[Funland] Yêu cầu xóa bỏ hoặc tư nhân hóa Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam. Tư duy của một tiến sỹ kinh tế.

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Về học thuật thì Ams cũng "chậm chân" so với trường bạn là THPT Quốc gia Chu Văn An.

Hiện thời, chỉ có Trường THPT Chu Văn An trở thành trường công đầu tiên trực thuộc Hệ thống trường Cambridge, nghĩa là các cháu cứ học chương trình của Cambridge ở Chu Văn An thì mặc nhiên được công nhận A level.

Ams và một số trường "quốc tế" khác vẫn đang loay hoay chờ công nhận của các đối tác giáo dục A level, IB hay AP.
Ams là cái ổ tư tưởng tự do, cấp tiến :) nhưng Ams cần cải tổ cụ à, ko thì tụt hậu.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
À vâng từ ngày thành lập đến nay .. ams sản sinh ra đúng một uvtw... như vậy có xứng đáng không... so với các trường công nổi tiếng khác thì quá bình thường.đơn cử trường PTCS Trưng Vương.... con cực giỏi thì nó đệch cống hiến cho nước nhà.. bọn nó đi đâu rồi.
Uvtw ko phải là mục tiêu của đa phần học sinh Ams
 

caisua

Xe lăn
Biển số
OF-13244
Ngày cấp bằng
17/2/08
Số km
12,853
Động cơ
499,072 Mã lực
Em cũng thi chuyên tổng hợp, nhưng hồi đó thấy học khổ quá (tít dưới ktx gì dưới nguyễn trãi í) lớp giảng đường kiểu xưa, có mỗi cái quạt trần chạy lờ đờ nóng bức không chịu nổi nên đỗ mà không vào. Em cho rằng môi trường học tập tốt cần phải thơm phức, mát lạnh, và ít học sinh thôi (khoảng 10-20 bạn), giáo viên có thu nhập đủ tốt để không lo lắng về tiền bạc nữa mà tập trung hoàn toàn vào giảng dạy, nghiên cứu. Chả hiểu bây giờ chuyên tổng hợp thế nào cụ?
Thằng nhà em thi Nguyễn Huệ nhưng nó bỏ thi ngay môn đầu chỉ vì ko có điều hoà. Nó học TH lớp ko đẹp nhưng đh mát. 3 năm cấp 3 nó chỉ đầu tư 3 món: tiếng anh, piano và tennis bằng 200tr tiết kiệm được so với học tiếp trường dân lập. Cả 3 món này đều đã có kết quả khả quan
3 tháng cuối mới học thi nhưng vẫn đỗ BK và NT, em thấy cũng hợp lý khi cho học ở đây: rẻ và chả phải lo lắng gì
Suốt 12 năm học thấy cực khổ mỗi năm lớp 9 cắm đầu học thi chuyên
 
Chỉnh sửa cuối:

Chọc là thủng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-728772
Ngày cấp bằng
11/5/20
Số km
765
Động cơ
80,469 Mã lực
Thằng nhà em thi Nguyễn Huệ nhưng nó bỏ thi ngay môn đầu chỉ vì ko có điều hoà. Nó học TH lớp ko đẹp nhưng đh mát. 3 năm cấp 3 nó chỉ đầu tư 3 món: tiếng anh, piano và tennis bằng 200tr tiết kiệm được so với học tiếp trường dân lập. 3 tháng cuối mới học thi nhưng vẫn đỗ BK và NT, em thấy cũng hợp lý khi cho học ở đây: rẻ và chả phải lo lắng gì
He he, có điều hoà là bước tiến lớn rồi cụ. Em thấy các bạn trẻ bây giờ thông minh hơn thế hệ trước rất nhiều.
 

cuckhoai

Xe tăng
Biển số
OF-461320
Ngày cấp bằng
13/10/16
Số km
1,438
Động cơ
212,778 Mã lực
Bạn Thành này chắc giờ chả được ai để ý tới nên cố tình tạo scandal để nổi tiếng. Nếu vẫn ngồi cái ghế viện trưởng viện nghiên cứu kinh tế của trường ĐH KTQD thì bố bảo dám mở mồm nói thế này.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
GD không phải oánh bạc 50-50. Nếu cháu chứng minh tư nhân hoá tốt hơn. Mời cháu lập mô hình thu thập đủ số liệu quay lại bàn tiếp. Còn bây giờ trường Ams hay chuyên khác đúng là có đầu tư hơn nhưng thi vào đó là công bằng về cơ hội. Nếu cháu bảo tư nhân hoá Ams hỏng thì cứu 76 trường khác bác cho là không đúng. Việc tư nhân hoá 77 trường nếu được châm lửa chỉ mất tầm vài năm. Hậu quả lại không xảy ra ngay trong vài năm với 1 vài trường mà có thể là crash toàn bộ. Cải cách thi ĐH với vụ sửa điểm tập thể là bài học của sự xuay compa. Giải pháp tốt nhất NN đang làm là khuyến khích tư nhân mở trường như Vin để cạnh tranh với công lập nhưng có vẻ món đó khó xơi.
Cụ dọa khiếp quá :) em nghĩ ko nên dọa nhau, mà nên cụ thể hóa kế hoạch hành động "tư nhân hóa" trường Ams.

Đầu tiên em lấy ví dụ trường Eton College, là trường cấp 3 No.1 thế giới. Báo cáo tài chính của họ thế này:

20200625_211002.jpg


- Thu từ học phí: 44,1 triệu bảng/năm.

- Thu nhập khác: 6,8 triệu bảng/năm

- Nhận ủng hộ: 8,5 triệu bảng/năm

- Thu từ đầu tư 12,3 triệu bảng/năm

- Thu từ thương mại: 1,3 triệu bảng/năm

TỔNG THU 73,1 TRIỆU BẢNG/NĂM.

Đây là các con số khổng lồ với 1 trường cấp 3. Nhưng các cụ để ý tỷ lệ: học phí rất nhiều, ủng hộ, đóng góp của Alumni rất nhiều (chưa kể thu nhập đầu tư, thương mại, tn khác, vì tài sản Eton tích lũy tới 437 triệu bảng)

Cho nên, theo em việc đầu tiên là cựu học sinh Ams Alumni lập 1 quỹ từ thiện Ams. Quỹ này có thể đầu tư, cấp học bổng, chi cho các hoạt động của học sinh, Alumni, quảng bá trường vv). Quỹ đó được quản lý bởi 1 hội đồng tinh hoa uy tín trong số Ams Alumni. Khi quỹ đó lên khoảng 200 tỷ thì bắt đầu "bán công hóa" trường Ams, hoặc công lập tự chủ tài chính, tương tự Nam Sài Gòn.

Tư nhân hóa lúc này ko có nguồn lực, tích lũy có mà đói nhăn răng, hoặc rơi vào tay tài phiệt.


Dễ thôi mà :) Dù ủng hộ Ts Thành về quan điểm nhưng em nghĩ Ams Alumni có giỏi thì bắt tay hành động đi, cãi nhau mà ko hành động là vô bổ :P nếu Amsers ko hành động thì cũng thường thôi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Các cụ lưu ý: tài sản trường Ams trên sổ sách là 1175 tỷ, đấu giá có khi được 5 chấm :P nhà nước thu được mớ tiền cho giáo dục :)

 
Chỉnh sửa cuối:

stealth

Xe buýt
Biển số
OF-732531
Ngày cấp bằng
13/6/20
Số km
729
Động cơ
76,610 Mã lực
Cụ dọa khiếp quá :) em nghĩ ko nên dọa nhau, mà nên cụ thể hóa kế hoạch hành động "tư nhân hóa" trường Ams.

Đầu tiên em lấy ví dụ trường Eton College, là trường cấp 3 No.1 thế giới. Báo cáo tài chính của họ thế này:

20200625_211002.jpg


- Thu từ học phí: 44,1 triệu bảng/năm.

- Thu nhập khác: 6,8 triệu bảng/năm

- Nhận ủng hộ: 8,5 triệu bảng/năm

- Thu từ đầu tư 12,3 triệu bảng/năm

- Thu từ thương mại: 1,3 triệu bảng/năm

TỔNG THU 73,1 TRIỆU BẢNG/NĂM.

Đây là các con số khổng lồ với 1 trường cấp 3. Nhưng các cụ để ý tỷ lệ: học phí rất nhiều, ủng hộ, đóng góp của Alumni rất nhiều (chưa kể thu nhập đầu tư, thương mại, tn khác, vì tài sản Eton tích lũy tới 437 triệu bảng)

Cho nên, theo em việc đầu tiên là cựu học sinh Ams Alumni lập 1 quỹ từ thiện Ams. Quỹ này có thể đầu tư, cấp học bổng, chi cho các hoạt động của học sinh, Alumni, quảng bá trường vv). Quỹ đó được quản lý bởi 1 hội đồng tinh hoa uy tín trong số Ams Alumni. Khi quỹ đó lên khoảng 200 tỷ thì bắt đầu "bán công hóa" trường Ams, hoặc công lập tự chủ tài chính, tương tự Nam Sài Gòn.

Tư nhân hóa lúc này ko có nguồn lực, tích lũy có mà đói nhăn răng, hoặc rơi vào tay tài phiệt.


Dễ thôi mà :) Dù ủng hộ Ts Thành về quan điểm nhưng em nghĩ Ams Alumni có giỏi thì bắt tay hành động đi, cãi nhau mà ko hành động là vô bổ :P nếu Amsers ko hành động thì cũng thường thôi.
Thôi thế này cho nhanh, NN muốn tư nhân hoá mấy cái trường trên miền núi. Mời các nhà đầu tư lên đó đầu tư, chỗ đó các cháu rất cần các nhà đầu tư khai phóng. NN thậm chí còn tặng không cho các nhà đầu tư luôn, khỏi cần mua. Em dọa làm gì, cải cách GDVN mấy thế hệ gần đây toàn chơi trò xuay compa.
 

stealth

Xe buýt
Biển số
OF-732531
Ngày cấp bằng
13/6/20
Số km
729
Động cơ
76,610 Mã lực
Các cụ lưu ý: tài sản trường Ams trên sổ sách là 1175 tỷ, đấu giá có khi được 5 chấm :P nhà nước thu được mớ tiền cho giáo dục :)

Chỉ cần vài TS La nhảy ra hét toáng lên về bất công bất bình đẳng, lẽ ra giá 5 chấm không khéo chỉ thầu công khai giá 2 chấm đấy. Lãi là tốt rồi nhỉ?
 

newmanhn

Xe container
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
5,492
Động cơ
887,466 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Sau khi đọc kỹ lại Luật Giáo dục 2019 thì cháu thấy "trường trung học phổ thông" (điều 33, Luật Giáo dục 2019) và "trường chuyên, trường năng khiếu" (điều 62, Luật Giáo dục 2019) là hai khái niệm không phụ thuộc vào nhau.

Nghĩa là "trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập" theo Nghị quyết 80/NQ-CP 2018 không bao gồm "trường chuyên, trường năng khiếu". Và "trường chuyên, trường năng khiếu" thì không chuyển đổi ra ngoài công lập theo Kết luận 51-KL/TW.

Tóm lại: bài viết của Tiến sĩ Thành là một sự suy diễn, không có cơ sở gì cả ạ.
Thực ra luật không có nói chuyển đổi từ công lập ra ngoài công lập. Luật có đề cập đến chuyển đổi mô hình, cái này thì đã và đang làm rồi. Ví dụ như trường công tự chủ tài chính, mô hình tự chủ tài chính với lớp chất lượng cao... tiến tới thu hẹp dần bao cấp trong giáo dục đến một tỉ lệ hợp lý, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục chất lượng cao. Tuy nhiên, hoàn toàn không phải là chủ trương tư nhân hóa cơ sở giáo dục công lập như TS Thành lấy ams làm ví dụ. Thế cho nên sang năm trường Kim liên sẽ chuyển đổi sang tự chủ tài chính (đáng nhẽ làm năm nay nhưng vì covid nên chậm lại thì phải), sau đấy rất có thể là ams và các trường chuyên khác. Vì trường top mới dễ chuyển đổi mô hình mà tỉ lệ thành công cao, cái này đã áp dụng thành công ở một số trường Đại học top đầu (Ngoại thương, KTQD, Đại học quốc gia TPHCM...)
 
Chỉnh sửa cuối:

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Nếu quả là thế thì tay TS này dại thật, vạch áo cho người xem lưng nhỉ?

Một nghiên cứu rất hiếm hoi về chi phí của các tổ chức quần chúng công (QCC) do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thực hiện cho biết, tính đến năm 2012, theo Tổng cục Thống kê, cả nước có 246.144 người làm việc cho 34.378 cơ sở của tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội được đãi ngộ theo chế độ, chiếm 7,2% nhân lực làm việc cho Nhà nước và 1,1% tổng lực lượng lao động xã hội.

10 năm gần đây, mức chi cho các trung ương hội của tổ chức này đã tăng gấp 3 lần. Theo dự toán chi ngân sách trung ương năm 2016, mức chi cho các cơ quan trung ương của một số tổ chức chính trị - xã hội là: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 92,435 tỷ đồng; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 551,505 tỷ đồng; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 158,685 tỷ đồng; Hội Nông dân Việt Nam 346,515 tỷ đồng; Hội Cựu chiến binh Việt Nam 80,83 tỷ đồng; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam 273,77 tỷ đồng; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam 111,97 tỷ đồng. Ngoài ra, còn hàng loạt tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp được chi hỗ trợ từ ngân sách với dự toán 409,495 tỷ đồng. Trong số này, nhiều hội đặc thù như: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; … Như vậy tổng mức dự toán chi từ ngân sách trung ương cho các tổ chức QCC năm 2016 vào khoảng 2.025 tỷ đồng.

Theo VEPR, nếu tính đủ cả chi phí kinh tế - xã hội, tức là gồm cả đất đai, nhà cửa, xe cộ và các tài sản khác, chi phí toàn hệ thống của các tổ chức QCC hàng năm dao động từ 45.600 - 68.100 tỷ đồng, tương đương 1-1,7% GDP.


Chú thích: theo một số nguồn thông tin thì VEPR là 1 tổ chức không ăn lương từ ngân sách như các viện/hội nói trên.
Tội của VEPR do TS Thành sáng lập rất to, ai lại đi soi nồi cơm của các hội thế? :)
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
6,042
Động cơ
250,990 Mã lực
Cháu nói nghiêm túc mà. 35 năm qua Ams không xuất hiện một lãnh đạo tầm cỡ BTrưởng trở lên (chưa nói tới nguyên thủ), mà cựu học sinh Ams toàn nhân tài xuất chúng. Vậy thì tư nhân hoá luôn đi cho đỡ tốn ngân sách.
Ngày xưa học để làm quan, bây giờ có khi ngược lại :)
 

mat mo chan cham

Xe tải
Biển số
OF-624685
Ngày cấp bằng
18/3/19
Số km
361
Động cơ
116,414 Mã lực
Thằng nhà em thi Nguyễn Huệ nhưng nó bỏ thi ngay môn đầu chỉ vì ko có điều hoà. Nó học TH lớp ko đẹp nhưng đh mát. 3 năm cấp 3 nó chỉ đầu tư 3 món: tiếng anh, piano và tennis bằng 200tr tiết kiệm được so với học tiếp trường dân lập. Cả 3 món này đều đã có kết quả khả quan
3 tháng cuối mới học thi nhưng vẫn đỗ BK và NT, em thấy cũng hợp lý khi cho học ở đây: rẻ và chả phải lo lắng gì
Suốt 12 năm học thấy cực khổ mỗi năm lớp 9 cắm đầu học thi chuyên
Công nhận học sinh HN thấy cực khổ nhất là năm lớp 9, khổ cả con cả bố mẹ. Năm ngoái F1 nhà E thi xong vào 10, E như trút đc gánh nặng. E cũng đang định cho F1 đi học tennis, cụ có thể giới thiệu E chỗ nào ổn ko ạ?
 

itgp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-125369
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
402
Động cơ
382,559 Mã lực
Thấy nhiều cụ óp phờ phản đối ý tưởng của TS Thành phết. Em nghĩ các cụ nên vote ra 1 cụ mấy nữa lên tranh luận với TS Thành trên VTV2 :D
 

sea2000

Xe đạp
Biển số
OF-100240
Ngày cấp bằng
15/6/11
Số km
35
Động cơ
504,836 Mã lực

Kỹ thuật hậu kỳ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-556622
Ngày cấp bằng
5/3/18
Số km
5,088
Động cơ
198,711 Mã lực
Tuổi
44
Cứ thế này thì bao nhiêu thuế mới lại được. Bảo sao dân cứ còng lưng lao động nhưng vẫn nghèo.
Nếu quả là thế thì tay TS này dại thật, vạch áo cho người xem lưng nhỉ?

Một nghiên cứu rất hiếm hoi về chi phí của các tổ chức quần chúng công (QCC) do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thực hiện cho biết, tính đến năm 2012, theo Tổng cục Thống kê, cả nước có 246.144 người làm việc cho 34.378 cơ sở của tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội được đãi ngộ theo chế độ, chiếm 7,2% nhân lực làm việc cho Nhà nước và 1,1% tổng lực lượng lao động xã hội.

10 năm gần đây, mức chi cho các trung ương hội của tổ chức này đã tăng gấp 3 lần. Theo dự toán chi ngân sách trung ương năm 2016, mức chi cho các cơ quan trung ương của một số tổ chức chính trị - xã hội là: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 92,435 tỷ đồng; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 551,505 tỷ đồng; Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 158,685 tỷ đồng; Hội Nông dân Việt Nam 346,515 tỷ đồng; Hội Cựu chiến binh Việt Nam 80,83 tỷ đồng; Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam 273,77 tỷ đồng; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam 111,97 tỷ đồng. Ngoài ra, còn hàng loạt tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp được chi hỗ trợ từ ngân sách với dự toán 409,495 tỷ đồng. Trong số này, nhiều hội đặc thù như: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; … Như vậy tổng mức dự toán chi từ ngân sách trung ương cho các tổ chức QCC năm 2016 vào khoảng 2.025 tỷ đồng.

Theo VEPR, nếu tính đủ cả chi phí kinh tế - xã hội, tức là gồm cả đất đai, nhà cửa, xe cộ và các tài sản khác, chi phí toàn hệ thống của các tổ chức QCC hàng năm dao động từ 45.600 - 68.100 tỷ đồng, tương đương 1-1,7% GDP.


Chú thích: theo một số nguồn thông tin thì VEPR là 1 tổ chức không ăn lương từ ngân sách như các viện/hội nói trên.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,697 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cứ thế này thì bao nhiêu thuế mới lại được. Bảo sao dân cứ còng lưng lao động nhưng vẫn nghèo.
1. Tài liệu này không đủ độ tin cậy bác ạ: http://vepr.org.vn/upload/533/20160105/Uoc luong chi phi kinh te.pdf
2. Tổng mức dự toán chi từ ngân sách trung ương cho các tổ chức QCC thì có số liệu cụ thể.
3. Nhưng ước tính tài sản của các tổ chức QCC là số liệu "bốc thuốc". Nghĩa là thích số lớn/hay số nhỏ thì chỉ cần vài thủ thuật tính toán.
 

smart_sharp

Xe điện
Biển số
OF-710875
Ngày cấp bằng
19/12/19
Số km
2,112
Động cơ
136,259 Mã lực
Cụ sai lầm về nhận thức rồi.

Tránh cho y tế tư nhân, giáo dục tư thục không bị "quốc hữu hóa" mới là quá trình không nên. Chứ y tế tư nhân, giáo dục tư thục nhiều khi rất cần sự "giải cứu" của Nhà nước.

Nhà nước có thể cổ phần hóa, tư nhân hóa 100% doanh nghiệp nhà nước, chứ sẽ không bao giờ cho cổ phần hóa, tư nhân hóa y tế, giáo dục công lập.

Xã hội hóa được khuyến khích (Nhà nước 99%, tư nhân 1% chẳng hạn). Ví dụ, làm nhà tập luyện thể chất chẳng hạn, cho tư nhân đầu tư vào, hợp tác cùng trường cung cấp dịch vụ cho học sinh và huấn luyện thể dục thể thao theo chương trình giáo dục.
Có thể cụ không đọc kỹ bài của em hoặc em viết khó hiểu quá chăng? Ý em rất rõ là:
1. Tư nhân hóa ngành giáo dục: cho phép các trường tư thục/dân lập được thành lập và phát triển rộng khắp, nhà nước chỉ quản lý về mặt chất lượng giáo dục là chính thôi. Nó không đồng nghĩa với cổ phần hóa giáo dục công lập vì cổ phần hóa sẽ rất khó ở thời điểm hiện tại (như em phân tích ở dưới trong post trước). Nhưng như hiện giờ, giáo dục công lập dạy cho 90% (con số giả thiết) học sinh chẳng hạn; tư thục, dân lập lo 10% còn lại. Nhà nước không mở rộng trường lớp, không tuyển thêm thầy cô, không tăng kinh phí... nên 10 năm nữa, giáo dục công lập chỉ lo cho 50% học sinh, dân lập lo 50% còn lại. Như vậy chẳng là tư nhân hóa ngành giáo dục là gì?
2. Xã hội hóa hay tư nhân hóa với em là hai thuật ngữ gần như tương đương (chẳng qua là mình muốn dùng từ này hay từ kia cho hợp hoàn cảnh thôi). Cụ nói câu khẳng định phía trên có vẻ hơi chủ quan? Cách đây 30 năm, người ta bảo là không cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được nhưng giờ thì sao? Y tế hay giáo dục công lập cũng thế thôi. Các trường/bệnh viện trước hết:
- Hoặc, sẽ được giao tự chủ về kinh phí chi thường xuyên, rồi tiến tới được giao tự chủ hoàn toàn (như một doanh nghiệp độc lập) và rồi sẽ tới lúc được phép tư nhân hóa (mà ví dụ gần đây như là bệnh viện Bạch Mai đang được giao tự chủ dần rồi đấy) dần dần.
- Hoặc sẽ có liên kết như ví dụ nhà tập luyện thể chất cụ đang nêu. Sau thể chất có thể là chương trình nghệ thuật, ngoại ngữ...

Tất nhiên, để làm vai trò cân bằng và phục vụ một phần dân số không có khả năng tiếp cận giáo dục tư thục và y tế tư, nhà nước vẫn phải giữ hệ thống giáo dục công lập ở mức độ nào đó, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Các thành phố như HN/HCM thì tỷ lệ hệ thống công lập sẽ thấp hơn so với các tỉnh, các vùng sâu, vùng xa vì khả năng kinh tế và tiếp cận. Nhưng cũng sẽ không thể bỏ trường công lập ở các thành phố vì còn rất nhiều học sinh vẫn có nhu cầu (con em người buôn bán nhỏ, công nhân...).
 
Chỉnh sửa cuối:

itgp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-125369
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
402
Động cơ
382,559 Mã lực
Bài này cũ rồi mà cụ. TS Thành giỏi nhưng em thấy khá là ngạo mạn, thích thể hiện trên FB, nhất là mấy chủ đề dễ làm các cụ ở trển ngứa mắt. Em thấy cụ ấy mà cứ tập trung vào chuyên ngành kinh tế vĩ mô, đóng góp và phản biện chính sách cho chính phủ thì tương lai ngời ngời luôn.

Thời Mr Nhạ làm hiệu trưởng ĐHKT, chính mr Nhạ là người đã mời được TS Thành về trường mở viện VEPR. Nói chung thời đó bác Nhạ mời được nhiều Tiến sĩ giỏi từ nước ngoài về trường nên mặc dù trường mới nâng cấp lên từ khoa thôi nhưng giờ đã khá có tiếng tăm trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô, tài chính ... Tiếc là các hiệu trưởng sau này không được như bác Nhạ. TS Thành và Bộ trưởng Nhạ có mối quan hệ tốt, có khi giờ này Mr Nhạ đã mời TS Thành lên trình bày sâu hơn về ý kiến của cụ ấy, nên tương lai trường chuyên cũng chưa biết thế nào :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top