Gia Long cũng đối đãi có hậu với dòng tộc chúa Trịnh. Như vậy ai đã quật mả 9 đời chúa Nguyễn ở Phú Xuân?

+ Các tướng lĩnh chủ chốt của Tây Sơn cùng con cái ( 3 đời) : Lăng trì, voi giầy, chém ngang lưng. Ai có bố mẹ già trên 80 được chém đầu.
Đây là hình phạt thông thường đối với tội tạo phản thời quân chủ.
 

Truongsonnam_37

Xe tăng
Biển số
OF-87118
Ngày cấp bằng
1/3/11
Số km
1,480
Động cơ
420,174 Mã lực
Nơi ở
Hoang Mai
Nhà cháu cũng hóng hớt tý!
 

perman

Xe tải
Biển số
OF-30977
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
492
Động cơ
481,592 Mã lực
Nơi ở
Hà nội thành
Em mất cả buổi để đọc từ đầu đến cuối thớt của cụ. Rất hay và í nghĩa. Ngoài ra còn nhiều í kiến của các cụ cao niên khác nữa. Hi vọng có 1 ngày được diện kiến cụ chủ thót để được mở rộng kiến thức.
 

kureinai

Xe hơi
Biển số
OF-206573
Ngày cấp bằng
18/8/13
Số km
107
Động cơ
319,270 Mã lực
em thấy bức này đẹp thế, nói chung nhìn tât cả các bức ảnh của bác doctor76 thì ảnh này nhìn cụ bà phải là tuyệt sắc giai nhân thời đó
Em cũng công nhận cụ này phải nói là đẹp nhất trong những tấm hình về con gái Việt thời đó. Chưa thấy ai đẹp hơn
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Hôm nay kể tiếp hầu các cụ trận Kinh thành Huế ( 1885) và vua Hàm Nghi.


Sau khi vua Kiến Phúc qua đời mới 15 tuổi, quyền lực của ông Tôn Thất Thuyết và ông Nguyễn văn Tường phải nói là tuyệt đối, thích lập vua nào thì lập,thích giết vua nào thì giết.

Kiến Phúc mất, đáng lẽ ra con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là ông Nguyễn Phúc Ưng Kỷ lên nối ngôi. Nhưng sợ lập người lớn tuổi, mình dễ mất quyền, nên Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết chọn người em của Ưng Kỳ là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, mới 12 tuổi, lập lên làm vua, đặt niên hiệu là Hàm Nghi.

Pháp lúc bấy giờ cũng chưa muốn can thiệp nhiều vào chuyện nội bộ của triều đình, do bận củng cố hạ tầng và quân đội bản xứ.


Vua Hàm Nghi (chữ Hán: 咸宜; 3 tháng 8 năm 1871 – 4 tháng 1 năm 1943) là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn.

Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch (阮福膺), còn có tên là Nguyễn Phúc Minh (阮福明). Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi, tức 3 tháng 8 năm 1871(có tài liệu ghi ông sinh ngày 22 tháng 7 năm 1872) tại Huế. Ông là em ruột của vua Kiến Phúc Ưng Đăng và Chánh Mông (hay Ưng Kỷ), tức là vua Đồng Khánh sau này.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vua Hàm Nghi từ nhỏ cho tới lúc đó sống rất nghèo khổ với mẹ vì cha ông mất sớm, lúc thấy quân của ông Thuyết, Tường đến đón lên làm vua, ông cũng sợ hãi bỏ chạy ngay. Tất nhiên chạy sao được một khi ông Thuyết đã quyết.

Sáng ngày 12 tháng 6 Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch được dìu đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hòa để làm lễ lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi.

Thấy ông Thuyết, ông Tường cứ giết hết vua nọ vua kia rồi tự lập, Pháp lúc đầu còn bỏ qua, sau nóng mắt. Khâm sứ Pierre Paul Rheinart cho quân sang bắt phải hỏi ý kiến Pháp đã. Ông Thuyết bèn viết 1 tờ xin phép bằng chữ Nôm ( tỏ ý coi thường Pháp), không may, Rheinart cũng có biết chút ít tiếng Việt và chữ Hán, nên hiểu phong tục, bắt ngay 2 ông kia phải làm bằng chữ Hán.

9 giờ sáng ngày 17 tháng 8 năm 1884, phái đoàn Pháp gồm Đại tá Guerrier, Khâm sứ Rheinart, Thuyền trưởng Wallarrmé cùng 185 sĩ quan binh lính kéo sang Hoàng thành Huế.

Guerrier buộc triều đình Huế phải để toàn bộ quân Pháp tiến vào Ngọ Môn bằng lối giữa, là lối chỉ dành cho vua đi, nhưng Tôn Thất Thuyết nhất định cự tuyệt. Cuối cùng chỉ có 3 sứ giả được vào cổng chính, còn lại các thành phần khác thì đi cổng hai bên.

Cả triều đình Huế và phái đoàn Pháp đều mang tâm trạng không vừa lòng nhau, nhưng buổi lễ thọ phong cuối cùng cũng kết thúc êm thấm. Lúc phái đoàn Pháp cáo từ, Tôn Thất thuyết đã ngầm cho quân lính đóng cửa chính ở Ngọ Môn lại nên đoàn Pháp phải theo hai lối cửa bên để về.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Vua Hàm Nghi tuy nhỏ và dưới sự kèm chặt của 2 phụ chính đại thần nhưng không vì thế mà tỏ ra sợ sệt, buổi lễ tấn phong là một lời cảnh cáo cho Pháp. Pháp nhận xét về buổi lễ lúc ấy:

""Vua Hàm Nghi đã giữ được tính chất thiêng liêng đối với thần dân mình. Vô tình vị vua trẻ tuổi đã làm một việc có ảnh hưởng vang dội khắp nước: với ý chí cương quyết độc lập và dù người Pháp có đóng quan tại Huế, triều đình An Nam vẫn biểu dương một thái độ không hèn. Thái độ ấy do Hội đồng Phụ chính đề ra. Hội đồng ấy rất có lý mà tin chắc rằng dân chúng trông vào thái độ của nhà vua để noi theo, xem thái độ ấy như mệnh lệnh [chống lại người Pháp] không nói ra bằng lời..."
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tuy thế, nhìn chung các tướng lĩnh Pháp ở Huế lúc ấy đều có hiểu biết ít nhiều về phong tục, văn hóa, ngôn ngữ Việt, cho nên họ muốn giữ một thái độ hòa bình với triều đình, phục vụ mục đích phát triển thuộc địa hơn là gây rắc rối.

Thấy các tướng lĩnh Pháp ở Huế có phần nhu nhược, chính phủ Pháp cử ngay Thống tướng de Courcy sang trợ lực, đây là một viên tướng cực kỳ lỗ mãng và nóng nảy.

Ngày 19 tháng 5 năm 1885, tướng de Courcy đem 500 quân vào Huế, hôm sau, ông mời 2 ông Thuyết, Tường sang để bàn việc sắp đặt cho ông và quân Pháp vào yết kiến vua Hàm Nghi.

Ông Tường là người giao thiệp tốt lên sang gặp, ông Thuyết bỗng sợ, xưa nay mình chả biết sợ ai, giờ lại đi sợ thằng Tây kể cũng mất mặt, bèn bảo ốm không đi được.

Tất nhiên de Courcy không phải là mấy ông sỹ quan Pháp trước đây, có phần tôn trọng triều đình, nên quát ngay bảo ốm thì cáng sang, cấm nói lằng nhằng.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ông Thuyết tức lắm, bỗng nhiên tối hôm ấy có động đất, thôi rồi điềm trời đã báo, chắc bọn Pháp chết với tao.

Bên này, ông Tường vẫn đàm phán với Pháp về chuyện đi vào yết kiến vua ra sao, ông bảo là theo lệ thì mình tướng Pháp đi cửa giữa, lính đi 2 bên ( bảo hôm đăng quang vua bên Pháp cũng đi thế) .

de Courcy bác đi ngay, bảo bọn tao cứ kéo hết quân vào cổng chính, không nhiều lời.

Trưa ngày 5 tháng 7 năm 1885, triều đình vâng lời bà Từ Dụ cử các quan ở Cơ Mật Viện có mang quà sang, nói muốn bàn nốt chuyện đi của nào, de Courcy không tiếp, khi đem quà của Thái Hậu đến, ông ta cũng bắt đem về.

Càng như đổ dầu vào lửa, ông Thuyết quyết định oánh cho bọn Pháp một trận để chúng biết bản lĩnh của mình.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trước đó, ông Thuyết cũng đã bí mật xây dựng quân đội riêng của mình ( gọi là quân Phấn Nghĩa), đội quân này rất đông, và tất nhiên không phải quân triều đình. Lập căn cứ chủ yếu ở Quảng Trị.


Ông Thuyết đem 300.000 lạng vàng ( bằng 1/2 ngân khố triều đình) ra chôn ở căn cứ Tân Sở, nay thuộc địa phận làng Mai Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ), chắc cũng chả hỏi ý kiến ai. Để chuẩn bị oánh Pháp.


Thấy De Courcy coi khinh mình quá, lên ông quyết định đêm ngày 5 tháng 7 năm 1885 oánh liền.

Ông chuẩn bị:

+ 300 khẩu thần công đặt trên mặt thành ( Đại Nội) nhằm vào đồn Mang Cá nơi Pháp đang đồn trú.

+ 10.000 quân Phấn Nghĩa được trang bị tốt.

Phía Pháp lúc ấy, De Courcy có :

+ 1 tiểu đoàn lính Phi châu dưới quyền chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng Metziuyer, trong đó có 16 sĩ quan và 870 binh lính.

+ 1 đơn vị đặc nhiệm lấy từ tiểu đoàn quân sơn cước do Boines chỉ huy, gồm 3 sĩ quan và 157 lính.
 

JN1978

Xe hơi
Biển số
OF-327986
Ngày cấp bằng
21/7/14
Số km
156
Động cơ
286,050 Mã lực
Cảm ơn cụ em mời cụ ly rượu ạ
 

Esse blue

Xe tải
Biển số
OF-203755
Ngày cấp bằng
26/7/13
Số km
376
Động cơ
323,483 Mã lực
Vụ này căng quá. Em hóng cụ kể tiếp.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Tối ngày 4 tháng 7, Pháp mở tiệc linh đình ở đồn Mang Cá.
Khoảng 1 h sáng, ông Thuyết bắn 1 phát đại bác ra lệnh tấn công.

2 mũi tấn công quan trọng là:

1. Trần Xuân Soạn ở bên này sông, chỉ huy oánh vào Trấn Bình đài; nhằm tiêu diệt đội quân tiếp viện của Pháp mới từ miền Bắc vào đang trú đóng ở đây, một toán quân mai phục ở cầu Thanh Long, đề phòng Đại tá Pernot là người chỉ huy đội quân ở Mang Cá và các sĩ quan thuộc hạ ở Tòa Khâm Sứ về, qua cầu này thì đánh úp ngay. Tôn Thất Thuyết chỉ huy đội quân thứ ba, đóng ở Hậu Bộ phía sau Đại nội vừa làm nhiệm vụ trợ chiến vừa làm dự bị ( khôn phết).

2.Tôn Thất Lệ chỉ huy quân cũng đồng loạt tấn công vào Tòa Khâm Sứ và Sứ quán PháP

Tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá cách xa 2500m và ngăn cách bằng dòng Sông Hương, không thể cứu viện lẫn nhau dễ được.
 

doctor76

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
24,914
Động cơ
698,243 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Ái chà, tiếng đại bác, súng lớn nhỏ vang khắp kinh thành.

Quân Pháp quả này bị bất ngờ. Nhưng De Courcy đúng là một viên tướng có tài chỉ huy oánh nhau thật.

Tại đồn Mang Cá, đã bị quân ta bắn sập mái, Pháp kêu cứu nhưng De Courcy ra lệnh im, kêu là nó bắn chết, cứ cố thủ chờ sáng.

Tại tòa Khâm Sứ, chiến sự ác liệt hơn nhiều.

Nhà cửa trong Tòa khâm sứ cháy tứ tung, khói lửa bốc lên ngùn ngụt, thiêu cháy nhiều trại lính, chuồng ngựa. Quân ta quyết tràn vào chiếm Tòa, một toán quân Pháp do trung úy Boucher nổ súng chống cự, ngăn chặn quân ta tràn vào.
Lính Pháp đang ngủ, chợt thức dậy, kẻ bị bắn, kẻ bị chết cháy, số bị thương khá nhiều. Một số sóng sót chạy ra vơ lấy súng ống, mình trần như nhộng, nhiều người không kịp mặc áo.

Một trong những phát đạn đại bác bắn từ ổ pháo phía Đông đã làm thủng mái và nền nhà của nhà Phái bộ (tức Tòa Khâm sứ). Các trại lính của đại đội 27 và 30 của Tiểu đoàn 4 Thủy quân lục chiến bị cháy cùng một lúc với chỗ để đồ đạc của Phái bộ và các nhà hậu cần. Binh lính chạy đến bức tường bằng cửa phía trước của tòa nhà đối diện với trại binh.

De Courcy chỉ huy 160 người, bố trí cứ một cửa sổ hai người, biến ngôi nhà thành một pháo đài. Hàng loạt đạn súng trường bắn ra nhưng quan trọng nhất là sáu cỗ đại bác ở góc đông của Kinh thành đã cầm chân 1500 quân tấn công không có nhiều súng ống và ở cự ly xa. Cũng may là căn nhà để điện thoại ở cách xa nhà phái bộ 300m không bị đạn, nhờ vậy mà De Courcy có thể liên lạc với đồn Thuận An kêu cứu.

De Courcy ra lệnh cho lính mọi nơi cố thủ, chờ rạng sáng mới oánh lại. Nhiệm vụ đầu tiên là phải oánh tan được Pháo của quân ta.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top