- Biển số
- OF-374740
- Ngày cấp bằng
- 22/7/15
- Số km
- 1,126
- Động cơ
- 258,070 Mã lực
Nhà em cũng cân nhắc kỹ rồi đấy cụ. Các vạch liền cấm đè đã có mức phạt cụ thể (hầu hết vạch ở tim đường 2 chiều) còn vạch đứt mà vội quy định như cụ bổ sung thì e ngại mục đích và nguyên tắc của giao thông trong bối cảnh quá độ nước nhà trên con đường tiến lên XHCN rất dễ bị lạm dụng chuyển hướng khác, mà hầu hết những vụ em biết thì đều chệch hướng cả rồi ạ. Khác nào gửi trứng cho ácNhà cháu đồng ý với kụ, và xin bổ sung thêm chi tiết sau:
Lỗi "đi dạng chân" không chỉ giới hạn bởi vạch liền, vạch cấm thay đổi làn xe.
Lỗi "đi dạng chân" xảy ra khi xe đi 2 bên của bất kỳ vạch kẻ chia làn nào, bao gồm các loại vạch liền, vạch đứt, vạch cấm đè lên, vạch không cấm đè lên.
Nói chung, lỗi "đi dạng chân" là hành vi khi xe di chuyển trên một làn, nhưng để một phần của thành xe mình đè qua vạch chia làn của làn đường bên cạnh, gây cản trở và mất an toàn cho phương tiện trên làn bên cạnh.
.
Đi 2 bên vạch là 2 hàng bánh của mỗi bên xe đi trên 2 làn khác nhau. Vạch nét đứt không cấm đè nên rất nhiều trường hợp vì một lý do nào đó như đi qua 1 chiếc xe đạp, xe bò kéo, đống rơm rạ, tránh vũng nước... để an toàn mà phải đề phòng đi 2 bên vạch 1 đoạn nếu quy là lỗi thì chưa đúng bản chất và xử lý rất phức tạp vì lái xe không chuyển làn
Cho nên đã bổ sung thì lại phải bổ sung thêm rất nhiều thứ: Khoảng cách từ vạch đến bánh xe gần nhất vượt qua nó là bao nhiêu centimét thì bị quy thành lỗi? Đi 2 bên vạch hết cả 1 tuyến đường dài hay đi 1 đoạn xa bao nhiêu mét thì bị quy thành lỗi? Nêu được lý do bị vật cản nhưng chưa đến mức phải chuyển làn thì bị coi là lỗi không? Bằng chứng vi phạm chỉ là hình ảnh hay phải có video...?
Em nghĩ nhiệt tình là cần thiết nhưng kèm theo phải đặt ra nhiều câu hỏi hệ lụy từ những góp ý chủ quan mới tránh được phần nào đi vào vết xe đổ: sai đâu sửa đó, sửa đâu sai đó, càng sửa càng sai.