[ATGT] "Anh Csgt đối đáp rất chuẩn mực" nhưng ... Sai luật!

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,444
Động cơ
330,294 Mã lực
báo cáo cụ là may cho anh cu xxx khi em bem bẻm chứ em không bem bẻm thì bây giờ em đã có tờ đỏ khoe các bác, lúc đó tha hồ bàn luận, anh cu đáng lẽ phải cảm ơn em mới phải. Lần sau em o bem bẻm nữa đâu, cứ giương mắt chờ các anh cu xxx ghi giấy rồi tính. Nếu bác xem clip sẽ thấy em có nói là luôn tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước. Em thậm chí còn mời anh cu ghi 2 lỗi mà anh cu chả dám. Em mời hẳn 2 lần nhé.
Vâng, cụ giỏi quá vì cụ vớ được anh cu tậm tịt về xử lý VPHC ạ.
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,444
Động cơ
330,294 Mã lực
Thì từ trước đến nay họ thực hiện đúng theo quan điểm của cụ mới bị dân chửi báo chửi vô cảm... Còn anh Nam nhẹ nhàng, dài dòng... mới được khen :))
Thì ngay post đầu của em cũng đã ghi nhận điểm đó dù đáng lẽ điều đó là bình thường, thế mà lại trở thành...nổi bật. Còn điểm chê thì như tên thớt của sgb345 nêu và phân tích cụ tỉ.
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,444
Động cơ
330,294 Mã lực
Ô. Thế cụ cho rằng cứ đi "dạng chân" như thế hoàn toàn ko ảnh hưởng gì sao.

Còn biện luận như cụ thì ko sát luật đâu, mang tính suy diễn chủ quan, từ ngữ (như "đè") ko có tính qui phạm pháp luật, là một từ "nôm na". Ng ta bắt lỗi cụ cũng sẽ phải trích dẫn nguyên văn trong luật chứ ko dùng từ "dân gian" được.
Cụ Phú nói đúng. Phạt phải đúng như nguyên văn trong mô tả hành vi vi phạm.
 
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
319
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
37
Ôi. Luật. Vẫn là câu chữ khó hiểu dẫn đến thực hiện tuỳ tiện theo cách hiểu
Cụ ko bit đó thôi. Câu từ của luật tuy đọc có vẻ khó hiểu nhưng nghĩa của nó đều có căn cứ, ko cho phép hiểu thành 2 nghĩa, hiểu tuỳ tiện. Căn cứ ở đây có thể là từ:

1. Từ điển chính thức được pháp luật thừa nhận.

2. Văn bản qui phạm định nghĩa, mô tả từ ngữ đó.

3. Thông lệ trước đó.

Tranh cãi chủ yếu là ở chỗ việc hiểu từ ngữ là theo căn cứ nào. Vậy ai có căn cứ mạnh hơn (về mặt pháp lý) thì sẽ đúng hơn.

Chẳng hạn ở một vương quốc mà vua là kẻ độc tài. Luật có qui định rằng "Vua luôn đúng". Thế thì vua gọi con chó và bảo rằng nó là con mèo thì vẫn là đúng. Dù rằng tất cả mọi người đều bảo là sai.
 

hung789

Xe tải
Biển số
OF-335992
Ngày cấp bằng
24/9/14
Số km
216
Động cơ
279,831 Mã lực
em đánh dấu để học hỏi.
 
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
319
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
37
vầng, vậy kiến nghị cụ về đọc lại luật ạ. Xử phạt HÀNH VI vi phạm HC, nên đối tượng phạt là người có HÀNH VI đó, trường hợp này là lái xe. Nếu là cụ thật thì chẳng qua do anh CS nọ thiếu hiểu biết luật nên cụ mới đứng đó mà nói được, người thuộc luật thì nguời ta mời cụ ra ngoài ạ.
Thưa cụ em nhớ có điều luật rằng người tham gia GT có quyền tự chứng minh hoặc uỷ quyền cho người khác chứng minh mình ko vi phạm.

Vậy cụ trong clip biện hộ cho bạn đâu có gì sai ạ.
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
7,241
Động cơ
414,147 Mã lực
Ô. Thế cụ cho rằng cứ đi "dạng chân" như thế hoàn toàn ko ảnh hưởng gì sao.

Còn biện luận như cụ thì ko sát luật đâu, mang tính suy diễn chủ quan, từ ngữ (như "đè") ko có tính qui phạm pháp luật, là một từ "nôm na". Ng ta bắt lỗi cụ cũng sẽ phải trích dẫn nguyên văn trong luật chứ ko dùng từ "dân gian" được.
Đây là e nói theo cách thông thường thôi, cụ thích nói theo đúng từ ngữ cũng được, nhưng từ "Đè lên vạch" và từ "Đè qua vạch" là từ chuẩn trong Qui chuẩn đấy
Trích nguyên văn:
"Vạch số 1.1. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch" (đè lên thì nhiều lắm, e chỉ ví dụ thôi)
"Vạch số 1.20. Xác định sắp đến gần Vạch số 1.13 và biển số 208 “Giao nhau với đường ưu tiên”, khoảng cách đến Vạch số 1.13 theo tim đường từ 2 đến 25m (Đường cao tốc có thể lớn hơn) lái xe được phép đè qua Vạch số 1.20 không cần dừng lại."
 
Chỉnh sửa cuối:

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,444
Động cơ
330,294 Mã lực
Thưa cụ em nhớ có điều luật rằng người tham gia GT có quyền tự chứng minh hoặc uỷ quyền cho người khác chứng minh mình ko vi phạm.

Vậy cụ trong clip biện hộ cho bạn đâu có gì sai ạ.
Cụ vẫn nói đúng ạ, nhưng hơi nhầm: không phải là người tham gia GT nói chung, mà là người bị xử lý vi phạm. Trong trường hợp này, anh cu lái xe là người vi phạm cụ ạ.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý một tí: chính xác là có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện, nhưng riêng xử phạt vi phạm HC về GT lại chưa được chấp nhận. Chính vì vậy, khi Bưu điện Tp HCM đề xuất cung cấp dịch vụ nộp phạt, nhận lại giấy tờ thay người vi phạm thì chưa được chấp nhận. Rất ngớ ngẩn chỗ đó.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,928
Động cơ
631,114 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Nếu là vạch nét đứt mà đi "dạng chân' thì xxx không bắt lỗi được đâu, có cụ nào đi "dạng chân" mà đã bị xxx vịn thì vào đây "PHẢN BÁC" lại e cái...
Lỗi này là lỗi được đề nghị bổ sung trong tương lai thôi, kụ ui.
Hiện tại NĐ171 chưa có quy định cụ thể lỗi vi phạm "đi dạng chân trên vạch kẻ dường", cũng chưa có hình thức xử phạt và mức tiền phạt, nên Csgt không thể xử phạt lái xe lỗi này.

Nhưng trong luật Gtđb trên thế giới thì họ áp dụng lỗi này từ lâu rồi, cho dù dạng chân trên vạch đứt hay vạch liền.


1,2- Vì sao e nói là đi "dạng chân" thì xxx không phạt được, bởi vì bản chất của nó chính là "Đè vạch";

3- Đè vạch ở đây không phải là bánh xe đè, bánh xe chỉ là 1 bộ phận của xe thôi; Đè vạch sẽ được tính là xe oto đè vạch, mà oto sẽ được tính bằng chiều rộng của xe là từ thành xe bên này đến thành xe bên kia, nhưng do bánh xe ở phía ngoài xe (mà lại tiếp xúc trực tiếp xuống đường) nên sẽ được tính từ bánh xe bên này đến bánh xe bên kia

Nhà cháu có suy nghĩ hơi khác biệt với kụ một chút, xin được trao đổi cùng kụ, như sau:

1- Hành vi "đi dạng chân" là hành vi vi phạm quy định "phải cho xe đi trong một làn đường" nêu tại Khoản 1 Điều 13 Luật Gtđb 2008 của VN.
Hành vi "đi dạng chân..." cũng đi ngược lại quy định "... nếu các làn xe trên phần đường xe chạy được xác lập bởi các vạch kẻ dọc, lái xe bị cấm di chuyển theo kiểu dạng chân phía trên các vạch kẻ chia làn đó..." nêu tại Khoản 7 Điều 11 Công ước Viên 1968 về Gtđb, mà VN có nghĩa vụ tuân thủ với tư cách là một thành viên tham gia Công ước.

2- Sở dĩ hiện tại không phạt được hành vi "đi dạng chân..." chỉ vì:

a- Theo quy định tại điểm d), khoản 1 Điều 3 của Luật Xử lý VPHC "Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định";
Chỉ vì hiện nay trong văn bản luật về Gtđb của VN (cụ thể là NĐ171) chưa có quy định cụ thể lỗi vi phạm cũng như mức xử phạt cho hành vi "đi dạng chân..." này, nên Csgt chưa thể phạt các lỗi đó.

b- Một khi trong văn bản luật của VN được bổ sung lỗi vi phạm và mức xử phạt cho hành vi "đi dạng chân...", cơ quan Csgt sẽ có cơ sở pháp lý để xử phạt cho hành vi "đi dạng chân...".

3- Hiểu đúng về đè vạch: Luật không cấm đè vạch không có nghĩa là luật cho phép đi dạng chân trên vạch đó.
Việc đè vạch chỉ được phép khi lái xe cần thiết phải thực hiện một số thao tác cụ thể, như: để chuyển làn xe, chuyển hướng xe, vượt xe, hoặc vì lý do an toàn cần tránh các vật cản, chướng ngại vật. Ngoài những trường hợp đó ra, đè lên vạch để lưu thông là hành vi "đi dạng chân", tiềm ẩn nguy hiểm, bị luật cấm.

Việc được phép đè lên vạch khi cần thiết (trong các trường hợp nêu trên) hoàn toàn không có chức năng phủ nhận quy định "phải cho xe đi trong một làn đường" nêu tại Khoản 1 Điều 13 Luật Gtđb 2008 của VN.


.
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
7,241
Động cơ
414,147 Mã lực
Lỗi này là lỗi được đề nghị bổ sung trong tương lai thôi, kụ ui.
Hiện tại NĐ171 chưa có quy định cụ thể lỗi vi phạm "đi dạng chân trên vạch kẻ dường", cũng chưa có hình thức xử phạt và mức tiền phạt, nên Csgt không thể xử phạt lái xe lỗi này.

Nhưng trong luật Gtđb trên thế giới thì họ áp dụng lỗi này từ lâu rồi, cho dù dạng chân trên vạch đứt hay vạch liền.





Nhà cháu có suy nghĩ hơi khác biệt với kụ một chút, xin được trao đổi cùng kụ, như sau:

1- Hành vi "đi dạng chân" là hành vi vi phạm quy định "phải cho xe đi trong một làn đường" nêu tại Khoản 1 Điều 13 Luật Gtđb 2008 của VN.
Hành vi "đi dạng chân..." cũng đi ngược lại quy định "... nếu các làn xe trên phần đường xe chạy được xác lập bởi các vạch kẻ dọc, lái xe bị cấm di chuyển theo kiểu dạng chân phía trên các vạch kẻ chia làn đó..." nêu tại Khoản 7 Điều 11 Công ước Viên 1968 về Gtđb, mà VN có nghĩa vụ tuân thủ với tư cách là một thành viên tham gia Công ước.

2- Sở dĩ hiện tại không phạt được hành vi "đi dạng chân..." chỉ vì:

a- Theo quy định tại điểm d), khoản 1 Điều 3 của Luật Xử lý VPHC "Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định";
Chỉ vì hiện nay trong văn bản luật về Gtđb của VN (cụ thể là NĐ171) chưa có quy định cụ thể lỗi vi phạm cũng như mức xử phạt cho hành vi "đi dạng chân..." này, nên Csgt chưa thể phạt các lỗi đó.

b- Một khi trong văn bản luật của VN được bổ sung lỗi vi phạm và mức xử phạt cho hành vi "đi dạng chân...", cơ quan Csgt sẽ có cơ sở pháp lý để xử phạt cho hành vi "đi dạng chân...".

3- Hiểu đúng về đè vạch: Luật không cấm đè vạch không có nghĩa là luật cho phép đi dạng chân trên vạch đó.
Việc đè vạch chỉ được phép khi lái xe cần thiết phải thực hiện một số thao tác cụ thể, như: để chuyển làn xe, chuyển hướng xe, vượt xe, hoặc vì lý do an toàn cần tránh các vật cản, chướng ngại vật. Ngoài những trường hợp đó ra, đè lên vạch để lưu thông là hành vi "đi dạng chân", tiềm ẩn nguy hiểm, bị luật cấm.

Việc được phép đè lên vạch khi cần thiết (trong các trường hợp nêu trên) hoàn toàn không có chức năng phủ nhận quy định "phải cho xe đi trong một làn đường" nêu tại Khoản 1 Điều 13 Luật Gtđb 2008 của VN.


.
"Xe đi trong một làn đường" nhưng làn đường có vạch chia làn đường là vạch nét đứt thì "xe chạy được phép đè lên vạch khi cần thiết", tức là không còn trong 1 làn đường nữa mà xxx cũng không thể phạt được;
E có nói là đi "dạng chân" với quãng đường bao lâu và vì mục đích gì đâu, đúng là thường đi "dạng chân" là do để chuyển làn xe, chuyển hướng xe, vượt xe, hoặc vì lý do an toàn cần tránh các vật cản, chướng ngại vật...vv..., nhưng e đang nói tính pháp lý để xxx căn cứ xử phạt về lỗi đi "dạng chân" là không có (kể cả có video ghi lại hình ảnh xe đang đi "dạng chân' chứ chưa nói là ảnh chụp), ở đây e không bàn về sự ATGT & VHGT nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

nguoilaixe20152015

Xe đạp
Biển số
OF-393757
Ngày cấp bằng
25/11/15
Số km
47
Động cơ
235,870 Mã lực
Tuổi
44
Vâng, cụ giỏi quá vì cụ vớ được anh cu tậm tịt về xử lý VPHC ạ.
em gặp o chỉ 1 lần nhưng khi e tức khí rút camera thì chạy hết nên o có bằng chứng ghi lại dc. Kể cả trong clip này nếu các cụ để ý thì em o quay camera từ đầu vì em o hề có ý định quay, chỉ khi nghe xx nói sai quá nên mới tức khí lôi camera ra quay nên các cụ thấy clip o đầy đủ diễn biến câu chuyện từ đầu.
 
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
319
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
37
Đây là e nói theo cách thông thường thôi, cụ thích nói theo đúng từ ngữ cũng được, nhưng từ "Đè lên vạch" và từ "Đè qua vạch" là từ chuẩn trong Qui chuẩn đấy
Trích nguyên văn:
"Vạch số 1.1. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch" (đè lên thì nhiều lắm, e chỉ ví dụ thôi)
"Vạch số 1.20. Xác định sắp đến gần Vạch số 1.13 và biển số 208 “Giao nhau với đường ưu tiên”, khoảng cách đến Vạch số 1.13 theo tim đường từ 2 đến 25m (Đường cao tốc có thể lớn hơn) lái xe được phép đè qua Vạch số 1.20 không cần dừng lại."
Vâng. Em xin nhận thiếu sót với cụ. Cụ đã dẫn văn bản thì từ đó có tính qui phạm.

Tuy nhiên em thấy cách dùng từ, mô tả như trên liệu có rõ nghĩa? Như cụ nói xe được giới hạn bởi 4 bánh. Giả sử có tình huống em đỗ xe trước đèn đỏ, bánh trước của xe chưa đè lên vạch (ngang). Nhưng nguyên phần capo trước đã "phủ bóng" qua vạch đó, "ăn" cả vào phần đường cho ng đi bộ. Như vậy em có bị lỗi đè vạch hay ko?

Thêm nữa, theo em hiểu thì trong biên bản phải ghi lỗi theo NĐ 171 chứ ko theo QC phải ko cụ ?
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
7,241
Động cơ
414,147 Mã lực
Vâng. Em xin nhận thiếu sót với cụ. Cụ đã dẫn văn bản thì từ đó có tính qui phạm.

Tuy nhiên em thấy cách dùng từ, mô tả như trên liệu có rõ nghĩa? Như cụ nói xe được giới hạn bởi 4 bánh. Giả sử có tình huống em đỗ xe trước đèn đỏ, bánh trước của xe chưa đè lên vạch (ngang). Nhưng nguyên phần capo trước đã "phủ bóng" qua vạch đó, "ăn" cả vào phần đường cho ng đi bộ. Như vậy em có bị lỗi đè vạch hay ko?

Thêm nữa, theo em hiểu thì trong biên bản phải ghi lỗi theo NĐ 171 chứ ko theo QC phải ko cụ ?
E nói theo qui định là XE sẽ được hiểu là xe cơ giới, nếu nói về đè vạch phải nói theo chiều rộng của xe (không phải theo bánh xe mà vì bánh xe sát phía ngoài thành xe và dễ nhìn do tiếp xúc với mặt đường); Còn khi đỗ xe theo vạch dừng thì lại phải tính theo chiều dài của xe (tính theo bánh xe thì sai luôn), lúc đấy chỉ là tương đối thôi...
Lỗi phải tính lỗi vi phạm theo Luật GTĐB và các văn bản hướng dẫn thi hành, còn Nghị định số 171/2013/NĐ-CP chỉ "Qui định xử phạt VPHC trong lĩnh vực GTĐB và Đường sắt" thôi; Ghi lỗi thì có thể ghi lỗi theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP nhưng xxx phải giải thích cụ thể là lỗi gì và vi phạm ntn theo Luật GTĐB để áp sang lỗi theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,928
Động cơ
631,114 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
"Xe đi trong một làn đường" nhưng làn đường có vạch chia làn đường là vạch nét đứt thì "xe chạy được phép đè lên vạch khi cần thiết", tức là không còn trong 1 làn đường nữa mà xxx cũng không thể phạt được;
E có nói là đi "dạng chân" với quãng đường bao lâu và vì mục đích gì đâu, đúng là thường đi "dạng chân" là do để chuyển làn xe, chuyển hướng xe, vượt xe, hoặc vì lý do an toàn cần tránh các vật cản, chướng ngại vật...vv..., nhưng e đang nói tính pháp lý để xxx căn cứ xử phạt về lỗi đi "dạng chân" là không có (kể cả có video ghi lại hình ảnh xe đang đi "dạng chân' chứ chưa nói là ảnh chụp), ở đây e không bàn về sự ATGT & VHGT nhé.
Thì như nhà cháu cũng đã nêu từ các còm đầu tiên của thớt, rằng hiện tại trong NĐ171 chưa quy định lỗi "đi dạng chân", nên Csgt không có cơ sở pháp lý để xử phạt lỗi này, rằng Bộ Gtvt nên kiến nghị bổ sung lỗi này vào NĐ171, nhằm thực hiện quy định "phải đi trong một làn đường" của Khoản 1 Điều 13 Luật Gtđb và của Công ước Viên.

Trên thế giới, rất nhiều quốc gia khác nhau (như Mỹ, Úc, Ấn độ, các quốc gia thành viên Công ước Viên 1968 về Gtđb) đều coi hành vi "đi dạng chân trên vạch chia làn đường là hành vi phạm luật" (Nguyên văn: "It is an offence to straddle a lane line").

Nhà cháu xin minh hoạ bằng 2 hình vẽ dưới đây.
Trong trang hướng dẫn luật gtđb của Cảnh sát Ấn độ (theo link bên dưới, Ấn độ đi bên trái, theo kiểu tay lái nghịch) còn có nhiều hình minh hoạ rất cụ thể thế nào là hành vi "đi dạng chân" bị luật cấm (xe màu đỏ), thế nào là hành vi "đè vạch" được luật cho phép (xe màu xanh).

Hơn nữa, trong luật nước họ cũng phân biệt rõ 2 hành vi đó bằng 2 thuật ngữ khác nhau, không hề lẫn lộn.
- "đi dạng chân trên vạch = straddle the line
- "đè lên vạch, đè qua vạch = cross the line

Mời các kụ nào quan tâm thì tham khảo thêm nhé.



---------

Minh hoạ về quy định "đi dạng chân là phạm luật" được quy định trong luật ở Úc, Ấn độ

Hình #6: Trong luật Gtđb của Úc ghi rõ "đi dạng chân trên vạch chia làn đường là lỗi vi phạm luật" (dòng chữ màu vàng ở cuối Hình #6 này)



[/img]Link: http://www.mylicence.sa.gov.au/road-rules/the-drivers-handbook/lanes


Hình #7: Luật của Ấn độ minh hoạ cụ thể thế nào là hành vi "đi dạng chân" bị luật cấm (xe màu đỏ), thế nào là "đè lên vạch" được luật cho phép (xe màu xanh)



[/img]Link: http://chandigarhtrafficpolice.org/markings.php


.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-387380
Ngày cấp bằng
16/10/15
Số km
319
Động cơ
242,480 Mã lực
Tuổi
37
Cụ vẫn nói đúng ạ, nhưng hơi nhầm: không phải là người tham gia GT nói chung, mà là người bị xử lý vi phạm. Trong trường hợp này, anh cu lái xe là người vi phạm cụ ạ.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý một tí: chính xác là có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện, nhưng riêng xử phạt vi phạm HC về GT lại chưa được chấp nhận. Chính vì vậy, khi Bưu điện Tp HCM đề xuất cung cấp dịch vụ nộp phạt, nhận lại giấy tờ thay người vi phạm thì chưa được chấp nhận. Rất ngớ ngẩn chỗ đó.
Em tìm được rồi cụ ạ. Điều 3, Khoản 1, Điểm đ, Luật Xử lý VPHC như sau:

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

VPHC bao gồm rất nhiều lĩnh vực và GT là 1 trong số đó. Nên nguyên tắc xử lý vi phạm GT cũng phải tuân theo nguyên tắc chung của xử lý VPHC. Nếu xử lý vi phạm GT là ngoại lệ thì là dựa theo văn bản nào thưa cụ ?
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,444
Động cơ
330,294 Mã lực
Em tìm được rồi cụ ạ. Điều 3, Khoản 1, Điểm đ, Luật Xử lý VPHC như sau:

đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

VPHC bao gồm rất nhiều lĩnh vực và GT là 1 trong số đó. Nên nguyên tắc xử lý vi phạm GT cũng phải tuân theo nguyên tắc chung của xử lý VPHC. Nếu xử lý vi phạm GT là ngoại lệ thì là dựa theo văn bản nào thưa cụ ?
Cụ tìm đúng rồi. Ý trên em cũng nói như vậy mà. Nghĩa là hoàn toàn có thể ủy quyền cho việc thực hiện QĐ XP, ko có lĩnh vực nào là ngoại lệ. Chính vì thế, việc Bưu điện đề xuất dịch vụ nộp phạt nhận giấy tờ thay cũng hoàn toàn đúng. Nhưng do cái thông lệ mơ hồ vẫn tồn tại là người nộp phạt phải trực tiếp đến, vậy nên bên xxx GT tỏ ra ko ủng hộ đề xuất này. Đại diện BTP-nếu em nhớ ko nhầm- cũng đã xác nhận cách hiểu như mình. Làm như thế đỡ phiền hà bao nhiêu, hay xxx vẫn nghĩ đến cái tác dụng hành dân của biện pháp đó?
(P/s: ủy quyền theo quy định, nó hoàn toàn khác với việc ông chủ thớt này đứng nói huyên thuyên trong khi chú lái xe đang thực hiện QĐ XP cụ nhá).
 

MOTOYA

Xe tăng
Biển số
OF-34293
Ngày cấp bằng
29/4/09
Số km
1,097
Động cơ
486,352 Mã lực
em nói thật chứ lúc bị túm bố thằng nào mà nhớ được đầy đủ các điều luật... chỉ có khi phạt xong rồi về nhà mở luật mới Ơ...Ơ .. quả mơ định mệnh XXX bắt sai rồi... lúc đấy gạo nấu thành cháo rồi thì cứ gọi là kiến kiện củ khoai...toám lại là mỗi một thớt các cụ đi sai thì em có thêm 1 tí kinh nghiệm :)) he he
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Đây là e nói theo cách thông thường thôi, cụ thích nói theo đúng từ ngữ cũng được, nhưng từ "Đè lên vạch" và từ "Đè qua vạch" là từ chuẩn trong Qui chuẩn đấy
Trích nguyên văn:
"Vạch số 1.1. Phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xe không được đè lên vạch" (đè lên thì nhiều lắm, e chỉ ví dụ thôi)
"Vạch số 1.20. Xác định sắp đến gần Vạch số 1.13 và biển số 208 “Giao nhau với đường ưu tiên”, khoảng cách đến Vạch số 1.13 theo tim đường từ 2 đến 25m (Đường cao tốc có thể lớn hơn) lái xe được phép đè qua Vạch số 1.20 không cần dừng lại."
Cụ trích chỗ này chưa chuẩn. Các cụ xem đoạn này (đoạn thứ 4, điểm f, mục G.1, Phụ lục G, QC41): "- Vạch liền vàng: Khi theo chiều dọc đường có tác dụng phân cách làn xe chạy ngược chiều và không được lấn làn (đè lên vạch)..."
Đây là chỗ từ "đè lên vạch" xuất hiện lần đầu tiên trong QC, có ý nghĩa bắt đầu từ điểm này từ "đè lên vạch" có thể được dùng thay thế cho từ "lấn làn".
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
em nói thật chứ lúc bị túm bố thằng nào mà nhớ được đầy đủ các điều luật... chỉ có khi phạt xong rồi về nhà mở luật mới Ơ...Ơ .. quả mơ định mệnh XXX bắt sai rồi... lúc đấy gạo nấu thành cháo rồi thì cứ gọi là kiến kiện củ khoai...toám lại là mỗi một thớt các cụ đi sai thì em có thêm 1 tí kinh nghiệm :)) he he
Về nhà mà cụ phát hiện ra BB sai thì vẫn có thể khiếu nại mà trừ trường hợp cụ 50/50 theo lỗi sai trong BB thì mới "Ơ...Ơ " thôi.:))
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Bẩm các kụ mợ,

Hôm qua, sau khi xem clip "Màn đối đáp rất chuẩn mực giữa Csgt và người vi phạm..." trên VnExpress, được đọc các còm khen chê đúng sai trên đó, nhà cháu thấy ... bối rối.

Bối rối, là vì thấy anh Csgt trong clip đã bắt lỗi sai đối với công dân, nhưng vẫn có nhiều người khen bắt đúng. Còn anh thanh niên trong clip phản biện hợp lý, nhưng lại nhận khá nhiều gạch đá.

Trong khi thế giới có quy định cụ thể 2 hành vi "đi dạng chân trên vạch kẻ đường - Straddle" và "Chuyển làn đường - Change lanes" là hai hành vi khác nhau, thì trong các văn bản pháp luật hiện hành của VN về Gtđb lại có khoảng trống, chưa quy định cụ thể lỗi "đi dạng chân trên vạch kẻ đường" cũng như mức phạt cho lỗi vi phạm đó.
Vì vậy, Csgt không có cơ sở pháp lý để xử phạt các hành vi "đi dạng chân trên vạch kẻ đường", dẫn đến tình trạng để phạt được lái xe, Csgt phải tuỳ tiện suy diễn sang lỗi "chuyển làn đường".

Đó là lý do để nhà cháu mở thớt này để trao đổi cùng các kụ mợ.

.
xxx đã xử lý đúng lỗi trong tình huống này. Thiếu sót chỉ là chứng minh lỗi vi phạm không được người vi phạm chấp nhận. xxx thì không phải ai cũng có trình độ như các luật sư nên câu chôt dứt khoát là "tôi làm theo đúng hướng dẫn", người vi phạm không chấp nhận có thể khiếu nại và phải có lý lẽ thuyết phục.

Vì hành vi "đi dạng chân trên vạch kẻ đường" (vạch liền) xảy trên QL5 nên chắc chắn là đã vi phạm vạch cấm thay đổi làn xe (vạch số 35 phụ lục G).
Vấn đề là "thay đổi làn xe" có đồng nghĩa với "chuyển làn" không? xxx được hướng dẫn là có, còn người vi phạm nghĩ là không. Ra tòa các cụ nghĩ xem phần thắng thuộc về ai?

Còn nếu lý lẽ kiểu "trong các văn bản pháp luật hiện hành của VN về Gtđb lại có khoảng trống, chưa quy định cụ thể lỗi "đi dạng chân trên vạch kẻ đường" cũng như mức phạt cho lỗi vi phạm đó" thì cũng giống như "trong các văn bản pháp luật hiện hành của VN về Gtđb chưa có quy định cụ thể thế nào là hành vi chuyển làn nên không có lỗi liên quan".
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top