[Funland] Yêu cầu xóa bỏ hoặc tư nhân hóa Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Tư duy của một tiến sỹ kinh tế.

tuongcap

Xe buýt
Biển số
OF-180343
Ngày cấp bằng
11/2/13
Số km
987
Động cơ
346,388 Mã lực
Mời cụ nào tự tin phản biện gặp TS. Thành nhé.
TÌM NGƯỜI TRANH LUẬN TRÊN TRUYỀN HÌNH:

Tôi đã nhận lời mời của VTV2 sẽ tham gia thảo luận về chủ trương bán hay không bán các trường chuyên vào sáng Thứ Bảy này. Hiện rất cần một người nữa đứng ra tranh luận ngược lại quan điểm của tôi. Xin mọi người đăng ký. (VTV2 có nói tìm được một người bảo vệ các trường chuyên khó quá, vị không thấy có lập luận gì đáng kể, mà chỉ toàn cảm tính.)

Chương trình "Bây giờ và Ở đây" của VTV2, được phát sóng trực tiếp lúc 9:15 sáng, Thứ Bảy, 27/6.

Rất mong một Amser hoặc một người ủng hộ các trường chuyên tham dự.
 

Kitcat

Xe container
Biển số
OF-569708
Ngày cấp bằng
18/5/18
Số km
9,788
Động cơ
236,519 Mã lực
Em nghĩ quan điểm này của cụ có lẽ chưa phải chính xác lắm ạ. Con em đang học chuyên lý Ams, và mục tiêu là thi ĐH trong nước. Đúng là học Ams rất nhiều bạn có mong muốn đi du học. Nhưng nếu nói học Ams các bạn mong đi du học là do sợ thi ĐH trong nước không cạnh tranh được, thì em sợ là nhận định hơi chủ quan. Những thằng bạn thân con em trong lớp cũng đều hướng ĐH trong nước hết. Các chuyên khác thì em không biết, chứ chuyên Lý, em đánh giá những đứa bạn con em mà em biết đều ngoan và học rất giỏi. Chỉ có là bọn nó hơi cá tính, và có chút hơi kiêu căng thôi. Con em là thằng đụt nhất hội nên mới thi ĐH trong nước đấy cụ ạ :D.
Dạ, cụ hiểu nhầm ý em rồi. Em viết là vì nó thích học ĐH trong nước nên nó không chọn học Ams để có lợi thế hơn khi học ôn, vì bên kia hết lớp 11 rã đám, các bạn lo làm hồ sơ du học thì mình hơi lẻ bóng.
Cu con nhà em đau đầu vụ thi Y đấy ạ. Nó quyết tâm từ bé là theo nghề Y, tự chọn môn chuyên là môn Hóa rồi đi thi chuyên. Em đã từng phải mời mấy anh bạn làm bác sĩ đến nói chuyện với bạn ấy để nêu các khó khăn và vất vả khi theo nghề Y mà cu cậu vẫn khăng khăng. Đầu năm vừa rồi em có tìm được trường đại học bên Úc tiếp nhận ở ngành học có thể ở lại được, về nói chuyện bảo cậu ấy rồi vẫn cứ Y và Y. Lớp của bạn ấy có 30 bạn thì khoảng 14-15 bạn đã quyết định thi Y. Bên trường bạn nhà em thì số đi du học không nhiều vì nhiều bố mẹ chắc cũng không khá giả.
Em cũng có cảm nhận giống giống cụ ạ. Thấy cháu e kể lớp cũng có rất nhiều bạn bố mẹ ngành y. Hình như chuyên QG là lựa chọn và đích đến của các bạn muốn chọn Y, có bạn đỗ cao bên Ams mà không học cụ ạ.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,711
Động cơ
473,032 Mã lực
Mời cụ nào tự tin phản biện gặp TS. Thành nhé.
TÌM NGƯỜI TRANH LUẬN TRÊN TRUYỀN HÌNH:

Tôi đã nhận lời mời của VTV2 sẽ tham gia thảo luận về chủ trương bán hay không bán các trường chuyên vào sáng Thứ Bảy này. Hiện rất cần một người nữa đứng ra tranh luận ngược lại quan điểm của tôi. Xin mọi người đăng ký. (VTV2 có nói tìm được một người bảo vệ các trường chuyên khó quá, vị không thấy có lập luận gì đáng kể, mà chỉ toàn cảm tính.)

Chương trình "Bây giờ và Ở đây" của VTV2, được phát sóng trực tiếp lúc 9:15 sáng, Thứ Bảy, 27/6.

Rất mong một Amser hoặc một người ủng hộ các trường chuyên tham dự.
Quan điểm của ts Thành là gì nhỉ, như chủ đề đã nêu à hay có gì mới, hay từ đó tới thứ 7 này đã thay đổi nhỉ? :D còn biết để giã cho tiến sĩ 1 trận chứ :D
 

bachlamhqhg

Xe buýt
Biển số
OF-709385
Ngày cấp bằng
4/12/19
Số km
597
Động cơ
93,743 Mã lực
Mời cụ nào tự tin phản biện gặp TS. Thành nhé.
TÌM NGƯỜI TRANH LUẬN TRÊN TRUYỀN HÌNH:

Tôi đã nhận lời mời của VTV2 sẽ tham gia thảo luận về chủ trương bán hay không bán các trường chuyên vào sáng Thứ Bảy này. Hiện rất cần một người nữa đứng ra tranh luận ngược lại quan điểm của tôi. Xin mọi người đăng ký. (VTV2 có nói tìm được một người bảo vệ các trường chuyên khó quá, vị không thấy có lập luận gì đáng kể, mà chỉ toàn cảm tính.)

Chương trình "Bây giờ và Ở đây" của VTV2, được phát sóng trực tiếp lúc 9:15 sáng, Thứ Bảy, 27/6.

Rất mong một Amser hoặc một người ủng hộ các trường chuyên tham dự.
Hay đấy cụ. Cụ Thành này cũng bản lĩnh đấy chứ.
 

mat mo chan cham

Xe tải
Biển số
OF-624685
Ngày cấp bằng
18/3/19
Số km
361
Động cơ
116,414 Mã lực
Con cụ chuyên gì em không hay chứ như cháu e thì nó bảo các bạn học thêm trc và quen nhau hết rồi. Nói chung là ở chuyên quốc gia là có hs ở tỉnh về học, Ams thì không. Cháu e bảo k học thêm là k học thêm lớp ở lò luyện chuyên để vào trường này chứ nó vẫn học thêm đều đặn tất cả các môn và học lớp chuyên trường tư hồi c2 nhé. Tới lúc thì nó mới bảo thích thi đăng ký cả trường đó thôi. Còn bảo không học thêm ở đâu cả mà đỗ thì không hiểu thời này có được mấy đứa? Đề thì nó làm kỳ dị.
E cũng nghĩ là không học thêm thì khó có thể thi đỗ chuyên. Trừ những bạn có khả năng tự học cao và cực kỳ xuất chúng. Nhưng không nhất thiết phải học đúng lò luyện đâu vì các bạn ở các tỉnh vẫn đỗ các trường chuyên quốc gia ở HN như thường.
Học Ams thì đúng là không dành cho con nhà nghèo. Dù mức thu học phí vẫn theo quy định nhà nước, nhưng các khoản đóng góp cho quỹ phụ huynh phục vụ các sinh hoạt chung, CLB của các con không phải là nhỏ. Cháu E học ams, được giải quốc gia, lúc ôn thi đội tuyển các cấp, nhưng khoản nộp thêm ngoài tiền học chính cũng không ít, làm hai bố mẹ giáo viên còn tâm sự chẳng nhẽ bảo con thôi không theo nữa vì tốn kém quá, mà không biết có đạt giải gì không?
 

Charmsalot

Xe điện
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
2,125
Động cơ
241,315 Mã lực
Luận bàn về trường chuyên.
1) Thế giới có trường chuyên không và nhiệm vụ?
Trên thế giới phổ biến có 3 tên gọi cho mô hình đào tạo chuyên gồm: specialized-chuyên; gifted-năng khiếu; và talented-tài năng (Phần Lan, Đức,..)
Ngoài ra còn có “acceleration allowed”-mô hình học nhanh (Áo, Canada,...); và “enrichment"-mô hình học tăng cường (Hà Lan, Ba Lan,..).
Nhiệm vụ: các trường đều giúp nuôi dưỡng, phát triển “năng khiếu” đó trở thành “tài năng” trong tương lai.

Cách thức: thi cử; xét duyệt hồ sơ dựa vào điểm số, kết quả trên lớp hoặc quan sát, đánh giá của giáo viên trực tiếp giảng dạy; hoặc kết hợp phỏng vấn sâu và viết luận.
Nguồn: https://hocthenao.vn/…/bon-cau-hoi-doi-voi-viec-dao-tao-c…/…
Như vậy: Việc tìm kiếm và đào tạo tài năng tồn tại ở hầu hết các nước phát triển hàng đầu thế giới chứ không phải là "di sản phong kiến" hay "lỗi thời".
 

Charmsalot

Xe điện
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
2,125
Động cơ
241,315 Mã lực
2) Bình đẳng (hay cào bằng) liệu có mang lại công bằng? Sự ra đời của trường chuyên, lớp chọn.
Hình ảnh minh họa đã cho ta thấy không phải lúc nào việc chia đều tài nguyên, cơ sở vật chất thì mang lại lợi ích đồng đều cho tất cả mọi người. Con người sinh ra vốn đã là những thực thể riêng biệt, có trí tuệ và tài năng thiên bẩm khác nhau, và đặc biệt là hoàn cảnh gia đình cũng khác nhau. Như vậy để giúp mọi người có được lợi ích tổng thế lớn nhất (hay lợi ích tổng thể xã hội lớn nhất) thì tùy từng đối tượng mà lượng hỗ trợ một lượng cũng khác nhau.
Có nên bắt con chim học bơi chung lớp với con cá? Con rùa học chạy bộ cùng với con thỏ?
Chúng ta khi sinh ra đã có thiên tính khác nhau: có người hát hay, có người hát dở, có người xã giao hay, có người lại tư duy logic tốt,... Đặc biệt là trong việc học tập có người tư duy toán học hay văn học, ngoại ngữ... tốt hơn phần lớn những người còn lại. Như vậy nếu tài năng của những người này được phát hiện và đầu tư đúng mức sẽ phát huy hết thiên phú của họ.
Nhưng vấn đề nảy sinh là trong lớp học thông thường có 100 học sinh thì có em có thiên phú về toán học nhưng lại kém văn, em thiên phú về văn thì lại không giỏi toán, có em thiên phú về ngoại ngữ thì lại không giỏi toán, văn. Vậy nếu đào tạo đồng đều các môn như nhau (vì giới hạn về thời gian dạy và học, giới hạn về chất lượng giáo viên) thì rõ ràng không khai thác được tiềm năng riêng biệt của các em này. --> Như vậy nhu cầu đặt ra là chúng ta phải tạo môi trường riêng biệt cho từng tài năng, nhóm các em có chung năng khiếu lại để được đào tạo tài năng một cách tốt nhất. --> Từ đó lớp chọn, trường chuyên ra đời là điều hợp lý.
--Ngoài ra, trong một lớp học thường, nếu đem con thỏ ra chạy đua với con rùa, con khỉ thì chắc chắn con thỏ sẽ thắng mà chẳng tốn mấy công sức, nếu đua bơi thì con rùa sẽ thắng, còn trèo cây thì chẳng ai ăn lại con khỉ - "thằng chột làm vua xứ mù". Cuộc tìm kiếm tài năng chỉ có ý nghĩa nếu ta mang các con thỏ ở các lớp ra đua, hoặc con thỏ đua với con báo, sói,... cùng có sở trường thì mới có ý nghĩa. Bên cạnh đó khi các cá nhân có cùng tài năng với nhau thì khi tập trung lại sẽ tạo sự đua tranh nhau học tập và học hỏi lẫn nhau để giúp nhau cùng tiến bộ.
--Tiếp nữa là trình độ của các thầy giáo chắc chắn sẽ không đồng đều, có người dạy hay, có người dạy dở, có người truyền thụ kiến thức cho học sinh trung bình tốt, kiên nhẫn với các em yếu kém, nhưng có người dạy kiến thức chuyên sâu hay. Rõ ràng việc các thầy giỏi nhất, chuyên nhất một lĩnh vực sẽ đào tạo các học sinh môn đó tiếp thu tốt hơn là đào tạo các em yếu kém hơn.
--> Như vậy việc ra đời trường chuyên, lớp chọn nhằm mục đích tối ưu hóa khả năng phát triển tài năng của từng cá nhân. Lưu ý rằng việc nhóm các cá nhân này là không hoàn toàn chính xác 100% vì có thể có người có tài năng khác chưa được khám phá (do cha mẹ ép học toán, lý mà họ lại có năng khiếu thể thao chẳng hạn), nhưng đây là cách làm hiệu quả hiện nay.
 

Charmsalot

Xe điện
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
2,125
Động cơ
241,315 Mã lực
3) So sánh học phí trường công, chuyên và tư.
Ở đây để tiện so sánh thì chúng ta lấy trường chuyên HN-Amst ra để so sánh với các trường công và tư quốc tế ở cùng Hà Nội.
Hỗ trợ nhà nước:
"Quyết Định số 2259/QĐ - SGDDT ngày 26 tháng 12 năm 2019: - Mức chi NSNN cho học sinh THPT (thường) của Hà Nội là 7.3 triệu/ học sinh/ năm. Mức chi cho học sinh THPT HN-Ams là 18 triệu/ hs/ năm, gấp 2.5 lần. 4 trường chuyên có kinh phí bồi dưỡng, đào tạo HSG, trong đó Ams nhận nhiều nhất là 4 tỷ. Như vậy cộng cả 4 tỷ này vào thì Ams cũng chỉ nhận khoảng gần 36 tỷ, trong khi các trường khác (có số hs tương đương) có trường nhận 12 tỷ, mức chênh lệch vẫn là 3 lần...." (Theo Akira Hàn My).
Thu học phí năm 2019:
- THCS trường Ams thu 550.000 đồng/tháng gồm 250.000 đồng là học phí chính khoá, 300.000 đồng là học phí nâng cao. Tức khoảng 6tr đồng/năm.
Nguồn: https://dantri.com.vn/…/truong-ams-thu-hoc-phi-cat-co-de-u-…
- Học phí trường công thường 155.000 đồng 1 tháng tức khoảng gần 2 tr đồng/năm.
https://vietnamnet.vn/…/ha-noi-tang-hoc-phi-cac-truong-cong…
-Học phí trường quốc tế ở Hà Nội: trên 600 tr/năm.
https://vnexpress.net/hoc-phi-thcs-thpt-cac-truong-quoc-te-…
Như vậy ta có thể thấy trường chuyên Ams thu học phí gấp 3 lần trường công thường nhưng chỉ bằng 1/100 các trường quốc tế.
 

Charmsalot

Xe điện
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
2,125
Động cơ
241,315 Mã lực
4) Tại sao lại phải đầu tư cho trường chuyên cao hơn trường công bình thường?
"Không thầy đố mày làm nên" hay "danh sư xuất cao đồ".
-Thứ nhất: Rõ ràng muốn đào tạo tài năng giỏi thì phải có thầy giáo dạy tốt (trừ vài trường hợp hiếm hoi tự học xuất chúng như Newton). Mà muốn một trường có toàn các thầy giỏi thì rõ ràng phải trả lương hậu hĩnh để thu hút người tài. Trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các trường tư sẵn sàng trả lương rất cao để thu hút thầy giỏi về quảng bá cho trường. Như vậy để trường chuyên không chỉ là nơi thu hút học sinh giỏi, thì việc trả lương cao vượt trội so với thầy cô trường thường là lẽ đương nhiên.
"Lữ bố tay cầm Phương Thiên Họa Kích, cưỡi ngựa xích thố, vô địch thiên hạ".
-Thứ hai: Rõ ràng rằng người tài thì phải có vũ khí, công cụ tốt hỗ trợ mới phát huy hết uy lực. Cũng như vậy có thầy giỏi rồi thì phải có cơ sở vật chất tốt thì chất lượng bài giảng mới tốt được, mới khai thác hết tính năng cơ sở vật chất mà nhà nước đầu tư. Ngoại trừ môn toán, văn ra không cần nhiều thì các môn vật lý, hóa học, sinh học,.., cần đầu tư cơ sở vật chất rất lớn. Bên cạnh đó các thầy giỏi phải tiếp cận với tài luyện nước ngoài, công nghệ nước ngoài nên cũng cần chi phí đầu tư lớn hơn.
-- Thứ ba; Tiền học phí của trường chuyên rõ ràng thấp hơn nhiều so với trường tư khác (do NSNN hỗ trợ nhiều hơn), chính là cơ hội cho các em nhà nghèo có thể trả chi phí thấp hơn trường tư mà vẫn được hưởng chế độ học tập tốt như trường tư vậy (thầy tốt, trang thiết bị tốt, môi trường học tập tốt). Do đó luận điểm "lấy của nhà nghèo chia nhà giàu" là hoàn toàn không có cơ sở. Tôi cũng là học chuyên toán và phần lớn lớp tôi là các bạn từ các vùng quê lên học có hoàn cảnh khó khăn).
 

Charmsalot

Xe điện
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
2,125
Động cơ
241,315 Mã lực
5) Trường chuyên đào tạo ra "gà nòi" để đi "show case"?
Như phần 2 đã nói mục tiêu đào tạo của trường chuyên để phát huy tài năng cá nhân chứ không phải nhằm đi "triển lãm". Tất nhiên trước đây chúng ta có tồn tại bệnh thành tích, luyện thi quốc tế để mang giải về vinh quang đất nước. Về góc độ nào đó thì việc cày tủ một môn thi này có thể làm cho thí sinh bị lệch tủ một môn học, hay nhóm môn mà sao nhãng mảng khác, làm cho cá nhân phát triển không đồng đều. Tuy nhiên mặt tích cực của nó lớn hơn là giúp trình độ các thí sinh tập trung trí lực so tài với trí thức tinh hoa quốc tế (vì nước họ giàu có hơn, cơ sở vật chất tốt hơn, và giáo sư, tri thức khoa học cao hơn) -"một nghề cho chín, còn hơn chín nghề". Và hầu hết các thí sinh đạt giải quốc tế thì cơ hội đi du học đến các trường top đầu thế giới cũng rộng mở. Đó chính là đầu tư cơ hội tương lai.
 

Charmsalot

Xe điện
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
2,125
Động cơ
241,315 Mã lực
6) Đánh giá kết quả đầu ra trường chuyên.
--Đào tạo một học sinh trường chuyên ra chỉ để phục vụ làm công chức nhà nước, quân đội,..?
Đó không phải là mục tiêu của việc đào tạo chuyên. Học sinh được phát huy tài năng ở cấp 2, 3 môn toán, nhưng không nhất thiết sau này họ phải làm ở Viện toán hay giáo viên toán. Với tri thức logic toán tiếp thu được thì họ hoàn toàn có thể vận dụng sang các lĩnh vực khác có lợi cho xã hội. Điển hình các nhà kinh tế đạt giải Nobel thì phần lớn là giáo sư toán học. Chính việc vận dụng trí thức toán đó họ có khi còn đóng góp cho kinh tế, xã hội lớn hơn rất nhiều lần người tiếp tục theo đuổi nghề toán.
--Học sinh trường chuyên "chỉ có nhỉnh hơn mặt bằng chung 1 chú... không khác trường ngoài mấy"?
Để so sánh học lực ai giỏi hơn giữa 1 người giỏi văn, kém toán và 1 người giỏi toán kém văn đã khó có cơ sở so sánh rồi chứ chưa nói đến so sánh kết quả đào tạo hàng ngàn học sinh của 2 trường. Công cụ so sánh kết quả đào tạo đầu ra của một trường chuyên và trường thường cấp 3 dễ nhất là so sánh kết quả tỷ lệ đậu đại học. Đơn cử ngày xưa trường chuyên tôi thì hầu như tỷ lệ đậu đại học các lớp đều rất cao hầu như trên 80% và cao hơn rất nhiều so với trường thường khác, và các trường đậu cũng toàn là các trường top đầu cả nước, cho thấy chất lượng đào tạo chắc chắn cho kết quả cao vượt trội.
Còn việc học tập là việc cả đời, kiến thức cấp 2,3 chỉ là muối bỏ bể so với trường đại học và trường đời sau đó. Rất nhiều người học chuyên tốt nghiệp xuất sắc xong, lên đại học bị sa vào vui chơi, quên việc học thì tri thức bị sa sút cũng là lẽ đương nhiên, nên để đánh giá thành công lâu dài thì rất khó nói. Tuy nhiên hầu hết bạn bè tôi tỷ lệ lớn đều tốt nghiệp kỹ sư, cử nhân kinh tế, bác sỹ,... và mặt bằng chung tốt hơn rất nhiều so với học sinh trường thường.
--Những người học chuyên ra sau này đi nước ngoài, gây lãng phí xã hội?
Tất nhiên chúng ta chẳng thể ép buộc các tài năng phải quay phục vụ lại ngay lập tức đất nước dù chúng ta đã ưu ái đầu tư đào tạo họ. Những người con yêu nước thì họ có thể đóng góp cho đất nước bằng nhiều cách khác nhau dù họ ở phương trời nào hay làm công việc gì. Chỉ cần họ còn tinh thần yêu nước Việt thì họ hoàn toàn đóng góp bằng cách học tập tri thức nhân loại rồi truyền bá trong nước, làm cầu nối xúc tiến mối quan hệ VN và nước ngoài, xây dựng doanh nghiệp, gửi tiền về đất nước,...
--NSNN hỗ trợ gấp 4 trường thường thì sau này phải đóng góp xã hội gấp 4?
Việc đầu tư vào tài năng của một con người nhằm giúp họ phát huy cao năng lực để mong muốn sau này có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội so với học sinh thường cùng mức đầu tư. Tuy nhiên đầu tư cho con người cũng giống như ta đầu tư một cổ phiếu vậy, ai dám chắc rằng tôi bỏ vốn gấp 4 lần sẽ thu lại lợi ích hơn gấp 4!! Tri thức, tài năng của mỗi con người lại càng khó đoán định. Cũng như vậy, khi ta đầu tư vào một nhóm cổ phiếu có tiềm năng cao thì khả năng thu lợi sẽ lớn hơn, rủi ro sẽ giảm thiểu. Và việc của cải của nhóm học sinh đó có thể sẽ được đền đáp xã hội trong tương lai không xa.
 

Charmsalot

Xe điện
Biển số
OF-411446
Ngày cấp bằng
19/3/16
Số km
2,125
Động cơ
241,315 Mã lực
7) Các mặt trái còn tồn tại
-Bố mẹ chạy điểm cho con vào chuyên, quan chức gửi gắm con vào đây dù học không giỏi?
Đây là thực tế có tồn tại. Cha mẹ nào cũng mong muốn điều tốt nhất cho con cái, cho con vào học trường chuyên vừa có môi trường học tập tốt, thầy cô tốt, bạn tốt, và lý lịch hồ sơ đẹp để hãnh diện với xóm làng, họ tộc. Từ khát khao cháy bỏng của cha mẹ đó sẽ có thành phần trục lợi đáp ứng. Tuy nhiên đây là lỗ hổng trong xét tuyển do một vài cá nhân thao túng chứ không phải là lỗi của việc đào tạo chuyên. Chúng ta có thể khắc phục bằng cách minh bạch khâu xét duyệt hồ sơ. Thứ hai gia đình nào có điều kiện mà mong muốn con học trong môi trường tốt, thì chúng ta có thể dành riêng các xuất này cho các nhà khá giá với thu phí cao như trường quốc tế tư, và dùng số tiền này để cung cấp học bổng cho các học sinh giỏi nhà nghèo khó. Đây là cách trường Harvard hay trường nổi tiếng thế giới vẫn làm, cung cấp học bổng cho cá nhân xuất sắc, và thu phí các sinh viên nhà giàu có để tạo cơ hội cho 2 bên học tập nhau.
--Học sinh học lệch, thờ ở với các môn khác? Áp lực nặng nề với học sinh và phụ huynh đua tranh?
Tình trạng này là có thực khi các cơ sở đua tranh thành tích, học sinh mong muốn có kết quả tốt để xin du học quốc tế. Trong thế giới phẳng hiện nay, khi toàn cầu hóa và chuyên môn hóa đang diễn ra thì tiết kiệm thời gian và sức lực học tập, tri thức con người cũng có thể thiên lệch về một lĩnh vực. Tất nhiên đây là lựa chọn tự nguyện của cá nhân đó, và các cơ sở đào tạo hay cha mẹ tránh nên ép buộc con cái.
Như vậy các mặt trái trên chúng ta đều có thể từng bước khắc phục bằng cơ chế hợp lý.
Như vậy có cần bán chuyên cho tư nhân không? Lợi ích gì từ chuyển từ công sang tư?
Chúng ta đều thấy trường chuyên là trường công được nhà nước tập trung hỗ trợ ngân sách cho các cá nhân có biểu hiện xuất sắc hơn các học sinh khác. Tức là tôn chỉ của nhà nước tập trung đầu tư vốn của xã hội cho nhóm có khả năng mang lại lợi ích lớn nhất cho xã hội sau này -- có thể không phải là mang lại tiền bạc, mà là tri thức, văn hóa xã hội.
Còn tôn chỉ của trường tư là lợi ích kinh doanh của nhà đầu tư, mà thực dụng nhất là mang lại tiền bạc. Chẳng có mấy nhà đầu tư mà chịu lỗ vốn để đào tạo các tinh anh cho xã hội mà sau này không trả lại tiền bạc trực tiếp cho họ -"vác tù và hàng tổng". Và như vậy chẳng có gì chắc chắn về mặt logic kinh doanh là họ sẽ cấp học bổng cho phần lớn các học sinh nghèo khi không mang lại doanh thu cho họ như các trường chuyên hiện nay đang làm cho xã hội.
Ngoài ra hiện nay chúng ta đang có đa dạng các loại hình trường học, trường công, trường tư. Tại sao lại phải phả bỏ trường công chuyên để sang hình thức tư nhân. Nếu họ muốn thay đổi phương pháp giáo dục họ hoàn toàn có thể tự lập một trường tư riêng theo nhu cầu đào tạo của họ. Những ai cảm thấy con học vất vả, học lệch ở trường chuyên thì hoàn toàn có thể không cho con thi chuyên, hoặc nhảy sang trường tư với chất lượng cơ sở đào tạo tốt !! Có phải chăng việc mua danh tiếng của trường chuyên lâu đời như Ams trường tư mới, và thu lợi lớn từ cơ sở vật chất đất đai mà nhà nước đã dày công vun đắp bấy lâu?
Kết Luận: Trường chuyên chọn vẫn còn tồn tại trên thế giới hiện nay ở tất cả các nước tiên tiến hàng đầu thế giới. Nó vẫn là cái nôi để phát hiện và đào tạo các tài năng và đóng góp lợi ích lớn sau này cho xã hội. Tuy còn nhiều tiêu cực trong tuyển sinh và đào tạo, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục những khuyết điểm đó nếu có sự minh bạch và hợp lý. Việc bán cho tư nhân về logic không cho thấy sẽ có sự cải thiện nào về chất lượng đào tạo.
Hy vọng nhận sự phản biện từ mọi người.
Nguồn; byme
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Mời cụ nào tự tin phản biện gặp TS. Thành nhé.
TÌM NGƯỜI TRANH LUẬN TRÊN TRUYỀN HÌNH:

Tôi đã nhận lời mời của VTV2 sẽ tham gia thảo luận về chủ trương bán hay không bán các trường chuyên vào sáng Thứ Bảy này. Hiện rất cần một người nữa đứng ra tranh luận ngược lại quan điểm của tôi. Xin mọi người đăng ký. (VTV2 có nói tìm được một người bảo vệ các trường chuyên khó quá, vị không thấy có lập luận gì đáng kể, mà chỉ toàn cảm tính.)

Chương trình "Bây giờ và Ở đây" của VTV2, được phát sóng trực tiếp lúc 9:15 sáng, Thứ Bảy, 27/6.

Rất mong một Amser hoặc một người ủng hộ các trường chuyên tham dự.
VTV2 đã thấy vấn đề rồi đó: Vấn đề "bán trường" không phải là chuyện chơi, và không có ông/bà có trách nhiệm về quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ GD hay Sở GD HN, hay chuyên gia về luật giáo dục lại dở hơi đi tranh luận thay cho chủ thể Nhà nước về đề tài "không được đặt hàng" cả.
 

botom

Xe tăng
Biển số
OF-4504
Ngày cấp bằng
2/5/07
Số km
1,427
Động cơ
64,715 Mã lực
E cũng nghĩ là không học thêm thì khó có thể thi đỗ chuyên. Trừ những bạn có khả năng tự học cao và cực kỳ xuất chúng. Nhưng không nhất thiết phải học đúng lò luyện đâu vì các bạn ở các tỉnh vẫn đỗ các trường chuyên quốc gia ở HN như thường.
Học Ams thì đúng là không dành cho con nhà nghèo. Dù mức thu học phí vẫn theo quy định nhà nước, nhưng các khoản đóng góp cho quỹ phụ huynh phục vụ các sinh hoạt chung, CLB của các con không phải là nhỏ. Cháu E học ams, được giải quốc gia, lúc ôn thi đội tuyển các cấp, nhưng khoản nộp thêm ngoài tiền học chính cũng không ít, làm hai bố mẹ giáo viên còn tâm sự chẳng nhẽ bảo con thôi không theo nữa vì tốn kém quá, mà không biết có đạt giải gì không?
Cụ ơi, quỹ lớp và các khoản đóng góp trường Ams cũng bình thường mà cụ. Không cao quá đâu, cũng giống các trường khác thôi. Chắc do cháu cụ tham gia đội tuyển, học thêm nhiều, nên tốn kém thôi. Chứ cứ học mà chơi, chơi mà học thì chẳng tốn kém gì, ngoài khoản đóng quỹ lớp cũng same same với các trường công khác thôi ạ.
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Vâng thế này mới rộng đường dư luận.
Có mỗi OF tiếp sóng "hăng" nhất thôi, với lèo tèo vài tờ báo. :D

Chả có ông dở người nào trong "hệ thống" dám ra mặt ủng hộ bán trường công na ná chiêu thức mua AVG cả. Chương trình của VTV2 có lẽ "đổ" mất thôi.
 

tuongcap

Xe buýt
Biển số
OF-180343
Ngày cấp bằng
11/2/13
Số km
987
Động cơ
346,388 Mã lực
VTV2 đã thấy vấn đề rồi đó: Vấn đề "bán trường" không phải là chuyện chơi, và không có ông/bà có trách nhiệm về quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ GD hay Sở GD HN, hay chuyên gia về luật giáo dục lại dở hơi đi tranh luận thay cho chủ thể Nhà nước về đề tài "không được đặt hàng" cả.
Đây là mời bất kỳ ai chứ có phải cán bộ quản lý nhà nước đâu. Trên Vtv toàn mời các ông bà lên chém là tôi nghĩ chứ có được quyết đâu. :)).
Vấn đề là những Ng phản biện lại nhiều cảm tính và ko ( chưa đủ trình) dám đối diện trực tiếp.
 

Ngỗng già

Xe tăng
Biển số
OF-366731
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
1,093
Động cơ
264,404 Mã lực
Em đề nghị một óp phơ đại diện ạ.
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,686
Động cơ
270,607 Mã lực
Đây là mời bất kỳ ai chứ có phải cán bộ quản lý nhà nước đâu. Trên Vtv toàn mời các ông bà lên chém là tôi nghĩ chứ có được quyết đâu. :)).
Vấn đề là những Ng phản biện lại nhiều cảm tính và ko ( chưa đủ trình) dám đối diện trực tiếp.
Những người có quyền hạn, chức trách nếu muốn đưa ra chính sách thì họ lấy số liệu trong phút mốt. Cảm tính với cảm tình gì cụ.

Cậu Thành tờ-sờ tuyền phát biểu như thầy bói xem voi chứ có cái gì mà trình với bẩm hả cụ. Làm viên chức bao nhiêu năm rồi mà vẫn không hiểu hệ thống vận hành thế nào.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top