Tư nhân hóa giáo dục (cùng với y tế) trong vòng 15 năm tới là quá trình không thể đảo ngược ở Việt Nam được đâu các cụ (trừ phi lật lại vấn đề "đổi mới"_ điều em nghĩ là rất khó xảy ra). Vì thế, việc hình thành một nền giáo dục tư thục phổ rộng sẽ sớm muộn hình thành và dần dần, nền giáo dục tư thục này sẽ có các trường chất lượng cao (tương tự trường chuyên ở các trường công lập) thôi, trước tiên là ở các thành phố lớn như Hà Nội/Hồ Chí Minh. Lý do là vì các trường tư thục này thường hướng tới đối tượng nào nhất:
1. Họ thường hướng tới đối tượng không có đủ điều kiện học trường công do học lực không đủ.
2. Họ hướng tới đối tượng mà cha mẹ có điều kiện kinh tế khá (tầng lớp trung lưu trở lên), sẵn sàng tạo điều kiện cho con học tập ở điều kiện cơ sở vật chất... hơn khả năng mà nhà nước có thể làm cho trường công. Ví dụ: lớp học ít học sinh hơn, cơ sở vật chất tốt hơn...
Khi kinh tế tiếp tục phát triển, số lượng học sinh/sinh viên ở dạng 2 sẽ ngày càng nhiều hơn, tạo điều kiện cho cơ cấu trường tư thục sẽ phát triển nhiều hơn nữa, học sinh nhiều hơn và sẽ dần hình thành các trường/lớp có chất lượng cao hơn. Khi hình thành tương đối số lượng học sinh này, các trường tư thục sẽ có nguồn lực (nhu cầu) đủ để phát triển các lớp này thay vì học sinh đó sẽ di chuyển về các trường như Ams khi lên THPT.
Bây giờ quay lại câu chuyện trường Ams hay các trường chuyên khác trên cả nước nói chung. Thuật ngữ "bán trường" nghe hơi thô và có vẻ chợ búa nên nhiều cụ có phản ứng tức thì (điều cũng dễ hiểu). Có thể dùng các thuật ngữ khác như tư nhân hóa, xã hội hóa, tự chủ về chi thường xuyên tiến tới tự chủ hoàn toàn... mà các cụ vẫn nghe đầy thì sẽ đỡ phản ứng hơn?
Thực ra, tác giả chỉ lấy Ams ra làm giả thuyết cũng hợp lý trong hệ thống các trường chuyên công lập (Ams cũng có vẻ hot hơn, được quan tâm hơn, khả năng xã hội hóa cũng cao hơn vì nó nằm ở thành phố Hà Nội). Khả năng bán thì khó vì xác định giá trị thương hiệu cực kỳ khó trong khi đối với dân Amser, chắc cái này là cái quý nhất. Tất nhiên, khó trong điều kiện VN thôi. Rồi thêm nữa là tính cam kết của cổ đông mới với thương hiệu này cũng là vấn đề đáng quan tâm đối với dân Amser. Nên tôi nghĩ khả năng cao nhất là nhà nước sẽ cho hội đồng trường tự chủ dần về kinh phí. Nghĩa là cắt dần hoặc duy trì (duy trì cũng là cắt vì lạm phát) chi phí hỗ trợ trường trong thời gian tới, nhà trường sẽ phải tự tìm cách thu - chi. Như vậy, trường Ams sẽ dần giống một trường công bình thường (theo quan điểm chi của nhà nước), còn Ams có còn duy trì hay giống một trường chất lượng cao (yếu tố thương hiệu) hay không chắc phụ thuộc vào tài năng của hội đồng nhà trường.
Thế nếu quyết cổ phần hóa (bán) thì sao? Làm được thôi nhưng sẽ phải thay đổi rất nhiều nhất là về mô hình và tư duy quản lý giáo dục (quyền hạn và phân công trách nhiệm giữa hội đồng quản trị với hiệu trưởng/hội đồng tín thác của trường_ một ông là chủ sở hữu, quản lý tiền với một ông là quản lý chất lượng/thương hiệu). Cái này cần thời gian khá dài để hiểu nhau nên gặp nhau ngay sẽ không dễ dàng. Ở các tỉnh (các trường chuyên khác) thì việc này chắc sẽ càng khó khăn hơn nên việc cổ phần hóa/bán sẽ khó nữa.
Cải tiến là điều tốt thôi. Tiến sĩ đưa ra luận điểm (gây sốc) cũng là cách tốt để tranh luận và phản biện.